Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

thử nghiệm ương cá chép giai đoạn bột lên hương với các mật độ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.53 KB, 26 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
- - - -









- - - -



TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304




THỬ NGHIỆM
ƯƠNG CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN BỘT LÊN HƯƠNG
VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU





SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÂM HOÀI SON
MSSV: 0753040070
Lớp: NTTS K2



Cần Thơ, 05/2011
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
- - - -









- - - -



TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304



THỬ NGHIỆM
ƯƠNG CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN BỘT LÊN HƯƠNG
VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU





Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện
PGS.Ts NGUYỄN VĂN KIỂM LÂM HOÀI SON
MSSV: 0753040070
LỚP: NTTS K2



Cần Thơ, 05/2011
3
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tiểu luận: Thử nghiệm ương cá chép giai đoạn bột lên hương với các mật độ khác
nhau
Sinh viên thực hiện: LÂM HOÀI SON
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K2
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo
vệ tiểu luận đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại Học Tây Đô

Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2011
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện




PGs. Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM LÂM HOÀI SON




CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG












4


LỜI CẢM TẠ
Sau hơn hai tháng bao gồm tiến hành thí nghiệm và chỉnh sửa tiểu luận, hiện nay tiểu
luận đã được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn PGs. Ts. Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy
cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học
Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và cho

phép em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Tạ Văn Phương - cố vấn học tập và tập thể lớp Nuôi
Trồng Thủy Sản K2 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng con
xin cảm ơn đến gia đình, người thân đã hỗ trợ và động viên trong suốt quá trình học
tập cũng như thực hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài còn nhiều điểm thiếu sót rất mong quý thầy cô và
các bạn tận tình góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
Cần thơ tháng 05 năm 2010




LÂM HOÀI SON












5


TÓM TẮT

Thí nghiệm ương cá chép được bố trí trong thùng xốp, lắp đặt hệ thống bơm oxi, ương
với mật độ khác nhau (2,5 con/l; 3,75con/l và 5con/l) được lặp lai 3 lần và cho ăn với
cùng một loại thức ăn là trùn chỉ. Các chỉ tiêu về nhiệt độ, pH, NH
4
+
được tiến hành
đo cho thấy không có sự thay đổi quá mức giới hạn cho phép. Kết quả ở nghiệm thức
1 cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống cũng như tăng trưởng của cá. Ở nghiệm thức này
cá đạt tỷ lệ sống 88,7%, chiều dài trung bình 44,4 mm/con, trọng lượng 1,20 g/con.
Kế đến là nghiệm thức 2, cá đạt tỷ lệ sống 83,7%, chiều dài trung bình 40,2 mm/con,
trọng lượng 1,04 g/con. Nghiệm thức 3 tỷ lệ sống: 73,7%, chiều dài trung bình 33,9
mm/con, trọng lượng 0,95 g/con.
Từ khóa: Cá chép, nghiệm thức, chiều dài, trọng lượng, tỷ lệ sống.






























6



MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vi
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm hình thái và phân loại 3

2.1.1Đặc điểm phân loại 3
2.1.2Đặc điểm hình thái 3
2.2 Đặc điểm phân bố 4
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.4 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.5 Đặc điểm sinh sản 6
2.6 Kỹ thuật ương cá chép 6
2.6.1Ương cá bột lên cá hương 6
2.6.2Ương cá hương lên cá giống 7
2.7 Một số nghiên cứu về cá chép 7
CHƯƠNG III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
3.2 Vật liệu nghiên cứu 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu 9
3.3.1Đối tượng nghiên cứu 9
3.3.2Phương pháp bố trí thí nghiệm 9
3.3.3Quản lý thí nghiệm 9
3.3.3.1 Cho ăn 9
3.3.3.2 Quản lý môi trường thí nghiệm 10
3.3.3.3 Thu thập các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm 10
3.3.3.4 Các chỉ số theo dõi và công thức tính 10
3.3.4Phương pháp xử lý số liệu 11
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường 12
4.2. Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá chép 13
4.2.1. Tăng trưởng về chiều dài 13
4.2.2. Tăng trưởng về trọng lượng 15
4.3. Tỷ lệ sống 16
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 17
7

5.1 Kết luận 17
5.2 Đề xuất 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC A1
PHỤ LỤC A. CHIỀU DÀI CÁ CHÉP A1
PHỤ LỤC B. TRỌNG LƯỢNG CÁ CHÉP B1
PHỤ LỤC C. NHIỆT ĐỘ THÍ NGHIỆM C1
PHỤ LỤC D. pH THÍ NGHIỆM D1
PHỤ LỤC E. NH
4
+
THÍ NGHIỆM E1
PHỤ LỤC F. TỶ LỆ SỐNG CÁ CHÉP F1





































8












DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường 12
Bảng 4.2 Tăng trưởng về chiều dài 14
Bảng 4.3 Tăng trưởng về trọng lượng 16

DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ sống của cá chép 16
9
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng kinh tế trọng điểm của đất nước về
nông nghiệp, trong đó nuôi trồng thủy hải sản cũng góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn. Nuôi trồng thủy sản không còn là
hình thức kinh tế mới lạ đối với nông dân Việt Nam nói riêng và cả Thế Giới nói
chung, hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi thủy sản tiên tiến trong và ngoài nước đem
lại hiệu quả kinh tế rất cao, các mô hình được thâm canh hóa và áp dụng cho các loại
thủy đặc sản cùng với các loài có giá trị xuất khẩu cao. Theo xu hướng phát triển nền
kinh tế quốc dân thì ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng, nông nghiệp nói chung là
những thế mạnh của Việt Nam. Năm 2010 tình hình xuất khẩu thủy sản đã có nhiều
tín hiệu lạc quan với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 628 triệu USD, tăng hơn
41% so với cùng kỳ năm 2009 (Đào Huyền, 2010) vì vậy nhiệm vụ trước mắt đối với
ngành là tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu trong
nước và Quốc tế. Trong số những vật nuôi thủy sản thì cá chép là loài có vị trí quan
trọng trong đời sống nông dân ở ĐBSCL cũng như Việt Nam.
Cá chép thích nghi được với môi trường khắc nghiệt, được coi là đối tượng nuôi quan
trọng của nhiều nước trên Thế Giới. Ở nước ta cá chép được chọn làm đối tượng nuôi
phổ biến trong các thủy vực dạng ao, hồ, ruộng, lồng, bè (Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Ngoài ra loài cá này còn gắn liền với phong tục “đưa ông

Táo về Trời” là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt trong ngày giáp Tết Nguyên
Đán nên trong dịp này lượng tiêu thụ cá chép cũng khá lớn
Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon, lượng
đạm 21,7%, mỡ 3,96%, đường 0,39% (Ngô Trọng Lư và csv, 2004). Không những là
món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng trị bệnh tốt. Đây là loài
cá dễ nuôi, có màu vàng cam tươi sáng rất đẹp nên từ lâu rất được ưa chuộng trong
các ao cá cảnh.
Cá chép còn có thể thả nuôi ghép với nhiều loài cá khác để tận dụng nguồn thức ăn.
Thức ăn cho cá chép đơn giản, dễ kiếm, tận dụng được các phế phẩm trong nông
nghiệp sẽ là giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính hiệu quả kinh tế.
Với những ưu điểm trên nên cá chép được đa số người dân ưa chuộng. Ở ĐBSCL cá
chép được nuôi ở nhiều mô hình nuôi kết hợp như cá, lúa, heo…vừa có thể cải thiện
bữa ăn để nâng cao chất lượng cuộc sống, còn có thể làm kinh tế từ những mô hình
nuôi trồng nông nghiệp kết hợp hay nuôi đơn.
10
Khi được thực hiện các đề tài kỹ thuật chuyên sâu luôn là dịp rất tốt để sinh viên rèn
luyện tay nghể, củng cố và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Xuất phát từ
đó nên đề tài “Thử nghiệm ương cá chép giai đoạn bột lên hương với các mật độ
khác nhau” được thực hiện.
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mật độ ương cá chép ở quy mô diện tích nhỏ, mực nước nông. Từ đó mở
rộng ra quy mô trại giống để cung cấp giống cá chép có số lượng nhiều và chất lượng
tốt.
Rèn luyện và nâng cao kỹ năng ương cá.
3.1 Nội dung nghiên cứu
So sánh hiệu quả sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chép ương ở những mật độ khác
nhau.
Theo dõi một số chỉ tiêu tăng trưởng, thu thập số liệu và phân tích số liệu.




















11
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Siêu bộ (superodo): Ostariophysi
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Chi (genus): Cyprynus

Loài (species): Cyprynus carpio
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Có nhiều dạng hình cá chép và màu sắc khác nhau đang được nuôi trên Thế Giới. Ở
Việt Nam đã tìm thấy nhiều dạng cá chép: cá chép bạc, cá chép kính, cá chép trần, cá
chép hồng, cá chép lưng gù…(Sở KH CN MT An Giang, 2000)
Thân dẹt bên, đầu thuôn, cân đối, có 2 đôi râu, miệng hướng ra trước, khá rộng. Vây
lưng có gai cứng và vây hậu môn có răng cưa; hai thùy vây đuôi gần bằng nhau; cạnh
các vây màu đỏ. Cá cỡ trung bình, con lớn có thể dài trên 1m, nặng trên 10 kg; cỡ cá
thường gặp khoảng 1 – 2 kg (Phạm Văn Trang và csv, 2005).
Cá chép (Cyprinus carpio) có một số đặc điểm chung
Công thức răng hầu: 1: 1: 3 – 3: 1: 1 đôi khi 1: 2: 3 – 3: 2: 1
Công thức vây lưng: D III – IV, 18 – 22
Công thức vây bụng: V30 – 33
Công thức vây ngực: P I, 13 – 16
Công thức vây hậu môn: A III, 5 – 6
Công thức vẩy đường bên 30 – 35, vẩy trên đường bên: 6 – 8, vẩy dưới đường bên: 6
– 7.
Cơ thể cá chép có hình thoi cân đối, đại đa số cá chép phân bố ở Việt Nam có màu
xám hơi tối ở phía lưng và nhạt dần xuống phần bụng. Mút vây lưng, vây đuôi có màu
vàng cam hoặc đỏ cam. Mút vây bụng, vây ngực, vây hậu môn có màu vàng nhạt, vây
12
đuôi chia thùy cân đối và miệng dưới, viền môi khớp khiến cho môi cá kinh động khi
kiếm mồi ở đáy (Trần Đình Trọng, 1966; Mai Đình Yên, 1983; Trương Thủ Khoa,
Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá chép dược chia ra thành nhiều loại hình:
Cá chép trắng: Vẩy phủ kính thân, màu trắng bạc, thân thon dài, thích hợp với môi
trường ở nước ta, có sức sống cao cá mang nhiều đặc điểm hoang dã.
Cá chép đỏ vẩy phủ kính toàn thân, màu đỏ thẩm, nền màu đỏ tươi… chịu được điều
kiện môi trường không thuận lợi nhưng loại hình này tăng trưởng chậm.
Cá chép Bắc cạn: mới được phát hiện ở Bắc cạn và chưa có nhiều nghiên cứu về loại

hình này.
Cá chép gù: thích hợp ở nơi thượng nguồn các con sông có mức nước 0,2 – 0,3 m.
(Trần Đình Trọng, 1965; Nguyễn Văn Kiểm, 1995)
Cá chép cẩm: Phân bố thượng nguồn các con sông hoặc những hồ tự nhiên có liên hệ
với sông mới tìm thấy ở hồ Ba bể (Bắc Thái), có màu tím huế.
Cơ thể cá chép kính ít vẩy, thân cá dẹp bên, đầu cá thuôn cân đối, có 2 đôi râu, miệng
hướng phía trước khá rộng, khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng một ít, mút
vây ngực chưa đạt tới mút vây ngực chưa đạt tới gốc vây bụng, mút vây bụng gần đạt
tới gốc vây hậu môn, vây hậu môn cao bằng vây lưng, vây đuôi có 2 thùy bằng nhau
(Nguyễn Văn Kiểm, 1995)
2.2 Đặc điểm phân bố
Cá chép là loài cá được phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới, nó có tính thích
nghi cao, sống được ở nhiều môi trường nước mà điều kiện không thuận lợi, dược coi
là loài cá lâu đời nhất thế giới. Ở Việt Nam cá cép phân bố tự nhiên từ phía bắc vào
đến giáp miền trung; cá chép không phân bố tự nhiên ở miền Nam, sự có mặt của nó
là kết quả của quá trình di giống (Đỗ Hoàng Hiệp và cộng sự, 2009), cá chép hiện
đang được nuôi ở Đông Bằng sông Cửu Long có xuất xứ từ Indonexia và từ miền Bắc
Đưa vào (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Cá cũng sống được ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển (Sở KH CN MT An Giang,
2000).
Cá chép là loài cá rất khỏe mạnh, có khả năng chịu đựng môi trường nước chất lượng
kém, nơi mà những loài cá khác có thể sống không nổi, như loài cá hồi (Nguyễn
Quang Linh, 2008).


13
Nhiệt độ
Cá chép có biên độ chịu nhiệt rộng, chúng có thể sống được ở lớp nước bên dưới lớp
nước đóng băng vào mùa đông ở Châu Âu đến nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt
đới (Sở KH CN MT An Giang, 2000). Tùy theo vùng nó sống, nhiệt độ thích hợp nhất

trong khoảng 20 – 27
o
C (Đỗ Hoàng Hiệp và csv, 2009)
Độ mặn
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng có thể sống trong nước lợ với độ mặn
khoảng 14 ppt (Võ Văn Chi, 1993)
Oxy hòa tan
Hàm lượng oxy hòa tan thấp nhất ở mức 1ppm (Đỗ Hoàng Hiệp và csv, 2009)
pH
Cá chép có thể sống được ở pH từ 4 – 9 (Đỗ Hoàng Hiệp và cộng sự, 2009), (Võ Văn
Chi, 1993). Tuy nhiên pH thích hợp cho cá từ 7 – 8 (Dương Nhựt Long, 2003).
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn cho cá chép cũng đa dạng thực vật, động vật và cả mùn bã hữu cơ hay động
vật phù du.
Sau khi nở 3 – 4 ngày cá dài 6 – 7,2 mm, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Thức ăn
phù hợp là động vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành
(cladocera), cá cũng ăn các thức ăn khác như bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng
nghiền nhỏ…
Sau khi nở 6 – 10 ngày, cá dài 9,5 – 12,5 mm, ăn sinh vật phù du ở lớp nước giữa là
chính. Thời gian này cá có xu hướng bơi lội ở tầng đáy và dọc theo bờ ao nơi có mực
nước 0,3 – 0,5 m. Cá có khả năng sử dụng thức ăn lắng ở đáy, ấu trùng côn trùng…
Sau khi nở 10 – 20 ngày, cá dài 15 – 20 mm, các vây hoàn chỉnh, cá bắt đầu có vảy và
râu, thức ăn chủ yếu là động vật đáy cỡ nhỏ.
Từ giai đoạn cá giống đến khi trưởng thành cá chép ăn chủ yếu sinh vật đáy như
nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non và củ thực vật…cá
cũng ăn được các loại thức ăn do người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột
tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ…(Sở KH CN MT An
Giang, 2000).




14
2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá chép nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng như sau:
• 1 năm: 0,5 – 0,8 kg.
• 2 năm: 0,8 – 1,2 kg.
• 3 năm: 1,2 – 1,8 kg.
Ở ĐBSCL cá chép nuôi ở ruộng ngập nước vào mùa mưa sau 8 – 9 tháng có thể đạt
trọng lượng 0.,5 – 0,8 kg/con, có con nặng hơn 1 kg. (Dương Nhựt Long , 2003)
2.5 Đặc điểm sinh sản
Cá chép thành thục sau 1 năm tuổi, cá đẻ tự nhiên trong ao, hồ, sông, suối, nơi có thực
vật thủy sinh. Cá thường đẻ vào lúc sáng sớm khoảng 3 – 4 giờ sáng và kéo dài đến
trưa. Cá chép thường đẻ 2 lần trong năm, mùa chính từ tháng 1 đến giữa tháng 4, mùa
phụ từ tháng 8 đến tháng 9. Ngoài tự nhiên cá chép thường đẻ vào những ngày có
mưa… hoặc khi có nước mới. Trứng đẻ ra dạng hình cầu, hơi vàng đục. Đường kính
trứng 1,2 – 1,8 mm, số lượng trứng đẻ ra phụ thuộc vào cỡ cá (Phạm Văn Trang và
csv, 2005).
Trứng cá chép sau khi đẻ ra được cá đực thụ tinh và đính chặt vào giá thể trong
nước. Số lượng trứng phụ thuộc vào kích cỡ như sau:
• Cá 0,7 kg đẻ khoảng 80.000 – 90.000 trứng
• Cá 1,0 kg đẻ khoảng 120.000 – 140.000 trứng
• Cá 1,5 kg đẻ khoảng 180.000 – 210.000 trứng
• Cá 2,0 kg đẻ khoảng 250.000 – 300.000 trứng
• Cá 2,5 kg đẻ khoảng 320.000 – 400.000 trứng
(Sở KH CN MT An Giang, 2000)
2.6 Kỹ thuật ương cá chép
2.6.1 Ương cá bột thành cá hương
2.6.1.1 Ao ương
• Diện tích khoảng 300 – 500 m
2

, Độ sâu khoảng 1 – 1,2 m.
• Cải tạo ao kỹ, đúng quy trình trước khi ương (Tốt nhất là cải tạo và bón lót phân
chuồng trước 5 – 7 ngày).
2.6.1.2 Mật độ ương
Nên thả cá bột với mật độ khoảng 200 – 300 con/m
2
.
15
2.6.1.3 Bón phân và cho cá ăn
• Có thể kết hợp bón phân hữu cơ với phân vô cơ theo chu kỳ 3 ngày/lần với hàm
lượng 5 – 7 kg phân hữu cơ (Phân heo, gà, vịt…) Kết hợp 0,2 kg ure và 0,2 kg lân cho
100 m
2
. Theo dõi màu sắc nước và hoạt động của cá để điều chỉnh số lượng phân cho
phù hợp.
• Tuần lễ đầu tiên cho ăn ngày 2 lần, mỗi lần dùng lòng đỏ trứng luộc chín, nghiền
nát hòa chung với sữa đậu nành rãi đều ao (mỗi lần cho ăn 2 – 6 lòng đỏ trứng và 0,2
kg đậu nành xay nấu thành sữa cho 100 m
2
.
• Tuần lễ thứ hai cho ăn 70% cám mịn + 30% bột cá hoặc 50% cám mịn + 30% bột
cá + 20 % bột đậu nành. Các thành phần trên được trộn đều và rãi khắp ao ngày 2 lần,
mỗi lần 0,25 kg/100m
2
.
• Tuần thứ ba cho ăn thành phần giống như ở tuần thứ hai nhưng số lượng thức ăn
tăng lên gấp 2 lần tuần thứ hai (Cho cá ăn 0,5kg/100m
2
/lần, ngày 2 lần).
2.6.2 Ương cá hương thành cá giống

Sau 3 tuần ương, cá bột đạt chiều dài 2 – 3cm phải san thưa để ương tiếp thành cá
giống
2.6.2.1 Ao ương
• Diện tích khoảng 500 – 700m
2
, sâu 1,2 – 1,5m.
• Ao ương cá giống cũng được cải tạo và bón lót giống như ao ương cá hương.
2.6.2.2 Mật độ ương
Thả cá với mật độ khoảng 20 – 30 con/m
2
.
2.6.2.3 Bón phân và cho cá ăn
• Bón phân hữu cơ 7 – 10 ngày/lần với số lượng 4 – 5 kg/100m
2
.
• Cho cá ăn thức ăn tinh: thành phần gồm cám mịn 70% + bột cá 30% hoặc cám mịn
65% + bột cá 25% + bột đạu nành 10%. Hỗn hợp các thành phần được trộn đều, hòa
với nước, vắt thành cục nhỏ rồi cho cá ăn tập trung trong sàn đặt ở nhiều vị trí gần đáy
ao. Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 10% tổng trọng lượng cá trong ao.
• Theo dõi màu sắc nước ao, tình trạng hoạt động của cá thể để điều chỉnh phân bón,
thức ăn và cấp thêm nước cho phù hợp. (Dương Nhựt Long, 2003)
2.7 Một số nghiên cứu về cá chép
Cá chép được nuôi từ lâu đời khoảng 2000 năm ở Trung Quốc, trên 600 năm ở Châu
Âu; hiệnđược nuôi rộng rãi ở Châu Âu, Châu Á và một số nước ở Châu Phi. Trước kia
cá chép chủ yếu được nuôi đơn trong ao, ngày nay chuyển dần sang nuôi ghép với các
16
loài cá ăn thực vật khác. Ở Việt Nam có 7 loại hình cá chép khác nhau, nhưng loài
phổ biến vẫn là cá chép trắng. Cá chép được người nuôi ưa chuộng nhất hiện nay là cá
chép lai F1 và V1 (F1 là dòng con lai giữa chép trắng Việt Nam với chép vảy Hungary
– V1 là con lai giữa 3 dòng cá chép vảy Hungary, cá chép trắng Việt Nam và cá chép

vàng Indonesia).
Việc nghiên cứu cải tạo giống cá chép đã được để ý từ lâu. Bắt đầu là nghiên cứu về
biến dị trong loài cá chép Việt Nam (Trần Đình trọng, 1967). Tiếp đến về lai kinh tế
cá chép (Phạm Mạnh Tưởng và Trần Mai Thiên,1979). Tuy nhiên, việc lai kinh tế cá
chép trắng Việt Nam với cá chép Hungary cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng tình trạng
hiện tại của nghề nuôi cá Việt Nam rất khó giữ được đàn cá bố mẹ thuần chủng qua
nhiều thế hệ. Vì thế từ năm 1981 đã đặt ra chương trình nghiên cứu tạo giống cá chép
có đặc tính tốt và ổn định. Trong đó giai đoạn 1981 – 1985 đã nghiên cứu đánh giá vật
liệu ban đầu cho chọn giống cá chép (Trần Mai Thiên và csv, 1987). Từ 1986, bắt đầu
quá trình chọn giống đúng theo nghĩa hẹp của từ này. Dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật
nuôi cá của Việt Nam và tài liệu nghiên cứu chọn giống cá chép, cá hồi, cá rô phi của
nước ngoài đã chọn giải pháp tối ưu là phương pháp lai tạo tổng hợp ban đầu và tiếp
đến sử dụng chọn lọc hàng loạt dựa theo tiêu chuẩn sinh trưởng và ngoại hình cá chép
bắt đầu từ năm 1981 đến năm 1990 đã qua 3 thế hệ chọn giống. Từ năm 1991 đến nay
tiếp tục chọn lọc qua thế hệ thứ 4 và 5 nhằm nâng cao hơn nữa các đặc điểm mong
muốn của đàn cá chọn như: lớn nhanh, ngoại hình hấp dẫn, sức sống cao và ổn định.
Các điểm này sẽ hình thành phẩm giống cá mới. Đầu năm 1995 đã thu được thế hệ 6.
(Phạm Văn Trang và csv, 2005).











17

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 28/2 đến 02/4 năm 2011
Địa điểm nghiên cứu: Hẻm 112 đường 3/2 phường Hưng Lợi Quận Ninh Kiều Tp Cần
Thơ và Phòng Thí nghiệm sinh học trường Đại Học Tây Đô
3.2 Vật liệu nghiên cứu
 Thùng xốp (mốp) mua tại chợ Xuân Khánh (30 cm x 20 cm x 30 cm).
 Cá bột: thu từ trại thực nghiệm cá nước ngọt Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ
 Kính hiển vi hay kính nhìn nổi phòng thí nghiệm ĐH Tây Đô
 Thức ăn cho cá: Moina và trùn chỉ
 Máy sục khí.
 Dụng cụ kiểm tra môi trường: Test pH Bạch Yến, sx tại Q.5 - Tp.HCM, Test
NH
4
+
/NH
3
Sera, sx tại CHLB Đức.
 Nhiệt kế, Thuốc và hóa chất cần thiết.
 Các trang thiết bị cần thiết khác.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá chép sau khi tiêu thụ hết noãn hoàng
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nghiên cứu về mật độ ương gồm 3 nghiệm thức , mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn tòan ngẫu nhiên và được
ương, quản lý trên thùng xốp (30 cm x 20 cm x 30 cm), thể tích nước ương 20 lít.
Mật độ của các nghiệm thức
 Nghiệm thức 1: 50 con/thùng (2.5 con/l)

 Nghiệm thức 2: 75 con/thùng (3,75 con/l)
 Nghiệm thức 3: 100 con/thùng (5 con/l)
3.3.3 Quản lý thí nghiệm
3.3.3.1 Cho ăn
• Cho cá ăn theo từng giai đoạn tuổi cá với hai loại thức ăn khác nhau
18
Thức ăn (cho ăn 2 lần/ngày)
Giai đoạn
Moina trùng chỉ
4 – 10 ngày tuổi X
10 – 30 ngày tuổi X
• Cho cá ăn theo nhu cầu
3.3.3.2 Quản lý môi trường thí nghiệm
Giai đoạn cho ăn Moina không thay nước (nếu không thấy bẩn nước). Sau khi cá bột
được 10 ngày tuổi, thùng ương được thay nước 1 lần/5 ngày đến 1 lần/3 ngày (tăng
dần khi cá lớn) và thay khoảng 40% lượng nước trong thùng. Hút cặn đáy thùng tránh
để chất thải tồn đọng quá nhiều.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cá để phòng và xử lý kịp thời các biến cố trong
quá trình ương.
3.3.3.3 Thu thập các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Nhiệt độ: Theo dõi 2 lần/ngày bằng nhiệt kế vào 6h và 14h
pH: Theo dõi 2 lần/ngày bằng bộ kiểm tra môi trường vào 6h và 14h
NH
3
, NH
4
: Theo dõi 1 lần/tuần bằng bộ kiểm tra môi trường
3.3.3.4 Các chỉ số theo dõi và công thức tính
Kết thúc thí nghiệm, thu toàn bộ cá ở tất cả các bể đồng thời đếm số lượng cá còn lại,
cân, đo cá sau đó tiến hành một số chỉ tiêu:

Số cá thu được
Tỷ lệ sống: SR (%) = x 100 (3.1)
Số cá thả lúc đầu

Tổng chiều dài cá đo được
Chiều dài trung bình L
tb
(cm) = (3.2)
Tổng số cá đem đo

Tổng khối lượng cá cân được
Khối lượng trung bình W
tb
(g) = (3.3)
Tổng số cá đem cân
19

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
W
1
– W
DWG (g/ngày) = (3.4)
t – t
0

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
L – L
0

DLG (cm/ngày) = (3.5)

t – t
0

Tốc độ sinh trưởng đặc biệt về khối lượng

lnW – lnW
0

SGR (%) = x 100 (3.6)
t – t
o

Tốc độ sinh trưởng đặc biệt về chiều dài

lnL – lnL
0
SGR (%) = x 100 (3.7)
t – t
0

Tốc độ sinh trưởng đặc biệt về khối lượng

lnW – lnW
0

SGR (%) = x 100 (3.8)
t – t
0

Trong đó:

W
0
: Khối lượng cá tại thời điểm t
0
(g)
W: Khối lượng cá tại thời điểm t
1
(g)
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các chỉ tiêu theo dõi được khảo sát, xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm
SPSS.

20
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường
Trong thực tế đời sống của sinh vật nói chung cũng như thủy sinh vật nói riêng, các
yếu tố môi trường cùng sự biến động của các yếu tố này có ảnh hưởng và chi phối rất
lớn đến tỷ lệ sống, dinh dưỡng và sinh sản của sinh vật. Cũng tương tự như đối với cá
chép, các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, Oxi, pH… có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình sinh trưởng của chúng trong tự nhiên và trong ương nuôi loài cá này.
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ
Là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá. Nhiệt độ tăng cao quá
trình dinh dưỡng trao đổi chất của cá tăng, nhiệt độ cũng làm tăng lượng thức ăn
(% trong cơ thể/ngày của cá) (Đỗ Thi Thanh Hương, 2010)
Theo bảng 4.1 không có sự khác biệt nhiều giữa các nghiệm thức trong quá trình thí
nghiệm. Nhiệt độ trung bình của buổi sáng từ 27,3
o
C – 27,4

o
C dao động trong
khoảng 27
o
C – 28
o
C và nhiệt độ chiều trung bình buổi chiều là 30,2
o
C dao động
trong khoảng 29
o
C – 31
o
C.
Buổi sáng nhiệt độ trung bình ở nghiệm thức 2 (27,3
o
C) là thấp nhất cao hơn là
nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 (27,4
o
C). Nhiệt độ trung bình buổi chiều của 3
nghiệm thức là tương đương nhau (30,2
o
C).
Nhiệt độ trung bình của buổi chiều cao hơn buổi sáng do ảnh hưởng của mặt trời.
Buổi sáng thí nghiệm được tiến hành đo nhiệt độ lúc 7 giờ còn buổi chiều đo lúc 14
giờ (là thời điểm nhiệt độ lên cao nhất trong ngày). Tuy nhiên không vượt quá ngưỡng
cho phép 5
o
C (Boyd et al., 2002) nên không gây sốc cho cá. Khoảng nhiệt độ này
thích hợp cho nhiều loài cá phát triển, trong đó cá cá chép.

Yếu tố môi trường NT1 NT2 NT3
Nhiệt độ (
0
C)
Sáng
Chiều
27,4 ± 0,40
30,2 ± 0,42
27,3 ± 039
30,2 ± 0,48
27,4 ± 0,35
30,2 ± 0,50
pH
Sáng
Chiều
7,63 ± 0,24
7,88 ± 0,24
7,65 ± 012
7,85 ± 0,22
7,60 ± 0,00
7,68 ± 0,15
NH
4
+
0,58 ± 0,19 0,67 ± 0,25 0,67 ± 0,25
21
pH
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật. pH phản ánh nồng độ
Ion H
+

trong nước và tính độc của nước.
Ở bảng 4.1 cho thấy không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức được đo trong
cùng thời điểm. pH trung bình của buổi sáng dao động từ 7,60 -7,65, còn buổi chiều
từ 7,68 – 7,88. Mặc khác mức chênh lệch độ pH (trung bình) giữa buổi sáng và buổi
chiều cũng không cao. Có sự ổn định này do thí nghiệm được bố trí trong nhà, không
có ánh sáng trực tiếp của mặt trời đồng thời do thường xuyên thay nước nên tảo không
phát triển mạnh từ đó dẫn đến biến động pH không đáng kể.
NH
4
+

Là chất thải của cá phát sinh do quá trình tiêu hóa thức ăn phân hủy protein và bài tiết
chất thải. NH
4
+
có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và sự phát triển của cá chép do
những tính độc phát sinh trong quá trình chuyển hóa. NH
4
+
phát triển tính độc khi pH
và nhiệt độ tăng cao
4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá chép
4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài
Dựa vào bảng 4.2 cho thấy chiều dài của cá chép sau khi bố trí 7 ngày có kích thước
tương đối đồng đều (3,87 mm – 4,00 mm).
Cá được 14 ngày tuổi chiều dài ở nghiệm thức 2 là cao nhất (14,4 mm/con) kế đến là
nghiệm thức 1 (13,8 mm/con) và nghiệm thức 3 (13,7 mm/con). Vì vậy trong thời
gian này tốc độ tăng trưởng theo ngày (g/ngày) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt theo
ngày (%/ngày) của cá ở nghiệm thức 2 đạt cao nhất (1,56 mm/ngày – 18,3 %/ngày) và
thấp nhất là nghiệm thức 3 (1,39 mm/ngày – 17,9 %/ngày) Tuy nhiên chiều dài của cá

ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức (p>0,05)
Ở tuần thứ 3 tốc độ tăng trưởng về chiều dài trung bình của cá ở nghiệm thức 1 là
24,7 mm/con cao hơn so với ở nghiệm thức 2 (23,3 mm/con) và thấp nhất là ở nghiệm
thức 3 (22,9 mm/con). Tuần tuổi này có sự phát triển vượt bậc ở nghiệm thức 1, tốc
độ tăng trưởng trên ngày khá cao (1,49 mm/ngày – 13,2 %/ngày), cao hơn nhiều so
với nghiệm thức 3 (1,35 mm/ngày – 12,5 %/ngày). Kết quả đo cho thấy sự khác biệt
giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê ở mức (p>0,05)
Ở tuần cuối (cá 28 ngày tuổi) có sự phân biệt khá rõ về chiều dài giữa các nghiệm
thức. Ở nghiệm thức 1 chiều dài của cá cao nhất (44,4 mm/con) cao hơn so với
nghiệm thức 2 (40,2 mm/con) và chiều dài của 2 nghiệm thức này cũng có cao hơn
nhiều so với nghiệm thức 3 (33,9 mm/con). Ở tuần này tốc độ tăng trưởng trên ngày ở
nghiệm thức 1 (1,93 mm/ngày – 11,3 %/ngày) vượt cao hơn so với tăng trưởng của cá
22
ở nghiệm thức 2 (1,72 mm/ngày - 11,0 %/ngày) và thấp nhất vẫn là nghiệm thức 3
(1,43 mm/ngày – 10,0 %/ngày). Nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức (p<0,05).
Kết quả tính cho thấy tốc độ tăng trưởng theo ngày giảm dần theo tuổi cá do trong
thời gian sau cá ưu tiên phát triển trọng lượng hơn chiều dài.
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá
Nghiệm thức
Nghiệm thức
1
Nghiệm thức
2
Nghiệm thức
3
Tuần 2





Tuần 3



Tuần 4
L
0
(mm)
L
7
(mm)
DLG (mm/ngày)

SRG (%/ngày)

L
14
(mm)
DLG (mm/ngày)

SRG (%/ngày)

L
21
(mm)
DLG (mm/ngày)

SRG (%/ngày)
3,87 ± 0,37

a
13,8 ± 1,77
a
1,42 ± 0,05

18,0 ± 0,00


24,7 ± 2,43
a
1,49 ± 0,45

13,2 ± 0,26


44,4 ± 5,38
b
1,93 ± 0,03

11,3 ± 0.,8

4,00 ± 0,40
a
14,4 ± 1.42
a
1,56 ± 0,01

18,3 ± 0,58



23,3 ± 2,66
a
1,37 ± 0,06

12,6 ± 0,64


40,2 ± 5,38
ab
1,72 ± 0,75

11,0 ± 0,00

3,89 ± 0,44
a
13,7 ± 1,68
a
1,39 ± 0,43

17,9 ± 0,58


22,9 ± 2,41
a
1,35 ± 0,43

12,5 ± 0,15


33,9 ± 6,43

a
1,43 ± 0,08

10,0 ± 0,00

Ghi chú: L
0
: Chiều dài cá được 7 ngày tuổi, L
7
: Chiều dài cá được 14 ngày tuổi, L
14:
Chiều dài cá
được 21 ngày tuổi, L
21
: Chiều dài cá được 28 ngày tuổi. Số liệu được trình bày là giá trị trung bình và
độ lêch chuẩn. Các giá trị cùng dòng mang chữ cái giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống
kê ở mức (p>0,05).






23
4.2.2 Tăng trưởng về trọng lượng
Qua bảng 4.3 cho thấy sự tăng trưởng trung bình về trọng lượng của cá chép sau 14
ngày tuổi cao nhất ở nghiệm thức 2 (118 mg/con), thấp hơn là ở nghiệm thức 1 (111
mg/con) và thấp nhất là nghiệm thức 3 (105 mg/con). Tăng trọng theo ngày giữa các
nghiệm thức cũng không có sự khác biệt lớn (6,58 mg/ngày – 7,45 mg/ngày) dao động
trong khoảng 29,2 %/ngày -30,8 %/ngày. Các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa

thống kê ở mức (p>0,05). Nguyên nhân là do trong thời gian này cá mới chuyển sang
sử dụng thức ăn là trùn chỉ và chủ yếu tăng trưởng về chiều dài mà chưa ưu tiên phát
triển trọng lượng.
Sang tuần tuổi thứ 3 đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức khối lượng cá cao nhất
là ở nghiệm thức 1 (0,65 g/con) kế đến là nghiệm thức 2 (0,54 g/con) và thấp nhất là ở
nghiệm thức 3 đạt (0,44 g/con). Các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê
ở mức (p<0,05). Trong tuần này cá ở nghiệm thức 1 có tốc độ tăng trọng đăc biệt vượt
lên cao nhất trung bình (27,5 %/ngày) kế đến là nghiệm thức 2 (26,3g/ngày) và thấp
nhất là nghiệm thức 3 (24,8 %/ngày). Các nghiệm thức khác biệt nhau không có ý
nghĩa thống kê.
Số liệu ở tuần 4 có phân biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức. Cá ở nghiệm thức 1 có khối
lượng trung bình cao nhất (1,20 g/con) cao hơn so với nghiệm thức 2 (1,04 g/con) và
thấp nhất là nghiệm thức 3 (0,95 g /con). Khác biệt giữa tốc độ tăng trọng đặc biệt về
trọng lượng của các nghiệm thức cũng khá cao. Cá ở nghiệm thức 1 cho kết quả tốc
độ tăng trọng cao nhất (29,9 %/ngày) thấp hơn là nghiệm thức 2 (26,2 %/ngày) và
thấp nhất là nghiệm thức 3 (20,6 %/ngày)Các số liệu cho thấy giữa nghiệm thức 1 và
nghiệm thức 3 khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05)
Mức tăng trưởng khối lượng trên ngày (g/ngày) của cá chép ở các nghiệm thức diễn ra
tương đương nhau dao động từ 0,01 đến 0,05 g/ngày. Các số liệu thực nghiệm khác
nhau không có ý nghĩa thống kê ở (p>0,05).








24
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng cá chép

Nghiệm thức
Nghiệm thức
1
Nghiệm thức
2
Nghiệm thức
3
13,7 ± 0.00
Tuần 2




Tuần 3



Tuần 4
W
7
(mg)
W
14
(mg)
DWG (mg/ngày)

SRG (%/ngày)

W
21

(g)
DWG (g/ngày)
SRG (%/ngày)

W
28
(g)
DWG (g/ngày)
SRG (%/ngày)
111 ± 12,1
a

6,95 ± 0,86

29,9 ± 1,56


0,65 ± 0,14
a
0,04 ± 0,00

27,5 ± 0,21


1,20 ± 0,35
a
0,05 ± 0,01

29,9 ± 1,23
118 ± 2,30

a
7,45 ± 0,16

30,8 ± 0,25


0,54 ± 0,12
a
0,04 ± 0,01

26,3 ± 0,31


1,04 ± 0,19
b
0,05 ± 0,01

26,2 ± 1,22

105 ± 9,02
a
6,58 ± 0,64

29,2 ± 1,27


0,44 ± 0,14
a
0,03 ± 0,01


24,8 ± 0,29


0,95 ± 0,17
a
0,05 ± 0,01

20,6 ± 0,78

Ghi chú: W
0
: Trọng lượng cá được 7 ngày tuổi, W
7
: Trọng lượng cá được 14 ngày tuổi, W
14:
Trọng
lượng cá được 21 ngày tuổi, W
21
: Trọng lượng cá được 28 ngày tuổi. Số liệu được trình bày là giá trị
trung bình và độ lêch chuẩn. Các giá trị cùng dòng mang chữ cái giống nhau là khác biệt không có ý
nghĩa thống kê ở mức (p>0,05)
4.3 Tỷ lệ sống
Sau 30 ngày ương tỷ lệ sống cá chép ở nghiệm thức 1 là 88,7%, nghiệm thức 2 là
83,7%, nghiệm thức 3 là 73,7% . Sự khác biệt ở các nghiệm thức không có ý nghĩa
thống kê mức (p>0,05)
88.7
83.7
73.7
0
20

40
60
80
100
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
%

Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ sống của cá chép
25
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết Luận
Sau một tháng thực nghiệm cho kết quả tốt. Các yếu tố môi trường được giữ ổn định
nhiệt độ dao động trong khoảng 27,4
0
C – 30,2
0
C, pH trong khoảng 7,6 – 7,9 và NH
4
trong khoảng 0,58 – 0,67.
Sự tăng trưởng của cá chậm dần khi mật độ của cá tăng. Sinh trưởng của cá cao nhất
là ở nghiệm thức 1 (2,5 con/l), kế đến là sự tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 2 (3,75
con/l) và tăng trưởng chậm nhất là cá ở nghiệm thức 3 (5 con/l)
Tỷ lệ sống cũng giảm dần khi mật độ tăng lên. Tỷ lệ sống trung bình cao nhất là ở
nghiệm thức 1 (88,7%), tiếp theo là tỷ lệ sống trung bình của cá ở nghiệm thức 2
(83,7%), thấp nhất là nghiệm thức 3 (7,37%).






















×