Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Soạn bài “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.56 KB, 1 trang )

Soạn bài “Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn
Đình Chiểu
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là: qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm
tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
2. Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm:
- Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh
Hâm mà bị hắn lừa gạt (Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết, tớ thấy đang bơ vơ).
- Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
Đó là hành động vừa bất nhân vừa bất nghĩa, vừa gian ngoan vừa xảo quyệt, tất cả cũng vì lòng ganh
ghét, vì sự đố kị tài năng. Lòng ganh ghét đa ngấm vào xương tuỷ, trở thành bản chất độc ác của Trịnh
Hâm.
Đây là đoạn thơ tự sự đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết một cách hợp lí, thể hiện
diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất độc ác của Trịnh Hâm.
3. Đối lập với cái ác, cái thiện trong đoạn trích được thể hiện rất rõ nét qua các phương diện:
- Việc ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên hết sức tận tình, chu đáo. Hai câu thơ:
Hối con vầy lừa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày
đã thể hiện được tinh thần đó. Câu thơ mộc mạc, chỉ kể lại sự việc một cách tự nhiên, nhưng ẩn chứa bao
ân tình của cả một gia đình vợ chồng, con cái đối với người gặp nạn. Điều này đối lập với hành động độc
ác, bất nhân của Trịnh Hâm.
- Việc ông Ngư và cả gia đình sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn: chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại
cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc nhưng đầm ấm tình người.
- Lòng vị tha, tinh thần trọng nghĩa khinh tài của ông Ngư: làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp.
- Cuộc sống lao động của ông Ngư là một cuộc sống trong sạch, không chạy theo danh lợi, khinh ghét
thói đời bạc đen, tráo trở.
Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con
người lao động bình thường. Đó là quan điểm nhân dân tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tinh thần, thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật trong đoạn trích.
2. Rèn kĩ năng cảm thụ về những câu thơ đặc sắc trong đoạn trích.


×