Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quản trị logistics kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.8 KB, 7 trang )

Câu 1: Phân biệt phương thức bán lẻ không cửa hàng và qua cửa hàng? Sự khác
biệt này tác động gì tới hoạt động logistics?
Câu 2: Trình bày các chức năng của hệ thống thông tin logistics (LIS)? Việc sử
dụng mã vạch trên các sản phẩm bày bán tại siêu thị bán lẻ mang lại lợi ích gì cho
hoạt động logistics của cửa hàng?
Câu 3: Cho biết sự khác nhau giữa kho riêng và kho công cộng? Các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ, có nguồn lực bị giới hạn thì nên sử dụng loại kho nào? Vì
sao?

BÀI LÀM

Câu 1:
- Phương thức bán lẻ không qua cửa hàng (non store retailing): Bán lẻ không
cửa hàng cung ứng dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng tại vị trí khách
hàng xác định, thường là nhà hoặc nơi làm việc, đem lại cho khách hàng sự thuận tiện
trong việc lựa chọn và mua hàng ở những vị trí, thời điểm thích hợp. Bán lẻ không cửa
hàng thu hút những người tiết kiệm thời gian và không dễ dàng đi đến cửa hàng. Loại
hình này phát triển mạnh mẽ và biến đổi hình thái phục vụ dựa trên các tiến bộ của
công nghệ thơng tin và thói quen của người tiêu dùng trong thời đại tồn cầu hóa.
Bán lẻ khơng qua cửa hàng cung cấp nhiều lợi ích độc đáo, nhưng mặt hàng
khơng phong phú, khách hàng ít có điều kiện thử hàng, cảm nhận hàng hóa, và cơ hội
lựa chọn để mua, hạn chế hướng dẫn sử dụng, yêu cầu tư vấn chuyên sâu. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của mạng máy vi tính, thương mại điện tử được áp dụng rộng
rãi, việc bán hàng qua mạng đã dần khắc phục được những nhược điểm kế trên.
Các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng bao gồm: Bán hàng theo đơn đặt hàng;
Bản hàng lưu động; Bán hàng bằng máy (khách hàng mua và nhận hàng từ máy).
- Phương thức bán lẻ qua cửa hàng (in store retailing): là phương thức phổ biến
do khả năng tương tác giữa khách hàng với hàng hóa và người bán cao, gây hứng thú


trong mua hàng. Loại hình này có rất nhiều loại, phong phú cả về phối thức hàng hoá


và dịch vụ khách hàng. Đặc trưng của các loại hình này là khi mua hàng, khách hàng
đến tận cửa hàng để tiến hành các giao tiếp mua bán.
Các cơ sở bán lẻ cung cấp các phổ mặt hàng khá phong phú do có thể biến đổi
kích thước chiều rộng, chiều dài, chiều sâu tuỳ thuộc vào nhu cầu mua hàng của khách
và sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp. Theo tiêu thức này, có: Cửa hàng hỗn hợp;
Các cơ sở liên hợp kinh doanh; Các loại hình chuyên doanh; Cửa hàng bách hóa; Siêu
thị; Siêu cửa hàng; Cửa hàng liên hợp; Siêu thị đại quy mơ,...
Doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể tập trung vào các dịch vụ cung cấp cho khách
hàng và lựa chọn các loại hình với mức độ cung ứng dịch vụ khác nhau như Cửa hàng
tự phục vụ; Cửa hàng bán lẻ phục vụ có giới hạn; Cửa hàng bán lė dịch vụ đầy đủ; Cửa
hàng bán lẻ độc lập; Chuỗi bán lẻ;... Các điểm bán lẻ cũng có thể phân chia theo giá
bán, tập trung vào các nhóm Cửa hàng giá cao; Cửa hàng giá thấp; Cửa hàng hạ giá;
Cửa hàng đồng giá,...
Các mục tiêu chính của logistics bán lẻ đề cập đến việc thiết kế hiệu quả các
luồng hàng hóa và thơng tin liên quan, đảm bảo tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và độ
tin cậy để giảm mức tồn kho, vận chuyển, các thao tác đối với hàng hóa (xử lý, đóng
gói) và các chi phí liên quan khác trong khi vẫn đảm bảo có sẵn các sản phẩm một
cách đầy đủ. Do phục vụ nhu cầu khác nhau nên cách thức tổ chức các quy trình
logistics ở phương thức bán lẻ qua cửa hàng và không qua cửa hàng cũng khác nhau.
Mạng lưới bán lẻ sẽ giúp các doanh nghiệp sở hữu chúng thực hiện tốt nhất
hoạt động kinh doanh và hoạt động logistics tùy vào loại hình mình lựa chọn. Theo đó,
các nỗ lực logistics khi bán lẻ qua cửa hàng sẽ tập trung ở yêu cầu mua sắm và năng
lực phục vụ khách hàng của từng loại hình bán lẻ mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuy
nhiên, hoạt động logistics khi bán lẻ qua cửa hàng đòi hỏi cần đội ngũ quản lý, đại lý
bán hàng nhiều, có kinh nghiệm, địi hỏi chi phí cao hơn cho nhân sự, mặt bằng. Dễ
xung đột giữa các nhà phân phối với nhau nếu chính sách ưu đãi khơng rõ ràng. Việc
kiểm sốt các chương trình cho người tiêu dùng sẽ khó khăn hơn.
Cịn các phương pháp bán lẻ không qua cửa hàng dựa trên nguyên tắc chung là
sử dụng không gian mở để tăng tối đa sự tiếp xúc của khách hàng với hàng hóa, người
bán và phương tiện phục vụ. Chi phí cơ sở hạ tầng trong bán lẻ không qua cửa hàng



thấp hơn so với có cửa hàng. Doanh nghiệp có thể vận chuyển sản phẩm nhanh hơn và
tiếp cận cơ sở khách hàng trực tuyến lớn hơn so với các địa điểm vật lí truyền thống.
Hoạt động logistics của mơ hình này sẽ tự động cắt giảm nhu cầu nhân sự, chi phí vận
hành trang web, thuê nhân viên và duy trì cũng thấp hơn. Tuy nhiên, trong hoạt động
logistics, chi phí cơ sở hạ tầng có thể sẽ lớn nếu cần xây dựng kho hàng và trung tâm
phân phối để lưu trữ và vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, cần phải chuẩn bị đầy đủ các
nguồn lực xử lý hàng trả lại trực tuyến và tranh chấp của khách hàng.
Câu 2:
Hệ thống thông tin logistics (LIS) là một cấu trúc bao gồm con người, phương
tiện và các quy trình để thu thập, phân tích, định lượng và truyền tải dữ liệu một cách
hợp lý, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động logistics trong doanh nghiệp. Chức năng
của hệ thống thông tin logistics bao gồm:
- Chức năng tác nghiệp (Transaction Function hay chức năng hệ thống thương
vụ): Triển khai LIS đảm bảo cải tiến hiệu suất hệ thống tác nghiệp, là cơ sở của lợi thế
cạnh tranh: giảm chi phí tác nghiệp để giảm giá; tuy có tăng chi phí đầu tư cho hệ
thống thông tin, nhưng hiệu suất tác nghiệp tăng nhanh, do đó giảm chi phí tương đối
cho q trình tác nghiệp.
- Chức năng phân tích và ra quyết định (Decision Analysis): Chức năng này thể
hiện mức độ xử lý cao và phức tạp của LIS. Với những thơng tin có tính tổng hợp và
dài hạn, những dự báo về thị trường và các nguồn cung ứng, LIS hỗ trợ nhà quản trị
với các quyết định quan trọng như việc quy hoạch mạng lưới cơ sở logistics, trong việc
lựa chọn hệ thống quản trị dự trữ hàng hoá, lựa chọn các nguồn hàng ổn định và chất
lượng…
- Chức năng hoạch định chiến lược (Strategic Planning): Đây là thông tin dùng
để xây dựng và triển khai chiến lược logistics. Chức năng này được kết hợp với các hệ
thống thông tin khác (Marketing, kế tốn, tài chính...) để rà sốt các cơ hội và thách
thức của môi trường kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị nguồn lực để khai
thác các tiềm năng thị trường và vượt qua những khó khăn, dựa vào những thế mạnh

sẵn có của mình. Bên cạnh đó, khơng chỉ là các quyết định trong từng bộ phận của hệ
thống logistics mà LIS còn phải đáp ứng ở mức độ cao hơn, đó là khả năng tích hợp


được tất cả các bộ phận thành một thể thống nhất và có được lựa chọn tối ưu cho tồn
hệ thống.
Việc áp dụng công nghệ quản lý bằng mã số mã vạch khơng cịn xa lạ với các
siêu thị bán lẻ. Nhiều lợi ích khi sử dụng mã vạch trên các sản phẩm có thể kể đến
như: quy trình qt mã vạch sản phẩm tại quầy thu ngân có tốc độ nhanh gấp 50 lần so
với thơng thường, độ chính xác tối đa, khơng bị nhầm lẫn hàng hóa, ngân quỹ,... Về
hoạt động logistics nói riêng, việc áp dụng này cũng mang lại lợi ích rất lớn cho cửa
hàng, có thể kể đến như:
Khi sử dụng công nghệ mã vạch, mỗi một sản phẩm sẽ có một mã riêng biệt
khơng trùng lặp với nhau. Lúc này, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ số lượng
hàng ra hoặc vào kho. Sau đó sản phẩm sẽ được vận chuyển đến các đại lý. Nhân viên
tại đại lý có thể kiểm sốt sản phẩm, so sánh nó với các dữ liệu tổng hợp. Mã vạch
được quét trong sổ đăng ký để duy trì thơng tin, dữ liệu về sản phẩm tồn kho. Mỗi
doanh nghiệp đều có thể quét mã vạch sản phẩm trước khi chấp nhận thanh tốn. Họ
cũng có thể qt lại các gói hàng khi giao hàng một cách dễ dàng. Từ đó, nó giúp liên
kết kiểm sốt dữ liệu hàng tồn kho trực tiếp trên hệ thống. Hơn nữa, cịn khơng cần sử
dụng phương pháp thủ cơng để phục vụ kiểm sốt, quản lý hàng hóa.
Hệ thống mã vạch xác định chính xác và nhanh chóng mã sản phẩm và giá cả
hàng hóa cũng như các mã hiệu khác nhau của sản phẩm, tăng tốc độ của nghiệp vụ
quản lý sản phẩm, nghiệp vụ bán hàng, nghiệp vụ kiểm kho. Siêu thị có thể nắm rõ
lượng tồn kho, tuổi hàng tồn kho quyết định kinh doanh phù hợp.
Với sự tích hợp và hỗ trợ chặt chẽ trong hệ thống quản lý nghiệp vụ, mã vạch
cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động
nghiệp vụ bán hàng làm thừa thiếu hàng hóa, bán hàng khơng đúng giá, thiếu - thừa
sản phẩm đưa cho khách hàng làm giảm uy tín của siêu thị.
Hàng tồn kho được cảnh báo dựa trên quy định giới hạn tồn tối thiểu và giới

hạn tồn tối đa. Với tiện ích và tốc độ của hệ thống mã vạch giúp hạn chế thời gian
nhập, xuất kho, kiểm kho, kiểm tra bảo hành. Nâng cao hiệu quả công việc, hình ảnh
siêu thị lên nhiều lần.
Câu 3:


Kho của doanh nghiệp còn gọi là kho riêng (private warehouse) là kho thuộc
quyền sở hữu và sử dụng của riêng từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ sở hữu kho
này nếu có khả năng về tài chính, đồng thời các loại hình kho khác khơng đáp ứng u
cầu dự trữ, bảo quản hàng và cung ứng hoá của doanh nghiệp (vị trí quá xa, điều kiện
thiết kế và thiết bị khơng phù hợp). Lợi ích chủ yếu của kho riêng là khả năng kiểm
sốt, tính linh hoạt nghiệp vụ, và các lợi ích vơ hình khác. Doanh nghiệp có thể tự
quan sát và theo dõi hàng hóa trực tiếp cho tới khi giao đến tay khách hàng, có thể
xuất nhập hàng bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước. Đồng thời, giảm chi phí
vận hành từ 15 - 25% đối với công ty sử dụng xuyên suốt hoặc tận dụng chỗ lưu kho
tốt; Sử dụng kho riêng còn giúp doanh nghiệp đảm bảo độ tin cậy của khách hàng:
những doanh nghiệp có kho sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn về quy mô và sự hoạt
động liên tục của doanh nghiệp; Tận dụng nguồn nhân lực của công ty để quản lý kho
hàng, giúp kiểm soát chặt chẽ hơn;...
Tuy nhiên kho riêng làm tăng chi phí hệ thống logistics, và giảm tính linh hoạt
về vị trí khi doanh nghiệp mở rộng thị trường mục tiêu. Điều này có nghĩa là trong
ngắn hạn các kho riêng không thể mở rộng hay thu hẹp để đáp ứng sự tăng, giảm của
nhu cầu. Do đó khi nhu cầu thấp cơng ty phải chịu chi phí cố định cũng như là giảm
năng suất dẫn đến việc không tận dụng hết không gian kho. Tuy nhiên cơng ty có thể
hạn chế điều này bằng việc cho thuê một phần kho. Bên cạnh đó Kho riêng còn mất đi
sự linh hoạt về lựa chọn vị trí chiến lược. Chúng khơng thể thay đổi nhanh trước
những biến động nhanh chóng của thị trường về kích thước, vị trí, thị hiếu. Điều này
dẫn đến các doanh nghiệp sẽ đánh mất đi cơ hội kinh doanh của mình.
Trong phần lớn các tình huống, doanh nghiệp sẽ thuê kho công cộng (public
warehouse) để đáp ứng nhu cầu logistics của mình. Nhà kho cơng cộng thuộc sở hữu

của các doanh nghiệp logistics, có chức năng kinh doanh các dịch vụ như dự trữ, bảo
quản, và vận chuyển trên cơ sở tiền thù lao cố định hoặc biến đổi. Bằng việc cung cấp
các dịch vụ tiêu chuẩn cho mọi khách hàng, kho cơng cộng sẽ thu được các lợi ích về
quy mô dịch vụ và đảm bảo lợi nhuận của mình. Theo quan điểm tài chính, kho cơng
cộng có thể có chi phí biến đổi thấp hơn kho riêng do tính kinh tế nhờ quy mơ, chi phí
vốn thấp hơn và có năng suất cao hơn. Nếu như hiệu lực quản trị được điều chỉnh phù
hợp với lợi nhuận trên đầu tư thì việc sử dụng kho cơng cộng có thể làm tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Nếu hoạt động của doanh nghiệp có tính thời vụ, kho cơng cộng


cho phép người sử dụng thuê thêm nhiều không gian kho hàng trong mùa cao điểm.
Hơn nữa, chi phí lưu trữ trong kho công cộng luôn gắn liền trực tiếp với sự thay đổi
khối lượng lưu trữ nên đây còn là một lợi thế khác biệt của kho công cộng. Kho cơng
cộng cung cấp tính linh hoạt do dễ thay đổi vị trí, quy mơ, và số lượng kho, cho phép
doanh nghiệp đáp ứng nhanh với nguồn hàng, khách hàng và nhu cầu thời vụ.
Tuy nhiên, kho công cộng không có sẵn diện tích và khơng gian lưu trữ, vì là
kho dùng chung nên nếu doanh nghiệp muốn tăng diện tích sử dụng phải có kế hoạch
trước để bên cung cấp sắp xếp, đặc biệt là mùa cao điểm sẽ khó mở rộng, ảnh hưởng
đến hoạt động của cơng ty; Kho cơng cộng khó đáp ứng cho những sản phẩm đặc thù
vì kho chung được xây dựng để cung cấp cho các sản phẩm cơ bản. Cịn những hàng
hóa mang tính chun mơn thì giá sẽ rất cao hoặc khơng thể đáp ứng; Một điều nữa,
khi nhập hàng xuất hàng sẽ phải tn theo quy trình và thơng báo trước với người quản
kho, xuất trình giấy tờ… sẽ tốn nhiều thời gian hơn, nhưng đây là điều cần thiết để
đảm bảo an tồn cho hàng hóa.
Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, có nguồn lực bị giới hạn thì trước mắt nên sử
dụng kho cơng cộng. Lý do vì:
Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, có nguồn lực bị giới hạn thì ngân sách chưa đủ
mạnh, nếu chọn kho riêng thì chi phí đầu tư lúc đầu rất cao, bao gồm đất đai xây kho,
vật liệu xây dựng, thiết kế, tìm kiếm nguồn nhân lực, chi phí vận hành,... Hơn nữa, cịn
có chi phí phát sinh cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên, và mua sắm các thiết bị

xử lý nguyên vật liệu. Một kho riêng thường là một đầu tư mạo hiểm dài hạn. Chi phí
cao liên quan có thể buộc các công ty phải xem xét nghiêm túc kho công cộng như là
một sự lựa chọn tốt hơn.
Hơn nữa, nếu doanh nghiệp sử dụng kho cơng cộng thì cịn thêm một điểm
cộng nữa là hầu như không sử dụng vốn (ví dụ vốn cho việc thuê mua đất đai, các thiết
bị và chi phí khởi động các hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân sự). Doanh nghiệp
có thể mở rộng thu hẹp kho tùy theo số lượng hàng, số tiền sẽ được tính theo diện tích
sử dụng, tránh gây lãng phí và tiết kiệm hơn. Chi phí thuê kho cố định, bên cung cấp
dịch vụ sẽ thông báo về tiền phí sau khi thỏa thuận việc sử dụng, doanh nghiệp không
cần phải lo lắng về những vấn đề phát sinh, giúp cân đối được ngân sách doanh
nghiệp.


Vì khơng có sự cam kết về các khoản tiền thu nhập cho vào kho công cộng,
doanh nghiệp sử dụng có thể chuyển sang cơ sở kho cơng cộng khác trong một khoảng
thời gian ngắn, thường là trong vòng 30 ngày. Hơn nữa, nếu có một vị trí hấp dẫn với
một giá thuê thấp hơn, các công ty sử dụng có thể dễ dàng chuyển đổi kho, bởi với các
doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực chỉ có hạn.
Vì kho cơng cộng không phải là tài sản, nên các doanh nghiệp sản xuất nhỏ khi
sử dụng không phải là đối tượng chịu thuế, điều này giúp tiết kiệm một phần nguồn
lực tài chính cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, khi một doanh nghiệp sử dụng một kho cơng cộng, họ biết chính xác
bao nhiêu nhiêu tiền chi cho việc lưu trữ và chi phí xử lý thơng qua các hóa đơn hàng
tháng. Điều này cho phép người sử dụng để dự báo chi phí cho từng mức độ khác nhau
của hoạt động. Mặt khác, các doanh nghiệp có kho riêng thường cảm thấy khó khăn để
xác định các chi phí cố định và biến đổi một cách chính xác.
Nhìn chung, kho riêng và kho cơng cộng đều có những ưu và nhược điểm nhất
định, phù hợp với quy mô khác nhau của công ty. Các doanh nghiệp lớn đủ điều kiện
thường sẽ xây dựng kho riêng của mình để thống nhất với các hoạt động khác trong
chuỗi cung ứng và tiện quản lý hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mặt khác có thể tận

dụng lợi thế của việc thuê kho ngoài, cân nhắc các yếu tố đi kèm để cắt giảm chi phí
khơng cần thiết đồng thời vẫn đảm bảo hàng hóa được quản lý hiệu quả, an toàn.



×