Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.79 KB, 3 trang )
ĐAU VÙNG XƯƠNG CHẬU Ở PHỤ NỮ
MANG THAI
Mỗi khi di chuyển, những cơn đau xuất phát từ vùng xương chậu khiến thai
phụ khó chịu.
Mỗi khi em đang ngồi mà đứng lên hay khi di chuyển, cơn đau buốt xuất
hiện ở hai bên hông, vùng xương mu, đau không thể chịu nổi. Buổi tối, mỗi
khi trở mình hoặc đang nằm trên giường mà lỡ buông một chân xuống, em
đau phát khóc luôn", chị Nguyễn Diệu Uyên, mang thai 36 tuần, diễn tả về
cơn đau của mình với bác sĩ.
Vì sao xương chậu "biểu tình"?
Bác sĩ chẩn đoán chị Uyên bị chứng đau xương chậu. Sau đó, bác sĩ kê toa
thuốc bổ sung can-xi và dặn chị nên đi đứng nhẹ nhàng, không đi lại nhiều.
Theo bác sĩ Hồ Thị Ngọc, bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện FV, cho biết,
chứng đau xương chậu khá phổ biến ở thai phụ, thường xuất hiện vào 3
tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ hoặc sau khi chuyển dạ. Nếu thai phụ
bị đau xương chậu ở lần mang thai trước sẽ có nguy cơ tái phát trong lần
mang thai sau.
Vùng xương chậu được chia làm ba phần. Hai bên xương chậu được kết nối
bằng mu khớp xương ở phía trước. Khớp nối này có cấu tạo là một khớp
cứng. Khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Để chuẩn
bị cho thai nhi chui qua vùng xương chậu và chào đời, cơ thể người mẹ
thường tiết ra hoóc môn ralaxin để làm mềm các dây chằng tại đây. Kết quả
các cơ này căng dần nhiều khiến thai phụ bị đau.
Ngoài ra, trong quá trình sinh hoạt, vận động, một bên xương chậu nào đó
dịch chuyển nhiều hơn bên còn lại, khu vực mu khớp xương chịu áp lực cao
cũng gây đau cho thai phụ.
Cơn đau tập trung tại vùng xương mu hoặc lan rộng cả hai bên xương chậu,
vùng háng, đùi, hông và phần bụng dưới. Cơn đau càng gia tăng mức độ khi
thai phụ chuyển động hoặc khi thai nhi ngày càng lớn. Trong lúc di chuyển,
bạn có thể nghe tiếng răng rắc phát ra từ xương chậu.
Khi cảm nhận những cơn đau xuất hiện, thai phụ nên đến bác sĩ đến khám và