Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đổi mới sáng tạo trong DN dự án FIRST NASATI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.45 KB, 2 trang )

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRSTNASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các
hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14%
doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi
mới sản phẩm. Còn để đổi mới quy trình, chủ yếu các doanh nghiệp thực hiện
thơng qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp/chỉnh sửa công
nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức khoa học công
nghệ đến doanh nghiệp lại rất thấp (dưới 1%).
1. Nhận xét về tình hình đổi mới cơng nghệ của các doanh nghiệp thuộc dự án
trên và đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung vào phương thức nào?
2. Thực trạng trên chứng tỏ điều gì trong việc thể hiện năng lực cơng nghệ
của các doanh nghiệp thuộc dự án
Bài làm
1. Khi đề cập đến hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, có rất nhiều loại
hình như: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và quản lý, đổi mới
thị trường... Tuy nhiên, trên thực tế, loại hình đổi mới chủ yếu mà doanh nghiệp
thường quan tâm và thực hiện là đổi mới sản phẩm, còn đổi mới dây chuyền do chuyển
giao từ các tổ chức khoa học công nghệ lại dừng ở mức quá thấp.
Theo như khảo sát, gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện để có được sản phẩm mới,
gần 14% các doanh nghiệp đã phối hợp với cá nhân, đơn vị ngoài để thực hiện sản
phẩm mới và chỉ có khoảng hơn 1% chuyển giao từ các tổ chức. Điều này thể hiện
mức độ “đóng kín” của các doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới sáng tạo, nghĩa là
chú trọng vào hình thức tự mình đổi mới, phát triển sản phẩm thay vì chuyển giao từ
các tổ chức khoa học cơng nghệ.
Tóm lại, vẫn chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với tổ chức và vẫn chưa có sự
liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức công nghệ.
2. Thực trạng trên chứng tỏ năng lực của các doanh nghiệp thuộc dự án nhìn chung
khá tốt, phần lớn đã có thể tự mình thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển. Tuy
nhiên, việc các doanh nghiệp chú trọng tập trung vào hình thức tự mình đổi mới, phát


triển sản phẩm thay vì chuyển giao từ các tổ chức khoa học cơng nghệ có thể bắt


nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp cho rằng kinh phí để chuyển giao cơng nghệ là vấn đề lớn
vì đầu tư cho một dây chuyền cơng nghệ khá tốn kém. Thứ hai, có một bộ phận doanh
nghiệp cho rằng ở thời điểm này chưa thấy có vấn đề gì hoặc khơng thấy có nhu cầu
đổi mới dây chuyền. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp nên phát triển chất lượng sản
phẩm dựa trên quy trình chuyển giao cơng nghệ mới.
Dù quy trình đổi mới cơng nghệ cịn nhiều khó khăn nhưng nếu khơng đổi mới thì
doanh nghiệp khó mà phát triển được. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp của Việt
Nam chưa nhận thức đúng và đủ về vai trị của việc đổi mới cơng nghệ, hoặc chưa đủ
điều kiện để tiếp thu những chuyển giao mới.



×