Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.54 KB, 2 trang )
Địa lí 12 Bài 1 – Việt Nam trên đường đổi mới và
hội nhập
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội. a. Bối cảnh : Từ 1975 đến
1985 kinh tế nước ta thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát kéo dài. Do : - Xuất phát
xây dựng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp. - Chịu hậu quả nặng nề của chiến
tranh. - Tình hình trong nước và quốc tế diễn biến hết sức phức tạp. b. Diễn biến : Công cuộc đổi mới bắt
đầu năm 1979 từ nông nghiệp sau đó lan sang công nghiệp và dịch vụ, được khẳng định 1986 theo 3 xu
thế : - Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội. - Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN - Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu : - Thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số - Tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( 8,4% – 2005) - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH
( giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăng tỉ trọng trong khu vực II và III) - Cơ cấu lãnh thổ cũng chuyển biến
( ra đời các vùng chuyên canh, các trung tâm công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm) - Đời sống
nhân dân được cải thiện, giảm hộ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a. Bối cảnh : - Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, tạo cho ta đẩy mạnh hợp tác quốc
tế và khu vực nhằm thu hút vốn , công nghệ và mở rộng thị trường - Bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ
vào đầu năm 1995. - Nước ta là thành viên của ASEAN (1995), thành viên WTO (2006) b. Thành tựu : -
Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài ( ODA, FDI) - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế – KHKT,
khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực. - Ngoại thương phát triển mạnh , xuất khẩu khá
lớn về một số mặt hàng : dệt may, thiết bị điện tử, gao, cà phê, thủy sản 3. Một số định hướng chính để
đẩy mạnh công cuốc đổi mới : - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. -
Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. - Đẩy mạnh CNH –
HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. - Đẩy
mạnh phát triển y tế, văn hoá, giáo dục… đồng thời chống lại các tệ nạn xã hội.
Câu hỏi & Trả lời tóm tắt
Câu 1:Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến
công cuộc Đổi mới ở nước ta ? Gợi ý trả lời: Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ
XX đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta : - Xu hướng quốc tế hoá và khu
vực hoá ngày càng được tăng cường đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và
toàn diện nền kinh tế-xã hội đất nước. - Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kĩ