Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích “hình tượng người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân – bài mẫu 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.52 KB, 3 trang )

Phân tích “hình tượng người lái đò sông Đà” của
Nguyễn Tuân – bài mẫu 1
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập
sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của màu
sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày
nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa được vui và vững bền.
Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân
người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình.
Chẳng phải tình cờ khi, để nói về màu sắc của núi sông, Nguyễn Tuân chỉ dùng một chữ vàng. Để rồi sau
đó, ông sẽ dùng chữ vàng mười để gọi tên vẻ đẹp và giá trị quý báu của con người lao động. Điều đó
chứng tỏ, trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả “Người lái đò sông Đà”, con người đẹp hơn tất cả và quý giá
hơn tất cả. Với ” Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã dựng hình ảnh một sông Đà mà ông đã từng
muốn” trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” nhưng cũng rất đúng nếu nói rằng
thiên nhiên ấy cũng chính là kẻ tôn vinh số một giá trị của con người. Người lái đò sông Đà kia sẽ là ai
nếu con thuyền của ông không phải vật lộn với “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông
đá”? Có thể người ấy sẽ mang một vẻ đẹp nào đó của một ông ngư, ông chài, ông lái đò nhưng sẽ không
trở thành đối tượng của một khúc hùng ca. Trái lại cái hùng vĩ của sóng, của thác, của sông nước Đà
Giang đã làm sáng chói lên hình ảnh con người đẹp nhất, kiêu hùng nhất, người lái đò trên sông Đà người
anh hùng người nghệ sĩ chế ngự thiên nhiên hùng mạnh.
Người lái đò Sông Đà trước hết là một ông già bảy mươi tuổi đã giành một phần lớn cuộc đời mình cho
nghề lái đò dọc trên sông Đà. Đó là một người lái đò lão luyện: ” Trên dòng sông Đà ông xuôi, ông ngược
hơn 100 lần rồi, chính tay giữ lái đò sáu chục lần” trong thời gian hơn chục năm làm nghề lái đò cái nghề
đầy nguy hiểm và gian khổ này. Đây là một con người từng trải, hiểu biết, rất thành thạo trong nghề lái đò
và đã đạt đến trình độ ” Bằng cách lấy mắt và nhớ tỷ mỉ như đóng đinh vào tất cả những luông nước của
tất cả những con thác hiểm trở”. Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự khâm phục của mình đối với con người này ”
sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc cả đến dấu chấm than, chấm câu
và cả những đoạn xuống dòng”.
Thoạt nhìn, đó là một cuộc đấu không cân sức. Bởi đó là trận đấu mà ở bên này là một thiên nhiên lớn
lao, dữ dội và hiểm độc, với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh, có sông nước hò réo quyết vật
ngửa mình thuyền, có thạch trận vời đủ ba lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ
ngược, hỗn hào và nham hiểm; còn bên kia là con người bé nhỏ, không hề có phép màu, vũ khí trên tay


chỉ là chiếc cán chèo – những chiếc que thật mỏng manh trước nguy nga sóng thác – trên một con đò đơn
độc hết chỗ lùi. Người xưa vẫn coi ” Cưỡi con gió mạnh, đạp đầu sóng dữ” là biểu trưng cho một lý
tưởng sống anh hùng. Ông lái đò này dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng chính là con người cưỡi gió
đạp sóng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Người lái đò của Nguyễn Tuân không có phép màu, ông đâu
có đôi cánh tay Hec Quyn để sánh được với sức lực của Thuỷ Tinh. Nhưng ông đã ” Nắm chắc binh pháp
của thần sông, thần đá”, cái kinh nghiệm đò giang sông nước lên thác xuống ghềnh và cái trí tuệ ấy đã
khiến cho ông lái dù trong tay chỉ có cây chèo (cái que nhỏ giữa nguy nga sóng thác) vẫn có thể phá thành
vượt ải như một chiến tướng bách thắng trong sự nghiệp đấu tranh chống thiên nhiên. Một cảm hứng hào
hùng đã khiến ngòi bút Nguyễn Tuân tả một cuộc vượt thác Sông Đà vẫn diễn ra thường nhật thành một
trận đánh biến ảo hấp dẫn, một khúc hát ca ngợi chiến công của một bậc anh hùng. Cuộc chiến đấu của
người lái đò có thể chia thành 3 chặng vượt vòng vây của thác nước, đá sông.
Ở trùng vi thứ nhất: Vừa vào trận, sóng nước, đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo vô khí, đá
trái thúc vào bụng, vào hông thuyền. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh
vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo lệch đi. Con
thuyền bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái, ông đò thực là một
chiễn sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù.
Ở trùng vi thứ hai: Kẻ địch thay chiến thuật, chúng tăng thêm nhiều cửa tử .Cửa sinh bố trí lệch sang phía
tả ngạn, lập lờ, bí hiểm hơn ở trùng vi trước, hòng đánh lừa con thuyền. Nhưng ông đò đã nắm chắc binh
pháp của thân sông, thần đá thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Ông”Cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi
đến cùng như là cưỡi hổ”. Nắm chặt được cái bờm của sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái phóng
nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chéo con thuyền lướt nhanh, bất ngờ khiến cả bọn đá thủy quân
không kịp trở tay, khiến ” Cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đá tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất
vọng”. Ông đò người chỉ huy ấy thật thông minh tài giỏi xiết bao.
Ở trùng vi thứ ba, ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác.
Ông đò như một người chỉ huy dày dạn cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa, giữa đó ” Vút vút, cửa
ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên
vừa tự động lái được, lượn được” . Bản hùng ca vượt thác lên đến cao trào. Con thuyền lướt nhanh trên
đầu sóng, sóng nước của Sông Đà. Trên con thuyền vun vút đó chúng ta nhìn rõ hình ảnh người lái đò anh
hùng vừa dũng cảm thông minh vừa thật là tài hoa. Vậy là thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền.
Cuối cùng, vẫn là con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên, vẫn là con người cưỡi lên

thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận, để những thằng đá tướng phải lộ sự
tiu nghỉu, thất vọng, qua bộ mặt xanh lè. Người lái đò đã đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng
mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.
Cần nói thêm, trong cuộc chiến này nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người không hề bí ẩn. Đó
không phải là gì khác hơn sự ngoan cường, chí quyết tâm, và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên
thác xuống ghềnh đã giúp cho con người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, và qua đó, khuất
phục dòng thác hồng hộc hơi thở của hùm beo. Người lái đò Sông Đàchính là khúc hùng ca ca ngợi con
người, ca ngợi chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy hoàng
trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đấy chính là những yếu tố làm nên chất vàng
mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.
Ở phần vĩ thanh của khúc ca vượt thác, nhà văn chuyển gam với mấy câu tả êm nhẹ câu kể thủ thỉ, tâm
tình ” Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác, xèo xèo tan trong trí nhớ. Đêm
ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh. Chả
thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua”. Ở đây ta lại thấm thía thêm một vẻ đẹp nữa
của những người lái đò, chèo đò. Họ anh hùng xiết bao, cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với
Sông Đà dữ dội để giành lấy sự sống từ tay những con thác nên cũng “Không có gì là hồi hộp đáng nhớ”.
Cái phi thường đã trở thành bình thường. Phẩm chất chiến sĩ đã hoà quyện với phong thái tài tử, nghệ sĩ.
Dường như cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp mang”Chất vàng mười” của những người lao động bình dị ở Tây
Bắc trên một chặng vượt thác Sông Đà Nguyễn Tuân đã không cầm lòng được. Trước khi chia tay họ để
gặp lại dòng sông, ông giữ lại một ước nguyện thật đẹp đẽ chân tình ” Tôi nghĩ nếu sau này làm phim
màu về Sông Đà, cũng phải đưa ống quay phim lên tàu bay, cho bay là là trên thác mà gí máy xuống mà
lượn ống máy theo những luồng sinh của thác trên thác hiên ngang một người lái đò Sông Đà có tự do, vì
người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà.
Trong Người lái đò sông Đà, con người được ví với khối vàng mười quý báu lại chỉ là những ông lái, nhà
đò nghèo khổ, những người trên hình hài còn in hằn những dấu vết khắc nghiệt của công việc chở thuyền
quá đỗi gian nan, cực nhọc, hiểm nguy. Và còn điều nữa: Tất cả những người lái đò trong thiên tuỳ bút,
không trừ một ai, đều làm lụng âm thầm, giản dị, tuyệt đối vô danh, vì tác giả nhất định không chịu nêu
tên tuổi của người nào trong họ. Song cũng lại Nguyễn Tuân cho thấy, những con người vô danh đó đã
nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ. Những người lái đò rất
bình thường ấy không mang tên họ của cá nhân. Nhưng vì thế mà trong sự đối mặt với thiên nhiên nghiệt

ngã, họ lại hiện lên như đại diện của con người. Có lẽ đấy chính là nguồn cảm hứng đã thôi thúc Nguyễn
Tuân quyết tung ra đạo binh hùng hậu của ngôn từ để miêu tả cho thật hùng tráng và hấp dẫn cuộc thuỷ
chiến của ông lái đò với dòng sông để đưa thuyền vượt thác. Sử dụng nghệ thuật của ngôn từ rồi nghệ
thuật của hội hoạ, âm nhạc với những tri thức trong chiến đấu, trong võ thuật với bao nhiêu hiểu biết rộng
và sâu khác nữa để khắc hoạ, ngợi ca nhân vật mà vẫn cảm thấy chưa đủ đến đây nhà văn dùng thêm
phương pháp của điện ảnh. Hình tượng người lái đò hiên ngang, sừng sững hiện lên trong ống quay phim
của nhà nghệ sĩ, cao lớn, lung linh như một thiên thần. Cùng với vẻ đẹp của người anh hùng trí dũng tài
hoa từng chiến thắng ghềnh thác, người lái đò thêm một “Chất vàng” nữa người lao động có tự do đạt tới
độ thành thục, điêu luyện vì làm chủ được thiên nhiên, chế ngự thiên nhiên, đem lại cuộc sống ấm no cho
đời mình, sự giàu đẹp cho Tổ quốc. Ca ngợi người lao động phải chăng Nguyễn Tuân muốn ngợi ca lao
động ngợi ca con người? Con người dưới con mắt nghệ sĩ tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân luôn luôn là
hiện thân của cái đẹp của nghệ thuật của sự bất tử. Chính điều này người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân đã
có điểm gặp gỡ với người nghệ sĩ Nga M.Gorki ” Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên
kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao”.
Đọc ” Người lái đò Sông Đà” suy ngẫm về nhân vật ông đò chúng ta nhớ tới Huấn Cao, hình tượng đặc
sắc trong tác phẩm ” Chữ người tử tù” một sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Tất
nhiên nhân vật ông đò trong tuỳ bút không hiện lên với đầy đủ phẩm chất, tính cách như nhân vật ông
Huấn Cao trong truyện ngắn. Họ có nhiều nét khác nhau vì họ xuất hiện trong hai thời kỳ khác nhau của
lịch sử đất nước, cũng vì những chuyển biến trong phong cách nghệ thuật và cảm hứng thẩm mĩ của nhà
văn. Song cả hai đều giống nhau ở chất nghệ sĩ, chất chiến sĩ vẻ đẹp thăng hoa của con người trong vị trí
xã hội, trong công việc cụ thể khi làm người và một nét chung nữa, ông đò cũng như ông Huấn đều rạng
ngời phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác đầy sáng tạo bất ngờ trong dùng từ, viết câu
và nồng ấm một tình yêu con người. Cảm ơn Nguyễn Tuân người nghệ sĩ tài hoa đã bằng cảm hứng lãng
mạn và phép thuật ngôn từ đem lại cho ta chất vàng một quý giá của đời, làm giàu sang cho tâm và cho trí
của ta dạy ta biết yêu hơn Tổ quốc, nhân dân, cuộc sống.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• Phan tich hinh tuong nguoi lai do song da cua nguyen tuan
• phan tich ve dep hinh tuong nguoi lai do song da
• Phan tich hinh tuong nguoi lai do cua nguyen tuan
• phân tích người lái đò sông đà

• phan tich hinh tuong song da
• phan tich nguoi lai do song da
• phan tich hinh tuong ong lai do song da
• phan tich hinh tuong song da trong tac pham nguoi lai do song da cua mguyen tuan
• phan tich hinh tuong song da trong tac pham nuoi lai do song da cua nguyen tuan
• Phan tich nhan vat nguoi lai do trong tac pham Nguoi lai do song Da cua Nguyen Tuan
• phan tich nguoi lai do song da cua nguyen tuan
• phan tich nguoi lai song da
• phan tich hinh tuong ong lao trong tac pham nguoi lai do song da
• phân tích hình tượng ông lái đò trong bài người lái đò sông đà
• phân tích hình tượng người lái đò sông đà trong tác phẩm người lái đò sông đà để làm rõ phong
cách nghệ thuật của nguyễn tuân,

×