TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y
BỘ MÔN: SẢN
CHUYÊN ĐỀ SỐ 1
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 04
VIÊM VÙNG CHẬU
ST
Họ và tên
Mã số sinh viên
T
1
Cao Chí Khang
2
Huỳnh Cơng Hiền Nhân
1653010056
1653010576
3
Nguyễn Thanh Hiệp
1653010413
4
Bùi Hồng Minh
1653010062
5
Trịnh Minh Thì
1653010077
6
Dương Thái Tồn
1653010494
7
Nguyễn Minh Châu
1653010046
8
La Thành Đạt
1653010048
9
Nguyễn Hoàng Anh Khoa
1653010057
10
Sơn Phu
1653010069
11
Cao Đức Tài
1653010620
12
Trần Quốc Quả
1653010812
13
Hoàng Anh
1653010044
1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................3
I. ĐỊNH NGHĨA:...............................................................................................4
1. Viêm vùng chậu là gì?.................................................................................4
2. Sinh lý bệnh Viêm vùng chậu......................................................................4
3. Nguyên nhân gây bệnh................................................................................5
4. Các yếu tố liên quan đến Viêm vùng chậu..................................................7
II. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:............................................................7
1. Các thể lâm sàng thường gặp......................................................................7
2. Cận lâm sàng:..............................................................................................8
III. CHẨN ĐOÁN:.............................................................................................9
IV. ĐIỀU TRỊ:..................................................................................................11
1. Mục tiêu:...................................................................................................11
2. Nguyên tắc:...............................................................................................11
3. Phác đồ điều trị:.........................................................................................11
V. THEO DÕI, DỰ PHỊNG VÀ BIẾN CHỨNG:...........................................13
1. Theo dõi:...................................................................................................13
2. Biến chứng:...............................................................................................13
3. Dự phịng:.................................................................................................14
KẾT LUẬN......................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội phát triển hiện nay, các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục ngày
càng gia tăng và phổ biến. Đặc biệt là các bệnh về cơ quan sinh dục nữ, vì nó
thường để lại nhiều biến chứng và hậu quả nặng nề.
Một trong những vấn đề phổ biến về các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục
nữ là viêm sinh dục nữ, đặc biệt là viêm vùng sinh dục trên hay còn được gọi là
viêm vùng chậu.
Những triệu chứng của viêm vùng chậu có thể dễ bị nhầm lẫn với những bệnh
khác và bệnh nhân thường hay lơ la với vấn đề của bản thân, nếu khơng được
chẩn đốn và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả như thai ngồi
tử cung, vơ sinh hay thậm chí có thể dẫn đến ung thư.
Nhằm mục đích tìm hiểu ngun nhân, triệu chứng, chẩn đốn và hướng điều
trị của bệnh, nên nhóm chúng em đã nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này.
Trong q trình làm thật khó tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em kính
mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cơ để nhóm có thể được học hỏi
và phát triển thêm.
Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn!
3
I. ĐỊNH NGHĨA:
1. Viêm vùng chậu là gì? (PID: Pelvic Inflammatory Disease)
- Là tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục trên của người phụ nữ do sự xâm
nhập của vi khuẩn từ vùng âm đạo cổ tử cung lên tử cung, sang vòi trứng,
buồng trứng và các cơ quan xung quanh. Trong đó, điển hình là Viêm ống dẫn
trứng cấp (chiếm đến 80% bệnh lý phụ khoa). Ngồi ra, cịn có các bệnh như:
Viêm nội mạc tử cung, Viêm tai vòi, Áp xe tai vòi buồng trứng, Viêm phúc mạc
chậu,...
- Biểu hiện lâm sàng thường đa dạng và đa số thường âm thầm khơng có triệu
chứng, nhưng vẫn có những trường hợp diễn tiến rầm rộ.
- Nếu không được điều trị và chẩn đốn kịp thời có thể sẽ để lại biến chứng
như: vơ sinh, viêm vùng chậu mạn tính, thai ngoài từ cung.
- Là yếu tố làm tăng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục(đặc biệt là HIV).
- Tất cả các bệnh phụ khoa viêm vùng chậu nên được xét nghiệm tầm sốt:
HIV, lậu và Chlamydia.
Hình ảnh bệnh Viêm ống dẫn trứng cấp
2. Sinh lý bệnh Viêm vùng chậu
- Cơ chế bệnh sinh của viêm vùng chậu vẫn chưa được hiểu rõ hồn tồn
nhưng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ngược dòng các vi khuẩn từ âm
đạo và cổ tử cung.
- Cơ chế mà vi khuẩn di chuyển ngược dịng từ đường sinh dục dưới là khơng
rõ ràng.
4
- Các nghiên cứu cho thấy có nhiều liên quan, mặc dù chất nhầy cổ tử cung có
chức năng như một rào chắn đối với sự phát triển lan rộng của vi khuẩn gây
bệnh, tuy nhiên rào chắn này có thể bị suy yếu khi phụ nữ bị viêm âm đạo hoặc
thay đổi hormone trong quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Giao hợp có thể
góp phần vào sự xuất hiện của nhiễm trùng thông qua việc vi khuẩn cùng với
tinh trùng vào tử cung và ống dẫn trứng.
- Vi khuẩn thứ phát theo hệ thống bạch huyết và mạch máu tử cung lan ra vùng
chu cung.
- Vi khuẩn lao lan theo đường máu
- Vi trùng lan truyền trực tiếp từ các cấu trúc viêm nhiễm vào ổ bụng
- Hầu hết các trường hợp của PID được cho là xuất hiện trong 2 giai đoạn:
+ Viêm âm đạo hoặc âm đạo – cổ tử cung: lây truyền qua đường tình
dục và khơng có triệu chứng.
+ Vi khuẩn từ âm đạo hoặc cổ tử cung phát tán đến các bộ phận sinh dục trên
gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae được phát hiện trên 50%
trường hợp. Những tác nhân gây bệnh này có thể tấn cơng đường sinh dục trên
trước, cịn các sinh vật khác sau đó gây bệnh thứ phát.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ghi nhận tỉ lệ các trường hợp nhiễm
Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis giảm trong các trường hợp
viêm vùng chậu, đồng thời có sự gia tăng tỉ lệ nhiễm các vi khuẩn thường trú
bao gồm: Vi khuẩn kỵ khí G.vaginalis, Haemophilus influenzae, Trực trùng
gram âm đường ruột, Streptococcus agalactiae.
Ngoài ra, Cytomegalovirus, M.hominis, U.urealyticum và M.genitalium có thể
gây viêm vùng chậu.
- Khoảng 15% các trường hợp xảy ra sau 1 thủ thuật làm phá vỡ hàng rào niêm
mạc cổ tử cung và trực tiếp truyền vi khuẩn đến đường sinh dục trên.
3. Nguyên nhân gây bệnh
- Hai loại vi khuẩn lây qua đường tình dục (STIs) là: Neisseria Gonorrheae và
Chlamydia Trachomatis là tác nhân chính gây viêm sinh dục trên hay viêm
vùng chậu.
5
- Chlamydia Trachomatis chiếm 40-50% viêm nhiễm hố chậu, khó phát hiện
khi xét nghiệm trực tiếp. Miễn dịch huỳnh quang là biện pháp tốt để phát hiện.
- Neisseria Gonorrheae chiếm 20-40% viêm nhiễm hố chậu, xét nghiệm trực
tiếp sẽ phát hiện song cầu gram âm, hình hạt cà phê.
Ở Hoa Kỳ, Neisseria Gonorrheae khơng cịn là ngun nhân chủ yếu của PID
nữa nhưng vẫn là tác nhân đứng thứ hai về lây truyền qua đường tình dục chỉ
sau Chlamydia Trachomatis.
- Theo thống kê, 10-20% trường hợp nhiễm Neisseria Gonorrheae hoặc
Chlamydia Trachomatis không điều trị sẽ tiến triển thành PID.
- Nuôi cấy các mẫu bệnh phẩm chứng minh rằng 30-40% PID là nhiễm trùng
phối hợp. PID thường bắt đầu bằng nhiễm đơn thuần Neisseria Gonorrheae
hoặc Chlamydia Trachomatis, sau đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia
của các tác nhân khác như: vi khuẩn kỵ khí, kỵ khí tùy nghi hoặc những vi
khuẩn khác như: Gardnerella vaginalis, Mycoplasma hominis, Mycoplasma
genitalium, Ureaplasma urealyticum, Herpes simplex virus 2 (HSV-2),
Trichomonas vaginalis, Cytomegalovirus (CMV), Haemophilus influenzae,
Streptococcus agalactiae, Trực khuẩn gram âm đường ruột, Enterococcus,
Peptococcus species,...
- Ngồi ra, có sự liên quan giữa tác nhân gây PID và vi khuẩn có mặt trong âm
đạo, 4 loại được phát hiện là: Sneathia (Leptotrichia) sanguinegens, S.Amnioni,
Atopobium Vaginae và BV.
Chlamydia trachomatis
6
Neisseria gonorrhoeae
4. Các yếu tố liên quan đến Viêm vùng chậu
- Yếu tố nguy cơ:
+ Đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà khơng điều trị.
+ Có nhiều bạn tình.
+ Bạn tình của bạn có quan hệ tình dục với nhữngngười khác ngồi bạn.
+ Trước đó đã mắc bệnh viêm vùng chậu.
+ Từ 25 tuổi trở xuống và đã có quan hệ tình dục.
+ Thụt rửa sai cách
+Sử dụng vòng tránh thai để ngừa thai.
- Yếu tố bảo vệ:
+ Sử dụng Bao cao su: ngăn ngừa STDs.
+ Thuốc viên tránh thai nội tiết: loại có nồng độ progestin cao giúp phụ
nữ có ít nguy cơ PID hơn.
+ Đang mang thai.
+ Mãn kinh.
II. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:
1. Các thể lâm sàng thường gặp
7
2. Cận lâm sàng:
- Trong thử nghiệm PEACH, người ta ghi nhận phụ nữ bị đau bụng, đau vùng
chậu và có các triệu chứng viêm đường sinh dục thì: Số lượng bạch cầu tăng (≥
10000 tế bào/mL) thì chẩn đốn viêm nội mạc tử cung có độ nhạy 41% và độ
đặc hiệu 76%.
- Trong một nghiên cứu đoàn hệ: Tốc độ máu lắng tăng (> 15mm/giờ) có độ
nhạy 70% và độ đặc hiệu 52% đối với viêm nội mạc tử cung hoặc viêm ống
dẫn trứng.
- Sự hiện diện của >10 WBC/quang trường năng lượng cao và >1 WBC/tế bào
biểu mô. Sự hiện diện của bạch cầu là chỉ số nhạy cảm nhất của nhiễm trùng
8
đường sinh dục trên. Trong một nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng
vùng chậu, khơng có bạch cầu trong âm đạo là chỉ tiêu có giá trị tiên đốn âm
tính cao (95%). Những dữ liệu này cho thấy rằng nếu soi dịch âm đạo qua kính
hiển vi cho thấy khơng có tế bào bạch cầu hoặc lậu cầu thì nên xem xét chẩn
đốn thay thế cho bệnh Viêm vùng chậu.
- Nội soi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đốn PID. Nó có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao hơn đáng kể so với các chỉ tiêu lâm sàng. Các tiêu chí tối thiểu để chẩn
đốn PID qua nội soi bao gồm: phù nề thành ống, xung huyết bề mặt ống dẫn
trứng và sự hiện diện giả mạc trên bề mặt ống dẫn trứng. Khối u vùng chậu phù
hợp với thai ngồi tử cung có thể được ghi nhận.
- Siêu âm cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đốn và điều trị PID. Một
hình ảnh về dầy thành ống dẫn trứng, tụ dịch ống dẫn trứng có độ nhạy 85% và
độ đặc hiệu 100% đối với viêm nội mạc tử cung ở những phụ nữ mắc bệnh
được chẩn đốn lâm sàng. Timor-Tritsch mơ tả chi tiết các dấu hiệu siêu âm
khác nhau của bệnh viêm ống dẫn trứng cấp tính, bao gồm hình dạng ống bị
giãn, cấu trúc thành bất thường, độ dày thành tăng (≥5mm) và sự hiện diện của
dịch màng bụng.
- Siêu âm ngả âm đạo có thể được thực hiện đối với các trường hợp nghi ngờ
mắc PID có triệu chứng lâm sàng nghèo nàn. Siêu âm ngả âm đạo vượt trội hơn
so với siêu âm bụng để chẩn đoán PID, cũng như các bất thường nội mạc tử
cung và các khối u vùng chậu. Đây là phương pháp thăm dị khơng xâm lấn và
tiện lợi
- MRI với khả năng đặc biệt và nhạy cảm cao của nó để xác định các hình ảnh
như: thành ống dày, tụ dịch, áp xe phần phụ, dịch tự do vùng chậu và áp xe
buồng trứng, cũng đã được đề xuất như một phương thức chẩn đốn cho bệnh
PID. Tuy nhiên, nó rất tốn kém và khó tiếp cận.
- Các cận lâm sàng khác: β hCG, C-reactive protein (CRP) tăng (≥ 60 mg/L),
CA 125, Tổng phân tích nước tiểu, Xét nghiệm khí hơi âm đạo: soi tươi tìm
Gardnerella vaginalis và Nhuộm gram tìm vi trùng Neisseria gonorrheae, Test
miễn dịch chẩn đốn Chlamydia trachomatis,...
III. CHẨN ĐỐN:
9
Bảng Tiêu chuẩn của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ
(CDC) về chẩn đoán PID:
- Chẩn đốn phân biệt:
Thực tế, trong phịng khám hoặc khoa cấp cứu, khi một phụ nữ trong độ tuổi
hoạt động tình dục có triệu chứng đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu, phải xem
xét đến các chẩn đoán phân biệt bao gồm: viêm ruột thừa, thai ngoài tử cung, u
10
buồng trứng xoắn, xuất huyết nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử
cung hoại tử, viêm bàng quang, viêm đài bể thận và cơn đau quặn thận.
IV. ĐIỀU TRỊ:
1. Mục tiêu:
2. Nguyên tắc:
- Chủ yếu điều trị nội khoa với kháng sinh phổ rộng, ít nhất 2 loại kháng sinh.
- Tất cả các phác đồ điều trị phải hiệu quả với cả Neisseria gonorrheae,
Chlamydia trachomatis, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khí và liên cầu
khuẩn.
- Điều trị càng sớm nguy cơ di chứng về sau càng thấp.
- Tầm sốt và điều trị cho bạn tình trong vòng 60 ngày từ khi khởi phát triệu
chứng.
- Thể nhẹ có thể điều trị ngoại trú.
- Thể nặng phải nhập viện điều trị nội trú.
3. Phác đồ điều trị:
- Những lưu ý khi chọn phác đồ:
+ Các trường hợp nhẹ và trung bình nên được điều trị như bệnh nhân ngoại trú
bằng liệu pháp uống (Mức độ bằng chứng Ib, A).
+ Sau khi cải thiện triệu chứng lâm sàng nên được tiếp tục điều trị tiêm tĩnh
mạch kéo dài đến 24 giờ và sau đó chuyển sang uống (Bằng chứng mức IV, C).
+ Thời gian điều trị tối ưu không được biết nhưng hầu hết các thử nghiệm lâm
sàng báo cáo đáp ứng với 10 điều trị 14 ngày.
11
+ Khơng có sự khác biệt về hiệu quả đã được chứng minh giữa các phác đồ
được khuyến cáo.
- Phác đồ ngoại trú:
Chỉ định:
+ Sốt < 38 độ C
+ Bạch cầu < 11000/mm3
+ Khơng có viêm phúc mạc
+ Có nhu động ruột
+ Có khả năng uống và làm theo y lệnh
Ceftriaxone 500 mg TB liều duy nhất sau đó Doxycycline 100mg uống 2
lần/ngày kết hợp với Metronidazole 500 mg uống hai lần mỗi ngày trong 14
ngày (Bằng chứng cấp Ia, A)
Ofloxacin 400 mg uống 2 lần/ ngày kết hợp với Metronidazole đường
uống 500 mg 2 lần/ ngày trong 14 ngày (Ofloxacin có thể được thay thế bằng
levofloxacin 500 mg 1 lần/ ngày) (Bằng chứng mức Ib, A)
Moxifloxacin 400 mg uống 1 lần/ ngày trong 14 ngày (Bằng chứng mức Ia,
A)
- Phác đồ điều trị nội trú
Chỉ định:
+ Đang mang thai
+ Chưa loại trừ các bệnh lý khác (viêm ruột thừa)
+ Có thể cần phẫu thuật
+ Sốt >39 độ C
+ Bạch cầu >15000/mm3
+ Buồn nôn, nôn
+ Suy giảm miễn dịch
+ Không có khả năng uống, khó thực hiện y lệnh.
Ceftriaxone 1g TM/TB 1 lần/ ngày cộng với Doxycyline 100 mg TM 2 lần/
ngày. Doxycycline uống 100 mg 2 lần/ ngày cộng với Metronidazole 500 mg 2
lần/ngày trong 14 ngày (Bằng chứng mức Ia, A)
12
Clindamycin 900 mg TM 3 lần/ ngày cộng với Gentamicin TM/TB (3-6
mg/kg liều duy nhất mỗi ngày và theo dõi chức năng thận)
Tiếp theo chọn một trong hai:
Uống Clindamycin 450 mg 4 lần/ ngày trong 14 ngày hoặc Doxycycline
uống 100mg 2 lần/ ngày cộng với Metronidazole uống 500 mg 2 lần/ ngày để
hoàn thành 14 ngày) (Bằng chứng cấp Ia, A)
- Phác đồ thay thế:
Bằng chứng cho các chế độ thay thế là ít mạnh mẽ hơn các chế độ trên.
Ofloxacin 400 mg TM 2 lần/ ngày cộng với Metronidazole 500 mg TM 3
lần/ngày trong 14 ngày (Bằng chứng mức Ib, A)
Ceftriaxone 500 mg TB liều duy nhất cộng với Azithromycin 1g uống liều
duy nhất sau đó dùng liều thứ hai Azithromycin 1g uống sau một tuần (Bằng
chứng mức Ib, A)
- Trường hợp các phác đồ trên khơng có sẵn thì có thể sử dụng các kháng
sinh sau thay thế trong 14 ngày:
+ N.Gonorrhoeae: Cephalosporin
+ C.Trachomatis: Tetracycline, Macrolide
+ Vi khuẩn kỵ khí: Metronidazole
V. THEO DÕI, DỰ PHỊNG VÀ BIẾN CHỨNG:
1. Theo dõi:
- Bệnh nhân thường cải thiện lâm sàng sau 72 giờ điều trị đầu tiên.
- Bệnh nhân có bằng chứng nhiễm Chlamydia Trachomatis hoặc Neisseria
Gonorrheae dễ tái phát trong vòng 6 tháng, cần xét nghiệm sau 3 – 6 tháng điều
trị. Nếu kết quả âm tính, bệnh nhân phải được xét nghiệm lại sau 12 tháng điều
trị.
- Khuyến khích điều trị bạn tình.
- Tránh quan hệ tình dục đến khi hoàn tất điều trị, nhằm tránh tái nhiễm.
- Sau khi điều trị, nếu vẫn còn triệu chứng, hãy đến tái khám.
13
2. Biến chứng:
- Áp xe vùng chậu: Viêm vùng chậu nếu không được điều trị hoặc điều trị
không đúng mức có thể diễn tiến đến áp xe vùng chậu, thường là khối áp xe ở
tai vòi buồng trứng nhưng một số ít trường hợp có thể là khối áp xe ở ruột non
hoặc ruột già hay ruột thừa. Khối áp xe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc
mạc. Điều trị áp xe vùng chậu phải dùng kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch
phối hợp với các loại kháng sinh có tác dụng với vi trùng hiếm khí Flagyl. Nếu
không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa cần phải mổ cắt bỏ khối áp xe.
- Đau vùng chậu mạn tính: Một số trường hợp viêm vùng chậu tái phát có để
lại đi chứng đau vùng chậu mạn tính dai dẳng. Các trường hợp này thường ít
đáp ứng với điều trị nội khoa và đôi khi phải điều trị triệt để bằng cách mổ cắt
tử cung toàn phần và 2 phần phụ.
- Hội chứng Fits-hugh-curtis: Bệnh nhân bị đau vùng hạ sườn phải. Hội chứng
này là do viếm dính vùng quanh gan và dưới hoành phải.
- Thai ngoài tử cung: Nguy cơ thai ngoài tử cung tăng 15-20% ở phụ nữ có tiền
sử viêm vùng chậu. Thai ngồi tử cung là kết quả trực tiếp của tổn thương vòi
trứng.
- Vô sinh: Suy giảm khả năng sinh sản là mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ có
tiền sử PIC. Nhiễm trùng có thể dẫn đến sự hóa sẹo và dính trong ống dẫn
trứng .Trong số phụ nữ có rối loạn vơ sinh do vịi trứng, 50% khơng có tiền sử
PIC nhưng có sẹo ở ống dẫn trứng và có kháng thể với Chlamydia trachomatis.
Tỉ lệ vô sinh tăng lên tỷ lệ thuận với số đợt nhiễm trùng . Khoảng 12% phụ nữ
vô sinh sau 1 đợt PIC, 25% sau 2 lần viêm và 50% sau 3 lần hoặc nhiều hơn.
3. Dự phịng:
- Cấp 1:
+ Tư vấn tình dục
+ Quan hệ tình dục an tồn
+ Giảm số lượng bạn tình
+ Không QHTD với đối tượng nguy cơ cao
+ Không QHTD trước16t
+ Biện pháp tránh thai có rào chắn, thuốc viên tránh thai nội tiết
14
- Cấp 2:
+ Tầm soát đối tượng nguy cơ cao
+ Chẩn đoán và điều trị bệnh lây lan qua đường tình dục, nhiễm trùng tiết niệu
- Cấp 3:
+ Can thiệp sớm
+ Điều trị biến chứng
KẾT LUẬN
Viêm vung chậu là một vấn đề thường gặp khiến phụ nữ phải đến phòng khám.
Mặc dù các mầm bệnh lây truyền qua đường tinh dục như Chlamydia
Trachomatis hoặc Neisseria Gonorrheae là tác nhân phổ biến gây viêm vùng
chậu, nhưng nguyên nhân gây nhiễm trùng thường là đa vi khuẩn. Các triệu
chứng thường bị xem nhẹ nhưng viêm vùng chậu có thể gây ra các biến chứng
và hậu quả nặng nề như: sẹo và dính vịi tử cung, đau vùng chậu mạn tinh, vơ
sinh và tăng nguy cơ mắc thai ngoai tử cung.
Cho nên, kể cả khi nhiễm trùng có triệu chứng tối thiểu cũng có thể mang lại
hậu quả nặng nề, bác sĩ cần có đủ kiến thức và nắm rõ được đầy đủ thông tin để
đánh giá đầy đủ về vấn đề.
PCR và ni cấy vi khuẩn là các xét nghiệm chính xác. Tuy nhiên nếu khơng
có kết quả ngay lúc khám, thì nên điều trị theo kinh nghiệm thường được
khuyến cáo.
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi khơng thể kiểm sốt bằng nội khoa,
nhưng đây không phải là một chỉ định phổ biến.
Dự phịng là những phương pháp có khả năng giảm thiểu nguy cơ, nhưng bệnh
nhân thường không chú ý và khi đến gặp bác sĩ thì vấn đề chỉ còn lại là can
thiệp sớm và điều trị biến chứng.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>Arthur T Ollendorff, MD (2017). Cervicitis [online] Available at:
[Accessed 13
March 2019]
Hetal B Gor, MD, FACOG (2018). Vaginitis [online] Available at:
[Accessed 13
March 2019]
Kristi A Tough DeSapri, MD (2019). Pelvic Inflammatory Disease [online]
Available at: />[Accessed 12 March 2019]
Bộ môn Phụ sản-Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2018). Giáo trình Lý
thuyết Phụ sản 3, trang 107-128
16