Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.21 KB, 2 trang )
Soạn bài các hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ,
giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó. Có nhiều loại văn bản thuyết minh.
2. Phù hợp với mối liên hệ bên trong của sự vật hay quá trình nhận thức của con người, văn bản thuyết
minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau:
- Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên – bên dưới, bên
trong – bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).
- Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả,
chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Văn bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng
ấy, người viết đã sử dụng hình thức kết cấu nào?
- Văn bản thuyết minh về Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường.
- Hình thức kết cấu của văn bản được tổ chức phối hợp giữa trình tự quan hệ nhân quả (Từ nguyên nhân ô
nhiễm môi trường đến sự nhận thức về tác hại của ô nhiễm môi trường do Ra-sen Ca-xơn đưa ra trong tác
phẩm Mùa xuân lặng lẽ và từ đó dấy lên phong trào bảo vệ môi trường) và trật tự quan hệ thời gian (Ngày
nay… à Sau Chiến tranh thế giới thứ hai… à Năm 1962… àkhởi đầu từ thập kỉ sáu mươi…).
2. Văn bản Thành cổ Hà Nội thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng ấy, người viết
đã tổ chức hình thức kết cấu như thế nào?
- Văn bản giới thiệu về đặc điểm trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội.
- Để giới thiệu đặc điểm trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội, bài văn đã được tổ chức theo trình tự không
gian từ trong ra ngoài: Tử Cấm Thành à Hoàng Thành à Kinh Thành.
3. Văn bản Học thuyết nhân ái của Nho gia thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về đối tượng
ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu ra sao?
- Văn bản giới thiệu một số nội dung cơ bản của học thuyết nhân ái.
- Người viết đã tổ chức kết cấu văn bản theo trình tự lô gích của đối tượng – tư tưởng nhân ái:
+ Giới thiệu chung về thuyết nhân ái;