Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tìm hiểu sơ lược về các huyệt ứng dụng trong phục hồi chức năng vận động chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.34 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
BỘ MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ CÁC HUYỆT ỨNG
DỤNG TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHI
TRÊN, CHI DƯỚI

GVHD: Ths. Bs. Nguyễn Ngọc Chi Lan
LỚP YB K42 - NHÓM 04


Danh sách sinh viên thực hiện chuyên đề:
STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ

HUYỆT

SINH VIÊN
1

Lưu Minh Kiệt

1653010058

Tý nhu

2


Kim Thị Thanh Liêm

1653010059

Độc tỵ

3

Hồng Thị Xn Mai

1653010061

Xích trạch

4

Lê Thị Bảo Ngân

1653010063

Liệt khuyết

5

Nguyễn Thị Thảo
Ngun

1653010065

Thần mơn


6

Lâm Thị Hồng Nhiên

1653010067

Đại lăng

7

K' Nở

1653010068

Kiên ngung

8

Hoàng Lê Minh Tâm

1653010073

Âm lăng tuyền

9

Trương Ngọc Thạch

1653010074


Thừa Sơn

10

Phan Thị Thanh Thảo

1653010076

Tam âm giao

11

Phạm Thị Kiều Tiên

1653010079

Dương lăng tuyền

12

Nguyễn Huỳnh Nhân

1653010350

Thái uyên

13

Trần Hoàng Diệu


1653010385

Hoàn khiêu

14

Nguyễn Lê Nhựt Anh

1653010411

Tam chính (Chính cân,
Chính tơng, Chính sĩ)

15

Huỳnh Kim Lan Anh

1653010486

Linh cốt


I. CÁC HUYỆT Ở CHI TRÊN
1. Huyệt Liệt khuyết (Đồng huyền, Uyển lao)
1.1. Vị trí, giải phẫu
- Vị trí: từ đầu ngoài nếp gấp cổ tay đo lên 1,5 thốn, ngang chỗ nối thân xương
quay và mỏm trâm quay
- Giải phẫu:
• Dưới da là bờ trong - trước của gân cơ ngửa dài, cơ gấp dài ngón cái, chỗ bám

của cơ sấp vng vào xương quay.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa.
• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
- Đặc tính:
• Huyệt thứ 7 của kinh Phế
• Huyệt Lạc, nơi phát xuất Lạc dọc, Lạc ngang.
• Huyệt Giao hội với Nhâm Mạch.
• 1 trong Lục Tổng Huyệt trị đau vùng đầu, gáy (Càn Khôn Sinh Ý).
1.2. Cơ chế
- Tác động tại chỗ: khi châm lên huyệt có tác động lên vùng các gân cơ của khớp
cổ bàn tay
- Theo đường kinh: có tác động lên kinh phế, trị ho, suyễn, đau ngực
- Tác dụng: Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.
1.3. Cách châm:
Châm chếch hoặc châm ngang hướng lên trên (tả pháp) hoặc hướng xuống dưới
(bổ pháp), sâu 0,5-1 thốn; cứu.
Chú ý tránh tĩnh mạch đầu
1.4. Ứng dụng
- Tại chỗ: Sưng cổ tay, đau cẳng tay.
- Theo kinh: Ho, đau ngực.
- Toàn thân: Đái vàng, đái nhiều lần, đái khó, đau họng, các bệnh ở cổ gáy.
2. Huyệt Thái Uyên (Quỷ Tâm, Quỷ Thiên, Thái Thiên, Thái Tuyền.)
2.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí:Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt
là rãnh mạch tay quay.
- Giải phẫu:






Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh ở đoạn này cấu tạo bởi gân cơ dạng dài và
gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái (ở ngoài). Gân cơ gang tay to và gân cơ gấp
chung nơng các ngón tay (ở trong). Gân cơ gấp dài ngón tay cái và xương
thuyền (ở đáy).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh
quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.


- Đặc tính:





Huyệt thứ 9 của kinh Phế.
Huyệt Du – Nguyên, thuộc hành Thổ.
Huyệt Hội của Mạch.
Huyệt Bổ của kinh Phế.

2.2. Cơ chế:
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần
kinh quay.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
2.3. Cách châm:
- Bấm huyệt: Khi day bấm dùng ngón trỏ của tay nọ day ấn nhẹ vào huyệt của tay
bên kia, khi bấm vào thấy tê tê, hơi tức là đúng huyệt, có thể vừa day trịn kết hợp
bấm từ 1-3 phút.
- Châm cứu: Châm thẳng, từ mặt trong lịng bàn tay, hướng mũi kim tới mặt phía

lưng bàn tay, sâu 0, 3 – 0, 5 thốn, Ôn cứu 3 – 5 phút.
2.4. Ứng dụng:
- Chữa các chứng bệnh trúng gió, trúng cảm.
- Làm giảm đờm do đó có tác dụng chữa ho, viêm họng, viêm thanh quản
- Làm tạng Phế thơng thống, tăng chức năng trao đổi khí vì thế có tác dụng
giảm cơn hen, giảm đau thắt ngực.
- Dùng trong trường hợp mất giọng do viêm thanh quản, phải nói nhiều hoặc do các
trường hợp khác đều cho kết quả tốt.
- Làm giảm đau cổ tay, điều trị hội chứng ống cổ tay.
3. Huyệt đại lăng
3.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Nằm ở giữa nếp cổ tay phía gan tay ( giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ tay
bé).
- Giải phẫu:
• Dưới da là khe giữa của gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, ở sau là khe giữa
gân cơ gấp dài ngón tay cái, gân cơ gấp chung nơng ngón tay nơng và sâu,
khe khớp cổ tay
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh giữa và dây thần
kinh trụ.
• Da vùng huyệt chi phối bởi đoạn thần kinh C7 và C8.


- Đặc tính: Huyệt thứ 7 , huyệt nằm trên kinh tâm bào.
3.2. Cơ chế
- Thanh tâm, định thần, lương huyết.
- Huyệt du, huyệt nguyên, thuộc hành thổ, huyệt tả.
- Một trong thập tam quỷ huyệt dùng để trị bệnh tâm thần.
3.3. Cách châm, cảm giác châm
Châm thẳng 0,3 đến 0,5 thốn . trị khớp xương cổ tay thì châm xiên.cứu 1-3 trángôn cứu 3-5 phút.
3.4. Ứng dụng

- Đau cổ tay, lịng bàn tay nóng: đau ngực sườn, đau vùng tim, tâm phiên: bệnh tâm
thần, dễ sợ hãi.
- Huyệt có tác dụng ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, áp lực.
- Huyệt đại lăng có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo,giải nhiệt cơ thể và phòng tránh
co giật do sốt cao.
- Vị trí nằm ở cổ tay của huyệt đại lăng có tác dụng chữa bệnh về xương khớp nhất
là bệnh về tay, điển hình là viêm khớp cổ tay, hội chứng ống cổ tay,...
4. Huyệt xích trạch (Quỷ đường, Quỷ thọ)
4.1.Vị trí, giải phẫu
- Vị trí:
• Gấp nếp khủy tay lại, bàn tay hơi đưa về phía trước.
• Huyệt ở chỗ lõm bờ ngồi gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ
ngửa dài, cơ cánh tay trước.
- Giải phẫu:
• Dưới da là bờ ngoài gân cơ 2 đầu cánh tay, rãnh 2 đầu ngoài, bờ trong gần
trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước và khớp khủy.
• Thần kinh vận động cơ là các nhánh của thần kinh cơ-da và thần kinh quay.
• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
- Đặc tính:
• Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ.
• Huyệt tả của kinh Phế.
4.2.Cơ chế:
- Là nơi giao thoa giữa hai luồng khí bên trong và bên ngồi cơ thể. Huyệt vị này
có khả năng tiêu trừ độc tố trong máu, chủ trị chứng khủy tay đau, cánh tay sưng to,
hen suyễn, viêm Amidan…
- Ngoài ra, do là huyệt con của phế kinh nên huyệt vị này cũng đem lại công dụng
thanh nhiệt, làm sạch phổi. Khi tác động vào huyệt vị này có thể điều trị được các
bệnh lý như ho kèm nóng sốt, ho ra máu, đờm, tức ngực, viêm họng hoặc thậm chí là
liệt nửa người.
- Xích Trạch là “Hợp huyệt thuộc thủy, nội ứng như thân”, nhờ vậy có khả năng tu

bổ thận đi lên. Thơng qua hoạt động châm cứu, đấm bóp huyệt vị này có thể khiến
thân thể năng lượng tại từ thân chuyển hóa, các chứng bệnh được hạ nhẹ và dần cải
thiện tích cực.
- Tác dụng: Thanh nhiệt thượng tiêu, giáng trừ nghịch khí, tiêu trừ độc trong máu,
tiết Phế viêm.


4.3. Cách châm, bấm huyệt:
- Bấm huyệt: Xác định chính xác vị trí huyệt vị sau đó đặt ngón tay cái lên
huyệt.Tiến hành day, ấn huyệt theo hình trịn với lực vừa phải trong vòng 2- 3 phút.
- Cách châm: Xác định chính xác vị trí huyệt vị.Tiến hành châm thẳng vào huyệt vị,
sâu khoảng 0,5 – 1 thốn, thời gian ôn cứu 5 – 10 phút.
4.4. Ứng dụng:
- Đau khủyu tay, đau cánh tay, sưng tấy.
- Viêm họng, ho, suyễn, ho ra máu.
- Viêm amidan.
5. Huyệt Tý Nhu (Bối Nhu, Bối Nao, Đầu Xung, Hạng Xung, Tý Nao):
5.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Huyệt ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối huyệt Khúc Trì
và Kiên Ngung.
- Giải Phẫu: Dưới da là đỉnh cơ Delta, bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ
cánh tay trên vào xương, phía sau là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương
cánh tay.
- Đặc tính:
• Là huyệt thứ 14 trong kinh Đại Trường.
• Là huyệt giao hội của kinh Đại Đường, mạch Dương Duy và kinh Vị.
5.2. Cơ chế:
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mũ, các nhánh của dây thần
kinh cơ da và nhánh của dây thần kinh quay.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

- Tác dụng: Thông lạc, minh mục
5.3. Châm cứu, bấm huyệt:
- Xác định huyệt:
• Để tay thẳng thả lỏng.
• Huyệt nằm tại đầu cuối cơ tam giác cánh tay và nằm trên đường nối giữa
huyệt Khúc Trì và Kiên Ngung. Trong đó, huyệt Khúc Trì nằm tại vị trí lõm
vào nơi nếp gấp khuỷu tay, nơi bám của cơ dài, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay
và cơ quay 1 của tay. Huyệt Kiên Trung nằm tại chỗ lõm, phía trước ngồi
khớp, mỏm cùng xương địn khi dang thẳng cánh tay.
- Cách châm cứu:
• Xác định chính xác vị trí của huyệt và tiến hành châm thẳng hoặc châm vào
bờ sau – trước xương cánh tay khoảng 1 – 1,5 thốn. Với các bệnh về mắt
nên hướng mũi kiêm xiên về phía trước cơ Delta.
• Cứu trong 3 – 5 tráng và thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút.
- Cách bấm huyệt:
• Xác định chính xác vị trí huyệt vị thơng qua hướng dẫn đã được nêu ở trên.
• Dùng đầu ngón tay cái bấm vào huyệt với lực vừa phải, thực hiện day ấn theo
hình trịn trong khoảng 1 – 2 phút.
• Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần để đạt hiệu quả trị bệnh cao.


5.4. Ứng dụng:
- Trị đau vai: Đau vai là chứng bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải
vận động mạnh hoặc làm văn phịng với máy tính nhiều giờ. Tác động vào huyệt Đầu
Xung sẽ giúp ôn kinh hoạt lạc từ đó bệnh tự động được đẩy lùi.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng đau cánh tay, liệt chi trên: Tý nhu là huyệt vị nằm ở
cánh tay vì vậy nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch cũng như huyệt
đạo tại khu vực này. Việc tác động vào huyệt sẽ thúc đẩy quá trình lưu thơng khí
huyết, thư giãn cơ từ đó làm giảm tình trạng đau nhức, tê bì cánh tay hiệu quả.
- Trị bệnh về mắt: Ngồi các lợi ích trên, huyệt cũng đem lại tác dụng trong điều trị

các bệnh về mắt như suy giảm thị lực, nhãn cầu sưng đỏ, chảy nước mắt…
- Phối huyệt:
• Phối cứu huyệt Đại Chùy + huyệt ở cách Đại Chùy mỗi bên ngang ra 1,5
thốn, xuống 1 ít + Nhĩ Thượng + Phát Tế + Phong Trì trị anh lựu
(bướu).
• Phối Cường Gian trị cổ gáy cứng
• Phối Trữu Liêu trị cánh tay đau khơng giơ lên được
• Phối Kiên Ngung trị tay yếu (khơng có sức), khơng giơ lên được
• Phối Thừa Khấp, Tinh Minh trị bệnh về mắt
• Phối châm Tý Nhu xuyên Nhu Thượng + Khúc Trì trị cánh tay và vai
đau
• Phối Đại Nghênh + Thủ Tam Lý trị lao hạch
6. Huyệt Kiên Ngung (Thiên cốt, Kiên cốt, Trung kiên tỉnh,Ngung tiêm)
6.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: chỗ lõm ngoài vai, khoảng giữa hai xương,giơ cánh tay lên lấy huyệt ở chỗ
lõm.
* Cách xác định:
Lấy điểm giữa của mỏm cùng vai và mấu động lớn của xương cánh tay,sát
bờ trước mỏm cùng vai hoặc sờ để xác định bờ trước mỏm cùng vai để lấy huyệt
hoặc người bệnh giang ngang cánh tay,mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh
tay sẽ làm xuất hiện hai chỗ lõm, huyệt ở trong chỗ lõm nhỏ phía trước.
- Giải phẫu: dưới da là khe giữa bó địn và bó cùng vai của cơ delta, khe khớp giữa
xương bả vai và xương cánh tay. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ. Da vùng
huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
- Đặc tính: là huyệt vị thứ 15 trên đường kinh Đại trường, đồng thời là huyệt giao
hội nối liền kinh Đại trường với kinh Tiểu trường và mạch Dương duy.
6.2. Cơ chế:
Là huyệt giao hội nhiều đường kinh,phát huy các tác dụng khu phong,trục thấp,giải
nhiệt và thanh nhiệt hỏa khí ở Dương Minh.
6.3. Cách châm cứu:

● Châm thẳng kim, sâu từ 0.5-1 thốn hoặc nâng tay bệnh nhân ngang
bằng vai rồi châm thẳng tới huyệt Cực tuyền ở hố nách.
● Cứu thì từ 3-5 tráng, ơn cứu trong 5-15 phút.
6.4. Ứng dụng:
Huyệt được ứng dụng trong các điều trị bệnh lý như:


● Phạm vi tại chỗ :đau vai, đau khớp vai,đau cánh tay, đau cơ do phong
thấp,....
● Theo đường kinh và toàn thân như bất thân bất toại, bệnh ngoài da.
7. Huyệt Thần Mơn
7.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ hõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngồi bờ
trên xương trụ.
- Giải phẫu:
• Dưới da là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ
• Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1
- Đặc tính:
• Là huyệt Tả của kinh chính Tâm
• Là huyệt Ngun, huyệt Du, thuộc hành Thổ
• Là một huyệt đặc biệt, nếu châm khi nhiệt tà vào kinh Tâm có thể khiến cơ thể
bị run, sốt và có triệu chứng khó chịu vùng tim
• Là huyệt trị chứng Thi quyết (ngất như chết) do rối loạn kinh Biệt Phế, Thận,
Tâm, Vị.
7.2. Cơ chế:
- Thần môn là nơi cửa mà khí của Tâm đi và đến, Thần môn là cổng của Thần, tâm
tàng thần, chủ thần là huyệt Du của tâm mạch.
- Dưới da là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp. Thần kinh vận động cơ là
nhánh dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1.

- Tác dụng: An thần, định tâm, thanh tâm nhiệt, điều hòa khí nghịch
7.3. Châm cứu, bấm huyệt:
- Châm cứu: châm thẳng, mũi kim hơi chếch qua phía xương trụ 0,4-0,5 thốn. Cứu
điếu ngải 3-5 phút, cứu mồi ngải 3-5 mồi
- Bấm huyệt: cách thực hiện như sau:
• Xác định vị trí huyệt như trên
• Đặt ngón tay cái lên vị trí huyệt, bốn ngón tay cịn lại đỡ bên dưới cổ tay
• Ấn huyệt với lực vừa phải rồi day theo chiều kim đồng hồ từ 2-3 phút. Sau
đó đổi tay và bấm huyệt ở bên còn lại theo cách tương tự.
• Có thể day huyệt nhiều lần (mỗi lần cách nhau 30 giây) để đạt hiệu quả tốt
nhất.
7.4. Ứng dụng:
- Chữa mất ngủ, hay quên, hồi hộp, bệnh tim, liệt lưỡi
- Phối huyệt:
• Phối huyệt Thiếu Hải trị tay co rút (theo Thiên Kim Phương)
• Phối huyệt Dương Cốc trị cuồng, hay cười (theo Thiên Kim Phương)
• Phối huyệt Quan Môn và Trung Phủ trị bệnh về tiêu tiểu (theo Thiên Kim
Phương)
• Phối huyệt Cự Khuyết và Lãi Câu trị hụt hơi, hồi hộp, lo sợ (theo Tư Sinh
Kinh)
• Phối huyệt Nội Quan và Tâm Du trị hồi hộp (theo Châm Cứu Đại Thành)

















Phối huyệt Dũng Tuyền, Thiếu Thương và Tâm Du trị si ngốc (theo Châm Cứu
Đại Thành)
Phối huyệt Bá Hội và Nội Quan trị lo sợ, thần sắc tâm tư không yên (theo
Châm Cứu Đại Toàn)
Phối huyệt Dương Lăng Tuyền, Nội Quan, Nhiên Cốc và Thiếu Xung trị tim
đau, hồi hộp (theo Châm Cứu Tập Thành)
Phối huyệt Chí Dương, Cơng Tơn, Đởm Du, Tiểu Trường Du, Uyển Cốt và Ủy
Trung trị tửu đản, mắt và toàn thân vàng, Tâm thống, mặt đỏ vằn, tiểu không
thông (theo Châm Cứu Tập Thành)
Phối huyệt Cao Hoang, Dịch Môn, Nội Quan và Giải Khê trị hay quên, mất
ngủ, hồi hộp (theo Thần Cứu Kinh Luân)
Phối huyệt Tâm Du trị si ngốc, dại khờ (theo Thần Cứu Kinh Luân)
Phối huyệt Nội Quan và Tam Âm Giao trị mất ngủ, thần kinh suy nhược (theo
Châm Cứu Học Thượng Hải)
Phối huyệt Dương Lăng Tuyền (thấu Âm Lăng Tuyền), Nội Quan và Tâm Du
trị nhịp tim không đều (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
Phối huyệt Khí Hải, Trung Quản và Túc Tam Lý trị khí hư, lo sợ (theo Trung
Hoa Châm Cứu Học)
Phối huyệt Phong Long, Trung Quản, Tâm Du và Vị Du (đều tả) trị mất ngủ
(theo Trung Hoa Châm Cứu Học)
Phối huyệt Trung Phủ trị tiểu nhiều (theo Phổ Tế Phương)
Phối huyệt Tam Âm Giao trị mất ngủ (theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
Phối huyệt Ẩn Bạch, Thái Khê và Đại Lăng trị thổ huyết, tiêu ra máu (theo

Nho Môn Sự Thân)

8. Huyệt Linh cốt
Huyệt này còn được gọi là Trạch điền Hợp cốc ở Nhật Bản. Tuy nhiên, có sự
khác biệt lớn trong cách dùng huyệt của Đổng sư và người Nhật. Phần này trình
bày theo trường phái Đổng thị.
8.1. Vị trí, giải phẫu:
Huyệt này nằm gần với Hợp cốc, phía trước bờ của điểm nối giữa xương bàn tay 1
và 2.
8.2 Cơ chế:
- Linh cốt là một trong 72 huyệt tuyệt trác trong châm cứu, là huyệt tối quan trọng
trong vấn đề hành khí hoạt huyết, đó cũng là huyệt quan trọng trong bổ khí, huyệt
này thơng với tất cả các huyệt, có thể qua đó do góc độ phương hướng khác nhau của
mũi kim châm xuống mà điều trị bệnh cũng khác nhau, nên Linh cốt trị đủ loại bệnh,
bệnh gì cũng dùng đến nó.
- Dùng đơn lẻ huyệt này cho hiệu quả đặc hiệu chữa đau khuỷu tay (khi châm ở
phần thân bị bệnh), trị đau khớp háng (khi chọn châm ở phần thân khỏe mạnh) và trị
chón mặt (khi châm cả 2 bên). Thêm vào đó, khi châm đơn lẻ huyệt Linh cốt cũng có
thể chữa chứng đau vai, ăn kém ngon, sa trực tràng, đau lưng, đau khớp gối, đau thắt
lưng, đau cột sống và ù tai. Ngoài ra, nó cũng rất hữu hiệu trong điều trị chấn thương
ngực, ho mãn tính và đau tức ở bụng trên.


- Huyệt này có chức năng trị liệu mạnh giúp điều hịa và bổ khí, giúp ơn dương và
bổ dương. Nó là huyệt chính để phối hợp với huyệt Đại bạch khi chữa chứng liệt
nửa người ở bên phần thân khỏe mạnh với vai trị là huyệt chính phối hợp với Phong
thị hoặc Thận quan và thỉnh thoảng chích lể Ngũ lĩnh ở lưng.
- Chọn đồng thời huyệt này và Đại bạch cho hiệu quả đặc hiệu chữa đau thần
kinh tọa dọc theo đường kinh Thái dương hoặc Thiếu dương. Nó cũng rất hiệu quả
chữa yếu chân, trướng bụng, tiểu rắt và tiểu buốt.

- Linh cốt và Đại bạch nằm ở đường kinh Đại trường và có nhiều khí, huyết vì vậy
2 huyệt này có hiệu quả trị liệu mạnh giúp điều hịa khí huyết. Ngồi ra, Linh cốt cịn
gần với Hợp cốc là huyệt của kinh Đại trường nên chức năng bổ khí của nó rất mạnh.
Đặc điểm của Đại bạch là Mộc huyệt, giống như huyệt Tam gian, và Linh cốt nằm
giữa huyệt Hợp cốc (thuộc Mộc) và Dương khê (thuộc Hỏa). Chọn đồng thời 2 huyệt
vừa thuộc Mộc và Hỏa sẽ có chức năng giúp ơn dương. Do đó khi điều trị liệt nửa
người, cách này đóng vai trị trị liệu giống bài thuốc Bổ dương hồn ngũ thang và
Chân vũ thang.
Chú ý: Linh cốt có tác dụng làm co bóp tử cung mạnh, dễ gây hư thai nên cấm
châm cho phụ nữ có thai.
8.3. Cách châm, cảm giác châm:
- Cách châm: Châm thẳng sâu 1,5-2 thốn, có thể thấu đến Trọng tiên, cũng có thể
châm nghiêng hướng ra phía ngồi sâu 2-3 thốn.
- Cảm giác châm: tại chỗ có cảm giác căng tê tức.
8.4. Ứng dụng:
- Liệt nửa người: Linh cốt + Đại bạch + Tam hồng (thượng) + Thơng thận +
Thơng quan + Thơng bối + Thơng sơn + Chính hội.
- Đau bụng kinh: Linh cốt + Uyển thuận thấu Linh cốt hiệu quả tốt ( Linh cốt có
tác dụng thúc kinh sớm). Ngồi ra có thể lựa chọn: Linh cốt + Kim mơn + Tứ hoa
(thượng)
- Nam khoa: Linh cốt + Tam hoàng (hạ) + Nhân hoàng.
- Viêm phổi: Linh cốt + Đại bạch +Tâm thường +Tứ mã.
- Cảm mạo đau họng Linh cốt châm luu kim 1 giờ, cách 1 ngày thì đỡ.


II. CÁC HUYỆT Ở CHI DƯỚI
1. Độc tỵ (Độc tỷ)
1.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Nằm ở phía nối tiếp xương bánh chè và đầu trên xương chày, hõm phía
dưới ngồi xương bánh chè (gối gấp 90 độ)

- Giải phẫu: Thần kinh vận động cơ là các nhánh thần kinh đùi và nhánh của
thần kinh mông trên, da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
- Đặc tính: Huyệt thứ 35 của kinh Vị.
1.2. Cơ chế:
Huyệt Độc Tỵ giữ vai trò tác động trực tiếp đến khớp gối và các vị trí liên quan.
Do đó, huyệt này chuyên đặc trị các bệnh lý đau nhức và thoái hóa khớp gối, những
phần mềm quanh khớp gối.
1.3. Cách châm:
- Cách 1: Châm thẳng, sâu khoảng 0,5 thốn.
- Cách 2: Châm luồn kim dưới xương bánh chè, mũi kim hướng lên góc trêntrong của xương bánh chè, sâu 0,6 - 1 tấc.
- Cách 3: Châm kim hướng về phía trong, giữa đầu gối, sâu từ 1 đến 1,5 thốn.
1.4.Ứng dụng:
- Độc tỵ có tác dụng sơ phong, hoạt lạc, chỉ thống và khu lợi quan tiết
- Điều trị đau khớp gối và những phần mềm quanh gối
- Phối huyệt
• Tất Quan (Đ.33) + huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + huyệt Túc Tam Lý
(Vi.36): Chữa bệnh liên quan đến đầu gối.
• Phối huyệt Tất Quan (Tư Sinh Kinh) + huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34):
Chữa đầu gối bị mất cảm giác
• (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải) Phối huyệt Lương Khâu (Vi.34) + huyệt
Dương Lăng Tuyền (Đ.34): Chữa viêm khớp gối
• (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải) Phối huyệt Tất Nhãn + huyệt Lương
Khâu (Vi.34) + huyệt Uỷ Trung (Bq.40): Chữa viêm khớp gối
• Sở dĩ có thể phối hợp các huyệt đạo với nhau theo kinh vì hệ thống kinh lạc
trên cơ thể con người giữ vai trị vận hành khí huyết lưu thơng giúp thun
giảm bệnh tình.
2. Huyệt Âm Lăng Tuyền (Âm Chi Lăng Tuyền, Âm Lăng)
2.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Ở chỗ lõm làm thành bởi bờ sau trong đầu trên xương chày với đường
ngang qua nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân trước xương chày, ở mặt trong đầu gối.

Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao
nhất, đó là huyệt.
- Giải phẫu:


Dưới da là bờ sau-trong và mặt sau đầu xương chày, chỗ bám của cơ kheo,
dưới chỗ bám của cơ bán mạc, mặt trước cơ sinh đôi trong.





Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau và nhánh
của dây thần kinh hông khoeo.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

- Đặc tính:



Huyệt thứ 9 của kinh Tỳ.
Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ .

2.2. Cơ chế:
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau và nhánh của dây
thần kinh hông khoeo.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.
2.3. Cách châm:
Châm thẳng (theo mé bờ sau xương ống chân), sâu 1-2 thốn. Cứu 3-5 tráng,
Ôn cứu 5-10 phút.

2.4.Ứng dụng:
- Tại chỗ: đau gối
- Theo đường kinh: bí tiểu, tiểu dầm, tiểu khơng tự chủ, đau bụng kinh.
- Toàn thân: vàng da, phù, cổ trướng
- Chủ Trị: Trị khớp gối viêm, kinh nguyệt không đều, ruột viêm, di tinh, cổ trướng,
tiểu không thông, tiểu dầm.
- Điều trị đau khớp gối (hoặc những phần mềm quanh khớp gối - Tạp chí đơng y)
3. Huyệt tam chính ( gồm có Chính cân, Chính tơng, Chính sĩ)
3.1. Vị trí, giải
phẫu: - Vị trí:
• Nằm mặt sau của bắp chân.
• Chính cân ngay giữa gân Achilles, từ đỉnh gót chân đo lên 3,5 thốn.
• Chính tơng từ Chính cân đo lên 2 thốn.
• Chính sĩ từ Chính tông đo lên 2 thốn.
- Giải phẫu: Nằm trên gân Achilles
3.2. Cơ chế:
- Ba huyệt ( Chính cân, Chính tơng, Chính sĩ) này trên lâm sàng thường cùng
dùng, tam huyệt hợp dụng gọi là tam chính huyệt. Lâm sàng lấy chính cân, chính tơng
hợp dụng, nếu bệnh nặng thì dùng tổ hợp 3 huyệt thành đại đảo mã châm.
- Vị trí của 3 huyệt này là đường đi của kinh túc thái dương bàng quang, túc thái
dương bàng quang kinh thì có được lạc nhập não, bởi vậy huyệt này có tác dụng sơ


thơng não bộ cùng với sơ thơng khí huyết của xương cột sống, phối với huyệt thượng
lựu, ngoại tam quan trị não lựu( não có khối u);đối với chấn động não có cơng hiệu
trên lâm sàng cực kì tốn, tất cả đầu tiên chích máu huyệt nhiên cốc, tái phối hợp với
túc tam trọng, thượng lựu, công hiệu rất tốt. Bút giả đã từng lấy chính cân, chính tơng
trị liệu nhiều trường hợp di chứng của chấn động não, như 1 trường hợp sau chấn
động não 3 năm có di chứng( hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt khơng hết), dùng huyệt
này làm chủ châm thích mà khỏi. Trị liệu nhanh nhất 1 lần là khỏi.

- Huyệt này đối với lạc chẩm, bệnh cột sống dẫn đến đau tại vùng cổ gáy nơi có 2
cân lớn có hiệu quả đặc hiệu, đối với sau cổ gáy đau, sau đầu đau cùng với hai gân lớn
sai lưng đau có hiệu quả tốt; đối với đau lưng cấp thì hiệu quả cực kì mạnh, được
khẳng định qua thực tế lâm sàng. Nhẹ thì chính cân, chính tơng hợp dụng, nặng thì gia
thêm chính sĩ thành đại đảo mã. Buts giar trên lâm sàng đối với hai cân lớn sau gáy
đau đều dùng chấn cân, chính tơng đa phần lập tức có hiệu quả, đây là tổ hợp huyệt
mà bút giả thường dùng.
- Các huyệt này đều nằm trên cân, tính kích thích cực mạnh, trên lâm sàng thường
chú ý cường độ kích thích, khơng nên q mạnh, để phịng vậng châm hoặc hao khí
thái quá.
3.3. Cách châm, cảm giác châm:
Châm 5 phân - 1 thốn. Dùng kim mảnh châm xuyên qua gân rất hiệu quả,
người khỏe có thể ngồi để châm cịn người yếu có thể nằm nghiêng để châm.
- Chú ý: Khi châm cứu bệnh nhân không được đi lại
- Cảm giác châm: Đau tức tê như điện giật tại chỗ.
3.4. Ứng dụng:
Tác dụng: Thanh nhiệt tỉnh não, thơng khí chỉ thống.
Chủ trị: Đau cột sống lưng, cột sống thắt lưng, đau cứng cổ không thể xoay, tràn
dịch não, đau sau đầu.
4. Huyệt Dương lăng tuyền (Dương chỉ lăng tuyền)
Tên gọi: Dương (có nghĩa ở đây là mặt ngồi của chân); Lăng (có nghĩa là gị,
đồi, nói đến một chỗ nhơ lên cao là đầu xương mác); Tuyền (có nghĩa là suối, nói đến
chỗ hõm phía trước bên dưới đầu của xương mác). Huyệt nằm ở chỗ khe hõm dưới
đầu xương mác mặt bên chân, nên gọi là Dương lăng tuyền.
4.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Xác định đầu trên xương mác, lấy huyệt ở chỗ lõm phía trước chỗ thân nối
với đầu trên xương mác.
- Giải phẫu: Dưới da là khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón
chân, phía trước và trong đầu trên xương mác.
- Đặc tính: Huyệt thứ 34 thuộc Đởm kinh.

4.2.Cơ chế:
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày
trước.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
4.3. Cách châm:
Cách châm: châm thẳng, sâu khoảng 2 thốn.


4.4. Ứng dụng:
- Tại chỗ: Khớp gối sưng-nóng-đỏ-đau khơng co duỗi được.
- Theo kinh: Liệt thần kinh hơng khoeo ngồi, tê phía ngồi chân, đau cạnh sườn,
liệt nửa người.
- Tồn thân: Chân tay co rút, khó co duỗi.
- Chủ trị: khớp gối viêm; lưng, đùi đau; thần kinh gian sườn đau; túi mật
viêm; chóng mặt, hoa mắt, nơn chua, ợ chua; liệt nữa người.
5. Huyệt Hoàn Khiêu
Theo Trung y khương mục, Hồn Khiêu là huyệt đạo nằm ở mơng. Sở dĩ huyệt có
tên gọi như vậy là vì để xác định huyệt Hoàn Khiêu, bạn cần gập chân (khiêu)
ngược lại (hồn) cho gót chân vào mơng. Vị trí gót chân tiếp xúc với mơng là vị trí
huyệt.
Tên gọi khác: Bể xu, bận cốt, hoàn cốc, bể yến, phân trung, tẩn cốt, khu trung…
Xuất xứ: Thuộc giáp Ất Kinh.
5.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí huyệt Hồn Khiêu: Có hai cách để xác định vị trí của huyệt như sau:
Cách 1: Bạn nằm nghiêng người và co chân trên, chân dưới duỗi thẳng.
Huyệt nằm ở vị trí ⅓ ngồi và ⅔ trong của đoạn nối điểm cao nhất ở mấu chuyển
xương đùi và khe cùng xương.
Cách 2: Bạn có thể xác định huyệt bằng cách nằm sấp và gấp chân vào
chạm mơng, gót chân chạm với vị trí nào của mơng thì ở đó là huyệt đạo.
- Giải phẫu: Dưới da là cơ mông to, bờ dưới cơ tháp, bờ trên cơ sinh đôi trên.Thần

kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, dây thần kinh mông dưới và
các nhánh của đám rối thần kinh cùng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh
L2.
- Đặc tính: Hoàn Khiêu là huyệt đạo thứ 30 của Kinh Đởm, thuộc nhóm Hồi Dương
Cửu Châm. Đây là huyệt đạo của kinh túc thiếu dương và túc thái dương. Huyệt
xuất phát từ kinh biệt túc thái dương và nhận mạch phụ của kinh túc thái dương.
5.2 Cơ chế:
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mông trên, dây thần kinh
mông dưới và các nhánh của đám rối thần kinh cùng.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2.
5.3 Cách chân và cảm giác châm
Để châm huyệt Hoàn Khiêu, các thầy thuốc sử dụng kim chuyên dụng để tác động
vào huyệt đạo. Châm thẳng vào da khoảng 2 – 3 thốn, mũi kim hướng sang 2 bên,
cảm giác tê tới sau đùi xuống ngón chân. và thời gian châm cứu từ 10 – 15 phút.
5.4. Ứng dụng
Huyệt Hồn Khiêu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tác động vào
huyệt sẽ giúp thông kinh lạc, tiêu khí trệ. Từ đó giúp giảm đau nhức khớp háng, đau
dây thần kinh hông, dây thần kinh tọa, viêm khớp háng và cải thiện vận động ở
những người bị liệt nửa người.
- Phối huyệt:
• Phối hợp với huyệt Dương Lăng Tuyền và Huyền Chung giúp trị phong thấp
bại.
• Phối hợp với Huyệt Thừa Sơn giúp trị bệnh đau dây thần kinh tọa.
• Phối hợp với huyệt Nội Đình trị bệnh đau bụng kinh.




Phối hợp với huyệt Chí Âm, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Dương Phụ,
huyệt Thái Khê trị tê chân.

• Phối hợp với huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Phong Thị, huyệt Trung Độc trị
tình trạng đau nhức ở vùng đùi.
• Phối hợp với huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Giải Khê, huyệt Túc Tam Lý trị
bệnh liệt nửa người.
• Phối hợp với huyệt u Du trị tình trạng phong thấp thể hàn.
• Phối hợp với huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Khâu Khư giúp giảm đau đầu
gối, đau nhức ở đùi.
6.Huyệt tam âm giao:
6.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Vì huyệt là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là
Tam Âm Giao.Cụ thể: phía sau của bờ trong xương chày, từ đỉnh mắt cá chân trong đo
lên 3 thốn.
- Giải phẫu: Dưới da là bờ sau-trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón
chân và cơ cẳng chân sau.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
6.2.Cơ chế:
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày sau.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
6.3.Cách châm, cảm giác châm:
- Cách châm: Châm thẳng 1- 1, 5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ơn cứu 10-20 phút.
• Có thể châm xuyên sang huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39).
• Trị bệnh ở chân: hướng mũi kim ra phía sau.
• Trị bệnh tồn thân: hướng mũi kim lên phía trên.
• Ghi chú: Có thai khơng Châm Cứu (Đồng Nhân Châm Cứu Du Huyệt Đồ).
- Cảm giác châm:
Vì là huyệt hội của ba đường kinh âm, đặc biệt là đường kinh Thận nên tác dụng
dưỡng âm của huyệt là điều dễ hiểu. Tác dụng rõ nhất của huyệt là bổ Thận âm. Trên
thực tế, khi day ấn liên tục từ 7-10 phút trên huyệt, một số người có khí cảm tốt sẽ
cảm nhận được một luồng khí lan tỏa theo 2 chiều, hoặc từ lịng bàn chân và ngón
chân cái chạy dọc theo 3 đường kinh đến thận, gan và lách; Hoặc ngược lại từ những

cơ quan này theo đường kinh thoát ra khỏi cơ thể thơng qua lịng bàn chân và các đầu
ngón chân. Đây chính là q trình xả trược khí và thu thanh khí thơng qua các tỉnh
huyệt ở chân. Nếu sự tác động đủ mạnh và kéo dài sẽ có sự lan tỏa khí sang các tổ
chức và các kinh lạc khác của cơ thể – mà gần nhất sẽ là các phủ có liên hệ biểu lý với
3 tạng Tỳ, Can, Thận, tức dạ dày, túi mật và bàng quang…
6.4. Ứng dụng:
- Tam âm giao là một trong số những huyệt vị được sử dụng nhiều nhất trong châm
cứu cổ truyền. Do phạm vi tác dụng rộng và tính tự điều chỉnh cao, đặc biệt là cơng
năng dưỡng âm và ổn định thần kinh, Tam âm giao có thể được tác động hàng ngày
như một phương pháp dưỡng sinh.
- Trị cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí,
tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng
trướng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.


7. Huyệt Thừa Sơn
Huyệt vị này nằm ở cuối bắp chân, có hình dạng chữ V giống ngọn núi, lại là nơi
nâng đỡ sức mạnh của toàn thân nên được gọi với cái tên Thừa Sơn. Ngồi ra,
huyệt cịn được nhắc tới bằng một số tên khác như Trường Sơn, Ngọc Trụ, Nhục
Trụ, Ngư Phúc.
7.1. Vị trí, giải phẫu:
- Vị trí: Có 2 cách xác định huyệt Thừa Sơn như sau:
Cách 1: Dùng ngón tay vuốt thẳng từ gót chân lên phần tiếp nối với bắp
chân, ấn nhẹ sẽ thấy một điểm lõm chính là vị trí huyệt Thừa Sơn.
Cách 2: Gập chân ra sau, lúc này hai cơ sinh đôi sẽ hiện rõ trên bắp chân
giúp xác định huyệt Thừa Sơn một cách dễ dàng.
- Giải phẫu:
• Dưới lớp da vùng huyệt là góc tạo nên bởi cơ sinh đơi ngồi và trong, góc giữa
cơ gấp dài và các ngón chân, cơ dép, cơ chày sau và màng gian cốt.
• Các nhánh của dây thần kinh chày sau đóng vai trị là dây thần kinh vận

động cơ.
• Da vùng huyệt do tiết đoạn thần kinh S2 chi phối.
- Đặc tính: Huyệt vị thứ 57 của kinh Bàng Quang.
7.2. Cơ chế:
- Các nhánh của dây thần kinh chày sau đóng vai trò là dây thần kinh vận động cơ.
- Da vùng huyệt do tiết đoạn thần kinh S2 chi phối.
7.3 Cách châm, cảm giác châm:
- Châm cứu huyệt thừa sơn người bệnh cần nằm sấp, tư thế thoải mái.
- Luồn kim dưới da, châm theo phương thẳng đứng. Châm kim 1-1,5 thốn.
- Châm cứu huyệt thừa sơn thường khơng có biến chứng hay tác dụng phụ. Đây
là một huyệt đạo an toàn trong điều trị bệnh.
Lưu ý: Châm cứu và bấm huyệt Thừa Sơn phải được thực hiện theo đúng phương
pháp và kỹ thuật. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn sức
khỏe và đạt được kết quả điều trị tốt nhất:
• Các đối tượng bệnh nhân như phụ nữ mang thai, người có thể trạng yếu,
người bị bệnh xương khớp mạn tính không nên chữa bệnh bằng phương pháp
châm cứu hay bấm huyệt.
• Trước khi châm cứu hay bấm huyệt, cần vệ sinh tay, sát khuẩn kim châm và
vùng da sắp tác động để phịng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
• Châm cứu, bấm huyệt cần được duy trì đều đặn trong khoảng thời gian dài để
phát huy hiệu quả cao nhất. Vì vậy bệnh nhân cần kiên trì tuân thủ đúng và đủ
liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ Đơng y.
• Lực tác động khi day ấn huyệt phải đủ mạnh để phát huy hiệu quả chữa
bệnh tốt nhất; nhưng tránh quá mạnh sẽ gây bầm tím và tổn thương hệ thống
cơ, xương và mạch máu dưới da.
• Khơng day ấn huyệt trong trường hợp trên da đang có vết thương hay vết bầm,
khi bụng đang quá đói hoặc quá no và sau khi sử dụng đồ uống có chứa chất
kích thích.
• Bấm huyệt Thừa Sơn hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và
cơ địa của từng người. Nếu duy trì đều đặn từ 1-2 tuần mà không thấy các triệu



chứng thuyên giảm, bệnh nhân nên tìm kiếm phương pháp điều trị khác
phù hợp hơn.
7.4. Ứng dụng:
- Huyệt Thừa Sơn có tác dụng điều phủ khí, thư cân lạc và lương huyết.
- Huyệt điều trị hiệu quả các bệnh đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, co rút cơ
bắp chân, sưng gối, đau gót chân, sa trực tràng, trĩ…
+ Điều trị đau thần kinh tọa
Thừa Sơn là một trong những huyệt đạo chính được YHCT sử dụng để điều trị
chứng đau thần kinh tọa. Day bấm mạnh lên huyệt Thừa Sơn giúp thư giãn cơ
và giải tỏa các dây thần kinh bị chèn ép, đem tới hiệu quả giảm đau nhanh
chóng.
+ Thừa Sơn trị chuột rút
Chuột rút là tình trạng căng cứng cơ xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, người
có thể trạng yếu, người vận động với cường độ cao hoặc ngồi lâu một chỗ. Để
khắc phục hiện tượng này, ngoài việc uống nhiều nước và rèn luyện sức khỏe,
có thể day bấm huyệt Thừa Sơn để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.
+ Trị liệt chi dưới
Liệt chi dưới là căn bệnh khó chữa lành. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ động
tập luyện kết hợp với các biện pháp trị liệu hỗ trợ như xoa bóp bấm huyệt sẽ
tăng khả năng hồi phục lên đáng kể. Thừa Sơn là một trong những huyệt vị hỗ
trợ điều trị liệt chi dưới rất hiệu quả.
+ Bấm huyệt thừa sơn trị bệnh trĩ, sa trực tràng
Trĩ và sa trực tràng là hai bệnh lý có liên quan mật thiết với các huyệt đạo
trên kinh Bàng Quang, trong đó có huyệt Thừa Sơn. Tác động lên huyệt vị
này với một lực đủ mạnh sẽ thúc đẩy khí huyết lưu thơng, làm cho các tĩnh
mạch giãn ra; từ đó dần cải thiện tình trạng bệnh.




×