Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa Lí 10 Bài 7 – Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.13 KB, 3 trang )

Địa Lí 10 Bài 7 – Cấu trúc của Trái Đất. Thạch
quyển. Thuyết kiến tạo mảng
1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:
a.Về kiến thức:
Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải
thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
b.Về kĩ năng:
Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các mảng
và kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
c.Về thái độ:
Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để có nhận thức đúng đắn về vận động tạo núi của Trái Đất.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
Hình ảnh về các cách tiếp xúc của các mảng Kiến tạo, bảng phụ, chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu tích
hợp, bài soạn, SGK, SGV….
b.Học sinh: SGK, vở ghi, Tập bản đồ thế giới
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ-định hướng bài mới: ( 2 phút)
Kiểm tra: Câu hỏi: Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản
xuất và đời sống con người ? “Làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa. Mỗi mùa thiên
nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng như mùa thu mát mẻ, lá cây cối ngả vàng; mùa đông lạnh giá,
cây cối trơ trụi lá; mùa xuân ấm áp, cây cối đâm trồi, nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh
tươi…” “Hoạt động sản xuất:đặc biệt là sx nông nghiệp cũng có tính mùa vụ. Ví dụ:Có vụ mùa, đông
xuân, hè thu Ngoài ra nhiều ngành CN khai thác và hoạt động du lịch cũng mang tính mùa vụ” “Đời
sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt ăn mặc,ở… để thích ghi với điều kiện thời tiết
từng mùa.”
Định hướng bài:Hôm nay các em tìm hiểu một sự vật, hiện tượng để biết thêm về vấn đề vận động tạo núi
của Trái Đất.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính



HĐ 1: Trình bày nội dung cơ bản của thuyết
Kiến tạo mảng(HS làm việc cả lớp: 20 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang
27,28 để trả lời:
Em hiểu thế nào là các mảng kiến tạo?( GV:
“Thuyết Kiến tạo mảng là thuyết về sự hình
thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề
mặt TĐ. Học thuyết được xây dựng trên các
thuyết về lục địa trôi và sự tách dãn đáy đại
dương.”
Bước 2: HS nêu được: Mảng kiến taọ là các
đơn vị cấu trúc của vỏ TĐ do trong quá trình
hình thành của nó bị biến dạng, đứt gẫy tạo
thành.
Bước 3: HS trình bày GV chuẩn kiến thức trên
bảng phụ

HĐ 2:Tìm hiểu các đơn vị kiến tạo(HS làm
việc cá nhân:5 phút)
Bước 1:GV yêu cầu HS:
Dựa vào hình 7.3 nêu tên 7 mảng kiến tạo và
xác định được vị trí ?
Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức

HĐ 3:Tìm hiểu sự dịch chuyển của các mảng
kiến tạo(HS hoạt động theo nhóm:16 phút)
Bước 1: GV cho HS quan sát hình 7.4 và kết
hợp hình 7.3 SGK cho biết các cách tiếp xúc
của các mảng kiến tạo và kết quả của các cách

tiếp xúc, cho ví dụ cụ thể. GV chia lớp thành 4
nhóm:
Nhóm 1,2 trả lời tiếp xúc tách dãn
Nhóm 3,4 trả lời tiếp xúc dồn nén và tiếp xúc
trượt ngang
I. Cấu trúc của Trái Đất( không dạy)
II. Thuyết Kiến tạo mảng
1.Nội dung thuyết Kiến tạo mảng:
- Vỏ TĐ trong quá trình hình thành của nó đã bị biến
dạng do các đứt gẫy và tách ra thành một số đơn vị
kiến tạo.Mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các
mảng kiến tạo.
- Các mảng không chỉ là những bộ phận lục địa nổi
trên bề mặt TĐ mà còn bao gồm cả những bộ phận lớn
của đáy đại dương(lục địa chỉ là bộ phận nổi cao nhất
trên mảng kiến tạo).
- Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất
quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng
không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo
này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh
dẻo, có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên, nằm ngang
dưới thạch quyển.
- Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có
nhiều cách tiếp xúc.


2.Vỏ Trái Đất gồm có các đơn vị kiến tạo mảng tạo
thành:
Bảy mảng kiến tạo lớn là: (Thái Bình Dương;Ấn Độ-
Ôxtrâylia;Âu-Á;Phi; Bắc Mĩ; Nam Mĩ; Nam Cực)

3.Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật
chất quánh dẻo của Manti trên:







Bước 2: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến
thức và ví dụ.
-Tách dãn: Á- Âu và Bắc Mĩ nằm hai bên sống
núi giữa Bắc Đại Tây Dương.
-Dồn ép: mảng TBD luồn xuống dưới mảng
Nam Mĩ=>vực biển sâu Pê ru- Chi lê ở mảng
TBD còn dãy Anđet ở mảng Nam Mĩ
-Giữa Á- Âu và Ấn Độ hình thành dãy núi cao
Himalaya
-TBD luồn xuống mảng Philippin=>vực sâu
Marian ở TBD, đảo núi lửa ở Philippin
- Trượt ngang:Bắc Mĩ và TBD hình thành đứt
gãy Caliphoocnia
*Tích hợp GDBVMT: MT tự nhiên chịu ảnh
hưởng một phần của sự tiếp xúc giữa các mảng
kiến tạo: Hiện tượng động đất và núi lửa ở một
số khu vực trên thế giới.


a.Tiếp xúc tách dãn:Khi hai mảng tách xa nhau, ở các
vết nứt tách dãn, macma sẽ phun trào lên, tạo thành

các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi
lửa,…
b.Tiếp xúc dồn nén: Khi hai mảng lục địa xô vào nhau,
chỗ tiếp xúc bị nén ép, dồn lại và nhô lên(mảng nọ xô
chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia), hình thành các
dãy núi, sinh ra động đất, núi lửa,…
c. Tiếp xúc trượt ngang: Đứt gãy dọc theo đường tiếp
xúc







c. Củng cố-luyện tập: (1 phút) Yêu cầu HS nắm được những nội dung cơ bản của bài: Nội dung thuyết
Kiến tạo mảng và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2 trang 28 SGK, câu hỏi 1 không phải học, chuẩn bị bài 8 SGK trang 29,30,31.

×