Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giáo trình Thực tập trắc địa công trình 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.34 KB, 26 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
-------------------

Chủ biên: ThS. Nguyễn Thị Mai Anh

GIÁO TRÌNH

THỰC TẬP TRẮC ĐỊA CƠNG TRÌNH 2
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Quảng Ninh – 2017
1


Bài 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu nội dung thực tập
+ Lập lưới thi công dạng ô vuông xây dựng
* Nội dung: Lập lưới ô vuông bằng phương pháp hoàn nguyên
* Yêu cầu:- Mạng lưới thành lập trên khu vực tương đối bằng phẳng, trên khu vực đã
xây dựng lưới hạng IV
- Kích thước lưới: 3x3 ơ vng, kích thước mỗi mắt lưới 50x50m
* Thực hiện
+ Lập hệ tọa độ gần đúng:
Từ các điểm lưới hạng IV đã lập, lựa chọn gốc tọa độ, trục tọa độ (X hoặc Y) giả
định bằng cách chọn gốc O và 1 điểm trên trục X hoặc Y rồi tiến hành đo nối từ lưới
hạng IV, trục tọa độ còn lại lấy vng góc với trục đã lập. Sử dụng máy TĐĐT
+ Lập lưới ô vuông gần đúng:
Từ hệ tọa độ đã lập, theo chiều dài mắt lưới thiết kế bố trí lưới gần đúng trên thực
địa. Sử dụng máy kinh vỹ và thước dây hoặc máy TĐĐT, các điểm lưới gần đúng đóng
bằng cọc gỗ kích thước (3x3x30)cm, trên đầu cọc đóng đinh 3.


+ Lập lưới khống chế xác định tọa độ thực tế của các điểm:
Lập lưới khống chế 3 bậc:
+ Bậc 1: lưới khống chế hạng IV: là mạng lưới hạng IV đã có
+ Bậc 2: Lưới đường chuyền cấp 1: theo chu vi lưới ô vuông và các điểm gốc là
các điểm hạng IV, thành lập 2 lưới đường chuyền dạng phù hợp.
Đo góc bằng máy kinh vỹ, đo bằng phương pháp đo đơn giản, đo 3 lần, đo cạnh
bằng máy TĐĐT, ghi và tính tốn theo mẫu sổ đo. Bình sai bằng phương pháp gián tiếp
trên phần mềm Topo
+ Bậc 3: Lưới đường chuyền cấp 2: dựa vào các điểm cấp 1 đã thành lập, lập lưới
cấp 2 dạng đường chuyền duỗi thẳng.
Đo góc bằng máy kinh vỹ, đo bằng phương pháp đo đơn giản, đo 3 lần, đo cạnh
bằng máy TĐĐT, ghi và tính tốn theo mẫu sổ đo.Bình sai bằng phương pháp gián tiếp
trên phần mềm Topo
+ Hồn ngun điểm
+ Tính các yếu tố hoàn nguyên và sơ đồ hoàn nguyên cho các điểm
+ Hoàn nguyên các điểm lưới ngoài thực địa bằng máy TĐĐT
+ Đóng các cọc hồn ngun bằng các cọc gỗ kích thước (3x3x30)cm, trên đầu
cọc đóng đinh 3 sau đó xịt bằng sơn đỏ trên mốc.
+ Đo kiểm tra mạng lưới: đo các cạnh và góc của mạng lưới
+ Đo độ cao mạng lưới ô vuông: xác định độ cao cho tất cả các điểm mắt lưới ô vuông
bằng máy thủy chuẩn.
* Bố trí cơng trình
+ Thiết kế cơng trình
1. Thiết kế một cơng trình trong mạng lưới ơ vng đã xây dựng kích thước tùy
chọn, Lập sơ đồ bản thiết kế.
2. Bố trí cơng trình ngồi thực địa
Bố trí cơng trình bằng máy TĐĐT cho các điểm trục chính và đánh dấu bằng cọc
gỗ, xịt sơn đỏ.

1.2. Chuẩn bị trang thiết bị: Máy toàn đạc điện tử, gương, sổ đo, thước,...

1.3 Khảo sát khu vực thực tập: Ra thực địa chọn khu vực thực tập
2


BÀI 2: THÀNH LẬP LƯỚI Ô VUÔNG XÂY DỰNG
2.1. Khảo sát khu vực thành lập lưới ô vuông xây dựng
Công tác thành lập bản thiết kế quy hoạch xây dựng khu cơng nghiệp rất đa dạng,
tuỳ thuộc vào diện tích và điều kiện địa hình của khu vực xây dựng. Công tác này bao
gồm:
- Quy hoạch tổng thể;
- Quy hoạch theo giai đoạn.
Việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp được thực hiện trên cơ sở kế hoạch
phát triển của nền kinh tế và các ngành cơng nghiệp.
Q trình thành lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được thực hiện theo các
giai đoạn sau:
- Lập quy hoạch tổng thể khu công nghiệp;
- Lập quy hoạch chi tiết các vùng, các khu vực;
- Lập quy hoạch thiết kế xây dựng của từng vùng, từng khu vực.
a- Quy hoạch tổng thể khu công nghiệp: là tài liệu quy hoạch xây dựng cơ bản của khu
công nghiệp dựa trên cơ sở quy hoạch kinh tế và xã hội.
Quy hoạch tổng thể bao gồm:
- Bản vẽ quy hoạch tổng thể cơ bản;
- Bình đồ hiện trạng khu công nghiệp;
- Các tài liệu thể hiện điều kiện tự nhiên, công nghệ xây dựng và công tác chuẩn bị
mặt bằng;
- Sơ đồ các tuyến đường giao thơng trong và ngồi khu cơng nghiệp;
- Bản thuyết minh về thiết kế quy hoạch xây dựng khu công nghiệp.
b- Quy hoạch chi tiết các vùng, các khu vực trong khu công nghiệp
Bản quy hoạch chi tiết được lập cho từng khu vực của khu cơng nghiệp, nó được
thành lập cho giai đoạn 3 - 5 năm đầu xây dựng khu công nghiệp.

Bản thiết kế quy hoạch chi tiết khu công nghiệp bao gồm:
- Sơ đồ phân bố các vùng xây dựng trong khu cơng nghiệp;
- Bình đồ thiết kế các đường đỏ và đường chỉ giới xây dựng từng khu vực;
- Sơ đồ phân bố các cơng trình của tồn khu cơng nghiệp;
- Sơ đồ tổ chức giao thông trong khu công nghiệp;
- Bản vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc các trục đường trong khu công nghiệp;
- Bản quy hoạch độ cao.
c- Quy hoạch thiết kế xây dựng
Bản quy hoạch thiết kế xây dựng được lập dựa trên cơ sở quy hoạch chi tiết các khu
vực và bản vẽ phác thảo xây dựng các cơng trình trong khu công nghiệp.
Quy hoạch thiết kế xây dựng bao gồm bình đồ xây dựng, các bản vẽ quy hoạch độ
cao, mạng lưới cơng trình cần xây dựng, vùng cây xanh, các chỉ dẫn và bản vẽ thiết kế
nhà, phân xưởng, bản thiết kế tổ chức công tác xây dựng, bản dự tốn kinh phí.
* Khảo sát và đo vẽ khu xây dựng công trình công nghiệp
+ Đặc điểm
Lựa chọn khu vực xây dựng cơng trình cơng nghiệp cần căn cứ các tiêu chí đặc
điểm địa hình, địa chất và mơi trường phù hợp với công nghệ, kỹ thuật sản xuất của các
xí nghiệp cơng nghiệp. Mục tiêu lựa chọn là chi phí mơi trường thấp, hiệu quả kinh tế
và giao thông cao.
3


- Về đặc điểm địa hình: Chọn địa điểm xây dựng Xí nghiệp ở nơi có địa hình ít phân
cách bởi sông ngòi hoặc chia cắt bởi núi cao; chọn vùng đất khơng thích hợp trồng các
cây nơng nghiệp như đất bạc màu, đất sỏi đá, đất nhiễm mặn, ... Bề mặt khu vực tương
đối bằng phẳng, có độ dốc thốt nước tự nhiên về một lưu vực sơng, ít tốn kém cho công
tác san nền hoặc tạo độ dốc thốt nước.
Chọn khu xây dựng cơng trình cơng nghiệp gần đường giao thơng chính như Quốc
lộ, Tỉnh lộ, đường sắt, đường thủy; thuận tiện cho việc cấp điện lưới quốc gia, hạ tầng
thông tin hiện đại, gần các trạm thu phát sóng BTS, đảm bảo thơng tin liên lạc ổn định

lâu dài.
Đảm bảo môi trường phát triển bền vững cho tồn bộ khu vực, khơng gây ảnh hưởng
đến các khu dân cư xung quanh. Có giải pháp hoặc cơng nghệ phù hợp yêu cầu Pháp
luật quy định, định hướng phát triển cho toàn bộ khu vực.
- Về đặc điểm địa chất: Khu vực xây dựng cơng trình cơng nghiệp có kết cấu địa
chất ổn định, phù hợp với giải pháp móng của cơng trình cơng nghiệp, tránh gây lãng
phí trong vấn đề xử lý móng.
Mực nước ngầm trong khu vực không nên quá cao, tốt nhất là thấp hơn 5m so với
mặt đất tự nhiên, tạo thuận lợi trong thi cơng xây lắp các hạng mục móng cơng trình,
tầng hầm, bể chứa, ... Tránh những nơi thường xuyên bị ngập lụt. Có giải pháp thiết kế
kỹ thuật đối với thốt nước và cấp nước rẻ nhất.
- Về kích thước và hình dạng: Khu cơng nghiệp bao gồm nhiều nhà xưởng, nhiều
công đoạn sản xuất được liên kết với nhau bởi công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Do vậy,
cần sự liền khối của kiến trúc cơng trình, khơng chấp nhận sự gián đoạn trong thiết kế
kiến trúc cũng như công nghệ sản xuất. Hình dạng vng hoặc chữ nhật là tốt nhất. Xét
đến khả năng mở rộng và phát triển sau này, cần đến những vùng đệm xung quanh khu
công nghiệp.Vùng đệm cũng cần thiết trong việc đảm bảo môi trường trong lành cho
khu dân cư xung quanh.
+ Khảo sát và đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn
Khi thiết kế quy hoạch khu công nghiệp, phải thông qua 3 bước: Thiết kế sơ bộ hay
là công tác thu thập tài liệu nội nghiệp; Khảo sát ngoại nghiệp đánh giá thực tế chất
lượng cơng tác nội nghiệp trước đó; Thiết kế quy hoạch. Bước thứ 3 muốn thực hiện
được đương nhiên phải tiến hành đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn khu vực dự án.
- Thiết kế sơ bộ, công tác nội nghiệp: Trên cơ sở nghiên cứu bản đồ địa hình, địa
chất khu vực dự án, ưu tiên các phương pháp phân tích ảnh vệ tinh, ảnh Lidar, cố gắng
tận dụng công nghệ tiên tiến trên Google Map, Google Earth nhằm giảm thiểu chi phí
trong Tư vấn đầu tư.
Phương pháp phân tích ảnh vệ tinh, ảnh Lidar trong thời gian gần nhất cho chúng
ta các đặc trưng địa hình, địa vật và cơng trình hiện có, những khe, vực, những khu vực
trượt lở, đầm lầy, thậm trí có thể phân tích được mức độ lún sụt của nền địa hình khu

vực. Bằng phương pháp phân tích phổ ảnh, chúng ta có thể đánh giá được chất lượng
đất, nước mặt, điều kiện khí hậu và thời tiết qua nhiều năm. Từ đó, thành lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi đối với khu vực xây dựng khu công nghiệp.
- Khảo sát ngoại nghiệp: Phương án nghiên cứu tiền khả thi bao giờ cũng rất đa
dạng, có thể đưa ra nhiều tình huống quy hoạch khác nhau. Trên cơ sở những phương
án tiền khả thi đó, chúng ta cần đối sốt với thực địa để cân nhắc các phương án có lợi
nhất. Cần làm rõ điều kiện địa chất cơng trình, địa chất thủy văn của khu vực. Điều tra
khả năng tiếp cận của khu vực với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
4


hàng khơng hiện có. Từ đó xác định khoản kinh phí cần đầu tư cho dự án để hồn thiện
khả năng giao thông, thông tin liên lạc và đảm bảo môi trường.
- Sau khi kết thúc khảo sát ngoại nghiệp, cần tiến hành thiết kế quy hoạch cho dự
án. Muốn vậy, việc đầu tiên là tiến hành đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/2000. Trên các bản đồ này,
cần thể hiện các yếu tố sau:
- Đường bao các tổ hợp cơng nghiệp, các khu dân cư;
- Cơng trình xử lý nước cho đầu vào và đầu ra;
- Tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy hiện có;
- Trạm phát sóng BTS, đường dây cáp quang thông tin và các điểm đầu mối;
- Điểm dân cư, sông ngòi, rừng tự nhiên và nhân tạo, mỏ khai thác lộ thiên;
- Hệ thống công trình ngầm;
Ngồi ra, cần tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất đối với khu vực dự án, nhằm đánh giá
kỹ hơn tình hình địa chất, địa mạo khu vực dự án.
Khi tiến hành thiết kế bản vẽ thi công các cơng trình cơng nghiệp, cần tiến hành đo
vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500. Bản đồ tỷ lệ 1/500 được thực hiện chủ yếu bằng máy tồn đạc
điện tử. Cơng nghệ định vị vệ tinh GNSS cũng được ứng dụng để tăng năng xuất, giảm
thời gian thành lập bản đồ hiện nay.
Bản đồ tỷ lệ 1/500 phải thể hiện rõ các yếu tố địa hình, vị trí các góc nhà, cột điện,
hệ thống cơng trình ngầm và cống ngầm thơng qua các điểm hố ga, cửa xả, ... Thể hiện

đầy đủ độ cao của sàn nhà, nắp hố ga, cửa xả, đáy cống, đường mép nước, ...

2.2. Thiết kế và Bố trí mốc lưới ơ vng xây dựng
Lập lưới ơ vng bằng phương pháp hồn ngun
+ u cầu:
- Mạng lưới thành lập trên khu vực tương đối bằng phẳng, trên khu vực đã xây
dựng lưới hạng IV
- Kích thước lưới: 3x3 ơ vng, kích thước mỗi mắt lưới 50x50m
+ Thực hiện
Từ các điểm lưới hạng IV đã lập, lựa chọn gốc tọa độ, trục tọa độ (X hoặc Y) giả
định bằng cách chọn gốc O và 1 điểm trên trục X hoặc Y rồi tiến hành đo nối từ lưới
hạng IV, trục tọa độ cịn lại lấy vng góc với trục đã lập. Sử dụng máy TĐĐT
2.2.1. Lưới khống chế trắc địa cơ sở trên khu vực xây dựng công nghiệp
1. Sơ đồ, cấp hạng và mật độ điểm của lưới khống chế
Theo quy định chung, chúng ta phát triển lưới khống chế trắc địa từ các điểm khống
chế địa chính cơ sở (độ chính xác tương đương hạng III và mật độ điểm tương đương
hạng IV nhà nước). Thông thường, có thể phát triển thành 3 cấp lưới:
- Lưới mặt bằng và độ cao nhà nước;
- Lưới tăng dày khu vực (giải tích 1 và giải tích 2, thủy chuẩn kỹ thuật);
- Lưới khống chế đo vẽ (đường chuyền, giao hội, ..., thủy chuẩn kỹ thuật).
Mật độ điểm khống chế trên khu vực dự án: Từ 5 đến 15 km2 có một điểm khống chế
tọa độ cấp nhà nước. Từ 5 đến 7 km2 có một điểm khống chế độ cao cấp nhà nước. Nếu
dự án chưa có đủ mật độ điểm yêu cầu thì phải bổ sung bằng tăng dày mạng lưới.
2. Lưới khống chế mặt bằng
Tiêu chuẩn độ chính xác của lưới khống chế mặt bằng được xét trên 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Lưới khống chế mặt bằng được thành lập với mục đích đo vẽ địa
hình. Tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác của lưới là ‘Sai số trung phương vị trí điểm của
5



cấp khống chế cuối cùng so với cấp cơ sở’. Điều này còn được gọi là ‘Sai số tuyệt đối
vị trí điểm’. Đối với thành lập bản đồ tỷ lệ 1/500, sai số này là 100 mm.
+ Trường hợp 2: Lưới khống chế mặt bằng thành lập cho thi công và bố trí cơng
trình. Tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác của lưới là ‘Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2
điểm kề nhau (hoặc 2 điểm của một cạnh cơ sở) ở cấp khống chế cuối cùng’.
Khu vực xây dựng cơng trình cơng nghiệp, lưới khống chế trắc địa phục vụ cả 2 trường
hợp trên, do vậy phải thỏa mãn cả hai yêu cầu về tiêu chuẩn độ chính xác.
Khi xây dựng lưới khống chế trắc địa cho một dự án, ta thường phát triển qua 3 bậc liên
tiếp (3 cấp lưới). Để tính được độ chính xác yêu cầu đối với từng cấp lưới, ta phải xuất
phát từ Tiêu chuẩn độ chính xác của lưới trong cả hai trường hợp như trên. Đối với bản
đồ tỷ lệ 1/500, sai số trung phương vị trí điểm là:
𝑚𝑝 ≤ 0,1. 𝑀 (𝑚𝑚) = 50 (𝑚𝑚).
(2.1)
trong đó: M là mẫu số tỷ lệ bản đồ; 𝑚𝑝 là sai số trung phương vị trí tuyệt đối của một
điểm ở cấp khống chế cuối cùng.
Sai số trung phương tương hỗ vị trí điểm cấp khống chế cuối cùng (ký hiệu 𝑀𝑠 ) do
ảnh hưởng tổng hợp của các nguồn sai số mọi cấp lưới khống chế gây ra, ta có:
𝑀𝑠 = 𝑚𝑝 √2 = √𝑚12 + 𝑚22 + 𝑚32 .

(2.2)

trong đó: 𝑚1 , 𝑚2 , 𝑚3 là độ chính xác vị trí điểm của cấp khống chế thứ nhất, thứ hai và
thứ ba trong hệ thống lưới khống chế mặt bằng.
3. Lưới khống chế độ cao
Lưới khống chế độ cao trên khu vực xây dựng cơng trình cơng nghiệp được thành
lập để đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn và bố trí cơng trình.
Về cấp hạng: lưới được thành lập ở hạng III, hạng IV thủy chuẩn nhà nước.
Về thuộc tính: thường là lưới độ cao tự do với điểm khởi tính là độ cao gốc giả định
được đo nối với điểm độ cao nhà nước. Q trình xử lý tính tốn bình sai lưới tự do sẽ
cung cấp cho chúng ta nhiều cơ hội nâng cao độ chính xác điểm độ cao cần thiết.

Về vị trí: lưới thường đi theo tuyến xây dựng các cơng trình quan trọng, thuận tiện
cho cơng tác bố trí thi cơng kỹ thuật cơng trình.
Về độ chính xác: Độ chính xác và mật độ điểm độ cao được đảm bảo cho yêu cầu
đo vẽ trong mọi giai đoạn quy hoạch, đồng thời đảm bảo cho công tác bố trí độ cao các
thiết bị kỹ thuật và thi cơng cơng trình.
Tính tốn độ chính xác các cấp lưới khống chế độ cao. Người ta xuất phát từ u
cầu cao nhất của cơng tác bố trí độ cao thiết bị kỹ thuật cơng nghiệp. Có thể là bố trí hệ
thống ống dẫn ngầm. Lúc này, độ chính xác được quy định: Sai số độ cao mốc thủy
chuẩn tại vị trí yếu nhất của lưới sau bình sai, so với điểm gốc độ cao của khu vực,
không được lớn hơn 30mm.
Nếu cho rằng sai số khép tuyến thủy chuẩn 𝑓ℎ = 2. ∆ℎ, ta có:
𝑓ℎ.𝐼𝐼𝐼 = 29,2 (𝑚𝑚)
𝑓ℎ.𝐼𝑉 = 52,6 (𝑚𝑚)
Từ đó, tính được giới hạn chiều dài tuyến thủy chuẩn theo từng cấp như sau:
2
𝑓ℎ.𝐼𝐼𝐼
𝑓ℎ.𝐼𝐼𝐼 = ±10𝑚𝑚√𝐿 ,
→ 𝐿=
= 8,5 (𝑘𝑚).
(2.9)
102
2
𝑓ℎ.𝐼𝑉
𝑓ℎ.𝐼𝑉 = ±20𝑚𝑚√𝐿 ,
→ 𝐿=
= 6,9 (𝑘𝑚).
(2.10)
202
Tương tự như lưới mặt bằng, lưới khống chế đô cao cũng bao gồm lưới cơ sở và
lưới phục vụ thi công, bố trí cơng trình (cấp kỹ thuật). Các điểm độ cao phục vụ thi công,

6


bố trí cơng trình thường đi dọc theo các kết cấu, thiết bị kỹ thuật. Chúng được gắn trực
tiếp lên móng beton của các kết cấu cơng trình.
Hệ thống lưới khống chế độ cao cơ sở được bố trí mốc ở những nơi có địa hình ổn
định, địa chất bền vững, tránh kho tàng và đường giao thông, tránh bờ dốc và mép sông,
... Hệ thống thường được xây dựng thành 2 cụm mốc, mỗi cụm mốc thường có 3 mốc,
được kiểm tra định kỳ và đánh giá độ ổn định.
2.2.2 Bố trí mặt bằng quy hoạch
Trước khi thi cơng hạ tầng một khu cơng nghiệp nào đó phải xác định được vị trí
mặt bằng quy hoạch ngồi thực địa. Nhiệm vụ của cơng tác trắc địa khi bố trí mặt bằng
quy hoạch bao gồm:
a- Xác định vị trí đường biên của khu cơng nghiệp ngồi thực địa
Xác định đường biên khu công nghiệp phải dựa vào toạ độ thiết kế của các điểm đặc
trưng trên đường biên khu công nghiệp và toạ độ của các điểm khống chế trắc địa có
trong khu vực được xây dựng trong q trình khảo sát đo đạc bản đồ khu công nghiệp ở
giai đoạn trước. Đường biên thường được đóng cọc beton do Sở Tài nguyên Môi trường
cấp Tỉnh bàn giao cho Chủ đầu tư. Sau khi Chủ đầu tư nhận bàn giao sẽ lập tức rào kín
lại bằng tơn hoặc dây thép. Mọi hoạt động của Chủ đầu tư chỉ được diễn ra bên trong
hàng rào đó. Nếu vượt ra ngồi hàng rào thì phải xin phép của các Sở, Ban, Ngành thuộc
Tỉnh quản lý.
Nếu thực hiện chuyển ranh giới đường biên trên bản đồ giấy tỷ lệ 1/500 ra thực địa. Độ
chính xác của việc xác định vị trí đường biên ngồi thực địa cho phép bằng  10cm. Độ
chính xác của công tác này phụ thuộc chủ yếu vào việc đồ giải toạ độ của các điểm đặc
trưng trên đường biên từ bản vẽ quy hoạch. Để nâng cao độ chính xác đồ giải toạ độ các
điểm đặc trưng trên đường biên, khi đồ giải toạ độ cần lưu ý đến số hiệu chỉnh do biến
dạng của giấy. Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được sự biến dạng của
giấy theo đường thẳng khi in bản đồ có thể đạt đến giá trị 2%, theo những hướng khác
nhau đại lượng biến dạng sẽ khác nhau. Khi hiệu chỉnh kết quả đo khoảng cách trên bản

vẽ quy hoạch cần xác định hệ số biến dạng k của giấy theo trục X và trục Y : [2]
b- Bố trí các trục đường giao thông trong khu công nghiệp
Trước khi thi công hạ tầng khu công nghiệp cần phải bố trí các tuyến đường giao
thơng trong khu cơng nghiệp làm cơ sở để san lấp mặt bằng. Bố trí các tuyến đường
trong khu công nghiệp ở giai đoạn này cần xác định vị trí và các điểm giao nhau của các
tuyến đường. Tại các điểm giao nhau và trên tuyến đường cứ cách 50m bố trí một điểm
cọc.
Sau khi xác định vị trí các tuyến đường trong khu cơng nghiệp ngoài thực địa tiến
hành đo mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và bình đồ tỉ lệ lớn của các tuyến đường làm cơ sở
cho việc thiết kế tuyến đường.
2.3. Đo mạng lưới ơ vng xây dựng
Đo góc bằng máy kinh vỹ, đo bằng phương pháp đo đơn giản, đo 3 lần, đo cạnh
bằng máy TĐĐT, ghi và tính tốn theo mẫu sổ đo.
Bình sai bằng phương pháp gián tiếp trên phần mềm Topo
Lưới đường chuyền cấp 2: dựa vào các điểm cấp 1 đã thành lập, lập lưới cấp 2
dạng đường chuyền duỗi thẳng.
Đo góc bằng máy kinh vỹ, đo bằng phương pháp đo đơn giản, đo 3 lần, đo cạnh
bằng máy TĐĐT, ghi và tính tốn theo mẫu sổ đo.
2.3.1. Yêu cầu chung khi thiết kế lưới ô vuông xây dựng
7


Yêu cầu cơ bản đối với lưới ô vuông xây dựng là các cạnh của lưới tương ứng song
song hoặc vng góc với trục chính của cơng trình hoặc các trục đường giao thơng chính
trong khu vực. Do đó phải sử dụng bản Quy hoạch tổng thể cơng trình làm cơ sở thiết
kế lưới ô vuông xây dựng.
2.3.2. Mật độ điểm lưới ô vuông xây dựng
Yêu cầu mật độ điểm của lưới ô vuông xây dựng phải đảm bảo cho việc bố trí cơng
trình cũng như đo vẽ hồn cơng. Trong thực tế để đảm bảo cho việc bố trí các cơng trình
cơng nghiệp lớn có dây chuyền cơng nghệ sản xuất chặt chẽ thì lưới ơ vng có chiều

dài cạnh 200m (25 điểm/km2) là đủ yêu cầu độ chính xác bố trí cơng trình. Với các khu
vực quy hoạch kho chứa hàng, bãi để xe…cạnh của lưới ô vuông có thể lên tới 400m (6
điểm/km2). Trong một số trường hợp khi chuyển ra thực địa những cơng trình nhỏ nằm
riêng biệt thì cạnh của lưới ơ vng có thể rút ngắn tới 100m thậm chí tới 50m (400
điểm/km2).
2.3.3. Bảo toàn điểm của mạng lưới
Các điểm khống chế trong mạng lưới ô vuông xây dựng phải tồn tại và ổn định
trong suốt q trình thi cơng cơng trình. Do đó trong khi thiết kế lưới ô vuông xây dựng
cần lưu ý tới vấn đề bảo toàn các điểm trong mạng lưới ô vuông xây dựng sao cho số
điểm rơi vào vùng bị phá huỷ là ít nhất.
Sau khi lựa chọn vị trí lưới ơ vng tối ưu nhất, cần xác định vị trí gốc của lưới, vị
trí các mắt lưới, hướng của các trục tọa độ song song hay vuông góc với đường giao
thơng nào hay trục chính cơng trình nào. Nên thể hiện rõ những giá trị tọa độ ngay trên
bản thiết kế lưới ô vuông xây dựng. Giúp cho cơng tác bố trí thực địa sau này thuận tiện.
2.3.4. Chọn điểm gốc, toạ độ gốc của hệ toạ độ giả định
Khi chọn điểm gốc của hệ toạ độ giả định thường chọn sao cho toàn bộ khu vực xây
dựng cơng trình nằm lọt vào góc phần tư thứ nhất của hệ toạ độ này. Nếu có thể được
thì nên cố gắng đặt gốc của hệ toạ độ giả định trùng với một điểm khống chế toạ độ nằm
trong hệ toạ độ Nhà nước để việc tính chuyển toạ độ sau này được dễ dàng. Do đó:
- Với khu vực xây dựng có diện tích nhỏ nên chọn điểm gốc của hệ toạ độ giả định nằm
ở góc Tây Nam của khu vực xây dựng và toạ độ điểm gốc có thể chọn X = 0, Y = 0;
- Với khu vực xây dựng có diện tích lớn để tránh lan truyền sai số số liệu gốc, điểm gốc
của hệ toạ độ giả định được chọn ở giữa khu vực và toạ độ của điểm gốc được chọn sao
cho tất cả các điểm trong khu vực xây dựng đều có toạ độ dương.
2.3.5 các phương pháp thành lập lưới ơ vng xây dựng
1. Phương pháp hồn ngun
1.1 Trình tự thành lập lưới ơ vng
a- Bố trí sơ bộ mạng lưới ơ vng xây dựng
Giả sử ngồi thực địa đã có hướng gốc N1-N7 (hình 3.5).
Để bố trí lưới ơ vng sơ bộ ngồi thực địa tiến hành như sau:

Đặt máy kinh vĩ tại điểm N1, định hướng máy về tiêu dựng tại điểm N7. Trên hướng
của mặt phẳng ngắm dùng thước thép đặt các khoảng cách liên tiếp bằng chiều dài cạnh
của lưới ô vuông xây dựng sẽ được các điểm N2, N3, N4, N5, N6, đánh dấu các điểm
này ngoài thực địa bằng các cọc gỗ. Giữ nguyên máy tại điểm N1, định hướng máy về
điểm N7, đặt số đọc trên bàn độ nằm có giá trị bằng 0000’00’’, quay máy đến khi nào số
đọc trên bàn độ nằm có giá trị bằng 2700 thì cố định máy lại, trên hướng của mặt phẳng
ngắm dùng thước thép đặt các khoảng cách liên tiếp bằng chiều dài cạnh của lưới ô
vuông xây dựng sẽ được các điểm N14, N15, N28, N29. Chuyển máy về điểm N2 định
hướng máy về điểm N7, quay máy 1800 kiểm tra điểm định hướng N1, làm tương tự ta
8


được các điểm N13, N16, N27, N30. Để bố trí các điểm còn lại ta làm tương tự. Đây là
lưới gần đúng.
N29

N30

N31

N32

N33

N34

N35

N28


N27

N26

N25

N24

N23

N22

N15

N16

N17

N18

N19

N20

N21

N14

N13


N12

N11

N10

N9

N8

N1

N2

N3

N4

N5

N6

N7

Hình 3.7. Bố trí sơ bộ mạng lưới ơ vng xây dựng
Khi bố trí lưới ơ vng sơ bộ cạnh thường được đo với độ chính xác 1/ 2.000, Góc
bố trí với độ chính xác ± 1’. Do đó khi bố trí lưới ơ vng sơ bộ ngồi thực địa có thể
sử dụng máy kinh vĩ có độ chính xác trung bình và thước thép thường.
Khi bố trí sơ bộ bằng máy tồn đạc điện tử có thể bố trí theo trình tự như trên nhưng
cạnh được đo bằng máy và gương, hoặc dựa vào toạ độ thiết kế của các điểm trong mạng

lưới ô vuông và hướng gốc tính ra các yếu tố bố trí theo phương pháp toạ độ cực.
b- Lưới khống chế xác định toạ độ các điểm của lưới ô vuông sơ bộ
Khi thành lập lưới ơ vng xây dựng trên những khu vực có diện tích lớn lưới
khống chế được phát triển theo ba bậc. Sau đây ta phân tích độ chính xác của các bậc.
* Lưới bậc 1:
Theo chu vi của lưới người ta xây dựng đường chuyền hạng IV với chiều dài cạnh
từ 1 - 2km, sai số trung phương đo góc là 2’’, sai số trung phương đo cạnh là 10mm
(hình 3.8a). Đường chuyền này sẽ liên kết các điểm góc của mạng lưới ô vuông xây
dựng (I, II, III, IV). Ngồi ra để liên kết các điểm này cịn có thể thành lập lưới tam giác
hạng IV (hình 3.8b).

Hình 3.8a. Lưới bậc 1 xây dựng theo dạng đường chuyền

9


N 29  II

III  N 35

N1  I

IV  N 7

Hình 3.8b. Lưới bậc 1 xây dựng theo dạng lưới tam giác
*Lưới bậc 2:
Dọc theo chu vi của lưới đặt các đường chuyền duỗi thẳng cấp 1 giữa các điểm đa
giác hoặc tam giác hạng IV nằm ở góc lưới. Chiều dài cạnh các đường chuyền cấp 1
thường là 200m, sai số trung phương đo góc là 5’’, đo cạnh là 5mm (hình 3.9).
Khi tính tốn độ chính xác của lưới ô vuông xây dựng xuất phát từ yêu cầu: sai số vị trí

tương hỗ giữa các điểm kề nhau của lưới không được vượt quá 1/ 10.000 chiều dài cạnh.
Khi cạnh lưới dài 200m thì sai số này là  20mm. Như vậy sai số tương hỗ giữa hai
điểm tại vị trí yếu nhất của lưới (ở đây xét cặp điểm i-k) phải thoả mãn điều kiện [2]:
Sai số tương hỗ giữa hai điểm kề nhau tại vị trí yếu nhất của lưới phải thoả mãn:
𝑚𝛼2 𝑙 2
) ≤ ±20𝑚𝑚,
𝑚2 =
+(
𝜌
trong đó: 𝑚𝑙2 - sai số xác định chiều dài cạnh;
𝑚𝛼2 - sai số phương vị cạnh trong lưới bậc 2;
l - chiều dài cạnh đường chuyền.
2
√𝑚𝑙2

(3.1)

Hình 3.9. Sơ đồ lưới khống chế bậc2
*Lưới bậc 3:
Lưới chêm dày bậc ba dựa vào các điểm đường chuyền cấp 1 (hình 3.10). Có nhiều
phương pháp thành lập lưới tăng dầy bậc ba tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác và điều
kiện phương tiện máy móc và thiết bị hiện có. Trong thực tế sản xuất hiện nay thường
sử dụng phương pháp đường chuyền và phương pháp lưới tứ giác không đường chéo.

10


N 29  II

N1  I


III  N 35













•k













•i


•j


































IV  N 7

Hình 3.10. Lưới bậc 3 theo dạng đường chuyền
Mạng lưới ô vuông xây dựng đương nhiên phải thỏa mãn yêu cầu đo vẽ bản đồ tỷ
lệ 1/500, như vậy, sai số trung phương vị trí điểm yếu của lưới ô vuông xây dựng phải
thỏa mãn giá trị ±10 𝑐𝑚. Ta có:
𝑀𝑝2 = 𝑚12 + 𝑚22 ,
(3.4)
trong đó: 𝑀𝑝 là SSTP vị trí điểm yếu của lưới so với điểm gốc;
𝑚1 là SSTP vị trí điểm yếu của lưới bậc 1 so với điểm gốc;
𝑚2 là SSTP vị trí điểm yếu của lưới bậc 2 so với điểm của lưới bậc 1.
Nếu coi hệ số tăng giảm độ chính xác giữa các cấp lưới K = 2 thì ta có:
𝑀𝑝2 = 𝑚12 + 4𝑚12 ,
(3.5)
tức là: 𝑚1 = 4,5𝑐𝑚 và 𝑚2 = 8,9𝑐𝑚. [2].
- Phương pháp đường chuyền: gồm các đường chuyền duỗi thẳng song song với
nhau giữa các điểm đường chuyền bậc hai nằm trên các cạnh đối diện (hình 3.10).
Sai số trung phương vị trí điểm yếu (điểm i, j, k trên hình 3.10) của đường chuyền
bậc 3 phải thoả mãn [2]:
𝑚𝑙3 ≤ 2𝑚2 = 17,8𝑐𝑚
𝑚𝛽3 2 𝑛 + 3 2
}
(3.6)
2
2

) .
𝑀𝑐 = 𝑚𝑙3 . 𝑛 + (
. 𝐿 = 𝑚12 + 𝑚22 ,
𝜌
12
trong đó: 𝑀𝑐 là SSTP vị trí điểm yếu của đường chuyền bậc 3;
𝑚𝑙3 là SSTP đo cạnh của đường chuyền bậc 3;
𝑚𝛽3 là SSTP đo góc của đường chuyền bậc 3;
n - số cạnh của đường chuyền;
L - chiều dài đường chuyền duỗi thẳng.
Nếu chỉ có một trong hai yêu cầu trên được thoả mãn thì cần thay đổi 𝑚𝑙3 và 𝑚𝛽3
để đảm bảo đồng thời cả hai yêu cầu trên.
- Lưới tứ giác không đường chéo: Phương pháp này được sử dụng khi thành lập
lưới ô vuông xây dựng trên phạm vi rộng lớn và với yêu cầu độ chính xác cao. Lưới
được xây dựng trên cơ sở các cặp điểm của lưới bậc hai. Lưới này dựa vào đường đa
giác cấp 1 nên khơng cần đo cạnh mà chỉ đo các góc trong lưới. [2].

11


N 29  II

III  N 35

































































N1  I

IV  N 7


Hình 3.11. Lưới bậc 3 xây dựng theo dạng lưới tứ giác khơng đường chéo
c- Hồn ngun và chơn mốc các điểm trong mạng lưới ô vuông
- Công tác hồn ngun điểm
Thực tế bố trí có thể phạm phải sai số và toạ độ thực tế của các điểm trong lưới ô
vuông sơ bộ sẽ khác nhiều so với toạ độ thiết kế.
Sau khi bố trí xong lưới, cần tính tốn kiểm tra vị trí thiết kế của các điểm trên thực
địa có đúng hay khơng, dựa vào toạ độ thực tế tính được của các điểm sơ bộ sau khi
triển khai qua ba cấp lưới, so sánh với toạ độ thiết kế của chúng trong bản thiết kế quy
hoạch tổng mặt bằng, bằng cách giải bài toán nghịch xác định các yếu tố hồn ngun
về góc và chiều dài. Sau đó từ các mốc sơ bộ, đặt các yếu tố hồn ngun để tìm vị trí
đúng của các điểm.
'
Ví dụ: Hồn ngun điểm N9 dựa trên cơ sở điểm ô vuông sơ bộ N 9' và N 10
Toạ độ thực tế của điểm sơ bộ N 9'
Toạ độ thiết kế N9

X = 200,372 m
X = 200,000 m

Y = 100,673 m
Y = 100,000 m
Tính được các yếu tố hồn nguyên:
YN − YN
tgα N − N =
= 1,809139
XN − XN
'
9

9


'
9

9

'
9

9

 α N −N = 241004'30"
'
9

 S=

9

ΔX N − N
'
9

cosα N − N
'
9

=

9


9

ΔYN − N
'
9

sinα N − N
'
9

 S = 0,764m

9

9

β = α N −N − α N −N ( α N' −N' lấy từ bảng tính bình sai lưới ơ vng sơ bộ)
'
9

9

'
9

'
10

9


10

Sau khi tính được yếu tố hồn ngun phải lập sơ đồ hoàn nguyên cho từng điểm để
tránh nhầm lẫn khi hoàn nguyên điểm ngoài thực địa. Dưới đây là ví dụ về sơ đồ hồn
ngun điểm N’9 (hình 3.12).
Hồn ngun điểm N9 ngồi thực địa:

12


N

'
'
9 − N10

= 89059' 20"

N 9'

 = 151005'10"
N9

N

'
9 − N9

'

N 10

= 2410 04'30"

Hình 3.12. Sơ đờ hồn ngun điểm 𝑵𝟗
Đặt máy toàn đạc điện tử tại điểm mốc sơ bộ 𝑁′9 định hướng máy về tiêu ngắm ở
điểm mốc 𝑁′10 ,. Quay ống kính máy một góc 𝛽 theo phương pháp bố trí góc thiết kế.
Ta được hướng cần tìm điểm 𝑁9 ngồi thực địa. Theo hướng đó, điều chỉnh ngưới cầm
gương sao cho số đọc khoảng cách từ máy đến gương có giá trị bằng yếu tố hồn
ngun về chiều dài S = 0,764m, đánh dấu điểm này bằng cọc gỗ có đinh nhỏ bên trên
và đánh dấu điểm.
Sau khi hoàn nguyên ta cũng cần tiến hành kiểm tra cơng tác hồn ngun. Cơng
tác kiểm tra được tiến hành như sau:
'
Đặt máy toàn đạc điện tử tại điểm N 9' định hướng máy về tiêu dựng tại điểm N 10
đo góc bằng β. So sánh góc β đo được với góc β trên sơ đồ hồn ngun chênh lệch
khơng được vượt quá  15’’. Đo lại khoảng cách hoàn nguyên sai số giữa kết quả đo
kiểm tra và kết quả bố trí phải nhỏ hơn  3mm.
Sai số trung phương vị trí điểm sau hồn ngun so với điểm sơ bộ có thể tính theo
cơng thức:
𝑚𝛽2
2
2
2
𝑚𝑝 = 𝑚𝑠 + 𝑆 . 2 ,
(3.10)
𝜌
trong đó:
𝑚𝑝 - sai số trung phương xác định vị trí điểm hồn ngun;
𝑚𝑠 - sai số đặt đoạn hoàn nguyên S;

𝑚𝛽 - sai số trung phương đặt góc β.
Nếu lấy giá trị 𝑚𝑠 = ± 2mm, S = 5m, 𝑚𝛽 = ± 1’ thì 𝑚𝑝 = ± 2,4 mm.
Khi hoàn nguyên điểm, lưu ý khoảng cách hồn ngun được tính theo hướng nằm
ngang. Vì vậy, trong chế độ đo của máy toàn đạc điện tử, cần quy về khoảng cách nằm
ngang để hồn ngun.
- Chơn mốc các điểm trong mạng lưới ô vuông
Các điểm của mạng lưới ơ vng xây dựng sau khi hồn ngun xong được cố định
bằng các mốc bê tông. Để đặt cho tâm mốc bê tơng trùng với tâm điểm hồn ngun thì
trước khi đào hố chơn mốc, cần gửi tâm mốc ra bên ngồi theo hai hướng vng góc với
nhau tại vùng tâm mốc, đóng bốn cọc cách tâm mốc khoảng 2 - 2,5m, để khi căng sợi
dây thép đường kính 1mm qua từng cặp điểm cọc, giao điểm của chúng trùng với tâm
mốc.
Trong q trình đổ beton và chơn mốc, cần điều chỉnh sao cho tâm của mốc bê tông
trùng với giao điểm của hai sợi chỉ căng trên hai cọc đối diện.
Sau khi chôn mốc bê tông xong, tiến hành kiểm tra bằng cách đo lại khoảng cách
và góc giữa tâm mốc bê tông với tâm mốc tạm thời phải đúng bằng nguyên tố hoàn
nguyên về chiều dài S và góc.
d- Đo kiểm tra mạng lưới ơ vng xây dựng
13


Sau khi chôn mốc bê tông cho các điểm của mạng lưới ô vuông tiến hành đo kiểm
tra để xác định độ chính xác thành lập lưới, đồng thời đánh giá khả năng sử dụng của
mạng lưới. Sử dụng máy toàn đạc điện tử, tiến hành kiểm tra tọa độ của lưới. Đối với
một lưới lớn, việc kiểm tra sẽ làm tuần tự từ gốc của lưới ra đến điểm xa nhất.
Yêu cầu kiểm tra là tất cả các cạnh của mạng lưới. Khi đó gương sẽ được đặt tại các
điểm của lưới theo trật tự xen kẽ (hình 3.13).

Hình 3.13. Sơ đờ kiểm tra góc trong mạng lưới ơ vng
Hạn sai đo kiểm tra về góc và cạnh được ước tính như sau:

Sai số vị trí tương hỗ giữa hai điểm của lưới khi chiều dài cạnh l = 200m là  20mm,
được tính theo cơng thức:[2]
𝑚 = √𝑚𝑙2 + (𝑙.

𝑚𝛽 2
) = ±20𝑚𝑚 ,
𝜌

(3.11)

Nếu coi ảnh hưởng của sai số đo góc và đo cạnh là như nhau thì:
𝑚
𝑚𝑙 =
= 14,2𝑚𝑚
√2
𝑚. 𝜌
𝑚𝛽 =
= ±14,6"
𝑙. √2
Sau khi đo kiểm tra nếu các sai lệch không vượt quá hạn sai thì có thể xem việc
hồn ngun mạng lưới đạt u cầu độ chính xác và khi bố trí cơng trình có thể coi toạ
độ các điểm đúng bằng toạ độ thiết kế, cịn các góc trong mạng lưới là góc vuông.
e- Lưới khống chế độ cao xác định độ cao các điểm trong mạng lưới ô vuông xây
dựng.
Các điểm mốc của mạng lưới ô vuông xây dựng đồng thời cũng là các điểm khống
chế độ cao, để bố trí và đo vẽ hồn cơng cơng trình. Để thoả mãn u cầu này sai số
trung phương tương hỗ về độ cao giữa hai điểm liền kề của mạng lưới phải nhỏ hơn ±
2mm đến ± 3mm. Để đảm bảo độ chính xác như trên đối với các khu vực lớn, cần bố trí
lưới khống chế độ cao theo hai bậc:
- Bậc 1: bao gồm các điểm thủy chuẩn hạng III dọc theo chu vi của lưới ô vuông xây

dựng. Nếu lưới lớn, cần phân chia thành các vùng nhỏ hơn để chiều dài thủy chuẩn hạng
III không quá lớn.
- Bậc 2: các đường thuỷ chuẩn hạng IV được xây dựng trên cơ sở các điểm của lưới
đường chuyền bậc 3, bằng cách tăng dày khống chế độ cao hạng III vào bên trong lưới.
Chiều dài cho phép của các đường thuỷ chuẩn được tính tốn xuất phát từ u cầu
độ chính xác của cơng tác bố trí.
Khi đo thủy chuẩn lưới ô vuông, ta đặt máy thủy chuẩn hình học tại tâm của một ơ
vng, một trạm máy có thể ngắm tới 4 hướng tại 4 đỉnh của lưới. Như vậy, số trạm
14


máy giảm đi 2 lần. Cần ghi sổ đo thủy chuẩn cẩn thận và vẽ đầy đủ sơ đồ đo để kiểm tra
nội nghiệp được dễ dàng.
Độ cao các điểm của lưới ô vuông xây dựng nhất thiết phải được kết nối với hệ
thống độ cao Nhà nước. Tuy lưới khống chế độ cao được bình sai như một lưới tự do
với một độ cao gốc giả định nào đó, nhưng khi đo nối cần tiến hành đo tới hai điểm có
độ cao Nhà nước nhằm mục đích kiểm tra việc đo nối.
Bình sai và tính tốn mạng lưới khống chế độ cao tiến hành như sau: [2]
Nếu lưới thuỷ chuẩn hạng III và hạng IV gồm các tuyến đơn thì đầu tiên bình sai
vịng thuỷ chuẩn khép kín hạng III bằng cách phân phối sai số khép tỷ lệ với số trạm
máy. Sau đó các đường thuỷ chuẩn hạng IV cũng được tính tốn tương tự.
Nếu lưới thuỷ chuẩn hạng III gồm một số vòng khép kín thì nó được bình sai theo
phương pháp thay thế trọng số tương đương hoặc phương pháp bình sai gián tiếp thơng
thường.
1.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp hoàn nguyên
Ưu điểm: phương pháp này cho phép rút ngắn được thời gian và giá thành thi cơng
mạng lưới. Việc hồn ngun các điểm có thể khơng phải làm ngay hết tồn bộ mạng
lưới, do vậy đối với khu vực nào cần ưu tiên xây dựng trước thì tiến hành hồn ngun
trước, cịn các phần khác của mạng lưới sẽ tiếp tục hoàn thiện sau.
Nhược điểm: trong suốt q trình đo đạc, tính tốn bình sai các điểm của lưới được

2. Phương pháp trục
Phương pháp này sử dụng cho các nhà máy hoặc khu công nghiệp nhỏ, có diện tích
khoảng 5km2. Phù hợp với máy tồn đạc điện tử thơng dụng.
2.1. Bố trí hướng khởi đầu
Phương pháp trục trọn điểm gốc là điểm trung tâm của lưới đối với khu công nghiệp
hoặc chọn điểm gốc lưới là điểm góc gần tường rào đối với nhà máy.

Hình 3.14. Phương pháp trục bố trí lưới ơ vng xây dựng
Đối với khu vực công nghiệp, đầu tiên bố trí trên thực địa điểm A có hai hướng khởi
đầu vng góc với nhau nằm ở giữa khu vực xây dựng (hình 3.14). Do có sai số bố trí
nên hai hướng này có thể khác 900. Dùng máy kinh vĩ chính xác đo lại góc vng β từ
hai đến ba lần đo. Xem sai số của nó so với 900 và điều chỉnh vị trí các điểm B, C bằng
các số hiệu chỉnh ΔSB , ΔSC để cho AB và AC thật vng góc với nhau.
Các số hiệu chỉnh này được tính theo cơng thức:
∆𝛽
∆𝛽
∆𝑆𝐵 = 𝐴𝐵1 .
, ∆𝑆𝐶 = 𝐴𝐶1 .
,
(3.12)
2𝜌
2𝜌
ở đây: Δβ = 900 – β; Các điểm A, B1 và C1 được lựa chọn trên bản thiết kế quy hoạch
tổng thể. Việc lựa chọn điểm gốc cần theo quy định về xây dựng mốc khống chế quốc
gia. Cố định các điểm B, C trên thực địa bằng các cọc gỗ và đánh dấu điểm bằng các
đinh nhỏ.
2.2. Bố trí chi tiết mạng lưới
15



Dọc theo các hướng AB và AC đặt các đoạn thẳng bằng chiều dài cạnh của lưới ô
vuông xây dựng. Việc định tuyến được tiến hành bằng máy toàn đạc điện tử. Kết thúc
việc bố trí trên hai hướng này tại các điểm cuối cùng F, R, D, E. Tại những điểm này,
dựng các góc vng và tiếp tục bố trí các điểm của lưới theo phương pháp tuần tự. Như
vậy đã xác định được trên thực địa bốn tứ giác của lưới ô vuông xây dựng với các cạnh
đã được bố trí. Sau đó thay thế các mốc gỗ tạm thời bằng các mốc bê tông chắc chắn.
Cách thay thế cũng tương tự như của phương pháp hoàn nguyên đã trình bày ở trên.
Tiếp theo trên các hướng giữa các điểm tương ứng, ta tăng dày các điểm bên trong lưới.
Để tính tốn, ta coi các điểm lưới ơ vng xây dựng được bố trí lần đầu là đường chuyền
cấp 1, còn các điểm chêm dày là đường chuyền cấp 2.
Nếu khu vực xây dựng có diện tích khơng lớn và việc bố trí các đỉnh của lưới được
tiến hành với độ chính xác cao thì toạ độ các điểm nhận được sau bình sai sẽ khơng khác
mấy so với toạ độ thiết kế. Sai số vị trí điểm trong khoảng 5cm là đảm bảo yêu cầu. Tuy
nhiên khi thành lập những mạng lưới lớn, độ chính xác bố trí thường khơng đảm bảo.

Hình 3.15. Đường chuyền cấp 1 và đường chuyền cấp 2 tăng dày
Đối với một nhà máy thơng thường, có chiều dài 1km x 2km thì có thể dùng phương
pháp trục để bố trí lưới ơ vuông xây dựng. Cách đơn giản là sử dụng phương pháp định
vị vệ tinh GNSS tăng dày 2 điểm (thông hướng nhau) khống chế trắc địa trong khu vực
nhà máy. Vị trí của 2 điểm này nên nằm gần vùng biên, hàng rào và tốt nhất nên nằm
dọc theo chiều dài của cạnh lớn bên trong nhà máy. Độ chính xác vị trí điểm phải tương
đương điểm Địa chính cơ sở. Từ 2 điểm gốc đó phát triển ra tồn bộ lưới ô vuông xây
dựng nhà máy.
2.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: toàn bộ các điểm sau khi bố trí sơ bộ sẽ được thay ngay bằng các mốc bê
tơng chắc chắn nên trong q trình đo đạc, tính tốn bình sai chúng được bảo vệ một
cách tin cậy.
Nhược điểm: do sự tích luỹ sai số nên toạ độ thực tế của các điểm ở xa điểm gốc sẽ
khác nhiều so với toạ độ thiết kế. Do vậy phương pháp này chỉ áp dụng ở những khu
vực nhỏ đòi hỏi độ chính xác khơng cao.


16


BÀI 3: BỐ TRÍ CƠNG TRÌNH
3.1. Thiết kế cơng trình
3.1.1.Khái niệm về bản vẽ thiết kế cơng trình
Cơng tác bố trí cơng trình nhằm mục đích đảm bảo cho các hạng mục cơng trình
hoặc các kết cấu riêng biệt được xây dựng đúng theo vị trí thiết kế. Tuỳ theo điều kiện
cụ thể về lưới khống chế phục vụ bố trí và trang thiết bị của nhà thầu, có thể sử dụng
phương pháp toạ độ vng góc, phương pháp toạ độ cực, phương pháp đường chuyền
toàn đạc, phương pháp giao hội hoặc phương pháp tam giác khép kín để thực hiện việc
bố trí cơng trình.
Trước khi tiến hành bố trí cơng trình cần phải kiểm tra lại các mốc của lưới khống
chế mặt bằng và độ cao.
Trình tự bố trí cơng trình được tiến hành theo các nội dung sau:
- Lập lưới bố trí trục cơng trình;
- Định vị cơng trình;
- Chuyển trục cơng trình ra thực địa và giác móng cơng trình;
- Bố trí các trục phụ của cơng trình dựa trên sở các trục chính đã được bố trí ;
- Bố trí chi tiết các trục dọc và trục ngang của các hạng mục cơng trình;
- Chuyển trục và độ cao lên các tầng xây lắp;
- Bố trí các điểm chi tiết của cơng trình dựa vào bản vẽ thiết kế;
- Đo vẽ hồn cơng.
Tổ chức thiết kế cần giao cho nhà thầu các bản vẽ cần thiết, gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng cơng trình;
- Bản vẽ bố trí các trục chính của cơng trình (có ghi đủ kích thước, toạ độ giao
điểm giữa các trục);
- Bản vẽ móng của cơng trình (các trục móng kích thước móng và độ sâu);
- Bản vẽ mặt cắt cơng trình (có các kích thước và độ cao cần thiết).

Trước khi tiến hành bố trí cơng trình phải kiểm tra cẩn thận các số liệu thiết kế giữa
các bản vẽ chi tiết so với mặt bằng tổng thể, kích thước từng phần và kích thước tồn
thể. Mọi sai lệch cần phải được báo cáo cho cơ quan thiết kế để xem xét và chỉnh sửa.
Trước khi bố trí một cơng trình xây dựng nói chung và khi bố trí một cơng trình cơng
nghiệp nói riêng, người cán bộ trắc địa phải nghiên cứu tìm hiểu và đọc được các bản
vẽ thiết kế cơng trình.
Với một cơng trình xây dựng thường được thiết kế theo nhiều giai đoạn khác nhau. Để
bố trí cơng trình ngồi thực địa phải sử dụng bản vẽ thiết kế cuối cùng, đã qua kiểm định
và thử nghiệm các thông số kỹ thuật. Bản vẽ này trong xây dựng gọi là bản vẽ kỹ thuật
thi công.
Trong bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các bản vẽ thiết kế thường được chia thành các
nhóm bản vẽ sau:
1- Nhóm bản vẽ kiến trúc
Đây là nhóm có nhiều bản vẽ nhất với một cơng trình nó bao gồm các loại bản vẽ:
- Bản vẽ mặt bằng định vị;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng;
- Bản vẽ mặt bằng mái;
- Bản vẽ mặt bằng các chi tiết của cơng trình;
- Bản vẽ mặt cắt đứng theo các trục cơng trình;
- Bản vẽ mặt cắt đứng của các chi tiết công trình.
17


2- Nhóm bản vẽ móng
Nhóm này thường có các bản vẽ:
- Bản vẽ mặt bằng móng;
- Bản vẽ mặt bằng cọc móng;
- Bản vẽ chi tiết cọc móng;
- Bản vẽ chi tiết các các phần của móng như đế móng, thân móng, dầm móng…;
- Bản vẽ các cơng trình ngầm bên trong móng.

3- Nhóm bản vẽ kết cấu
Nhóm này bao gồm các bản vẽ kết cấu chi tiết từng bộ phận của cơng trình như bản vẽ
mặt bằng kết cấu móng, bản vẽ mặt bằng kết cấu sàn, bản vẽ kết cấu dầm…
4- Nhóm bản vẽ về nước
Nhóm này thường có các loại bản vẽ:
- Bản vẽ mặt bằng cấp và thoát nước tổng thể;
- Bản vẽ mặt bằng cấp và thoát nước cho các tầng;
- Bản vẽ sơ đồ khơng gian cấp và thốt nước;
- Bản vẽ sơ đồ cấp nước phịng cháy, chữa cháy;
- Bản vẽ các cơng trình trữ nước.
5- Nhóm bản vẽ về cấp điện
Nhóm bản vẽ này bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ tổng thể cấp điện cho cơng trình;
- Bản vẽ cung cấp điện cho các tầng, các phân xưởng;
- Bản vẽ chi tiết cung cấp điện cho từng thiết bị;
- Bản vẽ sơ đồ các tủ điều khiển.
6- Nhóm bản vẽ lắp đặt máy, thiết bị cơng nghiệp
Nhóm bản vẽ này tuỳ thuộc vào từng cơng trình cụ thể nhưng nhìn chung nhóm bản vẽ
này có ba loại:
- Bản vẽ thiết kế tổng thể;
- Bản vẽ trục chính, trục lắp ráp các thiết bị công nghiệp;
- Bản vẽ thiết kế chi tiết thiết bị công nghiệp.
7- Một số lưu ý về sử dụng bản vẽ khi bố trí cơng trình
Với một cơng trình xây dựng thường có rất nhiều bản vẽ thiết kế, khi bố trí ngồi
thực địa cần phải lấy được bản vẽ thiết kế cho thích hợp với từng thời điểm thi cơng.
Trong thực tế khi bố trí cơng trình thường phân loại bản vẽ theo các giai đoạn bố trí
thi cơng.
Giai đoạn bố trí cơ bản sử dụng bản vẽ thiết kế mặt bằng tổng thể.
Giai đoạn bố trí chi tiết cần theo dõi lý trình thi cơng để có kế hoạch sử dụng bản
vẽ thiết kế cho thích hợp. Hiện nay khi bố trí một cơng trình xây dựng nào cũng yêu cầu

cán bộ trắc địa viết phương án thi công. Một nội dung cơ bản của phương án là xác định
bản vẽ thiết kế cho từng thời điểm thi cơng và phương án bố trí cho từng thời điểm.
Giai đoạn bố trí lắp ráp thiết bị cơng nghiệp cần sử dụng các bản vẽ thuộc nhóm
bản vẽ thiết kế lắp đặt máy, thiết bị kỹ thuật.
Khi bố trí hạng mục nào của cơng trình cũng cần sử dụng bản vẽ thiết kế chi tiết về
mặt bằng và bản vẽ mặt cắt đứng tại vị trí thi cơng.
3.3.2. Lập bản vẽ sơ hoạ và bố trí trục chính cơng trình
1- Lập bản vẽ sơ hoạ các trục chính của cơng trình

18


1

N12

N22

258.00

II

344.00
472.00

III

254.00
730.00


I
54.00

A

4

N21

90.00

C

X
56.00

N20

72.00

I'
1

IV

C

A

4


N13

Y
70.00

N14

Hình 4.1. Bản vẽ sơ họa trục chính cơng trình
Để bố trí trục chính cơng trình ra thực địa đảm bảo độ chính xác, tránh nhầm lẫn trong
khi bố trí, cần dựa vào bản vẽ thiết kế thi công để lập bản vẽ sơ hoạ trục cơng trình.
Trên bản vẽ sơ hoạ có tỷ lệ tự chọn cần biểu thị các yếu tố sau:
- Tất cả các điểm của lưới ơ vng xây dựng lân cận cơng trình có kèm theo toạ độ;
- Các trục chính của cơng trình kèm theo toạ độ của các điểm trục và ký hiệu các trục;
- Các kích thước cạnh cơng trình.
2- Bố trí trục chính cơng trình ngồi thực địa
Trước khi bố trí trục chính cơng trình phải lựa chọn các điểm của lưới khống chế
dùng cho cơng tác bố trí, các điểm này cần nằm gần yếu tố bố trí và có thể tiến hành
công tác đo đạc một cách thuận lợi. Cũng có thể sử dụng các điểm hoặc đường thẳng cố
định của một số cơng trình quan trọng có trên thực địa làm cơ sở để bố trí trục chính
cơng trình. Chẳng hạn ta có thể sử dụng cạnh của các toà nhà, phân xưởng, trục của các
tuyến đường giao thơng…làm cơ sở bố trí. Trục chính của cơng trình được xác định dựa
trên trục chính của tồn bộ nhà máy hoặc khu công nghiệp. Hệ thống tọa độ trong khu
cơng nghiệp có thể là riêng biệt mà khơng phụ thuộc vào hệ thống tọa độ quốc gia. Hệ
tọa độ độc lập này thường có trục x hoặc y song song với một cạnh của khu nhà máy
hoặc khu công nghiệp. Trong trường hợp này, để bố trí trục chính nên chọn phương pháp
toạ độ vng góc.
Việc bố trí trục chính thực chất bố trí các điểm trục chính ngồi thực địa.
Giả sử khi bố trí trục chính (A-A) cụ thể là bố trí hai điểm trục chính (I; IV). Để bố
trí các điểm trục theo phương pháp toạ độ vng góc, cần căn cứ vào toạ độ thiết kế của

các điểm trục chính và toạ độ của các điểm toạ độ lưới ơ vng xây dựng gần nhất, tính
các yếu tố bố trí là các gia số toạ độ.
+ Bố trí điểm trục I:
Đặt máy kinh vĩ tại điểm N12, định hướng máy về tiêu dựng tại điểm N13 và đặt theo
hướng này một khoảng cách nằm ngang có giá trị bằng ΔYN12 −I (72.00m), ta được điểm
I’ ngoài thực địa.
Chuyển máy đến đặt tại điểm I’, định hướng máy về điểm N12 dựng góc vng với
cạnh của lưới ô vuông bằng hai vị trí bàn độ, ta xác định được hướng từ điểm I’ tới điểm
I, trên hướng đó đặt một đoạn thẳng nằm ngang từ điểm I’ có giá trị bằng giá trị của
ΔX N12 −I (54.00m), được vị trí điểm I ngồi thực địa.
19


Điểm I cũng có thể được bố trí theo trình tự: đặt đoạn ΔX N

12

−I

trước, sau đó theo

hướng vng góc đặt đoạn ΔYN12 −I . Tuy nhiên căn cứ vào giá trị tuyệt đối của các giá trị
ΔX ; ΔY để chọn trình tự bố trí để đạt độ chính xác cao nhất. Khi ΔX có giá trị tuyệt
đối lớn bố trí ΔX trước, ΔY sau. Ngược lại nếu giá trị tuyệt đối của ΔY lớn bố trí ΔY
trước, ΔX sau.
+ Điểm trục chính IV dược bố trí tương tự như bố trí điểm trục I, nhưng được bố trí
từ điểm N14.
Sau khi bố trí điểm trục chính I và điểm trục chính IV ngồi thực địa, như vậy ta đã
bố trí được trục chính A - A ngồi thực địa. Các trục chính cịn lại của cơng trình được
bố trí tương tự.

+ Kiểm tra độ chính xác bố trí trục chính cơng trình: việc kiểm tra được tiến hành
bằng công tác đo lại khoảng cách giữa các điểm trục chính cơng trình, đo chiều dài
đường chéo cơng trình và đo góc vng của các trục cơng trình tại vị trí điểm trục.
Khi bố trí trục chính, ta mới chỉ xác định được vị trí của cả cơng trình trên khu vực
và định hướng nó với các cơng trình lân cận cho nên sai số cho phép về chiều dài từ
''
1/4000 đến 1/5000; sai số về góc so với góc vuông của các trục không quá  20 .
Các điểm trục chính sau khi kiểm tra đảm bảo độ chính xác sẽ được cố định bằng
các mốc chôn chắc chắn.
3- Bố trí trục cơ bản của cơng trình
Các trục chính là cơ sở để bố trí các trục cơ bản của cơng trình. Các trục cơ bản là thành
phần tăng dày của trục chính nhằm bố trí chi tiết các hạng mục thi cơng. Phương pháp
bố trí các trục cơ bản của cơng trình, phụ thuộc vào sự phân bố các hạng mục cơng trình,
điều kiện địa hình tại khu vực bố trí và thiết bị đo đạc hiện có. Thông thường các trục
cơ bản được xác định từ các trục chính, bằng phương pháp đặt khoảng cách thiết kế trên
hướng trục chính cơng trình. Sai số cho phép khoảng cách giữa các trục cơ bản kề nhau,
giữa trục cơ bản với trục chính tuỳ thuộc vào kết cấu cơng trình, nếu cơng trình kết cấu
bằng sắt thì sai số cho phép từ 2mm đến 3mm, nếu cơng trình có kết cấu bằng beton cốt
sắt thì sai số cho phép từ 3mm đến 5mm. Khi hồn thành việc bố trí trục cần lập bản vẽ
hồn cơng, đồng thời cố định trục bằng các mốc cố định phía ngồi cơng trình.
4- Đánh dấu trục chính, trục cơ bản cơng trình
Để đảm bảo sự tồn tại của các trục trong suốt quá trình thi cơng, sau khi bố trí các trục
chính và trục cơ bản ngoài thực địa phải đánh dấu các trục cơng trình bằng các mốc cố
định phía ngồi cơng trình đảm bảo sao cho khi thi cơng các điểm này không bị phá huỷ.

Hình 4.2. Đánh dấu trục công trình
20


Giả sử cần đánh dấu trục A-A và trục 1-1 ta làm như sau:

Đặt máy kinh vĩ tại điểm trục I, định hướng máy về điểm trục IV trên hướng đó ở phía
ngồi cơng trình, tại vị trí đảm bảo ổn định về địa chất cơng trình cũng như ổn định trong
q trình thi cơng, chơn hai mốc beton cố định, sao cho tâm của hai mốc nằm trên hướng
trục ngắm và khoảng cách giữa hai mốc tối thiểu từ 3m đến 5m. Sau đó quay máy đi
1800 trên hướng đó ta cũng chơn hai mốc tương tự. Như vậy đã đánh dấu trục A-A ở
phía ngồi cơng trình.
Để đánh dấu trục 1-1 phía ngồi cơng trình ta vẫn giữ máy tại vị trí điểm trục I, định
hướng máy về điểm trục II, trên hướng này ta cũng đánh dấu hai điểm phía ngồi cơng
trình. Sau đó quay máy đi 1800 trên hướng này ta cũng đánh dấu hai điểm phía ngồi
cơng trình.
Để đánh dấu các trục cịn lại của cơng trình ta làm tương tự. Sau khi đánh dấu các trục
phải kiểm tra độ chính xác bằng cách đo lại khoảng cách giữa các trục, so sánh với hạn
sai cho phép. Hạn sai cho phép khi đánh dấu trục ra phía ngồi cơng trình bằng với hạn
sai khi bố trí trục cơ bản của cơng trình.
1
350

100

11.000
250

250

150
13.500
I

150


150

100

A

250

250

350

12.000

100

350

150

250

250

100

11.000

100


13.500

150

12.000

11.000

150

150

150

13.500

150

150

150
100

11.000

150
13.500

250


250
100

12.000

350

350
A

11.000

100

12.000

350

11.000

11.000

11.000

350

350
1

21



BÀI 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ NGHIÊNG CƠNG TRÌNH

4.1.1. Độ nghiêng
- Đối với cơng trình cao dạng tháp: Nghiêng là khi trục đứng của cơng trình
khơng cịn trùng với phương của dây dọi.
- Đối với các bệ móng có kích thước lớn: Nghiêng là khi bề mặt của bệ máy
khơng cịn nằm trên một mặt phẳng nằm ngang.
Độ nghiêng xảy ra do sai sót trong q trình thi cơng, do tác động của các
yếu tố ngoại cảnh, do cơng trình lún không đều.
4.1.2. Sự thay đổi độ nghiêng
Là diễn biến của độ nghiêng theo thời gian.
Để xác định độ nghiêng chỉ cần đo một lần (tức là xác định độ nghiêng tức
thời của cơng trình). Còn để xác định sự thay đổi độ nghiêng cần phải thiết kế đo
nhiều lần (nhiều chu kỳ) để so sánh với nhau.
4.1.3. Đơn vị độ nghiêng
Độ nghiêng của cơng trình có thể được biều diễn theo đơn vị góc: góc
nghiêng () hoặc hướng nghiêng (); hoặc theo đơn vị chiều dài: thành phần theo
trục X (ex) và thành phần theo trục Y (ey).

Đường dây dọi
đi qua chân CT

Trục thực tế
của cơng trình


Góc nghiêng của cơng trình


Y
Hướng nghiêng của cơng trình
ex

α

X

ey
e

Hình 4.1. Các yếu tố của độ nghiêng cơng trình
4.2. Các phương pháp quan trắc độ nghiêng cơng trình
22


Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của khu vực, đặc điểm của đối tượng quan
trắc, yêu cầu độ chính xác và khả năng hiện có của máy móc thiết bị, có thể áp
dụng một trong các phương pháp sau đây:
4.2.1 Phương pháp cơ học
Đây là phương pháp đơn giản nhất để đo độ nghiêng cơng trình. Phương
pháp này thường được dùng để đo độ nghiêng các cấu kiện thẳng đứng, các cột
và các cốp pha cột những đối tượng có chiều cao khơng lớn, kiểm tra độ nghiêng
của các bức tường.
Để đo độ nghiêng bằng dây dọi, ở những độ cao khác nhau trên cột người
ta đặt nằm ngang hai thước có vạch khắc và treo sợi dây dọi đi qua hai thước này
(hình 4.2). Ở trạng thái dây dọi yên tĩnh, xác định số đọc trên a và số đọc dưới b.
Độ nghiêng của cột trong mặt phẳng chứa thước vạch được tính:
q=a-b
(4.4)

Nếu q>0 cột bị nghiêng sang trái, nếu q<0 cột bị nghiêng sang phải.
Phương pháp dây dọi có độ chính xác khơng cao. Do dây dọi bị dao động
nên khó đo được khoảng cách chính xác từ dây dọi đến bề mặt của cơng trình.
Đặc biệt là cơng trình càng cao thì độ chính xác càng giảm. Với các cơng trình có
độ cao từ 3 - 5 m thì sai số đo khoảng cách nằm trong khoảng từ 2 - 3m trong điều
kiện khơng có gió.

A

a
Thước
dây dọi
b

BB

Hình 4.2. Phương pháp cơ học
4.2.2. Phương pháp chiếu bằng chỉ đứng của máy kinh vĩ
Để thực hiện phương pháp này có thể sử dụng bất kỳ loại máy kinh vĩ nào.
Việc xác các định độ nghiêng thành phần bằng phương pháp này được thực hiện
như sau:
Máy kinh vĩ đặt tại điểm cố định ,ví dụ điểm A1 (hình 4.3) cách cơng trình
một khoảng bằng chiều cao của nó, cân máy bằng bọt thuỷ dài (đối với máy kinh
vĩ quang cơ) hoặc bằng bọt thuỷ điện tử (đối với máy kinh vĩ điện tử). Đánh dấu
các điểm A(1), A(2), A(k) trên cơng trình (dán hoặc vẽ các tiêu ngắm). Tại điểm A(1)
ở sát mặt đất, đặt một thước có khắc vạch milimet nằm ngang. Chiếu các điểm
A(j) (j=1, 2,k) bằng chỉ đứng của máy kinh vĩ xuống thước đặt ở phía dưới ta sẽ
đọc được khoảng cách dj tính từ điểm A(j) tới hình chiếu của điểm A(1). Chênh lệch
khoảng cách dj trong các chu kỳ đo so với khoảng cách (dj)1 đo được trong chu kỳ
23



đầu cho phép đánh giá được độ nghiêng của công trình theo hướng vng góc với
tia ngắm. Độ nghiêng của cơng trình theo hướng thứ hai cũng được xác định tương
tự.
Nếu khơng có điều kiện đặt thước đo trực tiếp, thì độ lệch có thể được xác
định một cách gián tiếp thông qua việc đo các hướng tới các điểm A(1), A(2), ...A(j).
Trong trường hợp này để tính được độ lệch thành phần cần phải biết cả khoảng
cách từ điểm đặt máy tới cơng trình.
4

4

4

4

4

Hình 4.3. Đo độ nghiêng bằng máy kinh vĩ và thước
Nguồn sai số chủ yếu trong phương pháp này là sai số ngắm chuẩn điểm A.
Sai số này nằm trong khoảng từ 5-10". Với khoảng cách từ điểm đặt máy tới cơng
trình khoảng 100m thì sai số xác định độ nghiêng thành phần do sai số ngắm
chuẩn gây ra nằm trong khoảng từ 3 ÷ 5 mm. Ngoài ra cũng phải kể đến sai số
làm trùng vạch chuẩn của thước với vạch chuẩn tại điểm B và sai số đọc số trên
thước. Tổng hợp hai nguồn sai số này xấp xỉ 1 mm. Như vậy sai số xác định độ
nghiêng theo một hướng sẽ xấp xỉ 5 mm; Sai số xác định véc tơ tổng hợp là 5 2
 7 mm.
Phương pháp này nên ứng dụng để xác định độ nghiêng của các tòa nhà cao
tầng.

4.2.3. Phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tử
Chuẩn bị các điểm đặt máy và các điểm đo giống như trong trường hợp đo
độ nghiêng bằng máy kinh vĩ thông thường. Nếu máy có chế độ đo trực tiếp khơng
cần gương thì các điểm đo nên đánh dấu bằng các vịng trịn. Nếu dùng máy tồn
đạc điện tử thơng thường thì các điểm đo cần phải được gia cố sao cho có thể lắp
được các gương chuyên dùng hoặc dán các gương giấy. Việc xác định độ nghiêng
thành phần trong trường hợp này rất đơn giản bằng các đo khoảng các ngang từ
điểm đặt máy tới các điểm quan trắc. Chênh lệch khoảng cách ngang từ điểm đặt
24


máy tới các điểm đo so với khoảng cách từ điểm đặt máy tới điểm đo đầu tiên trên
mặt bằng tầng 1 chính là độ nghiêng thành phần của điểm đo này theo hướng tia
ngắm.
4

4

4
4 Dấu sơn

4
4

Hình 4.4. Đo độ nghiêng bằng máy toàn đạc điện tử

25



×