Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Địa Lí 9 Bài 24 – Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.57 KB, 2 trang )

Địa Lí 9 Bài 24 – Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
4- Tình hình phát triển kinh tế:
a) Nông nghiệp:
- Cây lương thực: Năng suất lúa và bình quân lương thực đầu người thấp vì gặp nhiều khó khăn: diện tích
đất canh tác ít , đất xấu , thiên tai , cơ sở hạ tầng chậm phát triển , dân số tăng nhanh …Tuy nhiên nhờ
việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất mà bình quân lương thực đầu người ở đây đã tăng lên khá
nhanh, sản xuất tập trung ở đồng bằng ven biển (Thanh – Nghệ- Tĩnh)
- Vùng có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò , nuôi trồng khai thác thuỷ sản , cây công nghiệp ngắn
ngày (lạc, cói, mía) , phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp để giảm thiểu thiên tai .
b) Công nghiệp:
- Tốc độ phát triển công nghiệp của vùng ngang bằng với cả nước nhưng giá trị sản lượng công nghiệp
vẫn ở mức rất thấp chỉ đạt 3,8% GDP toàn quốc (2002)
- Cơ cấu ngành đa dạng, tuy nhiên thế mạnh thuộc về khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng
+ Khai thác khoáng sản: sắt (Thạch Khê) ,Crom (Thanh Hoá), Titan (Hà Tĩnh), Thiếc : Quỳ Hợp (Nghệ
An), đá vôi (Thanh Hoá, Nghệ An)…
+ Sản xuất vật liệu xây dựng: đáng kể nhất là xi măng và gạch ngói, tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá,
Nghệ An.
- Phân bố công nghiệp chủ yếu tập trung ở một số thành phố và các địa phương có mỏ khoáng sản như:
Vinh, Thanh Hoá…
c) Dịch vụ:
- Giao thông vận tải: nhờ vị trí cầu nối giữa hai miền đất nước , là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông
Mê Công ra Biển Đông và ngược lại vì vậy vùng trở thành địa bàn trung chuyển hàng hoá, hành khách
khá lớn trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển .
- Du lịch đang bắt đầu phát triển với số lượng du khách ngày càng tăng đem lại nguồn lợi đáng kể, nhất là
du lịch hướng về cội nguồn ( cố đô Huế), thắng cảnh (Phong Nha – Kẽ Bàng, các bãi tắm đẹp)
5- Các trung tâm kinh tế:
+ Thanh Hoá trung tâm công nghiệp lớn phía Bắc .
+ Vinh : Hạt nhân trung tâm công nghiệp ,dịch vụ
+ Huế : trung tâm du lịch
II- Câu hỏi và bài tập:
1- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã


hội ?
Hướng dẫn trả lời: Nội dung trả lời ở phần kiến thức cơ bản
2- Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?
Hướng dẫn trả lời
Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt theo hướng từ tây sang đông: người Kinh sống chủ
yếu ở đồng bằng ven biển , còn vùng núi gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít ngưởi chủ
yếu là Thái , Mường , Tày , Mông , Bru ,…
3) Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Hướng dẫn trả lời
- Thành tựu:
+ Đẩy mạnh thâm canh , tăng năng suất lương thực , tăng diện tích trồng lạc , trồng rừng theo hướng nông
lâm kết hợp …
+ Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp , phát triển các ngành trọng điểm …
- Khó khăn: + Diện tích đất canh tác ít , đất xấu. Thời tiết diễn biến phức tạp: bão, lũ lụt, gió tây khô
nóng. Sự xâm nhập mặn của thuỷ triều, sự lấn đất của cát biển.
+ Cơ sở hạ tầng chậm phát triển , dân số tăng nhanh
4) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người ( Kg/người)

Năm
Sản lượng
1995 1998 2000 2002
Bắc Trung Bộ 235,5 251,6 302,1 333,7
Cả nước 363,1 407,6 444,8 463,6
Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân lương thực đầu người của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước và nhận
xét.
Hướng dẫn trả lời
- Vẽ biểu đồ cột nhóm, mỗi năm 2 cột, chú ý khoảng cách giữa các năm, ghi số liệu trên từng cột, có tên
biểu đồ.
- Nhận xét: Bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng Bắc Trung Bộ thấp hơn cả nước và
tăng dần qua các năm nhờ đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.

×