Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lịch sử 7 Bài 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.44 KB, 2 trang )

Lịch sử 7 Bài 27
BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ
1/. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
-Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn suy yếu, NGuyễn Ánh đem quân đánh Tây Sơn, Quang Toản bị bắt,
triều tây Sơn chấm dứt.
- 1802, nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô.
- 1086, Nguyễn Anh lên ngôi Hoàng Đế, củng cố chế độ quân chủ tập quyền
+Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
+1815 ban hành Luật Gia Long.( Hoàng Triều luật lệ)
+Chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
+Xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông
tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau .
- +Đối ngoại: Đối ngoại : Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, từ chối tiếp xúc với các nước phương
Tây
2/. Kinh tế dưới triều Nguyễn.
a. Nông nghiệp:
- Chú trọng khai hoang.
- Di dân, lập ấp, đồn điền
- Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng đất bỏ hoang nhiều.
- Đặt Chế độ quân điền nhưng không tác dụng
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp.
- Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…
- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…) nhưng lạc hậu
- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.
c. Thương nghiệp:
* Nội thương:
+ Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ.
+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt làng phong phú.
* Ngoại thương:


+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế buôn bán với người phương tây.
Tiết 63 - BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN.
1/. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
-Đời sống nhân dân nhất là nông dân ngày càng cực khổ.
-Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.
-Quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi.
2/. Các cuộc khởi nghĩa:
a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827)
- Năm 1821, Phan bá vành kêu gọi nông dân nổi dậy chống địa chủ , quan lại
- Căn cứ (Trà Lũ) Nam Định.
-Nghĩa quân đánh nhau hàng chục trận lớn với triều đình
- Năm 1827, quân triều trình bao vây khởi nghĩa bị đàn áp.
b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835)
- Nông Văn Vân cùng 1 số tù trưởng dân tộc tập hợp dân chúng nổi dậy
- Địa bàn: miền núi việt Bắc.
- Triều đình 3 lần đàn áp mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa
c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)
- Địa bàn hoạt động: 6 tỉnh nam kỳ.
- 1835 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854-1856)
- Là một nhà nho nghèo đã tập hợp nông dân, các dân tộc nổi dậy
- Địa bàn: Hà Nội.
-Năm 1855, cao bá Quát hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt với quân đội triều đình
- 1856 khởi nghĩa bị dập tắt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×