Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa Lí 7 Bài 36 – Thiên nhiên Bắc Mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.13 KB, 3 trang )

Địa Lí 7 Bài 36 – Thiên nhiên Bắc Mĩ
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ
- Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc đại hình đơn giản, chia thành 3 khu vực kéo dài
theo chiều kinh tuyến
- Trình bày được đặc điểm các sông và hồ lớn
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ
2. Kỹ năng, thái độ
- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí của khu vực Bắc Mĩ
- Sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ
- Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày về sự phân hóa địa hình theo hướng
Đông – Tây
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ
- Ảnh về tự nhiên Bắc Mĩ
- Lát cắt địa hình Bắc Mĩ
III/ Tiến trình tổ chức bài mới
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu diện tích và vị trí của châu Mĩ?
- Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở Trung và
Nam Mĩ?
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Các khu vực địa hình- Treo bản đồ tự nhiên
châu Mĩ, xác định khu vực Bắc Mĩ
- Y/c hs xác định giới hạn của khu vực trên bản đồ
- Dựa vào hình 36.1 và 36.2, cho biết ? Từ Tây
sang Đông địa hình Bắc Mĩ có thể chia thành mấy
miền? (3 miền)
1. Các khu vực địa hình - Cấu trúc địa hình đơn


giản, gồm 3 bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến,
hệ thống cooc-đi-e ở phía Tây, đồng bằng ở giữa,
sơn nguyên, núi già ở phia Đông

- Y/c xác định ba miền trên lược đồ tự nhiên Bắc
Mĩ?
? Nêu đặc điểm của hệ thống Cóoc-đi-e. Hệ thống
Coocđie có những khoáng sản nào (miền núi trẻ đồ
sộ cao trung bình 3000-4000m, dài 9000km, theo
hướng Bắc-Nam, khoáng sản chủ yếu là kim loại
màu có trữ lượng lớn)

? Nêu đặc điểm của miền Đồng bằng Trung tâm
(hình dạng lòng máng khổng lồ, cao phía Bắc và
Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam),
? Xác định trên lược đồ hệ thống Hồ Lớn và Sông
Mit-xi-xi-pi
? Cho biết giá trị của hồ và sông
? Miền núi và sơn nguyên phía đông có đặc điểm gì
(Là miền núi già, thấp có hướng ĐB-TN)
? Kể tên các khoảng sản của miền(vàng, đồng, kim
cương, uranium.)
? Nêu đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ
- GV dùng bản đồ Tự Nhiên Bắc Mĩ, phân tích cụ
thể mối tương quan giữa các miền địa hình ở Bắc



GM2: Sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ - Chia 4 nhóm
thảo luận

? Dựa vào H 36.3 SGK cho biết Bắc Mĩ có những
kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích
lớn nhất (Có các kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt
đới, khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất)
? Tại sao khí hậu Bắc Mĩ lại phân hoá theo chiều
Bắc Nam? (do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 80
0
B ->
15
0
B)
? Dựa vào H 36.2 và H 36.3 hãy giải thích tại sao có
sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía Tây và phía
Đông Kinh Tuyến 100
0
T của Hoa Kì (do địa hình
ngăn cản gió của biển)
- Đại diện nhóm trình bày, Nhận xét, bổ sung
? Nêu đặc điểm của khí hậu Bắc Mĩ
? Ngoài 2 sự phân hoá khí hậu trên, khí hậu Bắc Mĩ
còn phân hóa theo chiều nào nữa? Thể hiện rõ nét ở
2. Sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ - Khí hậu Bắc Mĩ
đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do
lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 80
0
B -> 15
0
B) vừa phân
hóa theo chiều Tây – Đông (do địa hình ngăn cản
gió của biển) và theo chiều cao

đâu ? (chiều cao trên dãy Cooc-đi-e)
- GV nhận xét, bổ sung, mở rộng –ghi bảng
IV/ Củng cố bài học:
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ?
- Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó?
V/ Dặn dò:
- Ôn lại phần hai của bài: Khái quát châu Mĩ
- Tìm hiểu địa hình và khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ như thế nào?
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• dia li 7 bai 36
• ở bắc mĩ có những đới khí hậu nào ? giải thích tại sao
• tai sao khi hau Bac mi phan hoa theo chieu dong -tay
• trình bày đặc điểm địa hình sông hồ lớn ở bắc mĩ
• xác định vị trí giới hạn khu vực Bắc Mĩ ,

×