Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Pháp luật quy định nguồn thu của các cấp ngân sách địa phương dựa trên những cơ sở nào chứng minh thông qua quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.59 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự tồn tại của Nhà nước và nền sản xuất hàng hóa là tiền đề quyết định tính
tất yếu của thu ngân sách nhà nước. Thông qua hoạt động thu ngân sách nhà nước,
Nhà nước có thể nắm giữ được những nguồn tiền tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của mình.Mà như chúng ta đã biết, “ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương” (Khoản 1 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm
2002). Và để hiểu rõ hơn nữa về ngân sách nhà nước, đặc biệt là ngân sách địa
phương em xin chọn đề tài: “Pháp luật quy định nguồn thu của các cấp ngân
sách địa phương dựa trên những cơ sở nào? Chứng minh thông qua quy định
của pháp luật hiện hành”.
NỘI DUNG
Thông qua quy định của pháp luật hiện hành, nguồn thu của ngân sách địa phương
được pháp luật quy định dựa trên các cơ sở sau:
1. Cơ sở lý luận
Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trị của ngân sách nhà nước
ln gắn liền với vai trò của nhà nước trong từng giai đoạn nhất định. Ngân sách
nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản
xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội… Và được cụ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thể hóa trong điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002: “Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiêm vụ của Nhà nước” và khoản 1 Điều 4: “Ngân sách nhà
nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương
bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy
ban nhân dân”.
Xét về nội dung hình thái biểu hiện, ngân sách nhà nước bao gồm hai hình


thái là thu ngân sách và chi ngân sách – kết quả của quá trình huy động và q
trình sử dụng tài chính. Trong đó thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng
quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ
ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Khi đã thừa nhận
hệ thống ngân sách gồm các khâu: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
thì việc phân định nguồn thu cụ thể giữa các khâu này của hệ thống ngân sách là
cần thiết. Đây cũng là cơ sở để pháp luật quy định nguồn thu của ngân sách địa
phương.
Vậy, cơ sở lý luận để pháp luật quy định nguồn thu của ngân sách nhà nước
nói chung và các cấp ngân sách địa phương nói riêng là từ sự ra đời của nhà nước
cùng với vai trò đặc biệt quan trọng của ngân sách nhà nước. Đồng thời trên cơ sở
việc quản lý nhà nước ở cấp trung ương và cấp địa phương, quyền hạn, trách

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiệm các cấp này phải thực hiện mà quy định thẩm quyền thu ngân sách cho
trung ương và địa phương, vì nhiệm vụ của mỗi cấp ngân sách này là khác nhau.
Ngân sách địa phương tuy khơng giữ vị trí chủ đạo như ngân sách trung ương
nhưng có vai trị quan trọng trong việc hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước.
2. Cơ sở thực tiễn
Như đã biết hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận
giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế
của đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế. Cơ sở chủ yếu của hoạt động
thu ngân sách nhà nước là giá trị các sản phẩm hàng hóa dịch vụ được sáng tạo ra
từ các khu vực kinh tế. Như vậy, chi tiêu tổng sản phẩm Quốc nội và chỉ số tăng
trưởng kinh tế là những chỉ tiêu chủ yếu chi phối tỷ lệ giá trị sản phẩm xã hội mà
nhà nước có thể tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước.Điều kiện kinh tế xã hội của
từng địa phương trên đất nước là có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Do đó đặt ra một thực tế rằng ở những địa phương khác nhau thì số ngân

sách thu được trên từng địa phương khác nhau cũng khác nhau và tỷ lệ phân chia
nguồn thu điều tiết cũng khác nhau.
Ngân sách địa phương giữ vai trị quan trọng trong việc thực thi các nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được giao phó trên địa bàn mình quản lý. Vì
vậy, việc phân giao nguồn thu cho địa phương là việc làm cần thiết. Chỉ khi được

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phân định nguồn thu cụ thể, địa phương mới có thể chủ động lên kế hoạch thu
nhằm hình thành nên quỹ ngân sách của địa phương mình, làm tiền đề cho việc bố
trí kinh phí ngân sách của địa phương để thực hiện chủ động, kịp thời các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự, an tồn xã hội đã được giao
phó.
Quy định nguồn thu cho các cấp ngân sách địa phương để địa phương có thể
dự đốn được khả năng tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn
thiếu mà ngân sách cấp trên phải chi điều tiết bổ sung nhằm đảm bảo khả năng cấp
phát, thanh toán, chi trả, thanh toán của cấp ngân sách cấp đó hoặc phần thừa có
thể điều hịa cho các địa phương khác hoặc cho ngân sách cấp trên đảm bảo khả
năng thanh toán, chi trả của từng cấp ngân sách cũng như của tồn bộ hệ thống
ngân sách.
Có thể nói vai trò của ngân sách địa phương là rất quan trọng vì cho dù ngân
sách trung ương giữ vai trị chủ đạo nhưng nguồn thu lại phát sinh ở địa phương
và nhiều trường hợp nhiệm vụ chi của trung ương được thực hiện ở địa phương.
Quy định nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương sẽ giúp tăng
nguồn thu cho ngân sách địa phương, khuyến khích địa phương chăm lo đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, thực hành tiết
kiệm chi để tự cân đối ngân sách và tăng cường đóng góp cho ngân sách nhà nước.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Nếu không quy định nguồn thu cho ngân sách địa phương thì các địa
phương sẽ bị hạn chế tiềm năng và thế mạnh trong việc huy động các nguồn tài
chính phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, mặt
khác, các địa phương sẽ ỷ lại, trơng chờ vào sự ban phát kinh phí từ ngân sách
trung ương từ đó có thể làm nảy sinh tiêu cực, tùy tiện trong quá trình sử dụng vốn
của ngân sách trung ương cấp phát cho các địa phương để bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chi mà địa phương được giao phó.
Như vậy, cơ sở thực tiễn của việc phân chia nguồn thu là việc giữa các địa
phương khả năng tạo nguồn thu là khác nhau, do điều kiện kinh tế xã hội của mỗi
vùng không giống nhau nên dễ dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống ngân sách
nhà nước. Vì vậy, nhà nước cần phải đảm bảo cơ chế, chuyển giao nguồn thu hợp
lý cho từng địa phương, tạo điều kiện cho mỗi địa phương đều thực hiện được
nhiệm vụ năm ngân sách. Do nguồn lực tài chính của nước ta là có hạn, vì vậy khi
chuyển giao về cho địa phương nhà nước cần phải đảm bảo tính công bằng, hiệu
quả để đảm bảo cho địa phương phát huy các tiềm lực sẵn có và có chính sách để
các địa phương kém phát triển theo kịp tốc độ phát triển kinh tế – xã hội chung của
cả nước.
3. Cơ sở pháp lý

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cơ sở pháp lý là tổng hợp những quy định của pháp luật do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước ban hành để điều chỉnh, quy định về nguồn thu của các cấp
ngân sách địa phương.
Pháp luật quy định chi tiết các khoản thu mà ngân sách địa phương được
hưởng 100% (tại khoản 1 Điều 32); các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương (tại khoản 2 Điều 32); các nguồn thu khác (tại

khoản 3 và khoản 4).
Pháp luật quy định thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong
Chương II Luật ngân sách nhà nước 2002: quyết định giao nhiệm vụ thu cho từng
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chính phủ); quyết định việc phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương (Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh)…
Ngoài ra các quy định của pháp luật trong Luật ngân sách nhà nước 2002
được quy định chi tiết trong Nghị định số 60/2203/NĐ-CP của chính phủ ban hành
ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách
nhà nước.
KẾT LUẬN
Nguồn thu của ngân sách địa phương đóng vai trị cực kì quan trọng trong
quá trình hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước. Vì vậy việc tìm hiểu những cơ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sở mà pháp luật quy định nguồn thu của các cấp ngân sách địa phương là một việc
làm cần thiết.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Ngân sách nhà nước, NXB. Cơng
an nhân dân – 2010
2/ Luật ngân sách nhà nước năm 2002

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3/ Khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật tài chính, NXB.

Đại học quốc gia Hà Nội
4/ Websites:
www.taichinhdientu.vn
www.thuvienluat.vn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×