Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về phương pháp nghiên cứu các thành phần của thực vật phần 8 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.67 KB, 12 trang )


85
Để xác định độ ẩm của đất bằng phương pháp cân khô và tươi, đất để xác định độ
ẩm có thể lấy bằng khoan hay đào hào, lấy theo tầng đất hay kiểm lấy một mẫu, đựng
trong hộp nhôm hay túi trường kín. Để đánh giá độ dự trữ ẩm thì làm hai lần trong
năm thời kì khô nhất và ẩm nhất. Còn để theo dõi sự biến động của nó theo mùa, theo
năm thì có thể lấy m
ẫu theo tháng hay một tháng hai lần. Về đặc điểm vi khí hậu, ta có
thể tiến hành nghiên cứu nhiệt độ và độ ẩm không khí trên thảm thực vật. Với đồng cỏ,
dụng cụ theo dõi để cao hơn thảm cỏ im và để trên mặt đất, có loại theo dõi hàng tuần
và kéo dài hết mùa sinh dưỡng, có loại theo dõi 2 giờ một lần trong những ngày có
nắng.
Với cường độ chiếu sáng cần bố trí thí nghiệm theo dõi, yêu cầu c
ần xác định
tổng lượng ánh sáng đến, lượng ánh sáng xuyên đến mặt đất, lượng phản xạ, từ đó tính
ra lượng bị hấp thụ. Tính cho cả mùa sinh dưỡng theo công thức :
(
)

−−=
2
1
t
t
pcxqht
QQQQ

Q : tổng năng lượng đến Q
ht
= Q hấp thu ; Q
xq


= Q xuyên qua ; Q
pc
= Q phản
chiếu ; t1, t2 : tháng đầu và tháng cuối thời kì sinh dưỡng.
Ngoài ra, còn sử dụng những số liệu có được ở các trạm khí tượng gần nhất với
điểm nghiên cứu.
Tổng lượng nước đã được hấp thụ sẽ được coi là tổng chi phí của năm trong quá
trình bay hơi bề mặt thực vật. Để thực hiện được cần có dụng cụ để đo theo loài, theo
trạ
ng thái của lá. Cần nhớ rằng, tác động của các yếu tố trên có thể bị tác nhân khác
chi phối, vì vậy cần có theo dõi trong một số trường hợp cá biệt như kiểu địa hình,
những biến động bất thường khác.
Nghiên cứu những yếu tố sinh vật trong quá trình hình thành năng suất :
Chúng ta biết mỗi vùng sinh thái có tổ hợp loài khác nhau, mỗi loài có một tổ
hợp các dấu hiệu khác nhau trong quan hệ với điều kiệ
n môi trường.
Mỗi loài và mỗi cá thể có chỉ số tối ưu riêng về sử dụng tài nguyên môi trường.
Trên cơ sở quan hệ của thực vật với môi trường, trước hết là ánh sáng và nước, người
ta đã chia thành 7 nhóm theo nhu cầu ánh sáng và 5 nhóm theo nhu cầu được. Nhóm
theo nước : hạn sinh, hạn sinh - trung sinh, trung sinh, trung sinh - thuỷ sinh, thuỷ sinh.
Nhóm theo ánh sáng : Thực vật thảo nguyên, thảo nguyên điểm cây, cửa rừng, rừng và
ba nhóm trung gian của 4 nhóm trên.

Hình 3.1a. Sự phân bố các loài thực vật theo nhóm ưa thích ánh sáng

86

Hình 3.1b. Sự phân bố các loài theo nhóm ưa thích độ ẩm
Nghiên cứu cấu trúc đặc trưng của thảm thực vật Chúng ta xem xét cấu trúc đặc
trưng của quần xã theo quan hệ tới các yếu tố ánh sáng và độ ẩm. Theo quan hệ tới yếu

tố năng lượng có thể xác định :
- Thứ nhất : bởi những đặc điểm của phần trên mặt đất của quần xã - phân bố
thẳng
đứng và vùng phân bố chính của diện tích lá và sự biến động của nó theo thời
gian.
- Thứ hai : bởi những đặc tính quang hợp của khối lượng thực vật.
Sự phân bố thẳng đứng khối lượng và diện tích bề mặt lá cần phải tiến hành
ngoài thực địa với đồng cỏ có thể xem xét phân bố khối lượng chung theo chiều thẳng
đứng. Để có được đặc điểm diệ
n tích quang hợp, cần phải làm như sau :
Trên diện tích 0,25m
2
tiến hành cắt theo tầng 10 chỉ (giữ trạng thái tự nhiên của
thảm cỏ) bắt đầu từ trên xuống, sau đó tiến hành phân loại theo loài, tách phần lá từng
loài riêng, làm khô và cân riêng từng loài. Bằng cách này ta được hình thể phân bố
khối lượng của lá theo chiều thẳng đứng, các phần khác (thân, hoa, quả, phần chết) ta
cũng thu được kết quả tương tự. Đối với cây gỗ phải chọn cây làm mẫu, tán của nó
chia theo tầ
ng im, tách lá theo tầng.
Diện tích lá sẽ được xác định theo phương pháp quan hệ tương quan giữa 1cm
2

(1 mặt) với trọng lượng khô của lá từng loài. Số lần lặp lại khoảng 30 - 50 lần. Từ số
liệu này ta tính được diện tích bề mặt lá của từng loài và cả quần xã (m
2
lá/m
2
đất) gọi
là chỉ số diện tích lá.
Để đánh giá về sự biến động diện tích bề mặt lá và vùng phân bố cực đại của nó,

cần làm nhiều lần trong mùa sinh dưỡng.
Cuối cùng, chúng ta có thể xem xét mối quan hệ về phân bố khối lượng thực vật
của quần xã và của từng loài. Diện tích bề mặt với sự biến động của các yếu tố môi
trường theo thờ
i gian.
Phần dưới đất cũng có thể được nghiên cứu theo phương pháp trên, đặc biệt là
phần hoạt động, quan hệ của nó với môi trường, đặc biệt là độ ẩm đất.
Nghiên cứu cấu trúc thích ứng của quần xã
Cấu trúc thích ứng cũng như cấu trúc đặc trưng, nó được nghiên cứu theo mối
quan hệ tới yếu tố ánh sáng và độ ẩm. Khi ta xác định các loài thuộc vào các nhóm ưa
sáng, ưa
ẩm, nghĩa là ta đã đưa ra sơ đồ về phân bố không gian và thời gian của cấu
trúc thích ứng, cũng đồng thời đã nêu lên sự phân bố không gian của diện tích lá và sự
biến động mùa của khối lượng thực vật, theo các nhóm ưa sáng hay ưa ẩm. Sau đó,

87
đưa ra những chỉ số ưa sáng, ưa ẩm rồi các mối quan hệ tới các chất khoáng và phân
bố không gian và thời gian sẽ được đưa ra với các chỉ số tương ứng của từng loài trong
hệ thống của các giá trị quần lạc.
Ngoài những chỉ số về ưa sáng và ưa ẩm, cần xác định mức độ sử dụng năng
lượng ở mỗi loài (các loài chính) và hiệ
u quả sử dụng của nó. Những thông tin này có
thể được xác định trên cơ sở số liệu về sự phân bố diện tích lá của các loài và dòng
năng lượng đi xuống theo chiều thẳng đứng, từ đó xác định hiệu quả quang hợp của
quần xã.
Xác định các chỉ số về hiệu quả sử dụng ánh sáng, độ ẩm của các quần xã thực
vật :
Các phương pháp xác
định các chỉ số được xây dựng trên cơ sở xác định tổng
lượng cảm của khối lượng thực vật và sự bay hơi nước của nó qua mùa sinh dưỡng.

Phương pháp làm là bằng cách xác định năng lượng dự trữ trong cơ thể thực vật, kể cả
lớp thảm mục của năm đó. Phần năng lượng dự trữ trong thảm cỏ phải phân định
được
phần tăng trưởng trong năm trên đơn vị diện tích. Tính trên cơ sở tổng năng lượng
được sử dụng trong quá trình quang hợp đã tích luỹ lại bằng calo trong cơ thể thực vật,
đó chính là hiệu quả sử dụng năng lượng của quần xã.
Hiệu quả sử dụng nước được xác định bằng cách xác định rõ lượng nước được
thực vật sử
dụng trong quá trình quang hợp, cụ thể được tính như sau. Gọi lượng nước
đi vào trong quần xã (nước mưa) để tạo ra sinh khối H, lượng nước bay hơi trong quá
trình là T. Sản phẩm được tính tổng số trên đơn vị diện tích tính là B, hệ số sử dụng
tạo khối lượng thực vật là K
H
= H/B và hệ quả bay hơi của quần xã là K
T
= T/B.

88
Chương 9
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
QUẦN XÃ THỰC VẬT
Trong nghiên cứu phân loại học, đối tượng để tiến hành nghiên cứu là các cá thể,
còn trong nghiên cứu các kiểu thảm, quan hệ hay quần hợp thì đối tượng nghiên cứu là
quần xã thực vật. Trong quá trình nghiên cứu một quần xã thực vật đòi hỏi chúng ta sẽ
phải tiến hành các nội dung sau :
9.1. ĐẶT VÀ MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, DIỆN TÍCH TÍNH
Để mô tả quần xã nào đó cần phải làm ô tiêu chuẩn. Những diện tích tính này cần
phải phả
n ánh được đầy đủ về đặc điểm của quần xã đó, do đó diện tích không thể quá
nhỏ. Đối với các quần xã có diện tích tính thường là 1 – 100m

2
, phụ thuộc vào kiểu
quần xã và các điều kiện khác. Với rừng từ 100 - 1000 và đến 5.000m
2
. Trên đất bằng
có diện tích thường rộng hơn, trên đất dốc thường hẹp hơn vì ở đây điều kiện sinh thái
thay đổi nhanh (đa dạng) làm cho các quần xã cũng thay đổi nhanh trong không gian.
Trong điều kiện diện tích đủ lớn (như 4 ha chẳng hạn) đặt trong rừng thì phải mô
tả ghi chép tất cả các cây gặp trong đó, còn với phần thảm cỏ nên làm vài ô nhỏ trong
ô lớn và chỉ ghi chép những vấ
n đề cần thiết trong ô như đó. Diện tích thử có thể là
đồng nhất (xác định) hoặc không nhất thiết là đồng nhất về kích cỡ. Trường hợp thứ
nhất, hình dạng diện tích có thể vuông, chữ nhật hay dạng nào đó cố định Trường hợp
thứ hai, nếu kích thước ô mô tả không lớn (thường trong rừng) thì có thể lợi dụng ranh
giới tự nhiên của quần xã làm ranh giới ô thí nghiệ
m, tất nhiên không kéo sang quần
xã khác. Nếu diện tích dựa vào ranh giới tự nhiên quá lớn thì có thể chia ra làm nhiều
ô thí nghiệm.
Trên diện tích ô thí nghiệm cần tiến hành mô tả thảm thực vật theo mẫu xác định.
Khi nghiên cứu các quần xã rừng, diện tích ô thí nghiệm là để nghiên cứu cây gỗ, số
lượng của nó và sau đó tính ra diện tích trên ha. Do đó, khi phân chia ô cần có diện
tích ổn định, xác định tuyến đi theo sơ đồ.
Nếu có nhu cầu mô tả
chi tiết các yếu tố nhỏ hơn như cây con, cây mầm hay các
bụi cây thảo, độ phủ của thảm cỏ, rêu, địa y và các nhóm nhỏ khác thì cần phải đặt các
ô tính trong ô thí nghiệm, diện tích nó sẽ nhỏ hơn khoảng 1 - 4 m
2
số lượng từ 4 đến 9
trong 1 ô lớn, nếu để tính trọng lượng thảm cỏ thường có diện tích là 0,25m
2

.
Việc mô tả ô thí nghiệm có thể làm với mức độ chi tiết khác nhau thường phải đề
cập tất cả các yếu tố quan trọng như đã nói ở trên, ngoài ra còn phải đề cập đến nơi.
sống, địa hình, đất,
9.2. THỐNG KÊ THÀNH PHẦN LOÀI TRONG QUẦN XÃ THỰC VẬT
Cần thành lập bảng danh mục thật chi tiết, có tất cả các loài trong ô và các trạng
thái khác nhau, người ta xếp thứ tự các loài theo dạng s
ống, có thể phân dạng sống đến
mức chi tiết cao nhất. Với thảm cỏ dùng cho chăn nuôi có thể xếp theo thứ tự giá trị

89
chăn thả của nó như hoà thảo, họ Đậu, sa thảo, cây thảo khác, cây dại, cũng có thể
theo họ alphabe
9.2.1. Độ nhiều
Độ nhiều là số lượng cá thể của bất kì loài nào đó trong diện tích tính, khi tính
đến độ nhiều bao giờ cũng gặp khó khăn với việc xác định cá thể (đặc biệt là cây hoà
thảo, thân rễ, ) trong trường hợp như thế có thể giới hạn số cá thể
bởi số thân cây.
Như vậy, hoặc số cá thể hoặc số thân cây sẽ được tính là độ nhiều trên diện tích tính.
Thông thường, người ta sử dụng một thang phân loại để chỉ độ nhiều và thường dùng
là :
Thang bằng số - đơn giản nhất là thang 5 số đó là : 5 : rất nhiều ; 4 : nhiều ; 3 :
không nhiều (TB) ; 2 : ít ; 1 : rất ít.
Trong bảng 6 bậc của Drus không dùng số mà các từ sau :
- Sóc (Sociales) : Thực vật gần như khép tán, tạ
o thành nền.
- Cop
3
(Copiosae
3

) : Thực vật gặp rất nhiều.
- Cop
2
(Copiosae
2
) : Thực vật gặp nhiều.
- Cop
1
(Copiosae
1
) : Thực vật có khá nhiều.
- Sp (Sparsae) : Thực vật phân tán, số lượng không nhiều.
- Sol (Solitariae) : Thực vật gặp rất ít.
Ngoài ra, còn có thể dùng Un (Unicum) chỉ loài có số lượng cá thể đơn độc trên
diện tích tính.
Khi sử dụng thang của Drus cần thiết phải đếm số lượng cá thể của loài với việc
xác định độ phủ của nó. Thông thường thì loài được đặt ở mức độ Soc có độ phủ là
trên 90% diện tích tính, Cop
3
là 90 - 70%, Cop
2
là 70 - 50%, Cop
1
50 - 30%, Sp là 30 -
10%, Sol < 10%. Trong trường hợp loài nào đó có số lượng cá thể nhiều, nhưng kích
thước lại không lớn thì thường thêm một cột nữa giữa độ nhiều và độ phủ đó là cột số
lượng, lúc đó bảng của Drus sẽ dùng số lượng cá thể không dùng độ phủ.
9.2.2. Sự trội hay sự ưu thế
Dấu hiệu này được đặc trưng bởi :
- Thứ nhất, là độ ph

ủ tức độ che lấp trên diện tích của phần trên mặt đất của loài
nào đó trong quần xã (diện tích tính).
- Thứ hai, là diện tích chiếm của nó.
- Thứ ba, là trọng lượng của nó. Xác định độ phủ của thực vật trong quần xã có
thể dùng nhiều phương pháp khác nhau.
9.2.2.1. Phương pháp xác định độ phủ chiếu
Với thảm cỏ phân biệt độ phủ thật và độ phủ chiếu : Độ phủ
thật đó là phần trăm
diện tích bị phần gốc của cây chiếm còn độ phủ chiếu là phần che lấp của diện tích bị
phần trên mặt đất chùm (loài nào đó). Khi nghiên cứu vấn đề này, trước tiên là xác

90
định độ phủ chiếu, sau đó xác định độ phủ thật dựa vào thảm cỏ cắt bỏ để lại gốc để
tính. Ramenskii nghiên cứu vấn đề này đưa ra ba chỉ tiêu xác định độ phủ của quần xã,
đó là đó phủ chung (hình chiếu toàn bộ thảm cỏ), độ phủ của tầng - tức là mức được
phủ của các tầng dưới bởi tầng trên và độ
phủ chiếu của từng loài hay nhóm loài.
Để xác định độ phủ của quần xã cỏ người ta dùng một khung có kẻ ô bằng dây
kim loại (khoảng 10 ô vuông), ô vuông có kích thước là 2 x 5cm hay 3 x 7,5cm, chiếu
khung đó từ trên xuống ta sẽ tính được độ phủ của loài và độ phủ chung.





Hình 32. Khung xác định độ phủ của thảm cỏ
Tất nhiên, độ phủ của từng loài cộng lại bao giờ cũng lớn hơn độ phủ chung, vì
có sự che phủ lẫn nhau của các loài và các tầng.
Thông thường, các nhà nghiên cứu đánh giá độ phủ bằng mắt và cũng xác định
bằng % của diện tích. Nhiều khi người ta đánh giá độ phủ bằng bảng thang bậc, kèm

theo bảng thang là % như độ 1 dướ
i 10%, độ 2 từ 10 – 20% độ 3 từ 20 - 30%, Ngoài
ra, cũng có thể kết hợp bảng thang với bảng Drus.
Xác đinh độ phủ thật : Xác định độ phủ thật của thảm cỏ có thể dùng dụng cụ
chuyên môn. Có thể xác định bằng thước (đường hay tuyến dải), trên thước có chia
cm, đặt thước đó trên đất và theo chiều dài của nó xác định khoảng không, độ phủ của
từng gốc cây hoà thảo,
độ phủ theo dải của thước sẽ được tính thành %.
Xác định độ phủ trong rừng : Độ phủ trong rừng cũng được xác định bằng độ
phủ của thân và của cả vòm tán. Độ phủ thân được xác định bằng hình chiếu diện tích
chiếm của thân ở độ cao ngang ngực, hay ở độ cao l,3m tính từ mặt đất. Sau đó, đánh
giá độ phủ bằng mắt hoặc trực ti
ếp đo đường kính thân. Sau khi đã đếm số thân của
loài, người ta biểu thị độ phủ của loài theo phần 10. Thí dụ như sồi 5/10, dẻ 4/10, xoan
1/10 và tiếp tục với hỗn hợp các cây rừng mà ưa thêm loài sồi. Tổng số của các gốc
biểu thị phải bằng 1, không phụ thuộc vào độ rậm hay thưa của nó từ đó cho biết tỉ lệ
độ phủ của loài trong tổ h
ợp.
Xác định độ phủ tán : Còn gọi độ khép tán, nó biểu thị quan hệ giữa diện tích bề
mặt và độ che của tán cây gỗ (là tổng số tán của các loài), nó cũng biểu thị trong tỉ lệ
phần mười. Thí dụ độ che của tán là 9/10 tức là còn 1/10 đất chưa bị che. Người ta
thường xác định lúc giữa trưa, vì lúc đó tia sáng chiếu thẳng nhất, nếu chiếu nghiêng
sẽ cho tỉ lệ khác.

91
Ngoài ra, nên xác định độ phủ vào mùa hè sẽ chính xác hơn và cây cũng có bộ lá
đầy đủ vào thời kì đó.
9.2.2.2. Phương pháp thể đích xác định độ ưu thế
Phương pháp này được áp dụng trong việc đánh giá cho rừng. Để xác định khối
lượng cây rừng, cũng như dự trừ của nó, ta cần biết diện tích lát cắt thân ở độ cao

ngang ngực và chiều cao của cây. Khi đánh giá dự trữ thì diện tích lát c
ắt thường được
đánh giá bằng mắt, cũng có thể bằng thước đo, chiều cao xác định bằng dụng cụ đo
chiều cao. Trong trường hợp điều tra không chi tiết (điều tra nhanh) bằng kinh nghiệm
của các nhà nghiên cứu có thể xác định độ cao của cây và diện tích lát cắt bằng mắt.
Khi đã biết diện tích lát cắt, chiều cao của cây thì có thể xác định được trữ lượng bằng
bảng tra cứu riêng, đơn giản cũng có thể tính thể tích của cây bằng 1/2 của tích số diện
tích lát cắt với chiều cao. Biết trữ lượng của từng cây sẽ tính được trữ lượng toàn bộ
trên diện tích tính.
Đối với thảm cỏ, việc tính khối lượng khá đơn giản, người ta dùng bình đựng
nước để tính (khối lượng chiến).
9.2.2.3. Phương pháp trọng lượng xác định độ ưu th
ế
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các quần xã cỏ, với quần xã cỏ thường dùng
diện tích tính là 1m
2
người ta sẽ cắt toàn bộ phần trên mặt đất ở độ cao sát đất, sau đó
phân chia nó theo loài, rồi cân trọng lượng từng loài ở trạng thái tươi rồi trạng thái khô
không khí, sau đó tính % của chúng.
Trong nông nghiệp người ta không phân chia cỏ theo loài mà theo nhóm kinh tế,
thường chia thành 6 nhóm : Hoà thảo, đậu, cây thuộc thảo, cây thảo chua (cói, bấc,
Iridaceae ), cây có hại (cây có gai, cây độc, cứng sắc ), cỏ khô. Đối với thảo nguyên,
bán hoang mạc cũng chia nhóm nhưng có thể hơi khác như
có thêm nhóm ngải, đoản
mệnh, mọng nước
Ngoài ra, trong nhóm hoà thảo, sa thảo cũng như nhóm họ Đậu còn có thể chia
nhóm phụ, tốt và trung bình cho chăn thả. Tốt nhất là cân trọng lượng của cây trong
ngày và ở trạng thái tươi, sau đó hãy phân loài, nhóm và cuối cùng phơi khô rồi cân
theo loài hay nhóm. Dụng cụ cắt có thể là dao hay kéo ở nơi nào đó có thể được (thưa)
người ta có thể cắt theo loài luôn để tiện phân chia, nên cắt lúc nó phát triển tất nh

ất
(nếu là một lần), trong nông nghiệp người ta cắt cao hơn mặt đất 3cm.
Để có độ chính xác cần có diện tích thử là 4m
2
hay 5 - 6 ô tính có diện tích là
l/4m
2
và trên một diện tích cắt từ 2 - 3 lấn trong 1 năm. Thông thường phương pháp
tính này cho số liệu vượt qua sản lượng của nó, vì thông thường người ta cắt thu hái
bao giờ cũng để gốc cao hơn, rơi rụng nhiều, khi cắt cũng như phơi. Theo số liệu của
Laputca thì bằng phương pháp trọng lượng số liệu vượt khoảng từ 10 - 30% nó tuỳ
thuộc từng loại hình đồng cỏ, nên khi cho sản l
ượng sinh học cần cho biết cả sản lượng
nông nghiệp.

92
9.2.3. Độ gặp
Độ gặp đó là đặc điểm phân bố của các cá thể bất kì trên diện tích tính. Độ gặp
trong chừng mực nào đó phụ thuộc vào độ nhiều, song không hoàn toàn chặt chẽ.
Nếu độ nhiều lớn thì độ gặp luôn luôn cũng lớn, nhưng độ nhiều trung bình thì độ
gặp có thể lớn và cũng có khi ít (nhỏ), điều này nó phụ thuộc vào tính đồng nhấ
t về
phân bố cá thể của loài đó trên diện tích tính. Còn độ nhiều là ít (thấp) thì độ gặp bao
giờ cũng ít.

Vì vậy, độ gặp đó là đặc điểm phân bố của loài trên đơn vị diện tích, nó không
phải luôn luôn tương ứng với độ nhiều. Phương pháp được sử dụng để xác định độ gặp
là phương pháp của Raunkiaer - đó là trên diện tích tính, người ta đặt một số ó nhỏ
phân bố đồng đều trên diện tích tính, kích thước các ô này càng nhỏ, càng nhiều càng
tốt. Thông thường người ta dùng khoảng 50 ô như vậ

y có diện tích là l/10m
2

(l.000cm
2
) cho diện tích trên. Những ô để tính độ gặp này thường có hình tròn, đường
kính là 35,6cm đặt các ô thí nghiệm đó trong ô theo mô hình xác định (khoảng cách
xác định). Trong các ô đó sẽ được thống kê đầy đủ số cá thể theo loài. Sau đó lập bảng
thống kê cho cả 50 ô tính đó và tính % độ gặp trong ô thí nghiệm của quần xã. Người
ta gọi con số đó là hằng số độ gặp, được kí hiệu là R - biểu thị % của số loài gặp trong
ô trên số
ô được đếm - cụ thể ở đây là 50.
Phương pháp của Raunkiaer đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian. Khi nghiên cứu

93
nhiều (rộng) khó tiếp nhận, trong trường hợp như thế người ta dùng phương pháp khác
tốn ít thời gian hơn - phương pháp của các nhà địa thực vật Tân Tây lan (nghiên cứu
đồng cỏ). Phương pháp này cũng được các nhà sinh thái học áo, Mỹ sử dụng. Dụng cụ
phương pháp này dùng là một khung bằng gỗ hay kim loại, trong đó có 10 kim mỗi
kim cách nhau 5cm.

Hình 34 : Dụng cụ để tính độ gặp trong đồng cỏ
Vì dụng cụ tính không dài nên phải di chuyển nó theo đường xác định trên diện
tích tính. Độ gặp của mỗi loài được biểu thị bằng phần trăm của số cá thể loài đó chạm
đúng vào kim. Thông thường phương pháp này phải đặt khoảng 50 lần trong 1 ô để
đếm (ghi). Kết quả nhận được của phương pháp này cũng khá chính xác.
9.2.4. Tính đơn độc, tính liên kết hay tính tập hợp của loài
Đó là dấu hiệu về sự phân b
ố của loài trên đơn vị diện tích dưới dạng cá thể đơn
độc hay thành nhóm nhỏ, to. Trong bảng (phân chia) khi mô tả trên diện tích tính,

thông thường cá thể đơn độc không đếm, loài nào đó mà mọc thành đám thì sẽ được kí
hiệu bằng độ nhiều nào đó, thí dụ thường dùng là gr (gregariae), nếu đám dày đặc kí
hiệu là cum (cumulosae), nếu khóm thưa và trong khóm đó còn có loài khác mọc xen
vào thì dùng kí hiệu liên kết như sp - gr, hay Cop
1
- cum Braun - Branker (1951) đã
đưa ra một bảng đánh giá như sau : 1 - mọc đơn độc, 2 - thành đám hay khóm, 3 -
thành dải nhỏ (đám chưa lớn), 4 - đám lớn hay dải rộng, 5 - bụi hay đám rất lớn.
Bảng này được nhiều nhà nghiên cứu Pháp, Thuỷ Sĩ, Đức, Ba Lan sử dụng
trong nghiên cứu. Người ta có thể dùng nó cùng độ nhiều như Anemone nemorosa 4.3.
nghĩa là độ nhiều của nó là 4. độ tập hợp là 3.
Có thể dùng ff tính : U và U
0,5
để đánh giá, với mục đích để kiểm tra việc xác
định dạng phân bố ngoài trời đã làm cụm hay ngẫu nhiên.
9.2.5. Sức sống của loài
Sức sống đó là dấu hiệu để chỉ cho loài bị áp chế hay ngược lại phát triển rất tốt
trong quần xã.
Khi nghiên cứu chi tiết để xác định sức sống của loài người ta dùng phương pháp
cân trọng lượng khô của các cá thể của các loài trên đơ
n vị diện tích tính. Khi xác định

94
như vậy, ở một số quần xã thực vật ta có thể so sánh về sức sống các quần thể của loài
đó (nghĩa là toàn bộ các cá thể của loài đó) trong các quần xã thực vật khác nhau. Theo
Uranob (1960) độ lớn của quần thể đó là số lượng các chất hữu cơ được tạo ra bởi
quần thể đó trên đơn vị diện tích trong đơn vị thời gian (năm).
Độ lớn này phụ thuộc
vào số lượng cá thể, nó sẽ lớn lên theo sự tăng số lượng của nó, nhưng chỉ đạt giới hạn
xác định. Khi sự tăng số lượng cá thể của loài vượt qua ngưỡng tối thích thì sức sống

của quần thể sẽ bị giảm sút. Khi ở trạng thái tối thích sẽ có tỉ lệ phần trăm các cá thể
có khả năng sinh sả
n bình thường là lớn nhất.
Uranob đã đề nghị một bảng thang bậc đánh giá sức sống của quần thể như sau :
I. Những cá thể có kích thước trung bình hay cỡ lớn của quần thể, có tổng độ phủ
chiếu từ 8% trở lên, đồng thời có không ít hơn 1/4 số cá thể đã trưởng thành hoàn
thành được chu trình sống.
IIa. Độ phủ chiếu nhỏ hơn 8%,nhưng lớn hơn 0,25%, đồ
ng thời không ít hơn 1/4
số cá thể đã trưởng thành và hoàn thành chu trình sống.
IIb. Khi độ phủ chiếu lớn hơn hay bằng 8%, có ít hơn 1/4 số cá thể của quần thể
đạt được ra hoa kết quả (hoàn thành chu trình sống).
IIIa. Độ phủ chiếu nhỏ hơn 8% nhưng lớn hơn 0,25%, hoàn thành chu trình sống
được thực hiện ít hơn 1/4 số cá thể trưởng thành của quần thể.
IIIb. Độ phủ chiếu không nhỏ hơn 8%, nh
ưng tất cả các cá thể của quần thể mất
khả năng sinh sản.
IV. Độ phủ chiếu nhỏ hơn 8%, nhưng không ít hơn 0,25%. Tất cả các cá thể mất
khả năng sinh sản.
V. Độ phủ chiếu nhỏ hơn 0,25%, tất cả các cá thể mất khả năng sinh sản.
Trong bảng xếp loại này trọng lượng cá thể sẽ được coi là độ phủ chiếu, ng
ười ta
lấy 8% làm chuẩn vì theo kết quả nghiên cứu của Ramenski thì giới hạn thấp nhất của
độ phủ loài tạo thành nền cho lớp phủ là 8%.
9.2.6. Sự phân tầng
Khi đánh giá loài này hay loài khác thuộc vào tầng nào thì cần phải làm sáng tỏ
như đã nói về sự khác nhau của tầng và màn. Tầng thường được kí hiệu bằng chữ la
mã : I - là tầng trên cùng, II - tầng tiếp theo và , nếu ta nói loài nào đó thuộc tầng nào
đó và không thật rõ ràng thì tốt h
ơn cả là ghi theo chiều cao cá thể của nó bằng em hay

mét. Để đánh dấu độ cao của cây thuộc họ thảo cũng như xếp tầng cho nó, tất nhất
dùng một khung có chia ô hay tấm cát tông làm màn đằng sau để xác định.
Để nghiên cứu chi tiết hơn sự phân tầng của thảm cỏ người ta dùng khung có
chìa ô 10 chị dựng đứng và vẽ nó trên giấy, người ta theo dõi và vẽ vài lần như vậy
qua các mùa sẽ nhận được bứ
c tranh về sự biến động tầng qua các mùa.
Thông thường cùng với sự biến động tầng của thảm cỏ (trong quần xã) cũng nhận
thấy sự thay đổi chiều cao của vùng tích luỹ cơ bản khối lượng cỏ, qua đó cũng cho ta

95
biết được độ đậm đặc về tích luỹ, vùng tích luỹ các phần lá, thân, hoa Việc đánh giá
vùng tích luỹ này có ý nghĩa lớn trong kinh tế nông nghiệp.
9.2.7. Thể khảm hay vi thực vật quần
Để nghiên cứu các vi thực vật quần trong giới hạn của ô thí nghiệm là điều rất
khó, ví như ô thí nghiệm ở thảo nguyên hay đồng cỏ thường là trong giới hạn của mét
vuông, việc mô tả theo phương pháp tuyến hay d
ải cũng vậy. Vì vậy, những diện tích
tính khoảng 1m
2
đó nên phân bố thế nào đó trong quần xã để nó phản ánh đúng thực
trạng, nghĩa là có các vi thực vật quần trong quần xã khi bố trí ô thí nghiệm, không nên
chỉ dồn vào một số vi thực vật quần, mỗi ô thí nghiệm nhỏ này cũng cần có chụp ảnh
hay vẽ hình chiếu phân bố của nó, trong mỗi ô đó phải xác định loài ưu thế trong đó và
các điều kiện môi trường cơ bản nh
ư vi địa hình, độ ẩm đất, lớp cỏ chết và một số loài
ưu thế phụ Việc mô tả các vi thực vật quần theo tuyến đi cũng rất quan trọng ở
những nơi có địa hình đặc biệt. Trong trường hợp này cũng cần có ảnh chụp hay vẽ vi
địa hình, dưới dạng lát cắt theo bình độ mặt bằng nào đó. Khi đó cần có mô tả thành
phần loài trên từng phầ
n của lát cắt đó cùng các yếu tố khác của vi thực vật quần theo

chiều thẳng đứng (phẫu diện đứng), dùng phương pháp này sẽ cho ta số liệu khá chính
xác về từng kiểu vi thực vật quần trên các vi địa hình khác nhau, chúng ta cũng dễ
dàng hiểu về đặc điểm sinh thái của các vi thực vật quần khác nhau.
Trong rừng, các vi thực vật quần phải có sự tham gia đầy đủ của các tầng, kể c

tầng cây gỗ cao và các vi thực vật quần của các vùng không có cây gỗ. Trong rừng
việc vẽ thể khảm không thể làm ở các ô tính nhỏ mà phải làm trên ô tiêu chuẩn lớn.
Trước tiên xác định ranh giới của vi thực vật quần, sau đó liên kết nó lại thành vi quần
hợp, trong bảng mô tả này tên cây gỗ được ghi trước sau tên cây là con số độ phủ để
trong ngoặc, sau đó là cây dưới tán, những cây có độ ưu thế như nhau
được nối bằng
dấu (-), còn loài ưu thế lớn nối với ưu thế phụ bằng dấu (+).
Thí dụ : Imperata cylindrica (0,4) - Ischaemum indicum (0,2) - Fimbristyhis an
ma.
9.2.8. Tính chu kì
Để nghiên cứu tính chu kì khi mô tả quần xã cần mô tả các pha của chu kì của
mỗi loài. Để làm điều đó người ta dùng các từ viết tắt như s = trạng thái sinh dưỡng,
r
n
= ra nụ, h = ra hoa rộ, q = có quả, ha = hạt chín, c = cây chết già. Alêkhin cũng đề
nghị một loạt dấu hiệu sử dụng trong bảng danh lục để mô tả như: - Kí hiệu trạng thái
sinh dưỡng đến khi ra nụ λ = bắt đầu có nụ, ϑ = hoa nở, 0 = hoa nở rộ, C = hoa bắt đầu
tàn, + cây đã có hoa rụng hết nhưng hạt chưa chín, hạt đã chín (có sự rung hạt), ∞ =
trạng thái sinh dưỡng sau khi hạt chín và r
ụng.
Cũng có thể sử dụng thang bảng khác để chỉ như: 1 - thời kì sinh dưỡng, 2 - có
nụ, 3 - hoa đang nở, 4 - có hoa, 5 - kết thúc thời kì sinh dưỡng, 6 - trạng thái hay thời
kì nghỉ. Tính chu kì có thể đề cập đến trong nghiên cứu định vị hay nghiên cứu điều
tra. Từ nghiên cứu định vị ta sẽ có được số liệu về sự phát triển qua các mùa, các năm


96
của quần xã đó. Trường hợp nghiên cứu điều tra sẽ cho ta vật hậu của các quần xã
trong thời điểm nghiên cứu.
Trong nghiên cứu định vị cũng như trong điều tra cần lưu ý vấn đề là khi đề cập
đến tính chu kì của các loài đã tạo thành quần xã ở tất cả các ô thí nghiệm hoặc trong
quần xã trên một số diện tích thí nghiệm, thường diện tích này không nhỏ
hơn 4m
2

quần xã cỏ và không nhỏ hơn 100m
2
quần xã rừng, trên 1 ha cần làm không ít hơn 10
cái ô như vậy. Với số lượng như vậy nó cho ta thấy được mối quan hệ số lượng giữa
các cá thể trong cùng một loài ở các trạng thái vật hậu khác nhau của cùng thời điểm
trong quần xã đó. Còn với ô định vị cần đánh số cố định cả ô thí nghiệm và ô tiêu
chuẩn.
Trong nghiên cứu chi tiết người ta còn chia trạng thái sinh dưỡng ra các cá thể
m
ầm, cây con, cây trưởng thành. Điều này có ý nghĩa rất lớn đến đánh giá tái sinh loài.
Trong đồng cỏ phần trên mặt đất chết hằng năm, để đánh giá tái sinh hay động thái và
diễn thế đồng cỏ được chính xác Rabốtnốp đã đề ra phương pháp tính tuổi cây thuộc
thảo bằng hệ rễ. Ông cũng cho biết cây thảo trong đồng cỏ đại bộ phận sống trên 10
năm.
9.2.9. Ngoại mạo
Dấu hiệu này được đề cập đến trong tất cả các quần xã khi mô tả và được biểu
hiện bằng lời.
Một thí dụ điển hình về việc mô tả này là bức tranh của Aleokhin mô tả thảo
nguyên từ sau tuyết bắt đầu tan : "Những mầm xanh đầu tiên nhú lên trên thảm cỏ chết
màu vàng xám, một tuần sau bắt đầu xuất hiện những chồi hoa đầu tiên, những chồi
hoa sớ

m xuất hiện ngày càng nhiều, những cây họ hành, cây họ cói có hoa sớm, phát
triển mạnh tạo ngoại mạo của thảo nguyên vào đầu mùa xuân, dần dần thay đổi bởi các
loài khác " - đó là mô tả ngoại mạo.
9.2.10. Những dấu hiệu về nơi sống
Tất cả những yếu tố đã đề cập đến ở trên là các yếu tố của cấu trúc quần xã,
nhưng ngoài chúng ra khi nghiên cứu quần xã c
ần phải tính đến các dấu hiệu của nơi
sống.
+ Trước tiên đó là yếu tố địa hình, nếu ô tiêu chuẩn nằm trên núi cần phải đề cập
đến độ cao so với mặt nước biển, sau đó là đặc điểm chung của địa hình : dãy núi,
thung lũng, bình nguyên, đỉnh núi Nếu ô tiêu chuẩn ở trên sườn đồi (núi) thì cần đề
cập đến hướng phơi và độ dốc sườn đồ
i, thường sử dụng địa bàn để xác định và đo độ
dốc, cũng có thể xác định độ dốc bằng mắt. Trong nhiều trường hợp không chỉ xác
định hướng và độ dốc của vi địa hình mà còn phải xác định cả hướng phơi, độ dốc của
đại địa hình.
+ Tiếp theo là xác định đặc điểm của đất, trong nhiều trường hợp chỉ nghiên cứu
lớ
p đất mặt 25 - 30cm. Những đặc điểm sau của đất cần chú ý :
- Màu sắc của đất : Có ý nghĩa quan trọng vì quan hệ với nó là thành phần hoá

×