Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đề tài Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 110 trang )

Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội VIII đã xác định “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học
và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu”, đồng thời khẳng
định rõ sự cƣờng tráng về thể chất, là nhu cầu của con ngƣời, là vốn quý để tạo
ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con ngƣời về mặt thể chất
là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể [3].
Chỉ thị 36/ CT - TW, ngày 21/03/1994 của Ban bí thƣ Trung ƣơng
Đảng xác định cụ thể mục tiêu: “Thực hiện Giáo dục thể chất trong tất cả các
trƣờng học, làm cho việc tập luyện Thể dục Thể thao trở thành nếp sống hàng
ngày của hầu hết học sinh, sinh viên”[2].
Những nghị quyết, chỉ thị, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc
đã chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với phong trào Thể dục Thể thao quần chúng
nói chung và Thể thao trƣờng học nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có
những tác động tích cực nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác Giáo
dục thể chất. Tuy vậy, những năm qua công tác Giáo dục thể chất trong
trƣờng học vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp, phần nào mang
tính hình thức, chỉ mới quan tâm đến giờ giảng chính khoá. Trong khi đó hoạt
động ngoại khoá lại chƣa đƣợc coi trọng đúng mực, mới chỉ là thời vụ. Tất
nhiên, tình hình đó là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau nhƣ: điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, lực lƣợng giáo viên mỏng, thiếu
hụt, cơ chế hoạt động thiếu hợp lý....
Vậy, muốn nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác Giáo dục thể chất
trong trƣờng học, thì bên cạnh giờ giảng chính khoá phải thực hiện đồng thời
có hiệu quả các hình thức hoạt động ngoại khoá và chỉ có hoạt động ngoại
khóa mới là yếu tố làm thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thể chất của học
sinh, sinh viên trong quá trình đào tạo. Việc tổ chức quản lý các hoạt động



Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
ngoại khoá Thể dục Thể thao nhƣ thế nào, để có thể mang lại hiệu quả thiết
thực và lâu dài; làm sao có thể lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút học sinh, sinh viên
sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình vào các hoạt động ngoại khoá Thể dục
Thể thao, góp phần vào việc chống các tiêu cực do xã hội mang lại. Đó là vấn
đề của các nhà nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao cần phải quan tâm.
Để bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng cộng sản Việt
Nam đã xác định phải xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thành quân đội
cánh mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bƣớc hiện đại, đủ sức đánh bại mọi
kẻ thù xâm lƣợc. Quân đội mạnh trƣớc hết phải có những quân nhân khỏe
mạnh có thể lực tốt để hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao, chính vì vậy phát
triển TDTT trong quân đội là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự
nghiệp phát triển TDTT của đất nƣớc. Với chức năng chính là chuẩn bị thể
lực cho bộ đội, một trong 4 yếu tố cấu thành nên sức mạnh chiến đấu của
quân đội.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trƣởng thành, Học viện Kỹ Thuật
Quân Sự đã đào tạo hơn 40 khóa học đào tạo học viên là những sỹ quan kỹ
thuật với trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, của quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để có đƣợc những thành quả đó nhà trƣờng đã có
một chƣơng trình giáo dục toàn diện: giáo dục về chính trị tƣ tƣởng, giáo dục
chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục về phẩm chất nhân cách con ngƣời mới và
một phần không thể thiếu đó là HLTL cho học viên nhằm đào tạo lực lƣợng
sĩ quan kỹ thuật mới không những phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo
đức mà còn cƣờng tráng về thể chất để có một sức khỏe dẻo dai phục vụ việc
học tập và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Thực tế ở Học viện KTQS những năm gần đây do những nguyên nhân
chủ quan và khách quan đem lại làm ảnh hƣởng đến hoạt động tập luyện thể

thao ngoại khoá, nội dung thể thao ngoại khóa còn nghèo nàn, hình thức tổ


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
chức, quản lý chƣa chặt chẽ, không hấp dẫn, chƣa thu hút đƣợc đông đảo học
viên tham gia, phong trào hoạt động thể thao ngoại khoá đang có chiều hƣớng
đi xuống: điều kiện cơ sở vật chất chƣa đảm bảo; quỹ đất dành cho hoạt động
RLTL còn hạn chế; trình độ nhận thức về TDTT của các em học viê
n chƣa thực sự cao; các CLB TDTT hoạt động chủ yếu mang tính tự phát, số
thành viên giảm dần, không tập luyện thƣờng xuyên, chƣa có cán bộ làm công
tác TDTT hƣớng dẫn; các em học viên phải thực hiện chế độ quy định hàng
ngày về giờ giấc sinh hoạt đặc biệt nếu rơi vào trƣờng hợp học trái kíp
chiều… Vì vậy xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho
học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất định hƣớng đổi mới nội dung và hình thức tổ chức
hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao chất lƣợng GDTC cho học viên
quân sự của Học viện Kỹ Thuật Quân Sự.
3. Đối tƣợng nghiên cứu – Khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Định hƣớng đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể
thao ngoại khóa cho học viện quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
3.2.Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động thể thao ngoại khóa của học viên quân sự tại Học viện Kỹ
Thuật Quân Sự.
4. Giả thuyết khoa học
Phong trào thể thao ngoại khóa của học viên quân sự trong Học viện
còn nhiều hạn chế, nhiều biểu hiện có chiều hƣớng đi xuống. Nếu nội dung,

hình thức tổ chức thể thao ngoại khóa đƣợc đổi mới thì có thể nâng cao đƣợc
chất lƣợng GDTC cho học viên quân sự của Học viện Kỹ Thuật Quân Sự.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
5.1. Nhiệm vụ 1:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa của học viên
quân sự - Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự.
5.2. Nhiệm vụ 2:
Nghiên cứu đề xuất định hƣớng đổi mới về nội dung và hình thức tổ
chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ
Thuật Quân Sự.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động thể thao ngoại khóa của Học viện Kỹ Thuật Quân sự.
- Thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa của học viên quân sự Học
viện Kỹ thuật Quân sự.
- Đề xuất định hƣớng và phƣơng án đổi mới nội dung và hình thức tổ chức
thể thao ngoại khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ Thuật Quân sựa:
+ Về mục tiêu
+ Về nội dung
+ Về hình thức
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi
trong các công trình nghiên cứu. Chúng tôi đã thu thập nhiều nguồn tƣ liệu có

liên quan đến công trình nghiên cứu. Đó là chỉ thị nghị quyết các văn bản quy
phạm pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc và Quân đội về công tác GDTC trong
các trƣờng đại học và cao đẳng. Các công trình nghiên cứu trƣớc đó có liên
quan đến nội dung đề tài, các tạp chí chuyên ngành, các tập san kỷ yếu của


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
các hội nghị khoa học TDTT, cũng nhƣ các tài liêu khoa học mang tính lý
luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
để quan sát và đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà
trƣờng. Số lƣợng sân bãi dụng cụ, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động TDTT của Học viện và tình hình hoạt động tập luyện thể thao ngoại khóa
của học viên quân sự trong Học viện. Ngoài ra phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
còn giúp đề tài đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả giờ học chính khóa…
7.3. Phương pháp phỏng vấn:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực
tiếp và phỏng vấn gián tiếp để thu thập số liệu phục vụ cho đề tài.
* Phỏng vấn gián tiếp: Thông qua phiếu phỏng vấn và phiếu thăm dò ý
kiến đối với các em học viên năm thứ 1, 2, 3 và các nhà quản lí trong Học
viện. Với mục đích đánh giá về thực trạng hoạt động tập luyện thể thao ngoại
khóa của học viên, về mức độ nhận thức và hứng thú tập luyện của các em.
Ngoài ra sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn gián tiếp để kiểm chứng cũng nhƣ
đánh giá tính khả thi và không khả về nội dung, hình thức của hoạt động thể
thao ngoại khóa trong nhà trƣờng…
* Phỏng vấn trực tiếp: Mục đích khi sử dụng phƣơng pháp này để thu
thập số liệu liên quan đến đề tài, qua đó phỏng vấn trực tiếp các em học viên
sẽ thu đƣợc những thông tin chính xác và khách quan nhất về hoạt động tập

luyện thể thao ngoại khóa trong Học viện và cả những suy nghĩ của các em
học viên quân sự về giờ học TDTT chính khóa… Ngoài ra thông qua phƣơng
pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhà quản lí đề tài sẽ đƣa ra và
lựa chọn đƣợc các biện pháp đổi mới về nội dung và hình thức nhằm nâng
cao, thúc đẩy phong trào tập luyện thể thao ngoại khóa cho học viên quân sự
của Học viện.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
7.4. Phương pháp toán học thống kê:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số
liệu thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý
các số liệu của đề tài, các tham số đặc trƣng và các công thức toán học thống
kê truyền thống đƣợc sử dụng từ các tài liệu chuyên môn phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học TDTT nhƣ: Tài liệu “Đo lƣờng thể thao”, “Những cơ sở
của toán học thống kê”, “Phƣơng pháp thống kê trong TDTT”. Các tham số
đặc trƣng mà đề tài quan tâm là:
- Công thức tính tỷ lệ %.
Tỷ lệ % 
Trong đó:

m
x100
n

m: là tần số quan sát
n: tổng số các đơn vị tập hợp thống kê.

- Công thức tính so sánh các tỷ lệ:

2  

(Qi  Li ) 2
.
Li

Trong đó: Qi là tần số quan sát
Li là tần số lý thuyết
Li 

 dòngx  côt
 chung

8. Những đóng góp mới của đề tài.
- Đánh giá đƣợc thực trạng, nhu cầu hoạt động thể thao ngoại khóa của
học viên quân sự - Học viện KTQS.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, đề tài đƣa ra những nguyên nhân hạn
chế, những bất cập của hoạt động thể thao ngoại khóa của học viên quân sự từ
đó làm cơ sở lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho phù hớp với định hƣớng đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng GDTC
cho học viên quân sự của Học viện KTQS.


ti: i mi ni dung v hỡnh thc t chc hot ng th thao ngoi
khúa cho hc viờn quõn s ca Hc vin K thut Quõn s
9. K hoch t chc nghiờn cu.
9.1. a im nghiờn cu:
- Cỏc tiu on hc viờn quõn s ca Hc Vin K Thut Quõn S
- Trng H S Phm H Ni
9.2.Thi gian nghiờn cu:

ti c nghiờn cu t thỏng 7/ 2010 n thỏng 08/ 2011 c chia
lm cỏc giai on sau:
* Giai on 1: T thỏng 07/2010 n thỏng 11/2010
La chn ti xõy dng v bo v cng nghiờn cu khoa hc
* Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2010 đến tháng 5/2011
- Thu thp ti liu, ly s liu, x lý s liu.
- Đánh giá thc trạng và nhng nguyờn nhõn nh hng ti hot ng
th thao ngoi khoỏ ca hc viờn quõn s trong Hc vin.
- Nghiờn cu nh hng i mi ni dung v hỡnh thc t chc th
thao ngoi khúa thu hút học viên quân sự tham gia hoạt động th thao ngoại
khoá nhiều hơn, nâng cao chất l-ợng công tác GDTC trong Học viện.
- Kho nghim kt qu nh hng i mi
* Giai on 3: T thỏng 6/2011 n 08/2011
Hon thin ti v bo v ti trc hi ng nghim thu.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng GDTC trong nhà trƣờng đã thu hút
đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà tổ chức ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các công trình nghiên cứu đó đều chỉ ra đƣợc thực trạng,
tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu, từ đó cũng đƣa ra đƣợc những giải
pháp mang tính khả thi cho đối tƣợng nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả
GDTC trong trƣờng học.
Để nâng cao hiệu quả GDTC trong giờ học chính khóa đã có nhiều
công trình nghiên cứu nhƣ: Trịnh Đình Hùng (1998), Nguyễn Văn Toàn

(2004), Nguyễn Thanh Ngọc (2004), Hồ Thị Thái (2004), Nguyễn Hoàng
Dƣơng (2005 )…
Trong những năm qua ngành TDTT quân đội cũng đã có những công
trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nâng cao chất lƣợng GDTC,
rèn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sĩ nhƣ:
Nguyễn Hữu Thắng (1998) Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tuần
hoàn để phát triển thể lực cho đơn vị bộ binh.
Nguyễn Văn Yềm ( 1998 ) Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất
lượng GDTC trong các trường đào tạo sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đối với Học viện KTQS đã có đề tài nghiên cứu của các tác giả nhƣ:
Nguyễn Văn Thế ( 1996 ) Nghiên cứu đánh giá thực trạng và những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện thể lực cho học viên đào tạo
dài hạn ở Học viện KTQS.
Đỗ Nghĩa Quân ( 2007 ) Nghiên cứu đổi mới chưng trình môn học
TDTT cho học viên đào tạo dài hạn ở Học viện KTQS.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Các công trình nghiên cứu này đã đƣa ra đƣợc những số liệu đánh giá
thực trạng phát triển thể chất, những yếu tố ảnh hƣởng đến thể chất của đối
tƣợng nghiên cứu, từ đó đƣa ra đƣợc những biện pháp mang tính khả thi theo
hƣớng đổi mới chƣơng trình, nội dung môn học GDTC, đổi mới phƣơng pháp
dạy và học… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này con bộc lộ một số mặt
còn hạn chế do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhƣ: quỹ
thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, nội dung môn học, cách thức tổ chức,
phƣơng pháp giảng dạy, hay năng lực tổ chức, điều hành giờ học vủa GV, sự
ham thích môn học của ngƣời học…
Hoạt động thể thao ngoại khóa là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác
của ngƣời tập hơn là bắt buộc, ngƣời tập tham gia hoạt động ngoại khóa nhằm

thỏa mãn nhu cầu tập luyện TDTT trên sự ham thích của chính bản thân mình, do
đó thông qua hoạt động thể thao ngoại khóa ngƣời tập có ý thức độc lập sáng tạo
trong quá trình tập luyện, qua hoạt động thể thao ngoại khóa giúp cho họ có thể
giao lƣu, học hỏi phát huy vai trò làm chủ bản thân, bổ sung các kỹ năng và kinh
nghiệm sống, giúp cho ngƣời tập trở thành con ngƣời toàn diện và thú vị hơn.
Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao ngoại khóa, tổ chức
tốt hoạt động này không phải đơn giản, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này và đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan, là những tài liệu hết sức
quý báu đối với những ngƣời làm công tác TDTT, công tác phong trào trong
lĩnh vực này. Các công trình nghiên cứu về hoạt động thể thao ngoại khóa
trong các trƣờng từ phổ thông đến đại học của các tác giả nhƣ:
Nguyễn Thị Xuyền ( 1998) Nghiên cứu những biện pháp tổ chức hợp lý
hoạt động TDTT ngoài giờ chính khóa để nâng cao thể lực cho học sinh trung
học cơ sở khu vực nông thôn Hải Phòng.
Trần Thị Thùy Linh ( 2000) Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện
thể dục ngoại khóa bắt buộc phát triển thể chất cho nữ sinh viên trường Đại
học Sư phạm Huế.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Phạm Khánh Ninh (2001) Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các
hoạt động TDTT ngoại khóa để nâng cao thể lực của sinh viên trường Đại
học Mỏ Địa Chất.
Nguyễn Văn Toàn (2007) Nghiên cứu một số biện pháp tăng cường hoạt
động ngoại khóa nhằm tăng cường hiệu quả môn học GDTC của trường Đại
học Giao Thông Vận Tải.
Trần Văn Mạnh (2007) Nghiên cứu tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa
góp phần nâng cao thể chất sinh viên trường Đại học Xây Dựng.
Nguyễn Quang Huy (2008) Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu

quả hoạt động Thể dục Thể thao ngoại khóa cho học viên đào tạo dài hạn
Học viện KTQS.
Đã chỉ ra rằng:
- Sự cấp thiết phải đánh giá những thực trạng cũng nhƣ đƣa ra đƣợc
những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDTC thông qua giờ học chính
khóa cũng nhƣ hoạt động thể thao ngoại khóa.
- Cần phải có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trƣờng các cấp, các phòng
ban, đoàn thể quần chúng, đây là cơ sở hết sức quan trọng để thực hiện nhiệm
vụ tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa.
- Yếu tố quan trọng nhất, quyết định lớn nhất đến phong trào tập luyện
TDTT, đặc biệt là hoạt động thể thao ngoại khóa đó là ý thức học tập, sự ham
thích, nhu cầu và hứng thú tập luyện TDTT. Qua đó xây dựng nhận thức đúng
đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò, tác dụng của thể thao ngoại khóa đối với bản
thân mỗi ngƣời.
- Phải có GV, HDV TDTT tổ chức, hƣớng dẫn, chỉ đạo quá trình tập
luyện hoạt động thể thao ngoại khóa. Đây là yếu tố rất cân thiết mang tính
định hƣớng tập luyện, hƣớng dẫn, tỏ chức hoạt động này.
- Cần phải có một quy chế hoạt động mang tính pháp quy cho hoạt động
thể thao ngoại khóa phù hợp với môi trƣờng giáo dục, với nhu cầu, sở thích
của ngƣời tham gia tập luyện.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Ngoài ra cần phải có cơ sở vật chất , trang thiết bị đầy đủ để phục vụ
cho quá trình tập luyện và tổ chức thi đấu.
Các hình thức chủ yếu mà các tác giả đã đƣa ra bao gồm:
- Tổ chức theo mô hình câu lạc bộ TDTT
- Tổ chức theo mô hình đội tuyển TDTT
- Tổ chức theo mô hình lớp học nâng cao với các môn thể thao tự chọn

theo sở thích của ngƣời tập.
Tất cả các hình thức trên đều có giáo viên, HDV có chuyên môn trực
tiếp quản lý nhằm định hƣớng, hƣớng dẫn, tổ chức cho các em sinh viên luyện
tập đúng cách, đúng phƣơng pháp nhằm đạt đƣợc mục đích yêu cầu đề ra góp
phần nâng cao chất lƣợng GDTC trong nhà trƣờng.
Các kết quả nghiên cứu trên là những tƣ liệu hết sức đáng quý đối với
những ngƣời nghiên cứu trong lĩnh vực GDTC cho học sinh sinh viên nói
chung và cách thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa nói riêng phù hợp
với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của sinh viên hiện
nay.Tuy nhiên trên thực tế để tổ chức tốt hoạt động thể thao ngoại khóa còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc thù khác nhƣ: chƣơng trình giảng dạy môn học
GDTC, động cơ, nhu cầu, sở thích của sinh viên với TDTT, điều kiện cơ sở vật
chất của từng trƣờng, trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên môn…Do đó
việc nghiên cứu tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa phù hợp với mỗi trƣờng
nhằm nâng cao chất lƣợng GDTC trong nhà trƣờng là nhu cầu cấp thiết.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những cơ sở lý luận nêu trên, đề tài
tập trung vào nghiên cứu định hƣớng đổi mới nội dung và hình thức tổ chức
hoạt động thể thao ngoại khóa cho đối tƣợng là học viên quân sự đào tạo dài
hạn tại trƣờng Học viện KTQS, bởi đây là đối tƣợng có tính đặc thù riêng so
với sinh viên dân sự đào tạo tại trƣờng, do đó nội dung và hình thức tổ chức


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
hoạt động thể thao ngoại khóa này cũng khác so với nội dung hình thức đối
với sinh viên dân sự đang học tập tại trƣờng.
Trong qua trình nghiên cứu và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa
cho học viên quân sự của trƣờng cần thực hiện theo các bƣớc sau:
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của hoạt động thể thao ngoại khóa
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự (thực trạng đội ngũ GV, HDV TDTT của nhà

trƣờng, về nội dung và hình thức tổ chức của hoạt động thể thao ngoại khóa
trong Học viện, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác TDTT
trƣờng Học viện KTQS...)
- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của thực tiễn về công tác TDTT trong
nhà trƣờng quân đội. Nhu cầu tập luyện thể thao ngoại khóa của học viên
quân sự trong Học viện KTQS. Các nội dung và hình thức tập luyện đƣa ra
phải dựa trên nhu cầu thực tiễn của nhà trƣờng cũng nhƣ động cơ tập luyện và
sự ham thích luyện tập TDTT của học viên và phải phù hợp với mục đích, yêu
cầu của hoạt động thể thao ngoại khóa, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
trƣờng, nội dung phải đa dạng, hình thức đơn giản, dễ thực hiện, sinh động ,
hấp dẫn ngƣời tham gia tập luyện và phải đảm bảo vừa sức, có hiệu quả tác
động tới đối tƣợng tập luyện.
- Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cũng nhƣ khảo sát
thực trạng công tác tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa trong Học viện,
khảo sát đánh giá nhu cầu tập luyện, sự ham thích tập luyện các môn thể thao
của học viên quân sự đang theo học tại trƣờng. Qua đó đƣa ra định hƣớng đổi
mới về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa để tham
khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ quản lý, các giáo viên làm công tác TDTT
tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng TDTT khác làm cơ sở đổi mới nội dung,
hình thức tổ chức hoạt động này nhằm nâng cao thể chất cho học viên quân sự
đang theo học tại Học viện.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Đổi mới
Đổi mới là sự thay đổi cái cũ trở thành cái mới hơn dựa trên nền tảng
kế thừa cái cũ, cái đã có sẵn trƣớc đó trở nên tốt đẹp hơn, hợp lý hơn cái cũ
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu thực tiễn.

Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa là cách thức
thay đổi dựa trên nội dung, hình thức tổ chức đã đƣợc xây dựng trƣớc đó, qua
một thời gian nó không còn phù hợp nữa với điều kiện khách quan của học
viện, với nhu cầu thực tiễn của học viên quân sự do đó cần phải có sự thay đổi
để nội dung, hình thức tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa sao cho phù hợp
hơn với điều kiện của Học viện, đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu tập luyện của
học viên quân sự, góp phần nâng cao thể lực, mở rộng giao lƣu, học hỏi, làm
phong phú tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ trong Học viện.
1.2.2. Hoạt động thể thao ngoại khóa
Thể thao ngoại khóa là hoạt động TDTT tự nguyện là chính, diễn ra
theo hình thức có ngƣời hƣớng dẫn hoặc tự tâp luyện, thƣờng đƣợc tiến hành
ngoài giờ học nội khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe
của HS, Sv. Thể thao ngoại khóa có lich sử gần 100 năm nay, cụ thể là vào
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhằm mục đích tổ chức giao lƣu trong giáo hội,
các cộng đồng dân cƣ, giữa các trƣờng chủ yếu ở các môn điền kinh, thể dục
và các môn bóng.
1.2.3. Nội dung thể thao ngoại khóa
Nội dung thể thao ngoại khóa là bao gồm các bài tập phát trển chung,
hoạt động tập luyện và hoạt động thi đấu các môn thể thao riêng lẻ, hoặc phối
hợp đa dạng nhiều môn thể thao khác nhau. Nội dung của thể thao ngoại khóa
đi sâu vào chuyên môn hẹp nhƣng lại phong phú và đa dạng vƣợt ra ngoài
những qui định của chƣơng trình TDTT, không bị chƣơng trình hạn chế so
với buổi tập nội khóa.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
1.2.4. Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa
Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa là các phƣơng thức
rèn luyện ngoài giờ của cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm mục đích duy trì và

phát triển tâm thể. Hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà
trƣờng rất đa dạng, linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, quy mô toàn
trƣờng, toàn khóa, ngành, lớp hoặc theo đội, nhóm và cá nhân nên thỏa mãn
yêu cầu khác nhau của HS, SV.
1.2.5. Học viên quân sự
Là quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam đang theo học tại các
học viện, nhà trƣờng thuộc Bộ Quốc phòng. Tất cả học viên bắt buộc phải ở nội
trú trong đơn vị, mọi sự ra vào đều đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Trong sinh hoạt,
học tập và các chế độ đãi ngộ đều đƣợc nhà nƣớc va Quân đội bao cấp toàn bộ.
Sau khi ra trƣờng nhận nhiệm vụ theo sự phân công công tác của đơn vị.
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác TDTT
Thể dục thể thao, với vai trò là các hoạt động nhằm gìn giữ sức khoẻ,
giúp cơ thể phát triển hài hoà, thể hiện tài năng, sự khéo léo cũng nhƣ tinh
thần bền bỉ, cao thƣợng của con ngƣời, thực sự là một công tác có tầm quan
trọng to lớn, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là một trong những chiến
lƣợc trọng tâm nhằm ổn định và phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ sở vững
chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử xã hội loài ngƣời từ khi hình thành đến nay đã chứng tỏ sức
khoẻ là nhân tố quan trọng hàng đầu trong sự sinh tồn và phát triển của con
ngƣời và xã hội loài ngƣời. Phải có thân thể khoẻ mạnh, con ngƣời mới có thể
chinh phục tự nhiên rộng lớn và khắc nghiệt, buộc chúng phải phục vụ cho
cuộc sống của mình. Không những thế, thể chất còn là yếu tố quyết định để
con ngƣời có thể phát sinh và phát triển trí tuệ vƣợt trội, hơn hẳn so với các
loài khác trong giới tự nhiên nhƣ Lê-nin từng khẳng định: “Tinh thần khoẻ


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
mạnh phụ thuộc vào thân thể khoẻ mạnh”[24]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
nhận thức rất sâu sắc về tầm quan trọng của sức khoẻ. Năm 1946, Ngƣời chỉ

rõ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần
có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt,
mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ”[52]. Bản thân
Ngƣời cũng là một tấm gƣơng rèn luyện thực tế, điều độ hàng ngày. Trong
những năm tháng kháng chiến khó khăn nhất ở núi rừng Việt Bắc, nhiều
thƣớc phim tƣ liệu ghi lại đƣợc cảnh Ngƣời tập dƣỡng sinh, chơi bóng chuyền
với các chiến sỹ cận vệ bên bờ suối. Nhờ đó, Ngƣời trở thành “nhân sinh thất
thập cổ lai hy” mà tinh thần, đầu óc vẫn sáng suốt cho đến phút cuối cùng của
cuộc đời. Nhƣ vậy, thể dục thể thao không chỉ góp phần hữu hiệu cho việc
đảm bảo sức khoẻ cũng nhƣ sự phát triển hài hoà của cơ thể con ngƣời, mà
còn có ý nghĩa tích cực trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng, đảm
bảo hài hoà các yếu tố thể chất và tinh thần.
Xét về mặt xã hội, hoạt động thể dục thể thao còn có ý nghĩa to lớn
trong việc lƣu giữ truyền thống dân tộc, trên cơ sở đó, thể hiện bản sắc văn
hoá và tinh thần thƣợng võ của dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lƣu
văn hoá với thế giới. Thể dục thể thao còn là cầu nối gắn kết quan hệ hữu
nghị giữa các nƣớc. Thế vận hội Olympic từ thời cổ đại Hy Lạp cho đến nay
là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tôn vinh của nhân loại đối với vẻ đẹp thể
chất cƣờng tráng và những phẩm chất cao quý khác của con ngƣời.
Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác thể dục thể
thao trong sự nghiệp cách mạng cũng nhƣ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định nâng cao thể
chất và sức khoẻ của ngƣời dân là một trong những mục tiêu chiến lƣợc và
ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp thể dục
thể thao nƣớc nhà.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Năm 1941, ngay khi còn trong công cuộc đấu tranh giải phóng, Mặt

trận Việt Minh đã đƣa ra chƣơng trình cứu nƣớc trong đó nêu rõ chủ trƣơng
của chính phủ mới sau khi giành độc lập là phải khuyến khích và giúp đỡ nền
thể dục quốc dân, làm cho giống nòi thêm khoẻ mạnh.
Nƣớc nhà giành độc lập chƣa đƣợc bao lâu, vƣớng bận trăm công nghìn
việc, nhƣng do nhận thức vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng cƣờng sức khoẻ
quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam nên ngay ngày 30-1-1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục Trung ƣơng thuộc
Bộ Thanh niên với nhiệm vụ chăm lo bồi dƣỡng và phát triển sức khoẻ của
thanh niên nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung. Sự kiện này đánh dấu
sự ra đời của ngành thể dục thể thao cách mạng.
Tiếp đó, để vận động nhân dân chăm lo giữ gìn sức khoẻ, ngày 27-31946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong lời
kêu gọi này, Ngƣời đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khoẻ
đối với công cuộc xây dựng kiến thiết và bảo vệ đất nƣớc. Vì thế, Ngƣời xem
việc tập thể dục giữ gìn sức khoẻ không chỉ là quyền lợi mà còn là bổn phận
của mỗi ngƣời dân yêu nƣớc, không chỉ là nhu cầu mà còn là một công tác
cách mạng của quần chúng.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay đòi hỏi
ngƣời lao động không chỉ có trình độ cao mà trƣớc hết phải có sức khoẻ tốt.
Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với
công tác thể dục thể thao, đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cũng nhƣ
nhiều chính sách thiết thực nhằm thúc đẩy công tác thể dục thể thao phát triển
sâu rộng trong quần chúng, trong mọi giới, mọi lĩnh vực, ngành nghề...
Từ năm 1991, theo quyết định của Chính phủ, ngày 27-3 hàng năm
(ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục) đƣợc chọn
làm “Ngày thể thao Việt Nam”. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại
đối với ngành thể dục thể thao, đánh dấu sự tôn vinh của Đảng, Nhà nƣớc và


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự

nhân dân ta đối với ngành. Thể dục thể thao đƣợc coi trọng ngang tầm với các
ngành y tế, giáo dục, báo chí, an ninh, quốc phòng… trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ khuyến khích phát triển thể dục thể thao bằng các biện pháp
vận động, khuyến khích, Đảng và Nhà nƣớc ta còn đƣa công tác phát triển
hoạt động thể dục thể thao vào trong các văn bản pháp luật. Hiến pháp nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định rõ nhà nƣớc phải
có nhiệm vụ quản lý, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ
chức thể dục thể thao tự nguyện trong nhân dân, tạo điều kiện để mở rộng các
hoạt động thể dục thể thao quần chúng… Đặc biệt, Hiến pháp 1992 đã nêu ra
việc thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong hệ thống giáo dục quốc
dân, từ mầm non đến đại học. Từ đây, giáo dục thể chất thực sự trở thành một
bộ phận trong hệ thống giáo dục – đào tạo của nƣớc ta, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm đào tạo họ thành những
ngƣời có trình độ chuyên môn vững vàng, có sức khoẻ, tự chủ, năng động,
sáng tạo, có đạo đức và có tinh thần yêu nƣớc.
Tiếp đó, Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thƣ ngày 24-03-1994 xác định
phát triển thể dục thể thao đƣợc xem là một bộ phận quan trọng trong chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc nhằm bồi dƣỡng và
phát huy nhân tố con ngƣời. Công tác thể dục thể thao góp phần tích cực
trong việc nâng cao sức khoẻ, thể lực; giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống
lành mạnh; làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; nâng
cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lƣợng vũ trang.
Chỉ thị này cũng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu thực hiện giáo dục thể chất trong
tất cả các trƣờng học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp
sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực
lƣợng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức và một bộ phận nhân dân.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại

khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam năm 1996 tiếp tục xác định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu
cầu của con người, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội,
chăm lo cho con người về mặt thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của
các cấp, các ngành, các đoàn thể”[9].
Năm 2006, Luật Thể dục thể thao đƣợc ban hành và kiện toàn. Đây là
văn bản thể hiện rõ nhất quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc ta đối với công tác thể dục thể thao. Văn bản này xác định vai trò của
ngành thể dục thể thao là “nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc người
Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tăng
cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các
quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để tạo
điều kiện cho sự phát triển của công tác thể dục thể thao, văn bản luật này
cũng quy định về việc “tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và
có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi
dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao”, đẩy mạnh
công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất
lƣợng hoạt động thể dục, thể thao; “khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể
thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân”[35].
Những dẫn chứng trên đây cho thấy Đảng và Nhà nƣớc ta, xuất phát từ
nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác thể dục thể thao đã đặc biệt
quan tâm và ban hành nhiều chính sách để phát triển công tác này ngày càng
sâu rộng trong quần chúng. Công tác thể dục thể thao đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta khuyến khích phát triển không chỉ bằng con đƣờng tự nguyện, tự giác, tự do
mà còn thực hiện bằng chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trƣờng học ở tất
cả các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chƣơng trình giáo dục thể chất
trong các trƣờng học chiếm một thời lƣợng đáng kể và đƣợc cung cấp hệ thống



Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
cơ sở vật chất phù hợp với các hình thức tập luyện. Điều này thể hiện việc coi
trọng đúng mức công tác thể dVị tríục thể thao của Đảng và Nhà nƣớc ta.
1.4. Vị trí, tác dụng của công tác TDTT đối với nhiệm vụ giáo dục và đào
tạo trong nhà trƣờng quân đội
Hoạt động TDTT trong quân đội là một mặt không thể thiếu đƣợc trong
công tác huấn luyện toàn diện, là một trong những nội dung trong công tác
huấn luyện chiến đấu, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục phẩm chất cách
mạng của mỗi quân nhân. Công tác TDTT trong quân đội với bản chất là nâng
cao thể lực, rèn luyện sức khỏe cho bộ đội. Huấn luyện thể lực là một trong 4
nội dung chính của huấn luyện chiến đấu (3 nội dung còn lại là huấn luyện kỹ
thuật, huấn luyện chiến thuật và điều lệnh). Nhƣ vậy, công tác TDTT trong
nhà trƣờng quân đội nhằm một mục tiêu chính đó là huấn luyện thể lực cho bộ
đội và thông qua rèn luyện thể lực là rèn luyện các phẩm chất đạo đức khác
của ngƣời chiến sĩ nhƣ; lòng dũng cảm, ý chí kiên cƣờng, tính kiên trì , sự tự
tin và quyết đoán cũng đƣợc hình thành và hoàn thiện. Ngoài ra huấn luyện
thể lực cũng góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần tập thể, tính
trung thực, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác học tập và sinh hoạt, xây
dựng cuộc sống vui tƣơi lành mạnh, hình thành nhân cách toàn diện, đào tạo
nên những ngƣời quân nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. tƣ
cách tốt, sức khỏe tốt để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ mới.
Công tác TDTT trong các nhà trƣờng quân đội có ý nghĩa quan trọng
về nhiều mặt, đặc biệt là trong tình hình hiện nay yêu cầu về thể lực ngày
càng cao hơn. Việc rèn luyện thể lực và hoạt động thể thao là điều kiện hết
sức cần thiết để phát triển cơ thể hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình
thành các năng lực làm việc chung và chuyên môn, góp phần thích nghi với
các điều kiện hoạt động, công tác và học tập của ngƣời chiến sĩ.



Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trong hƣớng dẫn thực hiện chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu năm 1992
của Cục Quân Huấn – Bộ Tổng Tham mƣu – Quân đội Nhân dân Việt Nam
đã nhấn mạnh: “Cải tiến tổ chức phƣơng pháp huấn luyện, rèn luyện các tố
chất thể lực: nhanh, mạnh , bền, khéo léo, chú trọng sức bền bỉ, dẻo dai, dũng
cảm linh hoạt cho bộ đội trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết khác nhau…”
Định hƣớng phát triển TDTT trong quân đội theo tinh thần Nghị quyết
241/ CTTVĐU Bộ tổng tham mƣu đã xác định: “ Công tác TDTT trong quân
đội phải đƣợc đẩy mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, chú trọng nâng cao thể
lực cho bộ đội, đáp ứng yêu cầu huấn luyện sẵn sàng chiến đấu”.
Nhƣ vậy, công tác TDTT trong các nhà trƣờng quân đội có ý nghĩa hết
sức to lớn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác TDTT phải làm thế
nào đó để không chỉ nâng cao thể lực cho học viên mà còn phải thông qua
TDTT giáo dục con ngƣời toàn diện, nâng cao sức chiến đấu, tinh thần, ý chí.
Để làm đƣợc điều đó cần phải phối hợp một cách đồng bộ và khoa học giữa
chƣơng trình môn học GDTC chính khóa, nội dung, hình thức của hoạt động
thể thao ngoại khóa và phƣơng pháp tổ chức rèn luyện thể lực, có nhƣ vậy
mới mong có thể đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT, nâng cao thể lực cho
học viên, và từ đó sẽ tạo nên một động lực mới giúp cho học viên tự ý thức
đƣợc tầm quan trọng của TDTT, rèn luyện thể lực trong quá trình học tập và
rèn luyện, củng cố và hoàn thiện năng lực thực hành chuyên môn của mình
góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
1.5. Mục tiêu, nhiệm vụ Giáo dục thể chất các trƣờng đại học ngoài quân
đội và HLTL trong các nhà trƣờng quân đội
1.5.1. Mục tiêu, nhiệm vụ Giáo dục thể chất các trường đại học ngoài quân đội.
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với

lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [32]


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Với mục tiêu chung của nền giáo dục nhƣ vậy đặt ra một nhiêm vụ và
yêu cầu cụ thể đối với công tác GDTC trong các trƣờng học đó là: GDTC là
một trong những hình thức hoạt động cơ bản có đinh hƣớng rõ ràng của hoạt
động TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu
những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục và giáo dƣỡng chung.
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và
Nhà nƣớc ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất
đƣợc hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn
thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi
thọ của con người”.
Giáo dục thể chất cũng nhƣ các loại hình giáo dục khác, là quá trình sƣ
phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sƣ phạm, tổ
chức hoạt động của nhà sƣ phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sƣ
phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tƣơng đối độc lập: Dạy học động
tác (giáo dƣỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục
nội dung đặc trƣng của giáo dục thể chất đƣợc gắn liền với giáo dục, trí dục,
đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể
lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện
thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn
thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”.
Đồng thời chƣơng trình giáo dục thể chất trong các trƣờng Đại học, Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục

đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh
viên”. GDTC là một loại hình giáo dục chính vì vậy nó là một quá trình
giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ tri thức, kỹ
năng , kỹ xảo vận động, những kinh nghiệm sống từ thế hệ này cho thế hệ
khác… Nhƣ vậy, vì là quá trình sƣ phạm nên GDTC đòi hỏi phải tuân thủ


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
theo những nguyên tắc sƣ phạm. Trong đó vai trò của ngƣời học sịnh là
trung tâm, ngƣời thầy có nhiệm vụ định hƣớng dẫn dắt, các hoạt động tổ
chức tuân thủ theo nguyên tắc sƣ phạm.
Nhiệm vụ:
Công tác GDTC cho sinh viên các trƣờng đại học nhằm giải quyết các
nhiệm vụ:
+ Giáo dục cho sinh viên về đạo đức và nhân cách con ngƣời Việt Nam
Xã hội Chủ nghĩa. Rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, năng
động và sáng tạo trong học tâp cũng nhƣ trong cuộc sống, xây dựng cuộc sống
lành mạnh, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
+ Hình thành và hoàn thiện những kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản của
một số môn thể thao và trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn
nhƣ: Lý luận cơ bản về tập luyện và thi đấu thể thao. Trang bị cho sinh viên
những tri thức cần thiết về phƣơng pháp, phƣơng tiện GDTC để tự tập luyện
cũng nhƣ có thể tổ chức và hƣớng dẫn mọi ngƣời.
+ Góp phần duy trì và củng cố sức khoẻ của sinh viên, phát triển cơ thể
một cách hài hoà, cân đối, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những
thói quen xấu trong cuộc sống. Nhằm đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập
và đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tƣợng trên cơ sở tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi.
+ Giáo dục tính thẩm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện để nâng cao trình

độ thể thao của sinh viên.
1.5.2. Mục tiêu, nhiệm vụ công tác TDTT trong nhà trường quân đội
Mục đích của công tác TDTT trong QĐND Việt Nam
Tăng cƣờng sức mạnh chiến đấu, nâng cao sức khoẻ phục vụ trực tiếp
việc học tập quân sự, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu
và xây dựng kinh tế.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Nhiệm vụ HLTL trong QĐND Việt Nam
- Phát triển các tố chất thể lực phục vụ đắc lực cho công tác huấn luyện
chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
- Thông thạo các động tác vƣợt vật cản, đánh giáp lá cà, bơi vũ trang, cơ
động nhanh bằng đi và chạy.
- Giáo dục và xây dựng tính mƣu trí, sáng tạo, lòng dũng cảm, tính quyết
đoán, chủ động và một số phẩm chất cần thiết khác.
- Giữ gìn sức khoẻ, phát triển thể lực nâng cao khả năng hành động chính
xác, khéo léo, khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện chiến đấu, lao
động căng thẳng về tinh thần và thể lực.
1.5.3. Nội dung công tác thể dục thể thao trong QĐND Việt Nam
Bản chất của TDTT trong quân đội là huấn luyện thể lực và huấn luyện
chiến đấu, cho nên nội dung của công tác TDTT trong quân đội gắn chặt với
hai mục tiêu trên. Trong điều lệ huấn luyện thể lực của Bộ Tổng Tham mƣu –
cục huấn luyện chiến đấu năm 1981 và tài liệu huấn luyện thể dục sáng thể
thao chiều do Cục quân huấn – Bộ Tổng Tham mƣu năm 1999 đã ghi rõ nội
dung của công tác TDTT trong quân đội bao gồm; Thể dục sáng, thể thao
chiều và thể thao trong hành quân dã ngoại.
Thể dục sáng gồm các nội dung:
- 4 bài thể dục tay không

+ 16 động tác võ thể dục
+ 24 động tác thể dục có súng
- Các bài tập đi và chạy
- Các động tác bổ trợ
Thể thao chiều, bao gồm:
- Các môn thể thao phải huấn luyện ngoại khóa
- Ôn luyện các nội dung huấn luyện chính khóa (các môn thể thao
Olympic, các môn thể thao quân sự).


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Kiểm tra, thi đấu
Thể thao trong hành quân dã ngoại; Đây là nội dung bắt buộc trong huấn
luyện thể lực, chủ yếu là hành quân di chuyển trên các địa hình khác nhau,
quãng đƣờng di chuyển không cố định, có thể chỉ vài km, nhƣng đôi khi cả
vài chục km, mục đích vừa rèn luyện thể lực vừa rèn luyện ý chí, tâm lý.
Bất kỳ một đơn vị nào trong toàn quân đều phải duy trì và tập luyện theo
những nội dung trên, không thể tách rời hoặc cắt bỏ một nội dung nào. Còn
hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm tập luyện căn cứ vào điều kiện cụ thể
của từng đơn vị. Hàng năm phải nộp kết quả rèn luyện thể lực của đơn vị
mình lên phòng thể thao – Cục quân huấn theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực
đƣợc ban hành.
1.5.4. Hình thức cơ bản HLTL trong QĐND Việt Nam
HLTL là một hình thức cơ bản của đơn vị trong quân đội nhằm truyền
thụ kiến thức, kỹ năng phát triển các tố chất thể lực góp phần bồi dƣỡng phẩm
chất đạo đức. Mỗi giờ huấn luyện đều có mục đích, nhiệm vụ nhất định, có
nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức khác nhau sao cho phù hợp với
từng đơn vị.
Trong quá trình huấn luyện cần tuân thủ những nguyên tắc sƣ phạm

GDTC và phải đảm bảo tính khách quan của khoa học sƣ phạm quân sự.
Những yêu cầu trong quá trình huấn luyện:
1. Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt: giáo dục, giáo
dƣỡng và sức khỏe.
2. Hoạt động huấn luyện phải đƣợc thực hiện từ đầu cho đến cuối buổi tập.
3. Trong buổi tập cần tránh khuôn mẫu cứng nhắc.
4. Đảm bảo các nguyên tắc huấn luyện, chú ý nhiều đến nguyên tắc đối
xử cá biệt.
5. Các buổi tập phải có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể sao cho có thể giải
quyết ngay trong buổi tập.


Đề tài: Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể thao ngoại
khóa cho học viên quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự
Các hình thức huấn luyện cơ bản trong nhà trường quân đội
- Huấn luyện trong giờ học bắt buộc ( giờ học chính khoá) :
Là hình thức cơ bản nhất của công tác GDTC, đƣợc tiến hành trong kế
hoạch học tập của nhà trƣờng. Nhiệm vụ nhằm trang bị cho học sinh, sinh
viên những tri thức kỹ năng kỹ xảo vận động, những kiến thức thể dục thể
thao. Với muc đích chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong
trƣờng học là: Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể
chất và thể thao của học sinh, sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát
triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thƣờng xuyên, giáo dục
đƣợc đức tính cơ bản, lòng nhân đạo cho học sinh.
Do vậy giờ học TDTT chính khoá mang tính hành chính pháp quy, quy
định đối với học sinh và cán bộ giảng dạy. Đó là giờ học theo chƣơng trình có
quy định về thời gian và quy cách đánh giá chất lƣợng đƣợc bắt đầu từ mẫu
giáo, sau đó là dạy TDTT theo chƣơng trình ở các cấp học đến bậc đại học.
Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc
quản lý và giáo dục con ngƣời trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục,

các động tác kỹ thuật là điều kiện cần thiết để con ngƣời phát triển cơ thể một
cách hài hoà toàn diện, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực
chung và chuyên môn. Mặt khác trong giờ học TDTT, những phẩm chất ý chí
của con ngƣời nhƣ: lòng dũng cảm, tính quyết đoán, tính kiên trì và khả năng
tự kiềm chế… đƣợc hình thành và hoàn thiện. Các giờ học còn có vai trò rất
lớn đối với công tác giáo dục lòng yêu nƣớc, tinh thần tự hào dân tộc, tinh
thần tập thể, thẳng thắn, trung thực.
Các môn học bắt buộc trong giờ học chính khóa trong trƣờng Học viện
KTQS nhƣ; thể dục dụng cụ, điền kinh, bơi và bơi vũ trang...
- Huấn luyện trong giờ thể dục sáng:


×