Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

điều tra hiệu quả của nuôi tôm sú (penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.88 KB, 81 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





VÕ VĂN BÉ





ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ NUÔI TÔM SÚ
(Penaeus monodon) RẢI VỤ Ở TỈNH SÓC TRĂNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




2007
ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






VÕ VĂN BÉ




ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ NUÔI TÔM SÚ
(Penaeus monodon) RẢI VỤ Ở TỈNH SÓC TRĂNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG



2007
i

CẢM TẠ
Xin chân chân thành cảm ơn P. Gs Tiến sỹ Nguyễn Thanh Phương đã hướng dẫn tận
tình của trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô cùng toàn thể cán bộ trong Khoa Thủy sản-

Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Ths. Vũ Nam Sơn, Ks. Nguyễn Chí Lâm cùng toàn thể anh
chị trong lớp Cao học Thủy sản K11 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngư cùng
toàn thể các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn đến các thành viên gia đình tôi, bạn bè thân hữu đã tận tình
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia
sẻ khó khăn để tôi có sự thành công hôm nay.

Tác giả



Võ Văn Bé



ii

TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng được thực hiện
từ tháng 1-10 năm 2007, để đề ra giải pháp quy hoạch và quản lý mùa vụ nuôi thích
hợp, nhằm nâng cao hơn hiệu quả kinh tế nghề nuôi. Nội dung nghiên cứu: (i) Điều
tra hiện trạng kỹ thuật và kinh tế xã hội của mô hình nuôi tôm bán thâm canh và
thâm canh (BTC+TC) và tôm-lúa (T-L); (ii) Nghiên cứu biến động chất lượng tôm
sú giống và dịch bệnh tôm thịt từ năm 2004-2006; (iii) Nghiên cứu biến động pH,
độ mặn và kiềm trên hệ thống sông rạch trong năm 2006 tại Huyện Vĩnh Châu,
Long Phú, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung. Số liệu thứ cấp được thu tại các cơ quan ban

ngành của tỉnh. Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp PRA và chọn ngẫu nhiên
để phỏng vấn trực tiếp 40 hộ/mô hình T-L; 80 hộ/mô hình BTC/TC; 40 hộ ương bể
xi măng và composite. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình BTC+TC: nhóm thả
giống vào tháng 3 có năng suất trung bình là 2.641kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình
cao nhất (120,67 triệu đồng/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (5,9%); nhóm thả từ tháng
7-8 có năng xuất trung bình (1.461kg/ha/vụ), lợi nhuận trung bình (38,872 triệu
đồng/ha/vụ) thấp nhất và tỉ lệ hộ lỗ cao nhất (45%). Mô hình T-L: nhóm thả giống
từ tháng 12 năm trước đến 15 tháng 2 năm sau có lợi nhuận trung bình cao nhất
(43,928 triệu đồng/ha/vụ); nhóm thả từ 16 tháng 2 đến 15 tháng 3, có năng suất
trung bình (682kg/ha/vụ) và lợi nhuận trung bình thấp nhất (24,024 triệu
đồng/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ cao nhất (25%); nhóm thả từ 16 tháng 3-26 tháng 4 có năng
suất cao nhất (848kg/ha/vụ), tỉ lệ hộ lỗ thấp nhất (13%). Giá tôm thương phẩm thấp
nhất vào tháng 7 và cao nhất vào tháng 12. Ba nhóm khó khăn lớn nhất trong nuôi
tôm BTC+TC và T-L là: tôm bệnh, thiếu vốn/lãi xuất vay cao, chất lượng con giống
không ổn định và ít được kiểm dịch. Tỉ lệ tôm bệnh có chiều hướng tăng trong nuôi
tôm thương phẩm và nguồn tôm giống từ 2004-2006. Tỉ lệ mẫu xét nghiệm tôm thịt
bị nhiễm bệnh cao vào tháng 3, 7, 8 và 9. Tỉ lệ mẫu xét nghiệm tôm giống bị nhiễm
bệnh cao vào tháng 11 và 12. Tỉ lệ trại ương phát hiện bệnh trong quá trình ương là
74,3% và bệnh thường gặp là ký sinh, phát sáng, MBV, WSSV, YHV, đỏ thân và
bệnh đường ruột. Vùng nuôi tôm có thể áp dụng nuôi rải vụ từ tháng 12-9 năm sau
gồm các xã ven biển huyện Vĩnh Châu và Long Phú; từ tháng 1-6 gồm các xã nội
địa huyện Vĩnh Châu và Long Phú; từ tháng 1-5 là các xã nhiễm mặn huyện Mỹ
Xuyên, các xã tại cửa Trần Đề thuộc huyện Cù Lao Dung và Long Phú.
iii
Abstract
The study was conducted at Soc Trang province from January to October 2007 to
assess the status of shrimp culture in order to plan the suitable area and croping
calendar to improve economical efficiency of shrimp culture. The studies are: (i) to
determine technical and economical aspects of rice-shrimp and semi-
intensive/intensive systems. (ii) to assess quality of seed and disease in grow-out

systems from 2004 to 2006. (iii) to find out fluctuation values of pH, salinity,
alkalinity in river systems at Vinh Chau, Long Phu, My Xuyen and Cu Lao Dung
district (2006). The secondary information was colleted from government offices.
The primary data was got by using PRA and intervewing randomly forty shrimp
farmers of rice-shrimp; eighty shrimp farmers of semi-intensive/intensive and forty
nursing shrimp owners (cements and composite tank). The results showed that:
semi-intensive/intensive system, group of stocked seed in March: Average yield was
2,641kg/ha/crop, average net income was highest (120.67 million dong/ha/crop),
negative net return was lowest as 5.9%; from July to August: average yield
(1,461kg/ha/crop) and average net return 38.872 million dong/ha/crop was lowest,
and negative net return was highest as 45%. Shrimp-rice system group of stocked
seed from December to Frebuary 15: average net return was highest as 43,928
million dong/ha/crop; from Frebuary 16 to March 15: 682kg/ha/crop of average
yield and 24,024 million dong/ha/crop was lowest, negative net return was highest
as 25%; from March 16 to April 24: 848kg/ha/crop of average yield was highest,
negative net return was lowest as 13%. Market price of shrimp was lowest in July
and highest in December. Shrimp farmer face to top three of problems such as:
shrimp disease, lack of capital/high interest of loan, unstable/poor management of
seed quality. Free disease percentage of the both shrimp seed and shrimp in grow-
out systems sample was decreased from 2004 to 2006. Percentage of disease
infected sample was high in March, and from July to September in grow-out
systems and seed samples as November and December. In nursing system, about
74.3% of nursing farm was used to meet disease such as parasite, vibrio, MBV,
WSSV, red body syndrome, intestine problems. Suitable area for shrimp culture
from December to next September are coastal line villages of Vinh Chau, Long Phu
district; from January to June are inland villages of Vinh Chau and Long Phu
district; from January to May are infected saline water in dry season villages of My
Xuyen, and villages of Cu Lao Dung and Long Phu district at Tran De river mouth.

iv




CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu nuôi tôm sú (Penaeus monodon)
“rải vụ” ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và kết quả
này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Đề tài có quyền sử
dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho đề tài.

Ký tên




Võ Văn Bé
Ngày 20 tháng 11 năm 2007
v

MỤC LỤC
CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
CAM KẾT KẾT QUẢ iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT x
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
Chương 2: TỒNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Tình hình nuôi tôm sú ĐBSCL 4
2.1.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm 4

2.1.2. Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm biển 6
2.1.3. Tình hình sản xuất giống tôm biển ở ĐBSCL 7
2.2. Tình hình bệnh tôm nước lợ ở các tỉnh ĐBSCL 10
2.3. Mô hình luân canh tôm-lúa 11
2.4. Mô hình bán thâm canh và thâm canh 12
2.5. Chế biến thủy, hải sản 13
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu 14
3.2.1. Điều tra hiệu quả kỹ thuật - kinh tế nghề nuôi tôm sú ở Sóc Trăng 14
3.2.2. Điều tra chất lượng tôm sú giống qua các tháng/năm của tỉnh Sóc Trăng 15
3.2.3. Đánh giá điều kiện môi trường trong năm ở tỉnh Sóc Trăng 16
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 17
4.1. Nguồn nhân lực hỗ trợ trực tiếp cho ngành nuôi trồng thủy sản 17
4.2. Tình hình nuôi tôm sú 18
4.2.1. Trại sản xuất giống và trại ương 18
4.2.2. Tình hình nuôi tôm thương phẩm 19
4.3. Biến động giá tôm thương phẩm và sản lượng tôm thu hoạch (2006) 24
4.4. Tình hình dịch bệnh tôm nuôi 25
4.4.1. Tôm giống 25
4.4.2. Tôm nuôi thương phẩm 27
4.5. Các yếu tố môi truờng chủ yếu tác động đến nghề nuôi tôm sú 29
4.5.1. Các yếu tố độ mặn, pH, độ kiềm và mùa vụ/vùng nuôi thích hợp 29
4.5.2. Tác động nhiệt độ, độ bốc hơi, lượng mưa lên độ mặn ao nuôi 32
4.6. Kỹ thuật ương tôm giống 35
4.6.1. Thông tin chung 35
4.6.2. Kỹ thuật ương 36
4.6.3. Các yếu tố kinh tế 37
4.6.4. Thuận lợi và khó khăn 38
4.7. Nuôi tôm thương phẩm 38

4.7.1. Thông tin chung của vùng nghiên cứu 38
4.7.2. Nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh vụ 1 (BTC và TC 1) 40
4.7.2.1. Thông tin chung 40
4.7.2.2. Khía cạnh kỹ thuật 41
vi

4.7.2.3. Khía cạnh kinh tế 42
4.7.2.4. Bệnh tôm 44
4.7.2.5. Khó khăn 44
4.7.2.6. Phân tích các yếu tố kỹ thuật – kinh tế 45
4.7.2.7. Phân tích tương quan các yếu tố kỹ thuật và kinh tế đến năng suất 46
4.7.3. Nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh vụ 2 (BTC + TC vụ 2) 47
4.7.3.1. Thông tin chung 47
4.7.3.2. Khía cạnh kỹ thuật 47
4.7.3.3. Khía cạnh kinh tế 49
4.7.3.4. Bệnh tôm 51
4.7.3.5. Khó khăn 51
4.7.3.6. Phân tích các yếu tố kỹ thuật – kinh tế 52
4.7.3.7. Phân tích tương quan các yếu tố kỹ thuật - kinh tế đến năng suất 53
4.7.4. Mô hình nuôi tôm - lúa luân canh 56
4.7.4.1. Thông tin chung về nông hộ 56
4.7.4.2. Khía cạnh kỹ thuật 57
4.7.4.3. Khía cạnh kinh tế 59
4.7.4.4. Bệnh tôm 60
4.7.4.5. Khó khăn 61
4.7.4.6. Phân tích các yếu tố kỹ thuật – kinh tế 61
4.7.4.7. Phân tích tương quan các yếu tố kỹ thuật - kinh tế đến năng suất 63
Chương 5: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Đề xuất 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Phụ lục Error! Bookmark not defined.
vii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng tôm nuôi (1999-2005) 4
Bảng 2.2: Diện tích nuôi tôm của ĐBSCL (1999-2005) (ha) 5
Bảng 2.3: Sản lượng nuôi tôm của ĐBSCL (1999-2005) (tấn) 5
Bảng 2.4: Năng suất tôm nuôi của ĐBSCL từ 2001-2005 (tấn/ha) 6
Bảng 2.5: Tổng diện tích, sản lượng và năng suất tôm nuôi ở ĐBSCL, 2005 6
Bảng 2.6: Số lượng trại sản xuất và PL (2001-2005) (triệu con) 8
Bảng 2.7: Số lượng trại sản xuất giống và PL (triệu) ở ĐBSCL, 2005 9
Bảng 2.8: Đặc điểm kỹ thuật - kinh tế của mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL 12
Bảng 4.1: Biến động độ pH và độ kiềm tại các điểm thu năm 2006 30
Bảng 4.2: Biến động độ mặn tại các điểm thu mẫu môi trường nước, 2006 31
Bảng 4.3: Phân chia các mùa vụ nuôi tôm trong năm 34
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình ương tôm sú giống 37
Bảng 4.5: Hoạt động chính của người nuôi tôm xã Hòa Đông và Vĩnh Hiệp 40
Bảng 4.6: Các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi tôm BTC + TC vụ 1 42
Bảng 4.7: Các yếu tố kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC + TC vụ 1 43
Bảng 4.8: Mức độ vay vốn của người nuôi tôm BTC+TC vụ 1 43
Bảng 4.9: Bệnh xuất hiện trong ao nuôi 44
Bảng 4.10: Những khó khăn của nuôi tôm BTC và TC vụ 1 45
Bảng 4.11: Các yếu tố kỹ thuật theo phân nhóm mùa vụ, mật độ thả và cỡ ao nuôi 46
Bảng 4.12: Các yếu tố kinh tế theo phân nhóm mùa vụ, mật độ thả và cỡ ao nuôi 46
Bảng 4.13: Tương quan giữa các yếu tố với năng suất của mô hình BTC + TC vụ 1 47
Bảng 4.14: Các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi tôm BTC + TC vụ 2 49
Bảng 4.15: Mức độ vay vốn của người nuôi tôm BTC+TC vụ 2 50
Bảng 4.16: Các yếu tố kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC + TC vụ 2 50
Bảng 4.17: Bệnh xuất hiện trong ao nuôi 51

Bảng 4.18: Những khó khăn của nuôi tôm BTC +TC vụ 2 52
Bảng 4.19: Các yếu tố kỹ thuật theo phân nhóm mùa vụ thả, cỡ ao và mật độ thả 53
Bảng 4.20: Các yếu tố kinh tế theo phân nhóm mùa vụ thả, cỡ ao và mật độ thả 53
Bảng 4.21: Tương quan giữa các yếu tố với năng suất nuôi BTC + TC vụ 2 54
Bảng 4.22: Tương quan giữa các yếu tố với năng suất nuôi BTC + TC (vụ 1+2) 54
Bảng 4.23: Các hoạt động chính của người nuôi tôm - lúa 57
Bảng 4.24: Các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi tôm – lúa luân canh 59
Bảng 4.25: Các yếu tố kinh tế của mô hình nuôi tôm – lúa luân canh 60
Bảng 4.26: Bệnh xuất hiện trong mô hình tôm - lúa 61
Bảng 4.27: Những khó khăn của nuôi tôm – lúa luân canh 61
Bảng 4.28: Các yếu tố kỹ thuật theo nhóm mùa vụ, mật độ thả, % diện tích ao lắng 62
Bảng 4.29: Các yếu tố kinh tế theo nhóm mùa vụ, mật độ thả, % diện tích ao lắng 63
Bảng 4.30: Tương quan giữa các yếu tố với năng suất nuôi tôm – lúa luân canh 63



viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Tóm tắt nội dung nghiên cứu 3
Hình 2.1: Diện tích các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL, 2005 7
Hình 2.2: Sự phát triển trại giống ở Việt Nam và ĐBSCL, 1999 - 2005 8
Hình 2.3: Sản lượng PL (triệu con) ở ĐBSCL, 1999-2005 9
Hình 2.4: Sản lượng PL được sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL, 2005 9
Hình 3.1: Địa điểm điều tra 14
Hình 3.2: Các địa điểm thu mẫu pH, độ kiềm và độ mặn tại Sóc Trăng 16

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức nhân lực hỗ trợ cho nghề nuôi trồng thủy sản 17
Hình 4.2: Cơ cấu cán bộ có chuyên môn NTTS hỗ trợ trực tiếp cho nghề nuôi 18
Hình 4.3: Sản lượng PL sản xuất trong tỉnh và nhập ngoài tỉnh (2003-2006) 19
Hình 4.4: Số lượng trại ương tôm giống năm 2003-2006 19

Hình 4.5: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm nuôi qua các năm 2001-2006 20
Hình 4.6: Sự biến động diện tích của các mô hình nuôi tôm 21
Hình 4.7: Diện tích của các mô hình nuôi tôm năm 2001-2006 21
Hình 4.8: Tỉ lệ diện tích thiệt hại của các mô hình nuôi tôm năm 2006 22
Hình 4.9: Tỉ lệ sản lượng tôm nuôi của các mô hình năm 2006 22
Hình 4.10: Sản lượng tôm nuôi của các mô hình theo huyện 23
Hình 4.11: Năng suất tôm nuôi của các mô hình nuôi tại các huyện 23
Hình 4.12: Diện tích lúa chuyển sang mô hình tôm – lúa từ 2001-2004 24
Hình 4.13: Biến động sản lượng thu hoạch và giá thu mua tôm thương phẩm 25
Hình 4.14: Tỉ lệ mẫu tôm giống xét nghiệm bị nhiễm bệnh từ năm 2003-2006 25
Hình 4.15: Tỉ lệ các loại bệnh tôm/mẫu nhiễm bệnh các tháng 2003-2006 26
Hình 4.16: Tỉ lệ mẫu tôm giống xét nghiệm bị nhiễm bệnh từ năm 2003-2006 27
Hình 4.17: Tỉ lệ tôm giống xét nghiệm bị nhiễm các loại bệnh từ 2003-2006 27
Hình 4.18: Tỉ lệ mẫu tôm thịt xét nghiệm bị nhiễm bệnh từ năm 2003-2006 27
Hình 4.19: Tỉ lệ các loại bệnh/mẫu tôm thịt xét nghiệm từ 2003- 2006 28
Hình 4.20: Tỉ lệ diện tích nuôi tôm bị thiệt hại của mô hình QCCT năm 2006 28
Hình 4.21: Tỉ lệ diện tích nuôi tôm bị thiệt hại của mô hình BTC+TC (2006) 29
Hình 4.22: Biến động pH tại phà Dù Tho và Chàng Ré theo tháng (2006) 29
Hình 4.23: Biến động kiềm/tháng (mg/L) tại phà Dù Tho và Chàng Ré (2006) 30
Hình 4.24: Vùng có thể nuôi tôm theo các mùa vụ khác nhau 32
Hình 4.25: Mực nước ao mất/thêm vào ao do bốc hơi và nước mưa (‘-‘ mất đi) 33
Hình 4.26: Ước lượng biến động độ mặn trong ao nuôi/tháng 34
Hình 4.27: Ước lượng biến động độ mặn trong ao nuôi trong 5 tháng nuôi 35
Hình 4.28: Trình độ kỹ thuật của người ương tôm giống 35
Hình 4.29: Xuất xứ nguồn giống ương 36
Hình 4.30: Cơ cấu chi phí sản xuất (%) trong mô hình ương tôm giống 38
Hình 4.31: Mối liên hệ giữa người nuôi tôm BTC+TC với các tổ chức 39
Hình 4.32: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm BTC+TC, Hòa Đông, Vĩnh Châu 39
Hình 4.33: Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm BTC+TC, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Châu 40


ix

Hình 4.34: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm (BTC+TC vụ 1) 44
Hình 4.35: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm (BTC+TC vụ 2) 51
Hình 4.36: Mối tương quan đơn biến giữa năng suất và ngày thả giống 55
Hình 4.37: Mối quan hệ giữa người nuôi tôm – lúa với các tổ chức, cá nhân 56
Hình 4.38: Lịch sử phát triển của nghề nuôi tôm – lúa 57
Hình 4.39: Cơ cấu chi phí giá vốn tôm thương phẩm của mô hình T-L 60

x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
 %MB1: % diện mương bao/diện tích nuôi: 0%
 %MB2: % diện mương bao/diện tích nuôi: ≥ 5, ≤ 25%
 %MB3: % diện mương bao/diện tích nuôi >25%
 B/C: Lợi nhuận/tổng chi phí
 BTC + TC: Bán thâm canh và thâm canh
 BTS: Bộ Thủy sản
 CCKT&BVNL: Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi
 CCQLCL&ATVSTYTS: Chi cục quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thú y
thủy sản
 DT1: Diện tích 1 (vụ 1) < 4000m
2

 DT2: Diện tích 2 (vụ 1) ≥ 4000, <5000m
2

 DT3: Diện tích 3 (vụ 1) ≥ 5000m
2

 DT4: Diện tích 4 (vụ 2) < 3000m

2

 DT5: Diện tích 5 (vụ 2) ≥ 3000, ≤4000 m
2

 DT6: Diện tích 6 (vụ 2) > 4000m
2

 ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
 FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn
 KTS: Khoa Thủy sản
 Max: Lớn nhất
 MĐ1: Mật độ 1 (vụ 1) < 15PL/m
2

 MĐ2: Mật độ 2 (vụ 1) ≥ 15, <20PL/m
2

 MĐ3: Mật độ 3 (vụ 1) ≥ 20PL/m
2

 MĐ4: Mật độ 4 (vụ 2) < 15PL/m
2

 MĐ5: Mật độ 5 (vụ 2) ≥ 15, <20PL/m
2

 MĐ6: Mật độ 6 (vụ 2) ≥ 20m
2


 Min: Nhỏ nhất
 MV1: Mùa vụ 1 thả giống từ tháng 1 - 2
 MV2: Mùa vụ 2 thả giống vào tháng 3
 MV3: Mùa vụ 3 thả giống từ tháng 4 - 5
 MV4: Mùa vụ 4 thả giống từ tháng 6 - 7
 MV5: Mùa vụ 5 thả giống vào 8
 MV6: Mùa vụ 6 thả giống từ tháng 9 -11
 NTTS: Nuôi trồng thủy sản
 PL: Post-larva (tôm bột)
 Ppt: Phần ngàn
 PRA: (Participatory Rural Appraisal)

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của
cộng đồng
 SNN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 STS: Sở Thủy sản
 T-L: Tôm - lúa luân canh
 TLMĐ1: Tôm lúa thả mật độ ≤ 5PL/m
2

xi
 TLMĐ2: Tôm lúa thả mật độ >5, ≤ 9PL/m
2

 TLMĐ3: Tôm lúa thả mật độ >9, ≤ 16PL/m2
 TLMV1: Tôm lúa mùa vụ thả giống từ tháng 12 năm 05-15 tháng 2 năm 2006
 TLMV2: Tôm lúa mùa vụ thả giống từ >15 tháng 2 – 15 tháng 3
 TLMV3: Tôm lúa mùa vụ thả giống từ 15 tháng 3 – 26 tháng 4
 TTKN: Trung tâm Khuyến ngư
 V1: Vụ 1

 V2: Vụ 2

1

Chương 1: GIỚI THIỆU
Việt Nam có tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Năm 2005, tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 641.045 ha, với sản lượng đạt được
546.716 tấn. Diện tích nuôi tôm nước lợ là 604.479 ha, chiếm 94,3% tổng diện
tích nuôi nước lợ. Sản lượng tôm nước lợ đạt 324.680 tấn (BTS, 2006). Nghề
nuôi tôm nước lợ được phát triển vào đầu những năm 1990. Nghề nuôi tôm
nước lợ đã đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro từ
dịch bệnh. Năm 1994-1995, dịch bệnh tôm gây thiệt hại lớn ở các mô hình
nuôi tôm quảng canh và thâm canh, nguyên nhân là do diện tích nuôi tôm và
mức độ thâm canh tăng nhanh trong khi người nuôi thiếu kỹ thuật, kinh
nghiệm nuôi, vốn và hệ thống cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm nước lợ còn rất
nhiều hạn chế (BTS, 2006).
Trong khoảng thời gian từ 1999-2005, diện tích nuôi tôm nước lợ tăng 2,9 lần.
Trong khi đó, sản lượng tôm nuôi tăng 5,1 lần chứng tỏ rằng mức độ thâm
canh đang được gia tăng. Năm 2005, tôm sú là loài nuôi chính đạt sản lượng
290.987 tấn, so với tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ là 324.860 tấn (BTS,
2006). Mặc dù sản lượng tôm nuôi có chiều hướng gia tăng nhưng lợi nhuận
thu được trên đơn vị diện tích nuôi có chiều hướng giảm do giá thức ăn, nhiên
liệu, điện và hóa chất tăng (BTS, 2006). Nhìn chung diện tích nuôi tôm nước
lợ của mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến là chủ yếu chiếm 88,8%
tổng diện tích.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm nước lợ quan trọng nhất so với cả
nước. Năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL đạt 535.145 ha
chiếm 88,5%, với sản lượng tôm nuôi đạt 263.560 tấn chiếm 81,2% so với cả
nước. Các mô hình nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL bao gồm: quảng canh (QC),
quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC), nuôi kết

hợp tôm rừng và luân canh tôm-lúa. Các tỉnh nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL là
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liệu, Cà Mau, Kiên Giang và
Hậu Giang (BTS, 2006).
Nghề nuôi tôm nước lợ của Sóc Trăng là một trong những ngành kinh tế chủ
lực của tỉnh. Năm 2006, diện tích nuôi tôm biển của tỉnh đạt 52.421 ha, sản
lượng tôm nuôi 52.566 tấn (STS Sóc Trăng, 2007). Diện tích nuôi tôm sú mô
hình QCCT là 47,2%, 32,8% BTC và 10,1% TC, có 9,8% tổng diện tích của
các mô hình nuôi tôm vào mùa mưa. Năm 2006, số trại sản xuất tôm giống là
11 trại với sản lượng 59 triệu PL chiếm 1,3% tổng số lượng PL được bán trong
toàn tỉnh, còn lại 98,7% là nhập từ các tỉnh khác. Do mùa vụ nuôi tôm sú tại
Sóc Trăng tập trung vào các tháng đầu mùa khô, cũng như các tỉnh khác thuộc
2

ĐBSCL, vào thời điểm này có sự thiếu hụt về số lượng con giống chất lượng
tốt, giá tôm giống tăng cao, nhưng chất lượng tôm giống thấp. Bên cạnh đó,
giá thu mua tôm thương phẩm giảm do thu hoạch tập trung. Những nguyên
nhân chủ yếu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú,
gây nên dịch bệnh tôm và ô nhiễm môi trường nước (BTS, 2006).
Nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
của các mô hình nuôi tôm sú, nghiên cứu lịch thời vụ thích hợp trong nuôi tôm
sú là rất thiết thực. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra
hiệu quả của nuôi tôm sú (Penaeus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng”.
Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng để đề ra những giải
pháp giúp cho công tác quy hoạch và quản lý mùa vụ nuôi tôm sú của tỉnh
ngày càng thích hợp hơn. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các
mô hình nuôi và giảm ô nhiễm môi trường nước.
Nội dung nghiên cứu
1) Điều tra khía cạnh kinh tế-xã hội và kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm
sú tại Sóc Trăng.

2) Điều tra chất lượng tôm sú giống qua các tháng trong năm tại Sóc
Trăng.
3) Điều tra về điều kiện môi trường nước qua các tháng trong năm tại Sóc
Trăng.
4) Đề xuất giải pháp quản lý lịch thời vụ thích hợp cho từng mô hình nuôi
tôm sú tại Sóc Trăng.


.
3







































Hình 1.1: Tóm tắt nội dung nghiên cứu
KT-XH
MÔI TRƯỜNG
Điều tra về điều kiện môi trường
nước qua các tháng trong năm tại
Sóc Trăng.

KỸ THUẬT
Điều tra khía cạnh kinh tế - xã hội và kỹ
thuật của các mô hình nuôi tôm sú tại Sóc
Trăng.


Điều tra chất lượng tôm sú giống qua các
tháng trong năm tại Sóc Trăng.

Đề xuất giải pháp quản lý lịch thời vụ thích hợp cho từng mô
hình nuôi tôm sú t
ại Sóc Trăng.

4

Chương 2: TỒNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi tôm sú ĐBSCL
2.1.1. Sự phát triển nghề nuôi tôm sú thương phẩm
Năm 2005, tổng diện tích nuôi tôm biển của cả nước đạt 604.479 ha. ĐBSCL
chiếm 88,5% diện tích (535.145 ha) và 81,2% sản lượng (324.680 tấn). Từ
năm 1999 đến 2005, diện tích nuôi tôm tăng từ 171.817 ha lên 535.145 ha (3,1
lần), sản lượng nuôi tôm tăng 5,51 lần và năng suất tăng 1,77 lần (0,49 tấn/ha).
Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm của ĐBSCL vẫn còn thấp hơn trung bình của
cả nước là 0,54 tấn/ha (Bảng 2.1) (BTS, 2006). Nhìn chung giai đoạn 1999-
2005, mức độ thâm canh có chiều hướng gia tăng (Bảng 2.1) (BTS, 2006).
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng tôm nuôi (1999-2005)
Năm
Các tỉnh
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Diện tích (ha)

Tổng cả nước 210.448 283.610 448.996 489.475 555.693 592.805 604.479
ĐBSCL 171.817 238.890 394.322 427.416 486.604 523.112 535.145
% trong cả nước 81,64 84,23 87,82 87,32 87,57 88,24 88,53
Năng suất (tấn/ha)


ĐBSCL 0,28 0,31 0,31 0,34 0,37 0,44 0,49
Cả nước 0,30 0,34 0,35 0,39 0,42 0,49 0,54
Sản lượng

ĐBSCL 47.852 73.732 121.814 146.513 178.284 230.709 263.560
Cả nước 63.664 97.628 156.636 189.184 234.412 290.797 324.680
% của ĐBSCL 75,16 75,52 77,77 77,44 76,06 79,34 81,18
(Nguồn: BTS, 2006)
Năm 2005, nghề nuôi tôm biển phát triển ở 9 tỉnh ĐBSCL là Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu , Cà Mau và Kiên
Giang. Trong đó, Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất (236.255 ha,
44,15% của ĐBSCL), kế đến là Bạc Liêu (116.473 ha, 21,76% của ĐBSCL)
và Kiên Giang (74.771 ha, 13,97% của ĐBSCL). Từ năm 2003 đến 2005, tỉnh
Hậu Giang có 68 ha nuôi tôm (Bảng 2.2 và 2.5) (BTS, 2006).
Năm 2005, sản lượng tôm nuôi của tỉnh Cà Mau đạt 83.860 tấn, chiếm 25,8%
sản lượng tôm nuôi của cả nước và 31,82% của ĐBSCL. Theo sau đó là tỉnh
Bạc Liêu (63.610 tấn, 21,76% của ĐBSCL) và Sóc Trăng (34.000 tấn, 13,97%
của ĐBSCL) (Bảng 2.3 và 2.5) (BTS, 2006).
Diện tích nuôi tôm của ĐBSCL tăng nhanh chủ yếu là do sự gia tăng diện tích
của hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (Bảng 2.1 và 2.2). Diện tích nuôi tôm gia
tăng nhanh vào những năm 1999 đến 2001 do sự chuyển dịch đất nông nghiệp
5

kém hiệu quả sang nuôi tôm biển. Sản lượng tôm nuôi tăng dần, trong đó Long
An có tỉ lệ gia tăng lớn nhất, kế đến là Trà Vinh và Sóc Trăng (Bảng 2.3).
Bảng 2.2: Diện tích nuôi tôm của ĐBSCL (1999-2005) (ha)
Tỉnh 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005/1
999
Long An 1.320


1,709

3,236

3.530

4.221

5.133

6.100

4,62
Tiền Giang 2.850

2.498

2.617

2.949

3.338

3.439

4.000

1,40
Bến Tre 20.145


28.363

27.273

29.402

27.818

32.368

32.478

1,61
Trà Vinh 6.361

10.122

11.445

13.547

15.072

18.800

20.000

3,14
Hậu Giang 6


22

68


Sóc Trăng 27.628

32.930

48.060

41.869

49.548

48.856

45.000

1,63
Bạc Liêu 27.186

45.748

84.891

96.119

109.258


115.659

116.473

4,28

Cà Mau 77.000

105.000

190.000

202.000

226.299

231.110

236.255

3,07

Kiên Giang 9.327

12.520

26.800

38.000


51.044

67.725

74.771

8,02

Tổng ĐBSCL 171.817

238.890

394.322

427.416

486.604

523.112

535.145

3,11

(Nguồn: BTS, 2006)
Bảng 2.3: Sản lượng nuôi tôm của ĐBSCL (1999-2005) (tấn)
Tỉnh 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005/
1999
Long An 330


585

1.621

2.185

4.219

4.067

7690

23,30

Tiền Giang 1.115

1.174

1.405

2.876

4.322

6.297

8.000

7,17


Bến Tre 7.550

10.101

11.000

15.906

12.731

20.561

26.300

3,48

Trà Vinh 1.625

2.500

4.100

4.880

7.500

12.000

20.010


12,31

Hậu Giang 1

4

30


Sóc Trăng 4.231

12.408

15.858

15.980

22.356

27.407

34.000

8,04

Bạc Liêu 5.939

9.500

27.700


37.392

54.731

72.209

63.610

10,71

Cà Mau 26.000

35.700

55.330

60.619

62.241

72.936

83.860

3,23

Kiên Giang 1.062

1.764


4.800

6.675

10.183

15.228

20.060

18,89

Tổng ĐBSCL 47.852

73.732

121.814

146.513

178.284

230.709

263.560

5,51

(Nguồn: BTS, 2006)

Tuy nhiên, tỉnh Tiền Giang có năng suất tôm nuôi cao nhất 2 tấn/ha, kế đến là
Long An (1,26 tấn/ha) và Trà Vinh (1,00 tấn/ha). Kết quả này cho thấy các
tỉnh này có mức độ thâm canh cao hơn các tỉnh khác (Bảng 2.4 và 2.5) (BTS,
2006).
Năng suất tôm nuôi không tăng trong năm 2000-2001 là do tôm nuôi bị dịch
bệnh vào giai đọan đầu của thời gian chuyển dịch đất nông nghiệp sang nuôi
tôm biển ở ĐBSCL (Bảng 2.5).
6


Bảng 2.4: Năng suất tôm nuôi của ĐBSCL từ 2001-2005 (tấn/ha)
Tỉnh 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
2005/
1999
Long An 0,25

0,34

0,50

0,62

1,00

0,79

1,26

5,04


Tiền Giang 0,39

0,47

0,54

0,98

1,29

1,83

2,00

5,11

Bến Tre 0,37

0,36

0,40

0,54

0,46

0,64

0,81


2,16

Trà Vinh 0,26

0,25

0,36

0,36

0,50

0,64

1,00

3,92

Hậu Giang 0,17

0,18

0,44


Sóc Trăng 0,15

0,38

0,33


0,38

0,45

0,56

0,76

4,93

Bạc Liêu 0,22

0,21

0,33

0,39

0,50

0,62

0,55

2,50

Cà Mau 0,34

0,34


0,29

0,30

0,28

0,32

0,35

1,05

Kiên Giang 0,11

0,14

0,18

0,18

0,20

0,22

0,27

2,36

Tổng của ĐBSCL 0,28


0,31

0,31

0,34

0,37

0,44

0,49

1,77
(Nguồn: BTS, 2006)
Bảng 2.5: Tổng diện tích, sản lượng và năng suất tôm nuôi ở ĐBSCL, 2005
Tỉnh Diện tích (ha) %
Xếp
hạng
Sản lượng
(tấn)
%
Xếp
hạng
Năng suất
(tấn/ha)
Xếp
hạng
Long An 6.100


1,14

7 7.690

2,92

8 1,26

2
Tiền Giang 4.000

0,75

8 8.000

3,04

7 2,00

1
Bến Tre 32.478

6,07

5 26.300

9,98

4 0,81


4
Trà Vinh 20.000

3,74

6 20.010

7,59

6 1,00

3
Hậu Giang 68

0,01

9 30

0,01

9 0,44

7
Sóc Trăng 45.000

8,41

4 34.000

12,90


3 0,76

5
Bạc Liêu 116.473

21,76

2 63.610

24,13

2 0,55

6
Cà Mau 236.255

44,15

1 83.860

31,82

1 0,35

8
Kiên Giang 74.771

13,97


3 20.060

7,61

5 0,27

9
(Nguồn: BTS, 2006)
2.1.2. Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm biển
Năm 2005, mô hình nuôi tôm biển đầu tư thấp như quảng canh và quảng canh
cải tiến chiếm ưu thế 88,8% (536.863 ha) tổng diện tích nuôi tôm biển của cả
nước. ĐBSCL chiếm khoảng 468.855 ha (90,9% của khu vực này). Mô hình
nuôi tôm sú đầu tư thấp như nuôi tôm-rừng chiếm 256.112 ha, trong đó tỉnh
Cà Mau có khoảng 200.255 ha. Tôm-lúa có khoảng 121.739 ha (Cà Mau:
35.000 ha, Kiên Giang 46.371 ha và Bạc Liêu 24.823 ha) (Hình 2.1).
Toàn quốc có tổng diện tích nuôi tôm thâm canh là 7.367 ha vào năm 1999 đạt
đến 67.616 ha vào năm 2005, chiếm 11,2% diện tích. Tỉ lệ diện tích nuôi tôm
thâm canh của các tỉnh Nam Trung bộ chiếm khoảng 79,4% của vùng này
(11.432 ha nuôi thâm canh trong tổng số 14.391 ha diện tích nuôi tôm biển của
vùng này) cao hơn khu vực ĐBSCL là 9,02% (48.290 ha). Mặc dù tỉ lệ diện
tích nuôi tôm biển thâm canh của ĐBSCL thấp hơn các vùng khác trong nước
7

nhưng tổng diện tích nuôi của mô hình này chiếm 71% tổng diện tích nuôi tôm
biển thâm canh của cả nước (BTS, 2006).
Tỉ lệ diện tích nuôi tôm biển BTC tăng nhanh vào những năm 2002-2003, sau
đó tăng chậm. Trong kế hoạch phát triển nuôi tôm biển, diện tích nuôi tôm
BTC và TC chiếm tỉ lệ trung bình của ĐBSCL là 10% vào năm 2010 (BTS,
2003).


Hình 2.1: Diện tích các mô hình nuôi tôm biển ở ĐBSCL, 2005
2.1.3. Tình hình sản xuất giống tôm biển ở ĐBSCL
Trước năm 1990, nghề sản xuất giống tôm biển chưa thành công ở Việt Nam
nên tôm giống tự nhiên được sử dụng, do đó nghề nuôi tôm biển không phát
triển. Từ năm 1990-1995, sản xuất giống tôm biển thành công và tập trung ở
các tỉnh Nam Trung bộ như Khánh Hòa, Ninh Thuận đã đem lại sự phát triển
mạnh của nghề nuôi tôm biển trong cả nước.
Tuy nhiên, số lượng và chất lượng của giống tôm biển chưa thỏa mãn được
nhu cầu phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm, bởi vì nhu cầu con giống
tập trung vào khoảng thời gian ngắn trước vụ nuôi tôm. Tôm bố mẹ phụ thuộc
vào khai thác ngoài tự nhiên và trại giống quy mô nhỏ. Việc vận chuyển phần
lớn tôm giống từ các tỉnh miền Trung về ĐBSCL đã hạn chế khả năng kiểm
soát chất lượng con giống.
256.112
121.739
109.004
48.290
-
50.000 100.000 150.000 200.000
250.000
300.000
Tôm-rừng
Tôm-lúa
QC/QCCT

BTC/TC

ha
8



Bảng 2.6: Số lượng trại sản xuất và PL (2001-2005) (triệu con)
2001 2002 2003 2004 2005
Các tỉnh
Số trại
Sản
lượng

Số trại
Sản
lượng

Số trại
Sản
lượng

Số trại
Sản
lượng

số
trại
Sản
lượng

ĐBSH 18

101

28


179

33

404

35

608

37

775

BTB 28

136

61

329

91

531

115

707


89

639

NTB 2.624

10.514

3.519

13.263

3.532

14.750

3.447

14.203

2.582

13.801

ĐNB 269

1.520

297


1.907

325

2.583

312

2.627

312

2.414

ĐBSCL 865

4.061

1.026

4.068

1.094

8.406

1.162

7.898


1.261

11.176

Tổng 3.804

16.332

4.931

19.746

5.075

26.674

5.071

26.043

4.281

28.805

(ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng, BTB: Bắc Trung Bộ, NTB: Nam Trung Bộ)(Nguồn: BTS, 2006)
Năm 2002, nhu cầu con giống của các tỉnh ĐBSCL là 13,5 tỉ con giống trong
khi khả năng cung cấp chỉ đạt 4,1 tỉ con, do đó vùng này phải nhập tôm giống
từ các tỉnh xung quanh khoảng 52,2% (BTS, 2003). Năm 2005, toàn quốc đã
sản xuất được 28,8 tỉ con giống với 4.281 trại giống. Các tỉnh Nam Trung bộ

sản xuất được 13,8 tỉ con giống chiếm 47,9% tổng cả nước, sau đó là các tỉnh
ĐBSCL là 38,8% (11,2 tỉ). Các tỉnh ĐBSCL có nhu cầu con giống cao nhất
nước nhưng trại sản xuất giống không đáp ứng được nhu cầu nên phải nhập từ
các tỉnh Nam Trung Bộ (BTS, 2006) (Bảng 2.6).
Theo BTS (2003), khả năng cung cấp của các trại sản xuất giống tôm biển của
ĐBSCL chỉ đáp ứng được 50% tổng nhu cầu con giống cho khu vực này vào
2010. Khó khăn của nghề sản xuất giống tôm biển ở ĐBSCL là do điều kiện
môi trường không thích hợp, giá thành cao, khó cạnh tranh với các trại giống
của các tỉnh Nam Trung bộ. Mặc dù số trại giống có giảm nhẹ nhưng sản
lượng giống cung cấp vẫn tăng do tăng hiệu quả kỹ thuật. Ở ĐBSCL, số lượng
trại sản xuất giống và sản lượng giống đều tăng (Hình 2.2 và 2.3).

Hình 2.2: Sự phát triển trại giống ở Việt Nam và ĐBSCL, 1999 - 2005
-

2,000
4,000
6,000
Năm

ĐBSCL
Cả nước
ĐBSCL
48
507
865
1.026
1.094
1.162
1.261

Cả nước
2.021
2.763
3.804
4.931
5.075
5.071
4.281
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
9


Hình 2.3: Sản lượng PL (triệu con) ở ĐBSCL, 1999-2005
Bảng 2.7: Số lượng trại sản xuất giống và PL (triệu) ở ĐBSCL, 2005
Các tỉnh ven
biển
Số trại % Sản lượng con
giống
%
Long An 1 0,08

6 0,05
Tiền Giang 11 0,87

100 0,89
Bến Tre 54 4,28

420 3,76
Trà Vinh 130 10,31


1.000 8,95
Sóc Trăng 8 0,63

50 0,45
Bạc Liêu 112 8,88

3.000 26,84
Cà Mau 905 71,77

6.000 53,69
Kiên Giang 40 3,17

600 5,37
Tổng 1.261 100 11.176 100
(Nguồn: BTS, 2006)
Trong các tỉnh ở ĐBSCL thì tỉnh Cà Mau có số trại giống nhiều nhất (905 trại,
71,77% sản lượng tôm giống sản xuất tại ĐBSCL), sản xuất được 6.000 triệu
con giống (53,69%), sau đó là Bạc Liêu (26,84%) và Trà Vinh (8,95%) (BTS,
2006) (Hình 2.4).

Hình 2.4: Sản lượng PL được sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL, 2005
-

5.000

10.000

15.000

20.000


25.000

30.000

35.000

Năm

ĐBSCL

Cả nước
ĐBSCL

427
2.385
4.061
4.068
8.406
7.898
11.176
Cả nước
7.780
11.447
16.332
19.746
26.674
26.043
28.805
1999


2000

2001

2002

2003

2004

2005

Sản lượng giống (triệu con)

Sản lượng giống

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000


7000

Sản lượng giống

6

100

420

1.000

50

3.000

6.000

600

Long
An

Tien
Giang

Ben Tre

Tra

Vinh

Soc
Trang

Bac
Lieu

Ca Mau

Kien
Giang


ợng giống (triệu con)

10

2.2. Tình hình bệnh tôm nước lợ ở các tỉnh ĐBSCL
Bên cạnh lợi ích của việc nuôi tôm thì rủi ro mang lại cũng khá lớn như đại
dịch vào những năm 1994-1996 ở nước ta đã gây thiệt hại không nhỏ cho
người nuôi. Theo Lê Xuân Sinh (2003), số hộ nuôi tôm có lời chiếm 85,3%
(1993) nhưng đến năm 1994 chỉ còn là 38,4% và đến năm 2002 thì số hộ nuôi
tôm bị lỗ chiếm từ 25%-30%. Dịch bệnh tôm đã bắt đầu xảy ra vào cuối năm
1993 dẫn đến sụt giảm sản lượng tôm xuất khẩu. Năm 1994-1999, chỉ có 20-
30% hộ nuôi tôm thành công (Võ Thị Thanh Lộc, 2003).
Năm 2001, ĐBSCL đã đối mặt với 3 đợt dịch bệnh tôm chủ yếu là vùng
chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp sang nuôi tôm biển. Đợt đầu là từ tháng
2 đến tháng 3, có khoảng 60% diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh, trong đó Cà
Mau là tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất (khoảng 80% diện tích nuôi tôm), kế đến

là Bạc Liêu 70%, Kiên Giang 40%. Đợt 2 từ tháng 7-9, hầu hết diện tích nuôi
tôm của Bạc Liêu, Sóc Trăng 98% và Kiên Giang 35%. Đợt 3 vào tháng 10, có
95% diện tích nuôi tôm của huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau (BTS, 2003).
Năm 2002, hầu hết các tỉnh nuôi tôm đều có tôm nuôi bị nhiễm bệnh như Bến
Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang, tôm nuôi bị bệnh sau khi thả 30-60
ngày. Trung tuần tháng 3-2002, 193.271 ha tôm nuôi bị bệnh (BTS, 2003).
Tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) và còi (MBV). Tại Ngọc Hiển,
Cà Mau, 100% tôm nuôi bị nhiễm bệnh đốm trắng; tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
50%. Khoảng 30.76% con giống nhập vào ĐBSCL bị nhiễm bệnh. Một số
bệnh khác gây bệnh trên tôm ở ĐBSCL như là Vibrio spp., đen mang và ngộ
độc vì các loài tảo Mycrocystic, Ceratium, Dinophysis và Psymmesium do
quản lý chất lượng nước kém hiệu quả (BTS, 2003). Theo Đặng Thị Hoàng
Oanh và ctv. (2004), nghiên cứu trên mẫu tôm giống thì từ năm 2001 đến 2003
thì tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên WSSV là 13,1% MBV là 13,8%. Tỉ lệ cảm nhiễm
WSSV dao động theo các tháng thu mẫu cao nhất vào tháng 2 (37,7%) và
tháng 11 là 28,0%. MBV ít dao động hơn. Tôm giống thu từ các tỉnh Nam
Trung bộ có tỉ lệ cảm nhiễm WSSV (12,5%) và MBV (34,9%) cao hơn các
tỉnh Tây Nam bộ WSSV (8%) và MBV (25,8%).
Năm 2006, Sóc Trăng có 3.825 ha tôm nuôi bị bệnh chiếm 8% diện tích nuôi
toàn tỉnh (BTS, 2006). Theo Trần Văn Việt (2006) bệnh đốm trắng và đỏ thân
là hai nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho người nuôi. Tôm nuôi thường bị
bệnh sau khi thả giống từ 1 đến 3 tháng.
11

Theo BTS (2003) nguyên nhân chính gây ra bệnh trên tôm nuôi ở ĐBSCL:
(i) Xây dựng ao không đúng các chỉ tiêu kỹ thuật, thiết kế chưa thích
hợp.
(ii) Trình độ kỹ thuật nông dân chưa cao và thiếu kinh nghiệm.
(iii) Thiếu nguồn nước có chất lượng tốt để thay nước, không có ao lắng
và ao xử lý nước thải.

(iv) Nguồn tôm giống có chất lượng cao không đáp ứng đủ cho phong
trào nuôi và chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
(v) Tôm bị lây nhiễm bệnh từ các loài giáp xác khác bên ngoài ao nuôi
và nông hộ.
(vi) Một số hộ nuôi sử dụng thức ăn tự chế, hoặc thức ăn có chất lượng
thấp đã làm chất lượng nước trong ao xấu đi.
(vii) Mùa vụ nuôi chưa thích hợp.
Những bất lợi cho sự phát triển của nghề nuôi tôm biển (BTS, 2006):
(i) Quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm biển chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế.
(ii) Chưa quy hoạch hệ thống thủy lợi, hệ thống kinh cấp và thoát nước
phục vụ riêng cho nuôi trồng thủy sản.
(iii) Chưa quy định cụ thể về việc xử lý nước thải và ao tôm bị nhiễm
bệnh.
(iv) Chính sách cho vay và quyền sử dụng đất chưa phù hợp cho nuôi
tôm biển.
(v) Chưa có hệ thống cung cấp con giống, thức ăn và kiểm soát chất
lượng con giống hiệu quả.
(vi) Trại sản xuất con giống đa phần thì kỹ thuật và đầu tư còn thấp nên
rất khó sản xuất được con giống sạch bệnh.
(vii) Quản lý và thiết lập quy hoạch còn mang tính chủ quan, chưa đi sát
nhu cầu thực tế của người nuôi tôm.
2.3. Mô hình luân canh tôm-lúa
Trong những năm qua, mô hình nuôi tôm-lúa luân canh đã có những phát triển
nhất định về diện tích nuôi và mật độ thả giống. Năm 1999, diện tích nuôi tôm-
lúa là 36.000 ha tăng lên 117.983 ha vào năm 2001 (Thiều Lư, 2001). Mật độ thả
trung bình tăng từ 2,2 con/m
2
(1999) lên 5 con/m
2

(2001) (Đỗ Quang Tuyền
Vương và ctv, 2001). Loài được thả nuôi là P. monodon.
Từ 1997-1999, diện tích làm lúa vào mùa mưa trong mô hình tôm-lúa có xu
hướng giảm, do lợi nhuận từ việc nuôi tôm cao, hàm lượng muối trong môi
trường đất tăng do mùa khô dài hơn (Lư, 2001). Theo KTS (2004), mật độ thả
12

giống của mô hình tôm-lúa từ 2-3 con/m
2
. Tỉ lệ sống từ 10-33%, năng suất đạt
300-450 kg/ha. Lợi nhuận từ mô hình này dao động từ 20-30 triệu đồng/ha với
tỉ lệ B/C là 2.5-3 (Bảng 2.8). Mô hình nuôi tôm-lúa luân canh là hệ thống sản
xuất bền vững nếu như tuân thủ trồng một vụ lúa và nuôi 1 vụ tôm, mật độ thả
tôm thấp và thay nước thường xuyên. Hiện nay tại Sóc Trăng có xu hướng
tăng mật độ thả tôm giống.
Bảng 2.8: Đặc điểm kỹ thuật - kinh tế của mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL
Diễn giải Giá trị
Diện tích (ha) 1-2
Diện tích mương bao 25 - 30%
Độ sâu mực nước trên mặt ruộng 30 – 50 cm
Con giống Nhân tạo (PL
15
)
Mật độ thả 2-5 con/m
2

Mùa vụ nuôi Từ tháng 2 đến tháng 5
Quản lý Bổ sung thức ăn tự chế và công nghiệp
Tỉ lệ sống 10-33%
Năng suất (kg/ha/vụ) 300-450

Tổng chi (C) (triệu đồng/ha/vụ) 10-15
Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 30-45
Lợi nhuận (B) (triệu đồng/ha/vụ) 20-30
Tỉ lệ B/C 2,5-3
Nguồn: KTS, 2004
2.4. Mô hình bán thâm canh và thâm canh
Theo Dương Trí Dũng (2006), tại Huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, người nuôi
tôm có kinh nghiệm nuôi tôm từ 3-5 năm. Người nuôi tôm sẽ không có lợi
nhuận nếu chu kỳ bệnh xuất hiện ngắn hơn 2 năm/lần.
Tổng diện tích nông hộ trung bình là 20,673m
2
, cỡ ao trung bình là 0,46 ha.
Mật độ thả trung bình từ 13-30 PL/m
2
. Người nuôi sử dụng thức ăn công
nghiệp. Tỉ lệ sống dao động từ 22-44 %. Năng suất dao động từ 0,5-3,4 tấn/ha
(KTS, 2004, Dương Trí Dũng, 2006 và Trần Văn Việt, 2006). Lợi nhuận bình
quân năm 2004 từ 43,63-56,05 triệu/ha/vụ đối với mô hình bán thâm canh và
thâm canh là 66,03-94,34 triệu đồng/ha/vụ. Tôm nuôi được thả 2 vụ/năm. Vụ
1 từ tháng 2-8, vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 12. Vụ 1 mật độ thả trung bình là
21,3 PL/m
2
, vụ 2 là 13,2 PL/m
2
. Tỉ lệ sống trung bình vụ 1 là 38,4% cao hơn
vụ 2 là 27,1% (KTS, 2004 và Trần Văn Việt, 2006).
Theo Trần văn Việt (2006), nuôi tôm TC và BTC tại Sóc Trăng và Bạc Liêu
có khoảng 64% hộ nuôi tôm bị lỗ vốn ở vụ 2 và 49% hộ lỗ vốn ở vụ 1. Bên
cạnh đó, chi phí cho thuốc và hóa chất cũng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi

×