Câu 1: Anh ( chị) hãy phân tích ưu nhược điểm của thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra?
Bài làm:
*Khái niệm, phân loại cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra là Cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ áp dụng mọi
biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, tiến hành điều tra tất cả các tội
phạmxảy ra theo thẩm quyền.
Các cơ quan điều tra theo quy định của BLTTHS và Luật tổ chức cơ quan
hình sự gồm có:
- Cơ quan điều tra của Cơng an nhân dân: cơ quan cảnh sát điều tra Bộ
công an, cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan an
ninh điều tra Bộ công an cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân: cơ quan điều tra hình sự
Bộ quốc phịng, cơ quan an ninh điều tra quân khu và cấp tương
đương.
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao: cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện kiểm sát qn sự
trung ương.
Ngồi cơ quan điều tra cịn có các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, đó là các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải
quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và các cơ quan công an nhân
dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cơ quan này khơng phải là cơ quan điều tra nhưng do tính chất cơng việc và
do u cầu phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội nên được
phép tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được pháp
luật quy định.
*Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra:
- Tiếp nhận, giải quyết tố giác , tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra chuyển giao
- Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát
hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi tội phạm; lập hồ sơ, đề nghị
truy tố.
- Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu cac cơ quan tổ chức hữu
quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Khi có tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cụ án hình sự
của cá nhân, tổ chức cơ quan điều tra phải thực hiện tiếp nhận đầy đủ, giải quyết
kịp thời. Cơ quan cảnh sát điều tra không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố, cơ quan điều tra tiến hành thu thập thông tin, chứng cứ, đồ vật từ
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; thực
hiện các biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (nếu có),
định giá tài sản nếu có để làm căn cứ để khởi tố và tiến hành điều tra vụ án.
Trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
Điều tra phát hiện tội phạm hoặc thấy có dấu hiệu của tội phạm nghiêm trọng,
rất nghiêm trong, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng các tình tiết
của vụ án phức tạp thì thực hiện những thao tác, thủ tục sơ bộ ban đầu, sau đó
phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết. Cơ quan
điều tra có thẩm quyền phải thực hiện tiếp nhận giải quyết vụ án được chuyển
giao.
Cơ quan điều tra thực hiện khởi tố vụ án hình sự khi xác định sự việc có
dấu hiệu tội phạm dựa vào một trong các căn cứ tố giác của cá nhân; tin báo của
cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến
nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; hồ sơ của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra chuyển giao; cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú. Sau khi
khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra tiến hành điều tra, lập hồ sơ vụ án gửi
cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để kiến nghị truy tố.
Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra phải dựa vào tình
hình thực tế để rút ra các bài học về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc thực
hiện tội phạm để kiến nghị, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến
hành tuyên truyền, vần động ngăn ngừa, phòng chống tội phạm trên cả nước.
*Thẩm quyền điều tra:
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ
những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân
đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội
phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của
Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ,
cơng chức thuộc Cơ quan điều tra, Tịa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án,
người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm
xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều
nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều
tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can
cư trú hoặc bị bắt.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ
án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân
cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu xét thấy cần
trực tiếp điều tra;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những
vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy
cần trực tiếp điều tra;
c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phịng điều tra vụ
án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ
án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều
quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.”
*Ưu, nhược điểm của thẩm quyền của Cơ quan điều tra
- Ưu điểm:
+ BLTTHS 2015 mở rộng thẩm quyền của cơ quan điều tra, cụ thể là của Viện
kiểm sát Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngoài điều tra một số
loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, cịn có thẩm quyền điều tra thêm
một số loại tội phạm như: tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại chương
XXIII và chương XXIV của bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc cơ quan điều tra, tòa án, viện kiểm
sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Việc
mở rộng thẩm quyền cho cơ quan điều tra có ưu điểm hạn chế bỏ lọt tội phạm.
Việc mở rộng thẩm quyền thêm cho cơ quan điều tra này còn giúp giảm áp lực
cho cơ quan điều tra khác, từ đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn của mình.
+ Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong BLTTHS 2015 được quy định
một cách rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan
điều tra.
+ Về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo lãnh thổ đã có những quy định rõ
ràng, chi tiết đáp ứng được thực tiễn diễn biến tội phạm ngày càng tinh ranh. Ví
dụ khoản 4 Điều 163 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp tội phạm được thực
hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội
phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra nơi phát hiện tội
phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Từ đó giúp cơ quan điều tra điều tra kỹ
lưỡng đúng đối tượng, không đùn đẩy trách nhiệm.
+ Ưu điểm của thẩm quyền của cơ quan điều tra theo cấp bậc được quy định rõ
ràng còn giúp những người có thẩm quyền điều tra nâng cao trách nhiệm khi
thực hiện cơng việc, giúp q trình điều tra được diễn ra theo một hệ thống nhất
định, phân công nhiệm vụ dễ dàng.
-Nhược điểm:
+ Về thẩm quyền của cơ quan điều tra theo tổ chức hệ thống cơ quan điều tra,
việc tổ chức này tạo nên bộ máy tương đối lớn từ đó kéo theo nhiều chi phí, thủ
tục phát sinh.
+ Việc phân chia thẩm quyền điều tra giữa các hệ, trong cùng một hệ (cấp trên,
cấp dưới) còn thiếu hợp lý, đang làm nảy sinh tình trạng chồng lấn thẩm quyền
hoặc đùn đẩy nhau, tranh công, đổ lỗi. Cần lưu ý thêm là tình trạng chồng lấn
thẩm quyền cũng tồn tại giữa một bên là các CQĐT, còn bên kia là cơ quan
kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Theo quy định tại Điều 112 BLTTHS thì khi
thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra, VKS có quyền khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra, khi
xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định
của BLTTHS... Những thẩm quyền này thực chất là thẩm quyền điều tra và điều
này lý giải vì sao có người cho rằng điều tra và công tố thực chất là một.
+ Về thẩm quyền của cơ quan điều tra theo cấp dễ gây nhầm lẫn chồng chéo
trong việc xác định thẩm quyền cơ quan điều tra các cấp.
+ Đối với Cơ quan khác, mặc dù cũng được giao thẩm quyền tiến hành một số
hoạt động điều tra, nghĩa là cũng được giao quyền năng tố tụng hình sự, nhưng
cho đến nay, Cơ quan khác và người đứng đầu của cơ quan này vẫn chưa được
thừa nhận là cơ quan THTT và người THTT. Chính việc chưa thừa nhận này đã
kéo theo nhiều hệ lụy mà rõ nhất là khó xác định trách nhiệm pháp lý tố tụng,
trách nhiệm hình sự của những người này khi vi phạm tố tụng đến mức hình sự.
Câu 2: Nêu thẩm quyền của Tòa án nhân dân, VKS nhân dân, Cơ quan
điều tra đối với tình huống 2. Căn cứ pháp lý?
- Thời gian xảy ra vụ án là ngày 13/1/2015, do vậy ta sẽ sử dụng BLHS
1999 và BLTTHS 2003 làm căn cứ giải quyết vụ án.
- Hành vi của Nguyễn Văn H, Dương Quang V, Phạm Nhật T theo Điều 93
Bộ luật Hình sự 1999 là Tội giết người ( tội đặc biệt nghiêm trọng).
- Tội giết người là tội đặc biệt nghiệm trọng nên theo khoản 2 điều 170 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003, do đó sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án
nhân dân cấp tỉnh, trong tình huống này là Tòa án nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Thẩm quyền của Viện kiểm sát và cơ quan điều tra đi theo cấp Tòa án, do
vậy thẩm quyền của Viện kiểm sát ở đây sẽ thuộc về thẩm quyền của
Viện kiểm sát cấp tỉnh ( Thừa Thiên Huế).
- Đây là vụ án giết người ( tội đặc biệt nghiêm trọng) và đây không phải tội
phạm về an ninh, đây là tội phạm về trật tự. Theo khoản 4 điều 110 Bộ
luật Tố tụng hình sự 2003, thẩm quyền điều tra sẽ thuộc về cơ quan cảnh
sát điều tra công an tỉnh Thừa Thiên Huế.