Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.88 KB, 4 trang )
Tầm quan trọng của lời xin lỗi chân thành trong Đàm phán
Hầu hết chúng ta
đều đã từng rơi vào tình huống bạn xin lỗi người khác nhưng họ không chấp nhận
lời xin lỗi đó. Khi mà những lời xin lỗi thất bại thì thường là do cách thức truyền
tải lời xin lỗi chưa tốt. Đặc biệt nếu đối tượng nghĩ rằng lời xin lỗi của bạn không
chân thành, họ sẽ khó có thể tha thứ cho bạn.
Đó là trường hợp vụ đàm phán giữa nhóm quản lý và nhóm công đoàn của tập
đoàn Philippines Golden Donut. Khi nhóm quản lý xuất hiện trong buổi nói chuyện
muộn khoảng 35 phút, nhóm công đoàn đã thực sự phản kháng và tức giận. Để cố
gắng tiếp tục quá trình đàm phán, nhóm quản lý đã gửi tới bên công đoàn một lá
thư xin lỗi. Cho rằng điều đó là chưa đủ, nhóm công đoàn từ chối triệu tập và cuối
cùng thực hiện bãi công.
Tới thời điểm phải nói lời xin lỗi, làm thế nào để truyền tải sự chân thành của bạn?
Hãy cố gắng bằng cách truyền tải lời xin lỗi tới từng người, lời xin lỗi phải thể hiện
được cảm xúc hay truyền tải cảm giác về trách nhiệm cá nhân và sự hối lỗi của
bạn. Trong một nghiên cứu, Edward Tomlinson của Đại học John Carroll và Roy
Lewicki của Đại học bang Ohio đã phát hiện ra rằng những người tham gia cho
rằng những lời xin lỗi sẽ chân thành hơn nếu chúng bao gồm những yếu tố chủ
quan bên trong ( Ví dụ, “Đó là lỗi của tôi”), hơn là khi chúng gắn với những yếu tố
khách quan bên ngoài (“Điều kiện thị trường khó khăn”).
Khả năng truyền tải được một lời xin lỗi chân thành cũng dựa khá nhiều vào mức
độ tin cậy của bạn. Vì thế đừng nên đưa ra sự đảm bảo hay hứa trước trừ khi bạn
chắc chắn rằng mình có thể đi theo đến cùng.
(Lược dịch từ )
Visions Management Solutions’ Comment:
- Nghệ thuật đàm phán bao gồm những thủ thuật hay kỹ sảo rất quan trọng
liên quan đến hình thức và cách thể hiện bên ngoài, tuy nhiên bạn cũng không thể
bỏ qua những suy nghĩ và cảm xúc bên trong – sự chân thành với đối phương. Nếu