Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Suy nghĩ về giữ gìn truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.54 KB, 2 trang )

Suy nghĩ về giữ gìn truyền thống dân tộc của thế
hệ trẻ
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răng đe dạy và nhắc nhở
con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết mà mỗi người ai cũng phải có như là: “một lòng
thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “bầu ơi thương lấy bí
cùng, tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu
thảo, sự biết ơn và lòng thương người… Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” thể hiện phẩm
chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát
triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng
nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thể hiểu tận tường những ý từ của ngươì xưa muốn răng dạy chúng ta
thông qua câu tục ngữ này.
Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu. “Nước” là một thứ vô cùng
quý giá, không có nước, con ngươì và cây cỏ sẽ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát
của dòng nước, nhưng đó chỉ là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu
tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả mà cha anh ta đã có công xây dựng
nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời
phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm
chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau.
Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào là “uống nước nhớ nguồn” và
tại sao khi “uống nướ”c chúng ta phải “nhớ nguồn”. Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng
đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào
là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên.
Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ,
nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng
sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường,
anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được
những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha
anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa
hưởng những thành tuự mà cha anh ta đã tạo ra.$pageOut $pageIn Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những
người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất
yếu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thương xây dựng nhà tình


nghĩa tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệ sĩ và tạo điều
kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với
những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể…, từ
đó hình thành một xã hội thân ái, đoàn kết.Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để
giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tăng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố,
phường xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giống như vậy…thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái.
Nếu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã
hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử
dụng một cách lãng phí.
Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự hào về truyền thống, văn hóa của dân tộc,
phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm.Ta
phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước
nhà ngày một phong phú.Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau naỳ tạo ra được chính
thành quả cho mình, cho xã hội, đó chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.
Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân: “uống nước nhớ nguồn” trước
hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công
lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và
giữ gìn những thành quả mà mình đươc hưởng.Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí
làm người và truyền thống dân tộc.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• bài học rút ra từ những câu tục ngũ về con người và xã hội
• suy nghi cua anh chi ve cau tuc ngu uong nuoc nho nguon lien he voi ban than,

×