Địa Lí 12 Bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp
I. Kiến Thức Trọng Tâm:
1. Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt nước ta hiện nay vẫn chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.
a) Sản xuất lương thực: Chiếm 59,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (năm 2005)
- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Nước ta có điều kiện điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực
+ Điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu,…
+ Điều kiện kinh tế – xã hội : chính sách, nguồn lao động, hệ thống thủy lợi, thị trường tiêu thụ, vốn đầu
tư,…
Tuy nhiên có những khó khăn tồn tại như thiên tai, sâu bệnh,…
- Trình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua:
+ Diện tích gieo trồng từ 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
+ Năng suất tăng mạnh, đạt 4,9 tấn/ha/năm nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh
+ Sản xuất lúa cũng tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 36 triệu tấn. VN trở thành nước xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới.
+ Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng lương thực lớn nhất cả nước, chiếm 50% diện tích và trên 50% sản
lượng lúa cả nước.
b) Sản xuất cây thực phẩm - Rau đậu trồng khắp tất cả các địa phương. Diện tích rau quả nước ta trên
500 nghìn ha nhiều nhất ở ĐB.Sông Hồng và đb. Sông Cửu Long. Diện tích đậu các loại trên 200 nghìn
ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả - Cây công
nghiệp: Chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005) và có xu hướng tăng. + Cây công nghiệp
chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. + Ý nghĩa của việc phát triển
cây công nghiệp : Sử dụng hợp lí tài nguyên đất nước và khí hậu. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông
nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp. Tạo nguồn nhiên liệu cho nông nghiệp chế biến. Là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân nhất là khu vực trung du và miền núi. + Điều kiện phát
triển cây công nghiệp: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây công nghiệp như
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây, nguồn lao động dồi dào, đã có
mạng lưới cơ sở chế biến nghiên liệu cây công nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn là thị trường thế giới còn
nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được thị trường khó tính bên ngoài. +
Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, điều, dừa.Có xu hướng tăng về cả
năng xuất, diện tích và sản lượng. Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp. Nước
ta hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy mô lớn: Cà Phê : Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Bắc Trung Bộ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ Chè: ở trung du và miền núi
phía Bắc, Tây Nguyên Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền trung Điều: Đông Nam Bộ
Dừa: Đồng bằng Sông Cửu Long + Cây công nghiệp hằng năm : Mía: đồng bằng Sông Cửu Long, Đông
Nam Bộ, duyên hải Miền Trung Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ Đậu tương: trung du và miền núi phía
Bắc, Đắc Lắc, Hà Tây,… Đay: trồng nhiều ở đồng bằng Sông Hồng + Cây ăn quả: Chuối, cam, xoài,
nhãn, vải,… Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ 2. Ngành
chăn nuôi: Chiếm 24,7% giá trị nông nghiệp
- Tỷ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng. - Xu hướng phát
triển của ngành chăn nuôi hiện nay: + Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá + Chăn nuôi
trang trại theo hình thức công nghiệp + Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày
càng cao. - Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta: + Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt
hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ…) … + Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch
bệnh…) 1/Chăn nuôi lợn và gia cầm -Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt
các loại. -Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003). Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất
ở ĐBSH, ĐBSCL 2/ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ -Đàn trâu: 2,9 triệu con nuôi nhiều ở TD-MN phía Bắc,
BTB -Đàn bò: 5,5 triệu con BTB, NTB, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở tp.HCM, HN…
-Dê, cừu: 1,3 triệu con.
II. Câu hỏi và bài tập
1/ Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?
Gợi ý trả lời: Đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta đồng nghĩa với việc phát triển chăn nuôi,
trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Trong đó, do có hiệu quả kinh tế cao, nên cây
công nghiệp, đạc biệt là cây công dài ngày được phát triển trên quy mô lớn.Đây là cây cho
thu hoạch sản phẩm sau một thời gian dài, người sản xuất cần được đảm bảo lương thực. Hơn
nữa, sản phẩn của cây lương thực còn là nguồn thức ăn cho chăn nuôi và phân bón có giá trị
cao.
2/ Vì sao trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi
nhưng hiệu quả lại chưa cao và chưa ổn định ? Gợi ý trả lời: -Giống gia súc, gia cầm cho
năng suất vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao. -Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn còn đe doạ
trên diện rộng -Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như:
EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
3/ Tại sao đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế
mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? Gợi ý trả lời: a/ Nước ta có điều kiện thuận
lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng
nhiệt cao, độ ẩm lớn. - Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở
miền núi, đất phù sa ở đồng bằng. - Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm. - Ngành
công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. - Nhu cầu thị trường lớn. - Chính sách khuyến
khích phát triển của Nhà nước. b/ Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều
ý nghĩa to lớn: - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Cung cấp các mặt hàng
xuất khẩu. - Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước. - Thúc
đẩy sự phát triển KT-XH ở những vùng khó khăn.