Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.08 KB, 1 trang )
Những điều kiện để tôn giáo mất đi theo quan
điểm của Mác – Ăngghen
Trong Lời nói đầu của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Hê ghen”, C.Mác quan niệm: Sự nghèo
nàn của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống
sự nghèo nàn hiện thực ấy. “Tôn giáo là tiếng thở dài của chứng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân”. Từ đó ông chỉ ra:
- Tôn giáo là hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân. Xoá bỏ tôn giáo là đòi hỏi hạnh phúc thật sự của nhân
dân. Tức, khi nhân dân có hạnh phúc thực sự sẽ là một trong các điều kiện để tôn giáo tự nó mất đi.
- Tôn giáo chỉ là mặt trời ảo tưởng vận động xung quanh con người. Khi con người là sự tự ý thức và sự
tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình, hoặc đã đánh mất mình một lần nữa, thì con người
để cho tôn giáo (là cái mặt trời ảo tưởng) vận động xung quanh mình. Khi con người thoát khỏi ảo tưởng,
có lý trí để tư duy, hành động và xây dựng tính hiện thực của mình, tự vận động xung quanh bản thân
mình, sẽ là một trong các điều kiện để tôn giáo tự mất đi. Điều đó chỉ có thể đạt được khi không ngừng
nâng cao sự hiểu biết và tri thức khoa học cho nhân dân.
- Tôn giáo chỉ mất đi khi nào trong xã hội xóa bỏ được hết những quan hệ “biến con người thành một sinh
vật bị làm nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ”. Tức chỉ khi nào mọi người ở trong xã hội đều coi con
người là tồn tại tối cao đối với con người thì tôn giáo mới tự mất đi. Điều này đồng nghĩa với sự nghiệp
cách mạng của các ông là không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
giải phóng con người. Trong đó con người được hoàn toàn giải phóng về mọi mặt, mọi lĩnh vực là mục
đích cao nhất của sự nghiệp cách mạng của các ông.
Trong “Chống Đuy Rinh”, khi phân tích tính cách của người lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa,
Ăngghen chỉ rõ, chừng nào “con người còn bị thống trị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi
những tư liệu sản xuất do họ sản xuất ra” như là “một sức mạnh xa lạ” đối với họ, chừng đó sự phản ánh
có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tồn tại. Từ đó, Ăngghen khẳng định: “Khi nào thông qua việc nắm
toàn bộ tư liệu sản xuất và sử dụng được những tư liệu ấy một cách có kế hoạch-xã hội, tự giải phóng
mình và giải phóng tất cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng nô dịch, trong đó hiện nay họ đang
bị giam cầm bởi những tư liệu sản xuất do chính tay họ đã làm ra nhưng đối lập với họ như một sức mạnh
xa lạ không sao khắc phục nổi; do đó khi nào con người không chỉ mưu sự mà còn làm ra thành sự nữa –
thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn giáo mới sẽ mất đi,
và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không có gì để