Địa Lí 10 Bài 23 – Cơ cấu dân số
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức:
-Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học(tuổi, giới tính) và cơ cấu xã hội(lao động, trình độ văn hóa) của
dân số.
-Tích hợp GDDSSKSS:Những thuận lợi và khó khăn của nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, và “cơ cấu dân số
già” trong việc phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe; Dân số hoạt động, dân số phụ thuộc và
mối quan hệ với vấn đề lao động và việc làm; Sự khác biệt về cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế
giữa các nhóm nước,…
b. Kĩ năng:
-Kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số
-Tích hợp GDDS:Vẽ và phân tích tháp dân số, so sánh và giải thích cơ cấu LĐ giữa của các nước.
c. Thái độ: -Học sinh nhận thức được DS nước ta là dân số trẻ ,nhu cầu về việc làm và giáo dục ngày
càng lớn
-Tích hợp GDDS: Nhận thức được vai trò của giới trẻ đối với giáo dục, lao động và việc làm
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tích hợp, bảng phụ, bản đồ phân bố
dân cư và các đô thị lớn trên thế giới.
b.Học sinh: SGK , vở ghi,…
3.Tiến trình dạy học:
a.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài: (2 phút)
Kiểm tra:Kiểm tra bài tập cuối SGK
Định hướng bài:Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về cơ cấu dân số sinh học và cơ cấu dân số xã hội
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
HĐ 1:Tìm hiểu cơ cấu sinh học (HS làm việc
theo nhóm: 23 phút)Bước 1: GV sơ qua về cơ
cấu sinh học và chia lớp thành 4 nhóm, giao
nhiệm vụ cụ thể
Nhóm 1,2 nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới
Nhóm 3,4 nghiên cứu cơ cấu DS theo độ tuổi
I.Cơ cấu sinh học1.Cơ cấu dân số theo giới (đơn vị%)
-Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với
giới nữ hoặc so với tổng số dân.
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời
gian, từng nước, từng khu vực: nước phát triển nữ nhiều
hơn nam và ngược lại
*Yêu cầu nêu khái niệm, đặc điểm, nguyên
nhân,ảnh hưởng đến phát triển KT-XH
Bước 2: Đại diện HS trình bày, các nhóm khác
bổ sung,GV chuẩn kiến thức(có cả công thức)
*Ví dụ:DS Việt Nam 2004 là 82,07 triệu người,
trong đó nam là 40,33 tr, nữ 41,74 tr.
T
NN
=
×100; T
NN
=
×100=96,6%
*Tỉ lệ nam so với tổng số dân
% nam= ×100= 49,1%
=> Có nghĩa là trung bình cứ 100 nữ thì có 96,6
nam, số nam ít hơn hơn nữ, cứ 100 người thì có
49,14 nam)
*Ba kiểu tháp:
Kiểu mở rộng: Đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải,
thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ
TB thấp, dân số tăng nhanh.
Kiểu thu hẹp: Có dạng phình to ở giữa, thu hẹp ở
hai phía đỉnh và chân thể hiện sự chuyển tiếp từ
dân số trẻ sang dân số già.
Kiểu ổn định: Hẹp ở phần đáy và rộng hơn ở
đỉnh thể hiện dân số ổn định cả về quy mô và cơ
cấu.
*Ở các nước phát triển thường có cấu trúc dân số
già, các nước đang phát triển thường có cấu trúc
dân số trẻ
Nhóm tuổi Dân số già Dân số trẻ
1 <25% >35%
3 >15% <10%
*Tích hợp GDDS: Việt Nam năm 2005: Nhóm I:
27,0%;Nhóm II: 64,0%; Nhóm III: 9,0%=>nước
ta thuộc dân số trẻ.
HĐ 2:Tìm hiểu cơ cấu xã hội (HS làm việc theo
cặp: 17 phút)
-Nguyên nhân:Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư,
tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam
-TLCHT89: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức
đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh
tế- xã hội của các quốc gia…
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)
-Khái niệm:Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo
những nhóm tuổi nhất định.
-Ý nghĩa:Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi
thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động
của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
+Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 t)
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi
- Ở Việt Nam:tuổi LĐ nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ
15 đến hết hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 – 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên
dưới 10%
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn
- Dân số già: Độ tuổi 0 – 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên
trên 15%
+Thuận lợi:Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc
sống cao
+Khó khăn:Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người
già
- Tháp dân số (tháp tuổi)
+Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định)
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng
dân số, tuổi thọ trung bình.
Bước 1:GV yêu cầu HS trình bày những đặc
điểm cơ bản của cơ cấu xã hội
Cặp chẵn trình bày cơ cấu dân số theo lao động
Cặp lẻ trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn
hóa
Bước 2: Đại diện các cặp trình bày, GV chuẩn
kiến thức
+ Ở c¶ 3 níc, 3 khu vùc cã sù kh¸c nhau nh thÕ
nµo ? NhËn xÐt.
- Giáo viên bổ sung, củng cố:
+ Nước phát triển khu vực III cao nhất
+ Nước đang phát triển lại là khu vực I
+ Nêu xu thế trên thế giới hiện nay
*Tích hợp GDDS: Những thuận lợi và khó khăn
của cơ cấu dân số trẻ và già, liên hệ với Việt
Nam trong việc giáo dục, kinh tế, chăm sóc sức
khỏe:
-Thuận lợi:Nguồn LĐ dồi dào, năng động
-Khó khăn:Sức ép về kinh tế như thiếu việc
làm,trường học, bệnh viện quá tải
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
-Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu
vực kinh tế.
a.Nguồn lao động
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao
động.
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
- Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
- Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
- Khu vực III: Dịch vụ
=>Xu hướng tăng ở khu vực II và III
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một
tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc
gia.
- Dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên Các nước
phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang
phát triển và kém phát triển .
c.Củng cố – luyện tập :(1 phút)HS cần nắm vững cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 2 phút)Làm bài tập sách giáo khoa.
*Phụ lục:Nhận xét bài 3 SGK:Cơ cấu lao động theo khu vực KT của ba nước khác nhau; Khu vực I hoạt
động nhiều nhất là: VN 68%, Mêhicô 28% Pháp ít nhất 5,1%; Khu vực III số lao động nhiều nhất là:Pháp
67,1%, Mêhicô 48% VN 20%=> Các nước đang phát triển, dân số chủ yếu hoạt động trong khu vực I, các
nước phát triển, dân số chủ yếu hoạt động trong khu vực III và II.