1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
XÁC ĐỊNH TÍNH NHẠY CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC KHÁNG SINH ĐỐI VỚI Edwardsiella sp
VÀ Aeromonas sp GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA
TẠI CẦN THƠ VÀ AN GIANG
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ MINH TRANG
MSSV: 06803052
LỚP: NTTS K1
Cần Thơ, 2010
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304
XÁC ĐỊNH TÍNH NHẠY CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC KHÁNG SINH ĐỐI VỚI Edwardsiella sp
VÀ Aeromonas sp GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA
TẠI CẦN THƠ VÀ AN GIANG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. LÂM PHÚC NHÂN NGUYỄN THỊ MINH TRANG
KS. PHẠM THANH HƯƠNG MSSV: 06803052
LỚP: NTTS_K1
Cần Thơ, 2010
3
LỜI CẢM TẠ
Sau 3 tháng thực tập từ tháng 03-06 năm 2010 tại Chi Cục Thủy Sản thành phố Cần
Thơ, 168 Hai Bà Trưng, Phường Tân An-Quận Ninh Kiều-TP. Cần Thơ, áp dụng
những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh
sửa và hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Lâm Phúc Nhân và cô Phạm Thanh
Hương phòng thí nghiệm Chi Cục Thủy Sản TP. Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn và
chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức qúy báu trong
những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.
Chân thành cám ơn cha mẹ và người thân luôn bên cạnh ủng hộ, động viên và đóng
góp ý kiến trong suốt thời gian qua.
Xin cám ơn tất cả cô chú, anh chị trong Chi Cục Thủy Sản đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ
và đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn tất cả các bạn trong lớp NTTS K1 trong thời gian qua luôn ủng hộ,
động viên để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng con đường cống hiến cho sự nghiệp
giáo dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi sự sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cám ơn và ghi nhớ!
4
TÓM TẮT
Vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp là hai dòng vi khuẩn gây bệnh phổ biến
trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) hiện nay. Nên việc sử dụng kháng sinh
thường xuyên để điều trị bệnh dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn. Mục tiêu
của đề tài là “Xác định được loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn Edwardsiella sp
và Aeromonas sp để việc điều trị đạt hiệu quả cao”. Đề tài thực hiện kháng sinh đồ lên
2 vi khuẩn trên, với 13 loại kháng sinh trên 10 chủng mỗi dòng vi khuẩn. Vi khuẩn
được phân lập từ cá tra bệnh mủ gan và xuất huyết tại Cần Thơ và An Giang quý 2
năm 2010.
Kết quả đã phân lập được vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp. Kết quả kháng
sinh đồ cho thấy: các kháng sinh có tỉ lệ % nhạy với vi khuẩn Edwardsiella sp trên
75% là: ampicillin, amoxicillin, ciprofloxacin. Các kháng sinh có tỉ lệ % nhạy với vi
khuẩn Aeromonas sp trên 75% là: enrofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin.
Ngoài ra, đề tài đã xác định được các loại kháng sinh nhạy đồng thời với cả 2 vi khuẩn
Edwardsiella sp và Aeromonas sp, ở Cần Thơ là: ciprofloxacin, ở An Giang là:
ofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin và florfenicol. Các kháng sinh kháng với
Edwardsiella sp với tỉ lệ % kháng >50% là: colistin, doxycyclin, tetracyclin,
enrofloxacin, florfenicol, kanmycin và rifamycin. Các kháng sinh kháng với
Aeromonas sp với tỉ lệ % kháng >50% là: ampicillin, amoxicillin, cefalexin, colistin,
tetracyclin, kanamycin và rifamycin.
Từ khóa: Edwardsiella, Aeromonas , kháng sinh.
5
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào
khác.
Cần Thơ, ngày 3 tháng 08 năm
2010
Nguyễn Thị Minh Trang
6
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
CHƯƠNG II 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra 3
2.1.1 Hệ thống phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
2.1.3 Phân bố 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 4
2.2 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp 4
2.2.1 Vi khuẩn Edwardsiella sp 4
2.2.2 Vi khuẩn Aeromonas sp 5
2.3 Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp…6
2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 6
2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 6
2.4 Tổng quan về các loại kháng sinh 7
2.4.1 Định nghĩa 7
2.4.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 7
2.4.3 Các loại kháng sinh phổ biến hiện nay 7
7
2.5 Các nghiên cứu về thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản 18
CHƯƠNG III 20
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Vật liệu nghiên cứu 20
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 20
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 20
3.2.2 Phương pháp thu mẫu 20
3.2.3 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn …………21
3.2.4 Phương pháp làm kháng sinh đồ… 22
CHƯƠNG IV 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn Edwardsiella sp và
Aeromonas sp 24
4.2 Kết quả kháng sinh đồ 26
4.2.1 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Edwardsiella sp tại 2 tỉnh Cần
Thơ và An Giang 27
4.2.2 Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas sp tại 2 tỉnh Cần
Thơ và An Giang 31
4.2.3 Khảo sát tính nhạy của vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp
ở 2 tỉnh Cần Thơ và An Giang 34
CHƯƠNG V 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 37
5.1 Kết luận 37
5.2 Đề xuất 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC A
8
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn
Edwardsiella sp và Aeromonas sp 25
Bảng 4.2: Tỉ lệ tính nhạy của 10 chủng vi khuẩn Edwardsiella sp với 13
loại kháng sinh 28
Bảng 4.3: Tỉ lệ tính nhạy của 10 chủng vi khuẩn Aeromonas sp với 13 loại
kháng sinh 32
9
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá tra 3
Hình 2.2: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiêm mao 5
Hình 2.3: Công thức cấu tạo ampicillin 8
Hình 2.4: Mô hình phân tử ampicillin 8
Hình 2.5: Công thức cấu tạo amoxcillin 9
Hình 2.6: Mô hình phân tử amoxcillin 9
Hình 2.7: Công thức cấu tạo cefalexin 10
Hình 2.8: Công thức cấu tạo colistin 10
Hình 2.9: Công thức cấu tạo doxycyclin 11
Hình 2.10: Mô hình phân tử doxycyclin 11
Hình 2.11: Công thức cấu tạo tetracylin 12
Hình 2.12: Công thức cấu tạo enrofloxacin 13
Hình 2.13: Công thức cấu tạo ciprofloxacin 14
Hình 2.14: Mô hình phân tử ciprofloxacin 14
Hình 2.15: Công thức cấu tạo norfoxacin 15
Hình 2.16: Công thức cấu tạo ofloxacin 15
Hình 2.17: Công thức cấo tạo florfenicol 16
Hình 2.18: Công thức hóa học kanamycin 17
Hình 2.19: Công thức cấu tạo rifamycin 18
Hình 3.1: Quy trình phân lập vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp 21
Hình 4.1: Nội tạng cá tra bị bệnh mủ gan 24
Hình 4.2: Cá tra bị bệnh xuất huyết 24
Hình 4.3: Nội tạng cá tra bị xuất huyết 24
Hình 4.4: Kết quả tách ròng vi khuẩn Edwardsiella sp 25
Hình 4.5: Kết quả tách ròng vi khuẩn Aeromonas sp 25
Hình 4.6: Hình nhuộm Gram của vi khuẩn Edwardsiella sp (100X) 25
Hình 4.7: Hình nhuộm Gram của vi khuẩn Aeromonas sp (100X) 25
10
Hình 4.8: Vi khuẩn Aeromonas sp mới thực hiện test O/F 26
Hình 4.9: Vi khuẩn Aeromonas sp cho phản ứng lên men sau 24 giờ 26
Hình 4.10: Kết quả kháng sinh đồ chủng Edwardsiella sp sau 48 giờ 27
Hình 4.11: Đường kính trung bình vô trùng của thuốc kháng sinh đối với
Edwardsiella sp tại Cần Thơ và An Giang 30
Hình 4.12: Kết quả kháng sinh đồ của chủng Aeromonas sp sau 24 giờ 31
Hình 4.13: Đường kính trung bình vô trùng của thuốc kháng sinh đối
với Edwardsiella sp tại Cần Thơ và An Giang 33
Hình 4.14: Phần trăm nhạy của vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp 34
Hình 4.15: Đường kính trung bình vô trùng của thuốc kháng sinh đối
với Aeromonas sp và Edwardsiella sp tại An Giang 35
11
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
1. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
2. MHA: Mueller hinton agar
3. TSA: Trypic soy agar
4. Ampicillin (AM)
5. Amoxicillin (AMX)
6. Cefalexin (CN)
7. Colistin (CS)
8. Doxycyclin (DO)
9. Tetracyclin (TE)
10. Enrofloxacin (ENR)
11. Ciprofloxacin (CIP)
12. Norfloxacin (NOR)
13. Ofloxacin (OF)
14. Florfenicol (FFC)
15. Kanamycin (K)
16. Rifamycin (RA)
17. EIA: Edwardsiell ictaluri agar
12
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá trơn nước ngọt được nuôi phổ biến
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…
Trong vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long tăng rất nhanh, đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ rất lớn. Tính đến ngày
14/08/2009, diện tích thả nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL là 5.154 ha tăng 2,7 lần so
với đầu năm 2009; tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh là: Đồng Tháp 1.489 ha, Cần Thơ
1.110 ha và An Giang 1.023 ha, chiếm khoảng 70,3% diện tích thả nuôi toàn vùng.
Cũng đến giữa tháng 08/2009, sản lượng cá tra thu hoạch toàn vùng là 457.000 tấn,
gấp 8,2 lần so với đầu năm, sản lượng cá thu hoạch trong 8 tháng đầu năm tăng liên
tục với mức tăng bình quân là 13,5%/tháng. Tổng sản lượng cá tra xuất khẩu 8 tháng
qua là 325.920 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 737 triệu USD.
Khi những lợi ích do nghề nuôi thủy sản mang lại ngày càng cao, thì nghề nuôi ngày
càng được thâm canh hóa. Tuy nhiên, khi nghề nuôi được thâm canh hóa với mật độ
cao thì vấn đề dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn và thiệt hại cũng nhiều hơn (Đặng
Thị Hoàng Oanh và csv, 2004). Trong số các bệnh thường gặp trên cá tra như: đốm
đỏ, trắng da, phù đầu phù mắt, xuất huyết, bệnh do ký sinh trùng ngoại ký sinh… thì
bệnh xuất huyết và bệnh đốm trắng trên gan gây thiệt hại nghiêm trọng trong nuôi cá
tra thâm canh. Theo Ferguson và csv (2001) thì bệnh gan thận mủ được phát hiện lần
đầu tiên tại Việt Nam 1998, khi cá nhiễm bệnh, tỷ lệ chết tăng cao 10-90% tùy thuộc
vào cách quản lý và cỡ cá nuôi (trích dẫn bởi Từ Thanh Dung và csv, 2004). Tương tự
đối với bệnh xuất huyết trên cá tra cũng gây ra tỉ lệ chết rất cao từ 60-70% nếu điều trị
không kịp thời (Nguyễn Chính, 2005).
Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh vi khuẩn trên động vật thủy sản
ở một số nước là khá lớn như: Trung Quốc 1.500 tấn, Nhật Bản 1.100 tấn, Thái Lan
420 tấn, Ấn Độ 400 tấn… Việt Nam 50 tấn/năm (Mudd, T., 2003. Trích dẫn bởi
Tangtrongpiros, J., 2005). Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kháng sinh để trị
bệnh vi khuẩn trên cá tra, nên người dân sử dụng tràn lan các loại kháng sinh và
không tuân thủ nghiêm các quy định, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, giảm sức đề
kháng của vật nuôi và tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc. Hậu quả đã gây thiệt
hại về kinh tế, tốn kém nhiều chi phí cho người nuôi do việc điều trị bệnh kém hiệu
quả. Vì thế, cần xác định lại các loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn, để giúp người
dân lựa chọn đúng loại kháng sinh, góp phần hạn chế thiệt hại do vi khuẩn
13
Edwardsiella sp và Aeromonas sp trên cá tra gây ra, giảm bớt rủi ro cho người nuôi là
rất cần thiết.
Chính vì vậy, đề tài: “Xác định tính nhạy của một số loại thuốc kháng sinh đối với
Edwardsiella sp và Aeromonas sp gây bệnh trên cá tra tại Cần Thơ và An Giang”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Dùng phương pháp kháng sinh đồ nhằm xác định được các loại kháng sinh còn nhạy
với vi khuẩn để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Đề tài góp phần giảm chi phí hóa chất,
giảm ô nhiễm môi trường do ít dùng thuốc kháng sinh, cá được điều trị sớm làm giảm
tỉ lệ hao hụt trên cá, ổn định năng suất và chất lượng.
1.3 Nội dung đề tài
Phân lập vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp từ gan, thận và tỳ tạng trên cá tra
bệnh.
Lập kháng sinh đồ của hai loại vi khuẩn trên đối với 13 loại thuốc kháng sinh.
14
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.1 Hệ thống Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Rainboth, W.J, 1996
Bộ Siluriformes
Họ Pangasiidae (Bleeker, 1858)
Giống Pangasianodon (Rainboth, 1996)
Loài Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
(trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường, 2008)
Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá tra là cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng có
hai đôi râu dài, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to. Vây lưng cao, có một gai cứng có
răng cưa. Vây ngực có ngạnh, bụng có 8 tia phân nhánh, trong khi các loài khác có 6
tia (Phạm Văn Khánh, 1996).
2.1.3 Phân Bố
Cá tra có tên khoa học Pangasianodon hypophthalmus trước đây có tên là P.
micronemus hay P. sutchi, phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào,
Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù
nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh,
rau quả, tôm, tép, cua, côn trùng, ốc và cá Cá nuôi trong ao sử dụng nhiều loại thức
15
ăn khác nhau như: Thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp, cám, tấm, rau muống Thức
ăn có nguồn gốc động vật giúp cá lớn nhanh hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh chiều dài, sau 1
năm cá đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con, về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có thể đạt tới 25
kg ở cá 10 năm tuổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá tra không đẻ trong ao nuôi, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông
có điều kiện sinh thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, cá cũng không
có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Cá tra đẻ ở Campuchia, cá bột theo dòng nước về Việt
Nam (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Tuổi thành thục của cá tra trên sông Mekong 3-4 năm tuổi. Cá tra có tập tính di cư
ngược dòng đi đẻ, mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-7 âm lịch
hàng năm. Trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 2,5-3 kg (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.2 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp
2.2.1 Vi khuẩn Edwardsiella sp
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Theo Crumlish và csv (2002), bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) trên cá
tra, do nhóm vi khuẩn E. ictaluri gây ra (trích dẫn bởi Từ Thanh Dung và csv, 2005).
Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn Gram âm, hình que mảnh, kích thước 1 x
2-3µm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy tiện. Cho phản ứng oxidase âm
tính, oxy hóa âm và lên men trong môi trường O/F glucose. Chuyển động nhờ vành
tiêm mao. Thường gặp hai loài: E. tarda và E. ictaluri (Bùi Quang Tề, 2006).
E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không vẩy. E.
ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nội tạng gan, tụy, thận của cá không
vẩy. Loài E. tarda hầu hết không lên men các loại đường nhưng có một vài chủng lên
men đường khá nhanh (Bùi Quang Tề, 2006).
16
E. tarda phát triển tốt ở nhiệt độ 37
ο
C trong khi đó E. ictaluri phát triển tốt ở 28
ο
C và
phát triển yếu ở 37
ο
C. Các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri cho hầu hết các
phản ứng âm tính chỉ có 2 phản ứng dương tính là Lysine và Glusose. Khi so sánh các
chỉ tiêu sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri với E. tarda cho thấy vi khuẩn E. ictaluri cho
phản ứng Indole và H
2
S âm tính, trong khi đó E. tarda cho phản ứng dương tính (Từ
Thanh Dung và csv, 2005).
Đường lây truyền
E. ictaluri có thể nhiễm cho cá bằng hai đường khác nhau, vi khuẩn trong nước có thể
qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào dây thần
kinh khứu giác, sau đó vào não, bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da, E. ictaluri
cũng có thể xâm nhiễm qua đường tiêu hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm
trùng máu, bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và
mất sắc tố của da, cá da trơn còn nhiễm E. ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn
ruột, bệnh phát triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau
khi nhiễm bệnh (Thanh Dung và csv, 2005).
2.2.2 Vi khuẩn Aeromonas sp
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ: Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas
Hình 2.2: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiêm mao.
(
Ảnh kính hiển vi điện tử
)
17
Trong giống Aeromonas có hai nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di động (A. salmonicida) gây bệnh ở nước lạnh.
Nhóm 2: Là các loài Aeromonas di động, bao gồm A. hydrophila, A. caviae, A.
sobria. Đặc tính chung của ba loài vi khuẩn này là di động nhờ có 1 tiêm mao. Vi
khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5 x 1,0-1,5µm. Vi
khuẩn yếm khí tùy tiện, cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không mẫn cảm
với thuốc thử Vibriostat 0/129 Các vi khuẩn Aeromonas di động đều được phân lập
từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A. hydrophila (Bùi Quang Tề,
2006).
2.3 Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn Edwardsiella sp và Aeromonas sp
2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Vi khuẩn E. ictaluri được Hawke (1979) phân lập đầu tiên trên cá Nheo nuôi tại châu
Mỹ (Ictalurus punctatus) và được xác định là nguyên nhân gây bệnh ESC (Enteric
septicaemia of catfish) (trích dẫn bởi Huỳnh Chí Thanh, 2007).
Theo Plumb và Bowser (1983) cho rằng vi khuẩn E. ictaluri không chỉ nhạy cảm trên
cá nheo Mỹ mà còn có thể lây nhiễm trên cá rô phi khi tiêm vi khuẩn (trích dẫn bởi
Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004).
Boonyaratpalin (1985) cũng đã phát hiện vi khuẩn E. ictaluri trên cá trê trắng
(Clarias batrachus) và trong môi trường nước ở Thái Lan J. Kasornchandra 1987
(trích dẫn bởi Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004).
Theo Tanasomwang và Saitanu (1979) vi khuẩn A. hydrophila còn được xác định là
tác nhân gây bệnh xuất huyết cho cá basa bố mẹ nuôi trong bè gỗ (trích dẫn bởi Ngô
Minh Dung, 2007).
A. hydrophila gây bệnh lở loét cho cá tại Java-Indonesia và gây tỉ lệ tử vong từ 80-
90% (Angka, 1990), Saitanu và Wongsawang (1982) tìm thấy vi khuẩn A. hydrophila
gây bệnh xuất huyết do nhiễm trùng máu trên cá tra (trích dẫn bởi Ngô Minh Dung,
2007)
Bệnh xuất huyết và hoại tử đã được tìm thấy ở cá trê trắng giống (Clarias batrachus)
do nhiễm vi khuẩn A. hydrophila. Vi khuẩn A. hydrophila còn tìm thấy trên bệnh
phẩm cá trê (Clarias sp) (trích dẫn bởi Trần Anh Dũng, 2005).
2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Ferguson và csv (2001), bệnh mủ gan được ghi nhận đầu tiên ở ĐBSCL vào cuối
năm 1998 trên cá tra nuôi và có tên Bacillary Necrosis of Pangacisus (BNP) (trích dẫn
bởi Từ Thanh Dung và csv, 2004).
18
Theo Từ Thanh Dung và csv (2001) đã phân lập được 108 dòng vi khuẩn E. ictaluri
gây bệnh trên cá tra. Cedric Komar và Zilong Tan (2003) cũng đã phân lập vi khuẩn
E. ictaluri trên cá tra nuôi bè ở Việt Nam với dấu hiệu bệnh có nhiều đốm trắng trên
gan (trích dẫn bởi Từ Thanh Dung, 2005).
Cedrie Komar và csv (2003) cũng đã phân lập vi khuẩn E. ictaluri trên cá tra nuôi bè
ở Việt Nam với dấu hiệu bệnh đốm trắng trên gan, thận, tỳ tạng và tụy của cá nheo
Mỹ (trích dẫn bởi Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004).
Bệnh đốm đỏ còn gọi là bệnh xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh sởi là do vi
khuẩn A. hydrophila (theo Bergey 1957, trích dẫn bởi Từ Thanh Dung và csv, 2005).
2.4 Tổng quan về các loại kháng sinh
2.4.1 Định nghĩa
Kháng sinh là những chất có tác động chống lại sự sống của vi khuẩn, ngăn ngừa vi
khuẩn nhân lên bằng cách tác động ở mức phân tử, hoặc tác động vào một hay nhiều
giai đoạn chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc tác động vào sự cân bằng
lý hóa (Từ Thanh Dung và csv, 2005).
Trong y học, thú y và nuôi trồng thuỷ sản, người ta dùng kháng sinh để trị các bệnh
nhiễm khuẩn và đã đem lại hiệu quả điều trị rất cao, nếu dùng đúng thuốc, đúng liều,
đúng thời điểm. Tuy vậy, dùng kháng sinh cũng có mặt trái, có thể ảnh hưởng xấu đến
động vật sử dụng nó và cũng có những tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái.
Nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết có thể làm giảm sức đề kháng của vật
nuôi với các loại mầm bệnh.
2.4.2 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm vi khuẩn.
Phải chọn đúng kháng sinh và dạng thuốc thích hợp.
Phải sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng thời gian quy định.
Biết cách phối hợp kháng sinh điều trị và kháng sinh dự phòng.
Chỉ sử dụng kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
(Từ Thanh Dung và csv, 2005)
2.4.3 Các loại kháng sinh phổ biến hiện nay
2.4.3.1 Nhóm beta-lactamin
Là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tác
dụng trên vi khuẩn Gram dương và một ít vi khuẩn Gram âm. Do màng tế bào của vi
khuẩn Gram âm có tỉ lệ lipit cao nên nó kỵ nước, còn nhóm β-lactamin phải khuyếch
19
tán qua các ống dẫn protein nằm trên bề mặt màng (trích dẫn bởi Trần Duy Phương,
2009).
Đại diện của nhóm này thường được dùng trong thủy sản là: ampicillin, amoxicillin.
Ampicillin (AM)
Tên chung quốc tế: Ampicillin
Công thức hóa học:C
16
H
19
N
3
O
4
S
Tên khác: Aminobenzylpenicillin
Ampicillin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ beta-lactamines, nhóm penicillin type
A, độc tính thấp, phổ kháng khuẩn rộng.
Tương tự penicilin, ampicillin tác dụng vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự
tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn (Dược thư, 2002).
Ampicillin là kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên cầu khuẩn Gram dương và Gram
âm: Streptoccoccus, Pneumococcus và Staphylococcus. Ampicillin có tác dụng tốt
trên một số chủng vi khuẩn Gram âm đường ruột như: E. coli. Ampicillin không tác
dụng trên một số chủng vi khuẩn Gram âm như: Pseudomonas (Dược thư, 2002).
Ampicillin có thể xâm nhập Gram dương và một số Gram vi khuẩn tiêu cực. Nó khác
với penicillin chỉ bởi sự hiện diện của một nhóm amin đó là nhóm amin giúp thuốc
xâm nhập vào màng ngoài của vi khuẩn Gram âm. Thuốc có tính acid, khi ở dạng
muối rất dễ tan trong nước. Khi được dùng để điều trị, thuốc phân tán đều trong cơ thể
nhưng tập trung nhiều ở gan, thận, một phần nhỏ ngấm vào dịch não tủy. Thuốc được
thải trừ qua thận ở dạng nguyên thủy ra môi trường ngoài nên rất dễ gây ra hiện tượng
kháng với loại thuốc này của vi khuẩn (trích dẫn bởi Trần Duy Phương, 2009).
Hình 2.3: Công th
ức cấu tạo
ampicillin
Hình 2.4: Mô hình phân tử
ampicillin
20
Amoxicillin (AMX)
Tên chung quốc tế: Amoxicillin
Công thức hóa học: C
16
H
19
N
3
O
5
S
Tên hóa học: (2S,5R,6R)-6-{[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)-acetyl]amino}-3,3-
dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptane-2-carboxylic acid.
Amoxicillin (INN) trước đây là amoxicillin (BAN), viết tắt AMOX, là một quang phổ,
bacteriolytic, β-Lactam kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Amoxicillin là aminopenicilin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn
benzylpenicilin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn Gram âm.
Tương tự như các penicilin khác, amoxicillin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng
hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
Amoxicillin có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương
như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tạo penicilinase, E. coli…
Cũng như ampicillin, amoxicillin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết
penicilinase, đặc biệt các tụ cầu kháng methicilin, tất cả các chủng Pseudomonas và
phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter.
Phổ tác dụng của amoxicillin có thể rộng hơn khi dùng đồng thời với sulbactam và
acid clavulanic, một chất ức chế beta-lactamase. Ðã có thông báo E. coli kháng cả
amoxicillin phối hợp với acid clavulanic (16,8%) (Dược thư, 2002).
Hình 2.6: Mô hình phân tử
amoxicillin
Hình 2.5: Công thức cấu tạo
amoxicillin
21
2.4.3.2 Nhóm Cefalosporin
Cefalexin (CN)
Tên chung quốc tế: Cefalexin
Công thức hóa học: C
16
H
17
N
3
O
4
S
Tên hóa học: (6R,7R)-7-{[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino}- 3-methyl-8-oxo-5-
thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-ene- 2-carboxylic acid
Cefalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn bằng
cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn.
Cefalexin bền vững với enzim penicilinase của vi khuẩn Staphylococcus, do đó có tác
dụng với cả các chủng Staphylococcus aureus tiết penicilinase kháng penicilin (hay
ampicillin).
Cefalexin cũng có tác dụng trên đa số các E. coli kháng ampicillin. Hầu hết các chủng
Enterococcus (Streptococcus faecalis) và một ít chủng Staphylococcus kháng
cefalexin. Một số chủng: Enterobacter spp, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroides
spp, cũng thấy có kháng thuốc. Cefelexin có tác dụng với E. coli, có tỷ lệ kháng
cefalexin khoảng 50%, Enterobactercó tỷ lệ kháng khoảng 23%, Pseudomonas
aeruginosa có tỷ lệ kháng khoảng 20% (Dược thư, 2002).
2.4.3.3 Nhóm Polymyxin
Colistin (CS)
Hình 2.7
:
Công th
ức cấu tạo c
efalexin
Hình 2.8: Công thức cấu tạo colistin
22
Tên chung quốc tế: Colistin
Công thức hóa học: C
52
H
98
N
16
O
13
Tên hóa học: N-(4-amino-1-(1-(4-amino-1-oxo-1-(3,12,23-tris(2-aminoethyl)- 20-(1-
hydroxyethyl)-6,9-diisobutyl-2,5,8,11,14,19,22-heptaoxo-1,4,7,10,13,18-
hexaazacyclotricosan-15-ylamino)butan-2-ylamino)-3-hydroxybutan-2-ylamino)-1-
oxobutan-2-yl)-N,5-dimethylheptanamide
Colistin thường dùng để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn
Gram âm, đặc biệt là các trường hợp nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa (Dược
thư, 2002).
2.4.3.4 Nhóm Tetracyclin
Là thuốc ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Nó phụ thuộc
vào độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Đây là nhóm kháng sinh có phổ hoạt rất
rộng. Tác dụng cả đối với nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương nhưng vi khuẩn
Gram dương mẫn cảm với thuốc hơn là Gram âm, virus, ký sinh trùng (trích dẫn bởi
Trần Duy Phương, 2009).
Đại diện của nhóm này thường được dùng trong thủy sản là doxycyclin, tetracylin
Doxycyclin (DO)
Tên chung quốc tế: Doxycyclin
Công thức hóa học: C
22
H
24
N
2
O
8
Tên hóa học: (4S,4aR,5S,5aR,6R,12aS)-4-(dimethylamino)-3,5,10,12,12a-
pentahydroxy-6-methyl-1,11-dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracene-2-
carboxamide
Doxycyclin là kháng sinh phổ rộng tác động lên nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram
dương.
Hình 2.9: Công thức cấu tạo
doxycyclin
Hình 2.10: Mô hình phân tử
d
oxycyclin
23
Tác động kháng khuẩn của doxycyclin ức chế vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào
tiểu đơn vị 30S và có thể cả với 50S của ribosom vi khuẩn nhạy cảm, thuốc cũng có
thể gây thay đổi ở màng bào tương.
Doxycyclin có phạm vi kháng khuẩn rộng với vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gram dương
và Gram âm, và cả với một số vi sinh vật kháng thuốc tác dụng với thành tế bào, như:
Rickettsia, Coxiella burnetii, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp, Legionella
spp, Ureaplasma, một số Mycobarterium không điển hình, và Plasmodium spp (Dược
thư, 2002).
Tetracyclin (TE)
Tên chung quốc tế: Tetracyclin
Công thức hóa học: C
22
H
24
N
2
O
8
Tên hóa học: 2-(amino-hydroxy-methylidene)-4-dimethylamino - 6, 10, 11,12a-
tetrahydroxy-6-methyl-4,4a,5,5a-tetrahydrotetracene-1,3,12-trione
Tetracyclin có dạng bột màu vàng, ít tan trong nước, dễ bị hỏng bởi ánh sáng, bài xuất
qua thận dưới dạng còn hoạt tính, ít gây xáo trộn tiêu hóa hơn chlotetracyclin và
oxytetracyclin (trích dẫn bởi Huỳnh Thị Phượng Quyên, 2008).
Tetracyclin là nhóm kháng sinh cũ, có nguồn gốc từ Streptomyces aureofaciens. Là
thuốc ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Nó phụ thuộc vào
độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Tetracyclin là kháng sinh có phổ tác dụng rất
rộng, tác dụng nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương, cả ưa khí và kỵ khí, xoắn
khuẩn và vi khuẩn nội bào Clamydia, Rickettsia, Mycoplasma, Spirochaete. Nấm, nấm
men, virus không nhạy cảm với tetracyclin.
Tetracyclin là chất kìm khuẩn, giống như nhiều thuốc chống nhiễm trùng khác, lạm
dụng sẽ làm cho một số vi sinh vật kháng thuốc.
Cơ chế tác dụng: Tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn là do ức chế sự tổng hợp protein
của tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào phần 30S của ribosom nên ức chế gắn
aminoacyl-ARNt mới vào vị trí tiếp nhận (Dược thư, 2002).
Hình 2.11
:
Công th
ức cấo tạo
t
etracy
c
lin
24
2.4.3.5 Nhóm Quinolon
Là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, chúng có tác dụng ức chế tổng hợp ADN
do ức chế enzyme DNA gyrase làm mất hoạt tính của enzyme này. Các thuốc thuộc
nhóm này được phát triển qua 2 thế hệ với phổ kháng sinh và cơ chế kháng khuẩn
khác nhau. Thế hệ thứ nhất có phổ kháng khuẩn hẹp chủ yếu trên vi khuẩn Gram âm,
phân bố ở các mô kém. Thế hệ thứ hai có phổ kháng khuẩn vừa nhanh vừa mạnh, phổ
kháng sinh được mở rộng trên vi khuẩn Gram âm và Gram dương, phân bố rất tốt ở
các mô (trích dẫn bởi Huỳnh Chí Thanh, 2007).
Trong nuôi trồng thủy sản các kháng sinh thuộc nhóm quinolon được sử dụng khá phổ
biến trong điều trị bệnh mủ gan do vi khuẩn E. ictaluri như: enrofloxacin, norfloxacin
rất có hiệu quả (Từ Thanh Dung và csv, 2005).
Các loại kháng sinh thuộc nhóm này là: enrofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin,
ofloxacin
Enrofloxacin (ENR)
Công thức hóa học: C
19
H
22
FN
3
O
3
Tên hóa học: 1-Cyclopropyl-7-(4-ethyl-1-piperazinyl)-6-fluoro-1,4-dihydro-4-oxo-3-
quinolonecarboxylic acid
Enrofloxacin thuộc nhóm fluoroquinolon là kháng sinh được dùng phổ biến trong
nông nghiệp, thủy sản và cả y học, có tác dụng rộng và tổng hợp trên cả 2 nhóm vi
khuẩn Gram dương và Gram âm (trích dẫn bởi Trần Minh Phú và csv, 2008).
Hình 2.12: Công thức cấu tạo enrofloxacin
25
Ciprofloxacin (CIP)
Công thức hóa học: C
17
H
18
FN
3
O
3
Tên hóa học: 1-cyclopropyl- 6-fluoro- 4-oxo- 7-piperazin- 1-yl- quinoline- 3-
carboxylic acid
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc
nhóm fluoroquinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức chế enzym
DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không
sinh sản được nhanh chóng.
Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm
khác: aminoglycosid, cephalosporin, tetracycline, peniciline… và được coi là một
trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon. Đây là một
fluoroquinolone thế hệ thứ hai kháng khuẩn
Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như: Salmonella, Shigella, Yersina và Vibrio
cholerae thường nhạy cảm cao.
Nói chung, các vi khuẩn Gram dương (các chủng Enterococcus, Staphylococcus,
Streptococcus, Listeria monocytogenes…) kém nhạy cảm hơn. Ciprofloxacin không
có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí.
Do cơ chế tác dụng đặc biệt của thuốc nên ciprofloxacin không có tác dụng chéo với
các thuốc kháng sinh khác như: aminoglycosid, cephalosporin, tetracycline,
peniciline… (Dược thư, 2002).
Hình 2.13: Công thức cấu tạo
ciprofloxacin
Hình 2.14: Mô hình phân tử
ciprofloxacin