Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.12 KB, 4 trang )

ÑỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
Thời gian : 45 phút
Mã đề: 601
Họ và tên học sinh..........................................................Lớp.............
SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ

I. Trắc nghiệm: Học sinh hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (7 điểm)
Câu 1: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?
A. Trọng nam khinh nữ.
B. Dĩ hòa vi q.
C. Ngại khó ngại khổ.
D. Nơn nóng đốt cháy giai đoạn
Câu 2: Nhận định nào dưới đây thể hiện sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?
A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
B. Lượng biến đổi từ từ, chất biến đổi nhanh chóng
C. Cả lượng và chất cùng biến đổi từ từ.
D. Cả lượng và chất cùng biến đổi nhanh chóng.
Câu 3: Câu tục ngữ: “ Có cơng mài sắt có ngày nên kim, tích tiểu thành đại” thể hiện:
A: Sự biến đổi lượng dẫn đến sự biến đổi về chất B: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
C: Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng D: Sự tác động của con người vào giới tự nhiên
Câu 4: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp.
Triết học gọi là
A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội.
B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội.
D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 5: Theo quan điểm của Triết học, kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu
thuẫn làm cho
A. cái chủ quan thay thế cái khách quan.


B. sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái.
C. cái mới ra đời thay thế cái cũ.
D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày, khi xuất hiện một mâu thuẫn trong nhận thức, chúng ta cần làm gì?
A. Bỏ qua để đỡ mất cơng tìm hiểu mâu thuẫn.
B. Khi nào có thời gian sẽ tìm hiểu về cách giải quyết mâu thuẫn.
C. Phân tích để phân biệt đúng, sai, nâng cao nhận thức.
D. Hoảng sợ, nhờ người khác giải quyết mâu thuẫn giúp.
Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hồn tồn sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, trong triết
học gọi là phủ định
A. chủ quan.
B. siêu hình.
C. biện chứng.
D. khách quan.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật?
A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
B. Có thực mới vực được đạo;
C. Có bột mới gột nên hồ.
D. Trăm hay khơng bằng tay quen;
Câu 9: Câu nói: “Khơng ai tắm hai lần trên cùng một dịng sơng” thể hiện
A. quan điểm duy vật.
B. quan điểm biện chứng.
C. quan điểm duy tâm.
D. quan điểm siêu hình.
Câu 10: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng được gọi

A. điểm giới hạn
B. độ
C. điểm nút.
D. sự biến đổi.

Câu 11: Việc làm nào sau đây không phải là biểu hiện của phủ định biện chứng?
A. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hịa nhập chứ khơng hịa tan.
C. Bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
D. Xóa bỏ hồn tồn nền văn hóa cũ để xây dựng nền văn hóa mới hiện đại.
Câu 12. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái
xấu.
B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu
C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt
D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân


Câu 13. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.
A. Tơn giáo → Triết học → huyền thoại.
B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học.
C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại.
D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.
Câu 14: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện
tượng trong trạng thái
A. vận động.
B. đứng im
C. không vận động.
D. không phát triển.
Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây khơng thể hiện sự phát triển?
A. Góp gió thành bão
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Tre già măng mọc
D. Đánh bùn sang ao
Câu 16: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

A. Đánh bùn sang ao .
B. Tre già măng mọc C. Rút dây động rừng
D. Nước chảy đá mòn.
Câu 17: Sự vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Có vận động thì khơng có phát triển.
B. Có vận động là phải có phát triển.
C. Có vận động thì mới có phát triển.
D. Có vận động sẽ có phát triển.
Câu 18: Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm
của Triết học là sự đấu tranh giữa
A. pháp luật và đạo đức.
B. phong tục và tập quán.
C. cái thiện và cái ác.
D. cái được và cái mất.
Câu 19: Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự
vật, hiện tượng mới là kết quả
A. bài trừ nhau.
B. xung đột, tiêu diệt nhau.
C. đấu tranh giữa các mặt đối lập.
D. thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 20: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống
nhất, vừa đấu tranh với nhau ở
A. Trong cùng một chỉnh thể.
B. Các sự vật, hiện tượng khác nhau.
C. Hai sự vật, hiện tượng đối lập.
D. Bất kì sự vật hiện tượng nào.
II. Tự luận: (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm).Bố bạn N khơng cho con chơi với bạn H cùng làng vì cho rằng bố bạn H
nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N cũng bị lôi kéo vào
con đường nghiện ngập. Hỏi:

a. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện phương pháp luận nào?
b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bố của mình như thế nào để bố có cách nhìn nhận khác và
cho mình tiếp tục chơi với bạn H?
Câu 2: : (1,5 điểm). Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm
chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình học.
a. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào?
b. Chất mới của hình chữ nhật là gì?
c. Xác định độ, điểm nút?
.................................HẾT...............................


Hướng dẫn chấm công dân 10 : Đề 601
1 Trắc nghiệm:1D, 2B, 3A, 4D, 5C, 6C, 7B, 8A, 9B, 10B, 11D, 12A, 13B, 14A, 15D, 16B, 17C, 18C, 19C,
20A mỗi câu đúng 0,35 điểm
2 Tự luận:
Câu 1: (1,5 điểm).Bố bạn N không cho con chơi với bạn H cùng làng vì cho rằng bố bạn H
nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N cũng bị lôi kéo vào
con đường nghiện ngập. Hỏi:
a. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện phương pháp luận nào?
b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bố của mình như thế nào để bố có cách nhìn nhận khác và
cho mình tiếp tục chơi với bạn H?
Trả lời:
a. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện phương pháp luận nào?
Phương pháp luận siêu hình.(0,5điểm)
b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bố của mình như thế nào để bố có cách nhìn nhận khác và
cho mình tiếp tục chơi với bạn H?
* Lý do để thuyết phục
- Bố bạn H bị nghiện, bạn H thì khơng. .(0,5điểm)
- Bạn H là bạn chơi lâu năm với con là người rất hòa đồng, tốt bụng, hiền lành…không thể đánh đồng giữa bố
bạn ấy và bạn ấy. Và là người cùng làng bố cũng biết rõ về gia đình bạn ấy thế nào. Khi có một người bố như vậy

bạn ấy đã mặc cảm, xấu hổ không ai chơi cùng;… .(0,5điểm)
Câu 2: : (1,5 điểm). Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm
chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình học.
a. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào?
b. Chất mới của hình chữ nhật là gì?
c. Xác định độ, điểm nút?
Trả lời:
a.Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0---50.(0,5điểm)
b.Chất mới của hình chữ nhật: Hình vuông, đoạn thẳng.(0,5điểm)
c.Xác định : Độ: 0 < độ <50.(0,25điểm)
Điểm nút: 0 và 50.(0,25điểm)
Hướng dẫn chấm : Đề 602
I Trắc nghiệm:1B, 2D, 3A, 4C, 5C, 6A, 7D, 8B, 9A, 10D, 11C, 12C, 13B, 14A, 15B, 16B, 17A, 18C, 19B,
20D mỗi câu đúng 0,35 điểm
II. Tự luận: (3 điểm)
Câu 1: :(1,5 điểm): Tình huống: Gần đến thi HKI mà Hùng vẫn mải mê đi chơi, khơng chịu học bài. Thấy
vậy, Bình khuyên Hùng hãy tập trung vào việc học ôn thi nhưng Hùng cho rằng việc thi cử là do vận may
quyết định, không nhất thiết phải chăm học, học giỏi mới thi đậu mà hãy nên khấn lễ thường xuyên thì sẽ
làm bài được. Bình phản đối và cho rằng nếu khơng lo học bài thì cho dù có khấn lễ nhiều đến đâu cũng
không làm bài được.
a. Vận dụng kiến thức đã học, em hãy cho biết quan điểm của bạn Hùng và bạn Bình là thế giới quan gì?
b. Em đồng tình với quan điểm của bạn nào? Vì sao?
Trả lời:
a. Bạn Hùng theo thế giới quan duy tâm, bạn Bình theo thế giới quan duy vật.(0,5 điểm)
b. Đồng tình với quan điểm bạn Bình. .(0,5 điểm)
Vì: Đây là quan điểm đúng đắn, sáng suốt, có ý thức, tinh thần trong học tập, phù hợp với thực tế cuộc sống. Phải
tự tin vào năng lực bản thân, ra sức học tập rèn luyện. Đừng nên trông chờ ỷ lại vào người khác. Còn bạn Hùng
mù quáng, tin vào điều mơ hồ, hoang đường, thiếu sáng suốt. .(0,5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm). Bạn Nam học kì 1 xếp loại học lực trung bình. Sang học kì 2 bạn đã chăm chỉ
cố gắng trong học tập nên kết quả học tập cả năm bạn xếp loại học lực khá. Hỏi:

a. Kết quả đó của Nam cho thấy Nam đã vận dụng quy luật nào của Triết học vào thực tế học tập
của mình?
b. Em đã vận dụng quy luật này như thế nào trong học tập và đời sống hằng ngày?
Trả lời:


a. Vận dụng quy luật
+ Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. .(0,5điểm)
b. HS cần chỉ ra được:
* Trong học tập.(0,5điểm)
- Hoạt động học tập là công việc cần rất nhiều thời gian và sự kiên
trì, học hằng ngày, hằng giờ, mọi lúc mọi nơi để nhằm tiếp thu tri
thức mới.
- Quá trình học phải diễn ra trong thời gian dài, phải theo trình tự và
thơng qua thi cử. Khơng được nơn nóng, đốt cháy giai đoạn. VD học
lớp 1 rồi nhảy lên cấp 2 học bỏ qua lớp 2,3,4.
Hay trong mỗi kì thi cần có sự ơn luyện kĩ càng chu đáo,… mới có
kết quả cao.
* Trong đời sống.(0,5điểm)
- Cần chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn trong mọi công việc.
- Tránh thái độ nôn nóng đốt cháy giai đoạn.
* Lưu ý GV : Cách trả lời của các học sinh có thể khác nhau. Khi
chấm, giáo viên cần linh hoạt, nếu câu trả lời có ý đúng thì vẫn cho
điểm.



×