Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Sự hình thành, phát triển của tôn giáo theo quan điểm của Mác – Ăngghen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.6 KB, 1 trang )

Sự hình thành, phát triển của tôn giáo theo quan
điểm của Mác – Ăngghen
Mác, Ăngghen đã tiếp thu tư tưởng vô thần truyền thống tiến bộ trong lịch sử nhân loại và đưa lý luận
cũng như thực tiễn của chủ nghĩa vô thần khoa học lên một trình độ cao, tiến bộ nhất. Các ông đã chứng
minh rằng, tôn giáo không có một lịch sử độc lập tách rời những nguồn gốc trần thế của lịch sử phát triển.
Cần phải tìm nguồn gốc của tôn giáo ở dưới đất chứ không phải ở trên trời. “Con người sáng tạo ra tôn
giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người… Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con
người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”. Tôn giáo có hai
nguồn gốc trần thế thực sự là: nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Hai ông cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội. Toàn bộ nội dung
của tôn giáo đều có nguồn gốc là thế giới hiện thực. Đặc trưng của tôn giáo là ở chỗ những khách thể của
hiện thực không được phản ánh đúng. Cái trần thế thì được biểu hiện như là cái thần thánh, cái tự nhiên
như là cái siêu nhiên. Mọi tôn giáo xuất hiện đều là sự đền bù hư ảo sự bất lực thực tiễn của con người, là
sản phẩm của quan hệ hạn chế của con người với thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai ông nhấn mạnh
cần phải giải thích sự ra đời và phát triển của tôn giáo xuất phát từ những điều kiện lịch sử mà trong đó nó
xuất hiện và đạt đến địa vị thống trị.
Hai ông xem tôn giáo như một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng gắn liền với những lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Khi quan niệm tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào đầu óc con người
những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày, hai ông cũng ngăn ngừa sự giản đơn
và hẹp hòi trong việc nhận thức vấn đề tôn giáo. Hai ông đã nghiêm khắc phê phán Đuy Rinh, khi ông ta
đòi cấm mọi tôn giáo trong “một nhà nước tương lai”. Ăngghen từng chế nhạo những người theo thuyết
Blăng ky, khi họ tuyên bố cấm thần thánh, biến con người thành người vô thần theo mệnh lệnh ban hành
từ trên xuống.
Những phân tích của Mác, Ăngghen về nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của tôn giáo là những
luận điểm cơ bản hết sức quan trọng làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận vấn đề bản chất của tôn giáo,
nguyên nhân và con đường khắc phục tôn giáo. Các ông đã gắn cuộc đấu tranh chống tôn giáo với những
biến đổi thế giới có tính cách mạng. Chỉ có xây dựng lại triệt để một xã hội thì mới tạo ra những điều kiện
cho việc khắc phục tôn giáo. Tôn giáo có thể mất đi, khi mà những quan hệ của đời sống hiện thực hàng
ngày của con người sẽ được thể hiện trong những mối quan hệ trong sáng và đúng đắn giữa con người với
nhau và con người với tự nhiên. Hai ông là những người đấu tranh triệt để cho sự giải phóng ý thức quần
chúng khỏi nọc độc tôn giáo, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hình thức thỏa hiệp cơ hội với tôn giáo.



×