Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Soạn bài Trau dồi vốn từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.03 KB, 4 trang )

Soạn bài Trau dồi vốn từ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Rèn luyện để nắm chắc nghĩa của từ và cách dùng từ là vô cùng quan trọng đối với việc trau dồi
vốn từ.
Từ đoạn trích dưới đây, hãy tự rút ra bài học về việc phải rèn luyện để trau dồi vốn từ:
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến cái giàu của tiếng Việt chúng ta. Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn,
phải nói là khả năng vô bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ
của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu, nó lại còn có khả năng biến hoá vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó,
dùng nó, biết phát triển nó.
Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc
ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả
năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ
tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ về số lượng
Từ đoạn văn dưới đây, hãy rút ra bài học về việc trau dồi vốn từ về số lượng:
Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du chắc ai cũng đồng ý với
tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến
đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du
trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã ” ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của
người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà nó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay
nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng
tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
Xin kể lại hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù
ta không hiểu nghĩa nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái
Ninh, tôi được biết chữ áy là tiếng vùng quê ấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất
Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều”
và trở thành tuyệt vời.
Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi
với câu tục ngữ “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con
tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc


sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn
có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở
công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu
biết chừng nào!
(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc,
trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)
Gợi ý: Nhà văn Tô Hoài nhắc nhở chúng ta phải biết học tập trau dồi vốn từ ngữ từ chính cuộc sống của
nhân dân.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nói “Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có
bao nhiêu chữ để diễn tả.” là muốn nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? Cho ví dụ và phân tích.
Gợi ý: Câu nói trên đề cập đến hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ gần nghĩa, đồng nghĩa trong tiếng Việt. Ví
dụ về hiện tượng từ nhiều nghĩa: xuân trong “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”;hoa trong “Hoa trôi man
mác biết là về đâu?”. Ví dụ về hiện tượng gần nghĩa, đồng nghĩa: chết – hi sinh – qua đời – mất – thác –
tử vong,… ; cho – biếu – tặng – hiến – thí,… Để có khả năng sử dụng chính xác, linh hoạt các từ ngữ
thuộc những hiện tượng này thì cần phải không ngừng trau dồi sự hiểu biết về nghĩa của từ, vốn hiểu biết
thực tế, rèn luyện sử dụng từ trong những tình huống giao tiếp cụ thể,…
2. Chọn từ để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a) … là kết quả sau cùng;
… là kết quả xấu;
b) … là chiếm được phần thắng;
… là thu được kết quả tốt;
c) … là phần thuần khiết và quý báu nhất;
… là sao trên trời (nói khái quát).
(tinh tú, hậu quả, đoạt)
Gợi ý: hậu quả là kết quả xấu; đoạt là chiếm được phần thắng; tinh tú là sao trên trời (nói khái quát).
3. Âm tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:
(1) dứt, không còn gì;
(2) cực kì, nhất.
Âm này mang nghĩa nào trong mỗi trường sau: tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt

tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực, tuyệt vời.
Gợi ý: (1), (2), (1), (2), (2), (2), (1), (1), (2).
4. Âm đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:
(1) – a: cùng nhau, b: giống nhau;
(2) trẻ em;
(3) (chất) đồng.
Âm này mang nghĩa nào trong mỗi trường sau: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí,
đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền.
Gợi ý: (1)-b, (2), (1)-a, (1)-a, (1)-a, (1)-b, (2), (1)-a, (1)-a, (1)-a, (1)-a, (2), (3).
5. Phát hiện lỗi về dùng từ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a) Vào đêm khuya, đường phố im lặng.
b) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
c) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
d) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây 2500 năm.
Gợi ý: Tra từ điển để nắm được nghĩa và cách dùng các từ: im lặng, thành lập, cảm xúc, dự đoán. Đây là
các từ dùng sai trong các câu trên. Có thể thay thế các từ như sau: im lặng/vắng lặng; thành lập/thiết lập;
dự đoán/ước đoán.
6. Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã đề cập đến vấn đề gì:
Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai
là người có tiếng nói giàu hình ảnh sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về
ngôn ngữ:
Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
Chiêm khôn hơn mùa dại
Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu
Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa,

nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn nói, đồng thời với việc giữ
gìn sự trong sáng cảu tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Trong thói quen,
chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan
trọng chứ sao.
(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển,
trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
Gợi ý: So sánh với ý kiến trong đoạn trích Mỗi chữ phải là hạt ngọc của nhà văn Tô Hoài. Chế Lan Viên
và Tô Hoài thống nhất với nhau về điều gì?
7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:
1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết.
2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.
3. Thấy: Mình phải đi đến xem xét, mà thấy.
4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, báo chí nước ngoài.
5. Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được, thì chép lấy để dùng mà viết […].
(Hồ Chí Minh, Cách viết,
trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)
Có thể vận dụng cách tìm tài liệu được nêu trong đoạn trích trên vào việc trau dồi vốn từ vựng như
thế nào?
Gợi ý: Có thể lấy các hình thức nghe, hỏi, thấy, xem, ghi làm phương châm trau dồi, phát triển vốn từ
được không? Tại sao? Các thao tác trên là hướng dẫn việc tìm tài liệu, cần thay đổi nội dung của từng
hoạt động như thế nào cho phù hợp với việc trau dồi, phát triển từ vựng?
8. Chọn các từ ngữ trong số: phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng, viện trợ, yếu điểm, điểm
yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm, đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất, láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng,
hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ; để điền vào chỗ trống trong các câu sau sao cho thích
hợp:
a) Đồng nghĩa với “cứu cánh” là …
b) Đồng nghĩa với “nhược điểm” là …
c) Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là …
d) Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là …

e) Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là …
Gợi ý: Lưu ý, nghĩa của từ cứu cánh không liên quan đến cứu giúp mà chỉ mục đích cuối cùng. Phân biệt
giữa điểm yếu (nhược điểm, điểm hạn chế) và yếu điểm (điểm quan trọng). Phân biệt giữa đề đạt với đề
bạt, đề cử, đề xuất. Phân biệt giữa láu táu với láu lỉnh, liến láu, liến thoắng. Phân biệt giữa hoảng
loạn với hoảng hồn, hoảng hốt, hoảng sợ. Có thể sử dụng từ điển để tra, so sánh nghĩa và cách sử dụng
các từ.
9. Các cặp từ sau đây có gì khác nhau về nghĩa? Hãy đặt câu với mỗi từ.
a) nhuận bút / thù lao;
b) tay trắng / trắng tay;
c) kiểm điểm / kiểm kê;
d) lược khảo / lược thuật.
Gợi ý:
- Nghĩa của từ nhuận bút rộng hơn hay nghĩa của từ thù lao rộng hơn? Trong trường hợp nào thì
dùng nhuận bút, trường hợp nào thì dùng thù lao? Có thể nói: “Toà soạn Báo A trả thù lao cho tác giả
bài viết X” được không? Tại sao?
- Có thể định nghĩa “Bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì là tay trắng” được
không? Nét nghĩa “bị mất”, “không còn gì” phù hợp với từ trắng tay không phù hợp với từtay trắng.
- Có thể nói “Kiểm điểm lại sách trong thư viện” được không? Vì sao? Có thể nói “Kiểm kêlại công việc
trong quý I năm 2005” được không? Vì sao?
- Tra từ điển Hán Việt để biết nghĩa của khảo và thuật.
10. Trong tiếng Việt có các từ ghép như: kì lạ – lạ kì, nguy hiểm – hiểm nguy, thương xót – xót
thương; hoặc các từ láy như: khắt khe – khe khắt, lừng lẫy – lẫy lừng,… là những từ có các yếu tố
cấu tạo giống nhau và nghĩa, về cơ bản, không khác nhau. Hãy tìm thêm những từ tương tự.
Gợi ý: đấu tranh – tranh đấu, thương yêu – yêu thương, tình nghĩa – nghĩa tình, chờ đợi – đợi chờ, triển
khai – khai triển, màu sắc – sắc màu… ; dào dạt – dạt dào, xác xơ – xơ xác, nhớ nhung – nhung nhớ,
thiết tha – tha thiết, đau đớn – đớn đau, khát khao – khao khát, phất phơ – phơ phất, ngất ngây – ngây
ngất,…
11. Khi sử dụng, căn cứ vào đâu để lựa chọn giữa những từ ghép và từ láy có cấu tạo giống nhau và
ý nghĩa, về cơ bản, trùng nhau như trên?
Gợi ý: Dựa vào ngữ cảnh (ở đây là sắc thái biểu cảm cụ thể, sự hài hoà về âm thanh với các từ ngữ khác)

để lựa chọn. Có khi sử dụng từ nào là do thói quen ngôn ngữ ở từng người.
12. Cho các tiếng Hán Việt: bất (không, chẳng), bí (kín), đa (nhiều), đề (nâng, nêu ra),gia (thêm
vào), giáo (dạy bảo), hồi (về, trở lại), khai (mở, khơi), quảng (rộng, rộng rãi), suy(sút,
kém), thuần (ròng, không pha tạp), thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu), thuần (thật, chân thật,
chân chất), thuần (dễ bảo, chịu khiến), thuỷ (nước), tư (riêng), trữ (chứa,
cất),trường (dài), trọng (nặng, coi nặng, coi là quý), vô (không, không có), xuất (đưa ra, cho
ra),yếu (quan trọng). Với mỗi tiếng, hãy tìm hai từ ghép có chứa yếu tố đó.
Gợi ý: Chú ý phân biệt nghĩa của các yếu tố đồng âm (thuần) và các tiếng gần nghĩa (bất – vô) để lựa
chọn cho chính xác. Ví dụ:
- thuần chủng, thuần khiết, thuần nhất, thuần tuý,… (thuần: ròng, không pha tạp); thuần hậu, thuần phác,
… (thuần: thật, chân thật, chân chất); thuần dưỡng, thuần phục, thuần hoá,… (thuần: dễ bảo, chịu khiến).
- bất biến, bất khuất, bất bại, bất nhất, bất chính,… ; vô biên, vô độ, vô cùng, vô tâm, vô sự, vô tư, vô giá,
vô định, vô hiệu,…

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• mục đích trau dồi vốn từ ,

×