Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

[Luận văn]đánh giá hiệu quả nuôi tôm sú (penaeus monodon fabrricius, 1798) thương phẩm bằng giống sạch bệnh của công ty moana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.13 KB, 58 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

---------

---------






TRẦN NGỌC TUẤN


ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM SÚ
(Penaeus monodon Fabricius, 1798)
THƯƠNG PHẨM BẰNG GIỐNG SẠCH BỆNH
CỦA CÔNG TY MOANA



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : Nuôi trồng Thuỷ sản
Mã số : 60.62.70


Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thanh Lựu

TS. Trương Trọng Nghĩa


HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa ñược sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc
Tác giả


Trần Ngọc Tuấn


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
ii



LỜI CẢM ƠN

Lời ñầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Ban giám hiệu Trường ñại
học Nông nghiệp Hà Nội, Ban giám ñốc Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
I, Phòng ðào tạo Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I ñã ủng hộ, giúp ñỡ
và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thanh Lựu, TS. Trương Trọng
Nghĩa ñã ñịnh hướng, tận tình chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp,
những người ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc
sống.

Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác giả



Trần Ngọc Tuấn




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
iii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan…………………………………………………………………i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………...ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục bảng………………………………………………………………v
Danh mục hình……………………………………………………………...vi
Danh mục viết tắt…………………………………………………………..vii
PHẦN 1 MỞ ðẦU .........................................................................1

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................2
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về gia hóa tôm bố mẹ sạch bệnh ........2

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................3

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...7

3.1. ðối tượng nghiên cứu và bố trí thí nghiệm ............................................ 7

3.1.1. ðối tượng nghiên cứu.........................................................................7


3.1.2. ðiều kiện thí nghiệm ..........................................................................7

3.1.3. Bố trí thí nghiệm.................................................................................7

3.2. Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................8

3.2.1. Công trình nuôi...................................................................................8

3.2.2. Vật tư .................................................................................................8

3.3. Phương pháp thí nghiệm........................................................................9

3.3.1. Phương pháp xác ñịnh và thu thập số liệu...........................................9

3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................... 11

3.5 ðịa ñiểm nghiên cứu ........................................................................... 11

3.6 Thời gian thực hiện .............................................................................. 11

3.7 Kỷ thuật nuôi........................................................................................ 11

3.7.1 Cải tạo ao. ......................................................................................... 11

3.7.2 Lấy nước và gây màu nước................................................................ 12

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
iv




3.7.3 Quản lý môi trường ao nuôi............................................................... 14

3.7.4 Quản lý thức ăn và cho ăn ................................................................. 16

3.7.5 Quản lý sức khỏe tôm nuôi............................................................... 18

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................... 19

4.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường ................................................ 19

4.1.1 Nhiệt ñộ............................................................................................ 19

4.1.2 Oxy hòa tan ...................................................................................... 19

4.1.3 ðộ trong ........................................................................................... 20

4.1.4 pH .................................................................................................... 21

4.1.5 Hàm lượng NH
3
................................................................................. 22

4.1.6 ðộ mặn.............................................................................................. 23

4.1.7 ðộ kiềm............................................................................................. 24

4.3 Kết quả ñánh giá các chỉ tiêu sinh học................................................. 25


4.3.1 Tỷ lệ sống.......................................................................................... 26

4.3.2 Tăng trưởng....................................................................................... 26

4.2.3 Năng suất........................................................................................... 31

4.2.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ............................................................ 32

4.3 ðánh giá hiệu quả kinh tế.................................................................... 32

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT Ý KIẾN...................... 33

5.1 Kết luận................................................................................................ 33

5.2 ðề xuất ý kiến ..................................................................................... 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 34

PHỤ LỤC ..................................................................................... 36


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số giờ và thời gian chạy quạt nước ở nghiệm thức ...................... 16
Bảng 3.2: Lượng thức ăn tăng mỗi ngày ở tháng ñầu tiên cho 100.000 con...17
Bảng 3.3: Lượng thức ăn cho ăn so với trọng lượng ñàn tôm ....................... 17

Bảng 4.1: ðánh giá tần suất xuất hiện bệnh................................................ 25
Bảng 4.2: Các kết quả chỉ tiêu sinh học ao nuôi. ......................................... 25
Bảng 4.3: Tăng trưởng về trọng lượng trung bình của hai nghiệm thức........ 27
Bảng 4.4: Tăng trưởng tuyệt ñối ngày về trọng lượng (g/ngày) .................... 29
Bảng 4.5: Tăng trưởng chiều dài thân toàn phần ở hai nghiệm thức (cm)..... 29
Bảng 4.6: Tăng trưởng tuyệt ñối ngày về chiều dài thân (mm/ngày)............. 31
Bảng 4.7: Các kết quả chỉ tiêu kinh tế ao nuôi thịt....................................... 32




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
vi



DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Kết quả ño nhiệt ñộ của mô hình nuôi thí nghiệm....................... 19
Hình 4.2. Kết quả quản lý Oxy hòa tan của mô hình nuôi thí nghiệm........... 20
Hình 4.3. Kết quả quản lý ñộ trong của mô hình nuôi thí nghiệm................. 21
Hình 4.4. Kết quả quản lý pH của mô hình nuôi thí nghiệm ......................... 21
Hình 4.5. Kết quả quản lý NH
3
của mô hình nuôi thí nghiệm....................... 22
Hình 4.6 Kết quả quản lý ñộ mặn của mô hình nuôi thí nghiệm ................... 23
Hình 4.7 Kết quả quản lý ñộ kiềm của mô hình nuôi thí nghiệm .................. 24
Hình 4.8: Tỷ lệ sống của tôm nuôi qua các tháng ......................................... 26
Hình 4.9: Khả năng tăng trưởng về trọng lượng của tôm theo thời gian ....... 28
Hình 4.10: ðồ thị biễu diễn tăng trưởng chiều dài thân toàn phần tôm nuôi ...... 30

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

B Bacillus
Ctv Cộng tác viên
CF Cleark Flo
ADG Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày
DO Oxy hòa tan
FCR Hệ số tiêu tốn thức ăn
DWG Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối trọng lượng tôm

WT Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối trọng lượng tôm

DLG Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối chiều dài thân tôm
Lt Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối chiều dài thân tôm
K Năng suất ao nuôi
Min Gía trị nhỏ nhất
Max Gía trị lớn nhất
TB Trung bình
SD ðộ lệch chuẩn
P Mức ý nghĩa
* Khác nhau
ns Không khác nhau
MBV Bệnh còi tôm
+ Mức ñộ nhiểm MBV <15%
PCR Polymerase Chail Reaction
RT-PCR Real Time Polymerase Chail Reaction
NCNTTS Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
1



PHẦN 1 : MỞ ðẦU
Tôm sú là ñối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao, hiện tại ñược nuôi
hầu hết khắp cả nước và cũng là mặt hàng ñứng tốp ñầu về kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm qua. Những vùng nuôi tôm
công nghiệp tập trung nhất là ðồng bằng sông Cửu Long và tiếp ñến là khu
vực Miền Trung.
Trong vài năm trở lại ñây bởi nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi
trường, chất lượng con giống thấp nên dịch bệnh bùng phát mạnh ở nhiều khu

vực gây hậu quả xấu về kinh tế cho người nuôi tôm. ðể giảm thiểu rủi ro cho
ngành nuôi tôm, nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau ñã ñược thực
hiện. Một trong các nghiên cứu là nghiên cứu tạo con giống có chất lượng
nhằm loại bỏ một số mầm bệnh như: MBV, ñốm trắng, ñầu vàng… Viện
nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I ñã hợp tác với công ty công nghệ MOANA
tạo ra ñàn tôm bố mẹ sạch bệnh thành công, ñang hoàn thiện quy trình nhân
rộng và ñang sản xuất con giống sạch bệnh ñể phục vụ cho nuôi thương
phẩm. ðể ñánh giá một cách toàn diện về chất lượng của con giống sạch bệnh
chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá hiệu quả nuôi tôm sú
(Penaeus monodon Fabricius 1798) thương phẩm bằng giống sạch bệnh
của công ty MOANA”.
Mục tiêu của ñề tài
ðánh giá chất lượng tôm sạch bệnh thông qua hiệu quả nuôi thương
phẩm góp phần phát triển nghề nuôi tôm bền vững.
Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi các chỉ số môi trường và tần suất xuất hiện bệnh.
- So sánh tỷ lệ sống, tốc ñộ tăng trưởng, hệ số thức ăn, năng suất của giống
tôm gia hóa sạch bệnh và giống tôm bố mẹ ñánh bắt ngoài tự nhiên.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ số ñầu tư doanh thu và lãi suất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
2



PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước về gia hóa tôm bố mẹ sạch bệnh
Sau kết quả gia hóa tôm he Nam Mỹ thành công và tạo ñược ấu trùng
sạch bệnh cho quá trình sản xuất hậu ấu trùng (PL) sạch bệnh, nhiều nhà khoa
học ñã học tập kinh nghiệm và cũng ñang hình thành công nghệ tương tự cho

tôm sú (Browdy, 1998). Các nhà nghiên cứu của các nước: Úc, Thái lan,
Malaysia và Việt Nam ít nhiều ñã có những thành công trong việc khép kín
vòng ñời và tạo ra tôm sú bố mẹ thành thục nhưng chỉ mới ở quy mô phòng
thí nghiệm. Gần ñây, nhóm cán bộ khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Khoa
học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung của Úc (Commonwealth
Scientific and Industrial Research Organisation – CSIRO), ñã thông báo rằng
họ ñã gia hóa thành công 3 thế hệ tôm sú quy mô thí nghiệm và ñã thử
nghiệm nuôi thương phẩm từ tôm PL của các thế hệ này.
Preston (2005) ñã thử nghiệm nuôi thương phẩm tôm sú từ PL ở thế hệ
thứ 3 tại các ao nuôi của Gold Coast Marine Aquaculture và cho thấy kết quả
tăng trọng và tỷ lệ sống của nhóm tôm này tốt hơn ñáng kể so với nhóm tôm
ñối chứng có nguồn gốc tự nhiên.
*Tình hình dịch bệnh trên tôm sú trên thế giới
Tại Trung Quốc, dịch bệnh ñã làm cho sản lượng tôm từ 140.000 tấn
năm 1992 xuống còn 80.000 tấn năm 1997. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
ñược xác minh là do không quản lý ñược nguồn nước, ô nhiễm môi trường,
dẫn ñến phát sinh dịch bệnh, bệnh vi khuẩn Vibrio, bệnh còi ở tôm sú (MBV),
tiếp ñến là bệnh ñốm trắng. Dịch bệnh từ chỗ phát triển cục bộ ñã lan sang
nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Philippin, Hồng Kông, Thái
Lan….(Bộ Thủy sản, 1991-1995).
Ngành Thủy sản ñã ñem lại lợi nhuận rất cao cho các quốc gia có tiềm
năng về phát triển nuôi trồng thủy sản, ñặc biệt là nuôi tôm sú. Các quốc gia
này bằng mọi cách, mọi phương pháp ñể nâng cao sản lượng thủy sản của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
3



nước mình lên một cách tối ña. Cũng chính vì lẽ ñó ô nhiễm môi trường và
dịch bệnh ñã xuất hiện nhanh chóng và ngày càng nghiêm trọng, bệnh ñã làm

giảm sản lượng tôm ñáng kể.
Năm 1987 - 1988 dịch bệnh ở ðài Loan ñã làm tổn thất rất lớn. Sản
lượng tôm năm 1987 là 95.000 tấn thì ñến năm 1988 sản lượng chỉ ñạt ñược
có 30.000 tấn (Bộ Thủy sản, 1998).
Nuôi tôm bắt ñầu thực sự phát triển từ những năm của thập kỷ 80. Do
việc nuôi tôm ñem lại lợi nhuận khổng lồ hay còn gọi là siêu lợi nhuận. Vì
vậy nghề nuôi tôm phát triển mạnh ở hầu hết các nước có bờ biển. Hiện nay
trên thế giới hình thành hai khu vực nuôi tôm lớn là: Khu vực châu Á gồm các
nước Trung Quốc, Nhật Bản, ðài Loan và khu vực ðông Nam Á. Khu vực
thứ hai là khu nam Mỹ ñứng ñầu là Ecuaño, Pêru, bang Texas của Hoa Kỳ,
Panama…Năm 1997, sản lượng tôm của Ecuaño ñạt 130.000 tấn, chiếm tới
65% tổng sản lượng của khu vực (Nguyễn Văn Hảo, 2005).
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
* Tình hình dịch bệnh trên tôm sú tại Việt Nam
Hiện nay, nghề nuôi trồng thuỷ sản ñang trở thành một hướng ñi quan
trọng cho ngành thuỷ sản Việt Nam và nuôi tôm là nghề phát triển nhất, giá trị
xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Song
trong quá trình phát triển, nghề nuôi tôm luôn luôn phải ñối mặt với rủi ro,
dịch bệnh và việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là ñiều cần thiết ñể giảm thiệt
hại do dịch bệnh gây ra.
Năm 1993 -1994 dịch ñen mang, bệnh ñốm trắng ở tôm sú lan rộng ra
85.000ha ao ñầm nuôi tôm tại ñồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại kinh tế
294 tỷ ñồng Việt Nam. Dịch bệnh từ ñây ñã lan rộng và gây thiệt hại tiếp tục
cho nhiều nơi khác (Nguyễn Việt Thắng ,1996).
Năm 1990, Phan Lương Tâm và ctv ñã công bố kết quả bước ñầu ñánh
giá nguyên nhân gây chết tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam. ðề tài ñã xác ñịnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
4




ñược nguyên nhân gây chết tôm chủ yếu do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng,
bên cạnh ñó tác giả cũng ñề xuất một số giải pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn
và ký sinh trùng ở tôm là dùng một số chất kháng sinh ñể chữa bệnh và phòng
bệnh cho tôm, dùng Formalin phun xuống ao ñể tiêu diệt ký sinh trùng ñồng
thời luôn phải giữ môi trường trong ao nuôi tôm sạch sẽ (Phan Lương Tâm và
ctv, 1998).
Năm 1991, bệnh tôm ñã phát triển tập trung ở một số khu vực thuộc
ñồng bằng sông Cửu Long. Ngay từ lúc ñó, Hà Ký và ctv (1995) ñã có công
trình nghiên cứu thuộc ñề tài KN04-12 (1991 – 1995). ðề tài chủ yếu thực hiện
nghiên cứu ở các tỉnh phía Nam và ñã có công bố các bệnh thường gặp ở tôm
sú là các bệnh dạng sinh vật bám, bệnh do vi khuẩn, bệnh MBV (Hà Ký và ctv,
1995). Năm 1993 - 1994 dịch bệnh ñốm trắng ở tôm sú lan rộng ra 85.000 ha
ao ñầm nuôi tôm tại ñồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại kinh tế 294 tỷ
ñồng Việt Nam. Dịch bệnh từ ñây ñã lan rộng và gây thiệt hại tiếp tục cho
nhiều nơi khác (Nguyễn Việt Thắng, 1996).
Năm 2001, theo báo cáo của Phòng nghiên cứu bệnh ñộng vật thuỷ sản
Viện NCNTTS I, dịch bệnh ñốm trắng ñã làm mất từ 30 – 50% tổng sản
lượng. Theo ñiều tra sơ bộ, hiện nay dịch bệnh ñốm trắng ñã lan rộng ra hầu
hết các tỉnh nuôi tôm trong Tiền Giang, Cà Mau ...(OIE, 1997).
Phan Lương Tâm, Nguyễn Việt Thắng và ctv (1996) ñã tiếp tục thực
hiện ñề tài nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi ở ñồng bằng
sông Cửu Long. ðề tài chỉ ra rằng nguyên nhân gây chết tôm chủ yếu là do vi
khuẩn Vibrio, bệnh MBV và một số bệnh ký sinh trùng khác (Nguyễn Việt
Thắng,1998).
Năm 1998, ðỗ Thị Hoà ñã thực hiện ñề tài nghiên cứu thử nghiệm dùng
một số hoá chất sát trùng như Benzakotum chlorid (BKC), formaline, nước
biển sạch ñể tắm cho tôm sú ấu trùng ngăn chặn sự lây lan bệnh MBV trong
các trại sản xuất giống (ðỗ Thị Hoà ,1998).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............

5



Tháng 10 - 11/1994, Bùi Quang Tề lần ñầu tiên ñã nghiên cứu về mức
ñộ nhiễm MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh ven biển phía Nam. Tôm sú nuôi
nhiễm MBV khá cao: tôm thịt ở Minh Hải: 50 - 85,7 %, ở Sóc Trăng 92,8 %;
tôm giống ở Bà Rịa-Vũng Tàu 5,5 - 31,6 %. Tác giả cho biết, bệnh MBV là
một trong những nguyên nhân gây chết tôm ở các tỉnh phía Nam 1993 – 1994
(Bùi Quang Tề, 2003). Tiếp theo ñó, ðỗ Thị Hoà từ tháng 11/1994-7/1995
cũng ñã nghiên cứu bệnh MBV trên tôm sú nuôi ở các tỉnh Nam Trung Bộ,
kết quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm virus MBV ở ấu trùng tôm sú là 33,8 %, tôm
giống là 52,5 %, tôm thịt là 66,5 % (Bùi Quang Tề, 2003).
Vào ñầu năm 2002, các tỉnh phía nam sông Hậu bao gồm các tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng . Dịch bệnh ñốm trắng lan rộng ra
hàng vài chục ha, gây thiệt hại rất lớn, có nơi ước tính tỷ lệ chết lên ñến 80–
90 %, trung bình là 50 - 60 %. Qua ñiều tra khảo sát thì dịch bệnh xảy ra chủ
yếu do con giống có mầm bệnh sẵn (Tạp chí thuỷ sản 4/2002). Theo thống kê
vào quý I năm 2002 khối lượng tôm xuất khẩu giảm 8 % làm cho giá trị tôm
xuất khẩu giảm 11 %. Song nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút này vẫn là
dịch bệnh, ñặc biệt là dịch bệnh ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Tạp chí thuỷ
sản 4/2002).
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, nghề nuôi tôm Việt Nam mới
chỉ thực sự phát triển từ những năm 1990 cho ñến nay. Nghề nuôi tôm ñang
phát triển tương ñối nhanh, ñạt ñược những thành tích lớn và có xu hướng
chuyển ñổi hình thức nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh (Hồ
Công Hường, 2005).
Năm 2005, Nguyễn Quốc Hưng ñã thực hiện ñề tài nghiên cứu công
nghệ sản xuất nhân tạo tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ chất lượng phục vụ
nuôi tôm xuất khẩu, ñề tài củng triển khai nuôi thương phẩm ñể ñánh giá

nhưng củng chỉ dừng lại ở quy mô thí nghiệm chưa thể phát triển nhân rộng
(Nguyễn Quốc Hưng, 2008).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
6



* Tình hình nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ sạch bệnh tại Việt Nam
Tôm sú thực sự phát triển từ thập kỷ 90 ñã qua 20 năm nghiên cứu và
phát triển và ñã qua những năm Việt Nam ñã ñạt ñến ñỉnh cao về sản lượng
tôm sú thông qua xuất khẩu như các năm 2002-2005, nhưng cuối cùng cũng
phải dừng lại và ñang có xu hướng giảm mạnh vì dịch bệnh trong quá trình
nuôi, chất lượng con giống chưa ñảm bảo sạch bệnh từ ñó phải nhường lại cho
tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay với sự hợp tác chặt chẽ của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản 1 và Công ty MOANA ñã gia hóa thành công ñàn tôm bố mẹ sạch bệnh
từng bước ñưa vào sản xuất giống sạch bệnh và ñề tài chúng tôi ñang thực
hiện là mảng nhánh nhỏ trong mảng ñề tài Sản xuất giống của Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản 1 và Công ty MOANA.















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
7



PHẦN 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ðối tượng nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu
Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius 1798), từ giai ñoạn hậu ấu trùng
12 ngày tuổi (PL12) ñến thu hoạch thương phẩm sau khi thả giống 125 ngày.
3.1.2. ðiều kiện thí nghiệm
- Tôm sú giống thả cùng ñộ tuổi. Mật ñộ thả 55 con/m
2
. Các bước
chuẩn bị, xử lý, gây màu, thả tôm cả ao thí nghiệm và ao ñối chứng như nhau
cùng thời gian.
- Các chế ñộ chăm sóc, theo dõi ghi chép… ñều ñược thực hiện như
nhau. Trong quá trình nuôi không sử dụng các loại hóa chất, mà sử dụng chế
phẩm sinh học ñể cải thiện môi trường và sử dụng một loại thức ăn công
nghiệp.
3.1.3. Bố trí thí nghiệm
* Sơ ñồ thí nghiệm


- Thí nghiệm quy mô sản xuất ñược triển khai trên PL12 phục vụ nuôi
thương phẩm.

- Có tổng số 6 ao nuôi thí nghiệm, diện tích mỗi ao là 5.000m
2
(3 ao
nuôi thí nghiệm, 3 ao sử dụng nuôi ñối chứng).
A1 A2 A3
B1 B2 B3
Ao thí nghiệm
Ao ñối chứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
8



- Thí nghiệm ñược phân bố trên một khu vực, sử dụng chung nguồn
nước.
- Mỗi một ao thí nghiệm ñều tuân thủ theo nguyên tắc an toàn sinh học
nhằm loại bỏ tối ña các tác ñộng chủ quan gây ra.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Công trình nuôi
- Bờ ao: ñược gia cố vững chắc, lót bạt chống thấm nước rò rĩ.
- Ao lắng: gồm 3 ao có diện tích 1,5 ha, mỗi ao phục vụ cho 2 ao nuôi.
- Cống ao: mỗi ao ñều có một cống và ván phai chắc chắn.
3.2.2. Vật tư
- Tôm giống: ðược kiểm tra chặt chẽ và có giấy kiểm ñịnh chất lượng
không mang các mầm bệnh như MBV, ðốm trắng. ðầu vàng của Chi cục
nuôi Ninh Thuận.
* ðối tượng thí nghiệm: tôm sú giống PL 12 ñược lấy từ nguồn tôm bố
mẹ ñược gia hóa, sạch bệnh, sản xuất theo nguyên lý an toàn sinh học của
công ty MOANA tại tỉnh Ninh Thuận.
* ðối tượng ñối chứng: Tôm sú giống PL 12 ñược lấy từ nguồn tôm bố

mẹ ñánh bắt ngoài tự nhiên, sản xuất theo phương pháp truyền thống của công
ty An Thuận tỉnh Ninh Thuận.
- Thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty Uni President có
hàm lượng protein từ 36-42%.
- Hóa chất: gồm có vôi, men vi sinh, vitamin C…
- Thiết bị dùng cho thí nghiệm: Thước ño chiều dài có ñộ chính xác ñến
mm, cân bàn có ñộ chính xác ñến mg, các bộ test kiểm tra môi trường, nhiệt
kế, khúc xạ kế, chài, xô, chậu…
- Máy sục khí, máy quạt nước máy bơm nước, hệ thống ñiện. Mỗi ao
5000m2 bố trí 4 giàn quạt, mỗi giàn quạt 12 cánh. Sau 2 tháng nuôi ñến thu
hoạch tăng cường thêm 2 giàn sục khí.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
9



3.3. Phương pháp thí nghiệm
3.3.1. Phương pháp xác ñịnh và thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp xác ñịnh các yếu tố môi trường
- Oxy hòa tan (DO): ñược ño 2 lần/ngày lúc 6-7h sáng và 14-15h chiều
cùng ngày với dụng cụ ño là test kit (DO).
- Nhiệt ñộ: ñược ño 2 lần/ngày lúc 6-7h sáng và 14-15h chiều cùng
ngày với dụng cụ ño là nhiệt kế.
- pH: ðược ño 2 lần/ngày lúc 6-7h sáng và 14-15h chiều cùng ngày với
dụng cụ ño là test kit (pH).
- ðộ kiềm (mg/l): ño 1 lần/ngày vào lúc 14-15h chiều với dụng cụ ño là
test kit ño ñộ kiềm (ANKALINE).
- Hàm lượng NH3: ðo 1lần/ ngày vào lúc 14-15h chiều với dụng cụ ño
là dụng cụ ño Aquatest.
- ðộ trong (cm): ño 1 lần/ngày vào lúc 14-15h chiều với dụng cụ ño là

ñĩa Secchi.
- ðộ mặn(%0): ðo 1lần/ ngày vào lúc 14-15h chiều với dụng cụ ño là
Khúc xạ kế.
3.3.1.2. Phương pháp ño và tính toán các chỉ tiêu
* Chỉ tiêu trọng lượng, ño sau 14 ngày thực hiện một lần.
- Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối về trọng lượng tôm
DWG = (W
TB2
– W
TB1
) /

(t
2 –
t
1
)
Trong ñó:
DWG: Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối về trọng lượng tôm (g/ngày)
t
2
– t
1
: Khoảng thời gian giữa 2 lần cân (ngày)

- Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối về trọng lượng tôm
Wt = (W
TB2
– W
TB1

) /

W
TB1
* 100

Trong ñó:
Wt: Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối về trọng lượng tôm (%)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
10



W
TB2
: Khối lượng trung bình tôm cân ở thời ñiểm t
2
(g)
W
TB1
: Khối lượng trung bình tôm cân ở thời ñiểm t
1
(g)
- Tính tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối về chiều dài thân tôm (mm/ngày)
DLG = (L
TB2
– L
TB1
) /


(t
2 –
t
1
)
t
2
– t
1
: Khoảng thời gian giữa 2 lần cân (ngày)

- Tính tốc ñộ tăng trưởng tương ñối về chiều dài thân tôm
L
t
= ( L
TB2
– L
TB1
) / L
TB1
* 100

(%)
Trong ñó:
DLG (cm/ngày): Tốc ñộ trăng trưởng tuyệt ñối về chiều dài thân tôm
L
t
(%): Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối về chiều dài thân tôm
L
TB1

: chiều dài trung bình thân tôm ño ở thời ñiểm t1
L
TB2
: chiều dài trung bình thân tôm ño ở thời ñiểm t2
t2 – t1: khoảng thời gian giữa 2 lần ño ( ngày)
- Tính Tỷ lệ sống
Trong hai tháng ñầu dùng sàng kiểm tra tỷ lệ sống của tôm. Các tháng
tiếp theo dùng chài ñịnh kỳ 14 ngày chài tôm 1 lần ở 5 ñiểm trong ao bao
gồm: 4 ñiểm ở 4 góc ao và 1 ñiểm ở giữa ao, sau ñố tính trung bình và tính
lượng tôm toàn ao.
+Số tôm trong ao = Tổng số tôm chài ñược (con) x Diện tích
ao(m
2
)/Tổng diện tích chài(m
2
)
+Tỷ lệ sống (%) = Số tôm hiện có trong ao (con) x 100/Số tôm ban ñầu
- Hệ số tiêu tốn thức ăn: = Tổng số kg thức ăn sử dụng/Tổng số kg tôm thu
hoạch
- Năng suất ao nuôi(K) : = Sản lượng tôm thu hoạch (Tấn)/Diện tích mặt
nước (ha
)

3.3.1.3 Hạch toán kinh tế.
- Tổng thu = Sản lượng* Gía cả
- Tổng chi = Chi phí cố ñịnh + Chi phí biến ñổi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
11




- Lãi ròng = Tổng thu- Chi phí biến ñổi
- Gía thành 1kg tôm thu hoạch = Chi phí biến ñổi/Sản lượng tôm thu hoạch
- Tỷ lệ giữa lãi ròng và tổng chi (%) = Lãi ròng*100/chi phí biến ñổi
Trong ñó:
Chi phí biến ñổi gồm: Tiền mua giống, thức ăn, hóa chất, men vi sinh,
ñiện, dầu, vận chuyển, bảo trì sửa chữa, lãi ngân hàng, khấu hao, lương công
nhân, cán bộ kỷ thuật, quản lý và các chi phí khác.
3.3.1.4 Phương pháp thu mẫu xét nghiệm bệnh tôm.
- Thu mẫu tôm sống ngẫu nhiên 30 mẫu trên 1 ao cho 1 lần thu, ñịnh kỳ
1 tháng thu mẫu 1 lần. Ghi nhãn mẫu thu xét nghiệm.
- Mẫu ñuợc dùng phương pháp vận chuyển kín, ñóng túi, sục oxy,
chuyển máy bay ra phòng bệnh Viện Nuôi trồng thủy sản 1 ñể kiểm tra tần
suất xuất hiện các bệnh MBV, ñầu vàng, ñốm trắng.
+ Tính tần suất bắt gặp (%) = Tổng số lần bắt gặp/Tổng số lần kiểm
tra*100
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu thí nghiệm ñược phân tích trên phần mềm Excell và SPSS
- Phân tích phương sai 1 nhân tố và tiêu chuẩn LSD
3.5 ðịa ñiểm nghiên cứu
Huyện Kiên Lương Tỉnh Kiên Giang
3.6 Thời gian thực hiện
Từ tháng 8 – 2009 ñến tháng 1- 2010.
3.7 Kỷ thuật nuôi.
3.7.1 Cải tạo ao.
Cải tạo ao có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt ñịch hại trong ao nuôi,
tiêu diệt mầm bệnh thông qua hình thức phơi khô ao, loại trừ ra khỏi ao một
lượng hữu cơ và khí ñộc ñáng kể. Các bước tiến hành như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
12




Ao tháo cạn nước, phơi khô nền ñáy, dùng máy ủi lấy lớp bùn trên bề
mặt ñưa ra khỏi ao, gia cố bờ ao chắc chắn, dùng bạt polyme bọc quanh bờ ao
chống rò rỉ nước. Rào lưới ngăn cua quanh ao, chiều cao 50cm. Bón vôi ñáy
ao, bón vôi mỗi ao 1,2 tấn/5000m2, phơi ao 10 ngày.
3.7.2 Lấy nước và gây màu nước.
Bơm nước biển vào ao lắng 5 ngày ñể giảm cấu cặn sau ñó dùng ống có
túi lọc ñường kính 1-2m bơm vào ao nuôi ñạt mực nước 1,5m.
* Xử lý nuớc
Sau bơm nước 2 ngày chạy quạt cho trứng cua, cá nở ra tiến hành xử
lý. Dùng Chlorine với liều lượng từ 30 - 40 ppm hoạt tính ñể xử lý ao.
* Quy trình xử lý và gây màu nước trước khi thả tôm.


3-5 ngày


3 ngày


3 ngày

5 ngày


* Gây màu nước
Phương pháp: 3kg cám gạo + 1kg bột cá + 1kg bột ñậu nành /1000m3
nấu chín ủ trước 2 ngày tạt xuống ao vào buổi sáng, sử dụng 5 ngày liên tục.

Chlorine 65%
(30ppm)

Nước ao nuôi
Saponine (15ppm)

Gây mầu nước
Thả tôm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
13



Cấy men vi sinh và bón vôi Dolomit và vôi canci 10ppm, chạy quạt liên
tục vào ban ngày, ñiều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích
hợp.
+ pH nước ao: 7.8 - 8.0
+ ðộ kiềm: 80 – 120
Lợi ích của việc gây màu nước hạn chế ánh sang mặt trời chiếu thẳng
xuống ñáy ao, làm cho hệ tảo ñáy phát triển mạnh, khi tàn lụi gây nên hiện
tượng ô nhiễm ñáy ao. Giảm tình trạng strees giai ñoạn tôm mới thả. Tạo thức
ăn tự nhiên copepoda, Rotifer (luân trùng) và ñộng vật ñáy ao là nguồn thức
ăn rất tốt cho tôm con khi mới thả.
* Sử dụng vi sinh
Lựa chon sản phẩm vi sinh là biện pháp an toàn sinh học cho sản phẩm
ñầu ra của thí nghiệm. Chúng tôi ñã tiến hành tìm hiểu thành phần, chọn lọc
những dòng vi sinh có mật ñộ cao và ñáp ứng ñược ñầy ñủ các tính năng sau:
- Nhóm phân hũy chất hữu cơ trong nước:
+Chủ yếu là Bacillus subtilis , B. leavolacticus, Starkeya novella, B.
licheniformis, B. megaterium.............

- Nhóm phân hũy chất hữu cơ ñáy ao:
+ Chủ yếu là Thiobacillus denitrificans, Nitrobacte, Nitrosomonas............
- Nhóm ngăn chặn VIBRIO spp :
+ Chủ yếu là B. amyloliquefaciens, B. thurigiensis, Sporosareina
pasteurii, Enterobacter cloacae...
- Nhóm loại bỏ H2S :
+ Chủ yếu là Thiobacillus, , Starkeya novella, Rhodobacter...
- Nhómức chế tảo lam :
+ Chủ yếu là Bacillus licheniformis, B. amyloliquefaciens,
Enterobacter cloacae, Pseudomonas putida...
- Nhóm tăng cường CO2 cho hoạt ñộng quang hợp của tảo :
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
14



+ Chủ yếu là nhóm vi khuẩn dòng Bacillus spp.
Từ những yêu cầu về quy trình chúng tôi ñã ñi ñến quyết ñịnh lựa chọn
sản phẩm của tập ñoàn ALKEN MURRAY sản phẩm dòng CF: CF-1000, CF-
1005, CF-1006, CF-7015,CF1100-50X. Các sản phẩm vi sinh ñịnh kỳ sử
dụng lặp lại 7ngày/1lần.
* ðiều chỉnh các yếu tố môi trường nước.
Các yếu tố môi trường ñược ñiều chỉnh trong khoảng thích hợp và ổn
ñịnh. Dùng vôi CaCO
3
nâng cao pH từ 7.5-8.5 dùng vôi Dolomite nâng cao
ñộ kiềm lên từ 80-120 ppm.
3.7.3 Quản lý môi trường ao nuôi.
Môi trường nước là một phức hệ các nhân tố sinh thái mà trong hoạt
ñộng sống của các sinh vật sống phải chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp

và ngược lại thông qua hoạt ñộng sống sinh vật cũng làm thay ñổi các yếu tố
có trong môi trường nước. Việc quản lý môi trường nằm trong ngưỡng thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi thể hiện trình ñộ tay nghề,
kỹ thuật và kinh nghiệm của người nuôi. Thường chất lượng nước ao nuôi bị
ảnh hưỡng bởi nhiều yếu tố: thức ăn, chất thải của tôm, các giải pháp xử lý
nước ao...Vậy việc can thiệp bằng các biện pháp kỷ thuật phải tuân theo ñộng
thái ao nuôi.
- pH: Do pH nước 2 lần/ngày, lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều Khi pH <
7,5 khắc phục bằng cách gia cố bờ chắc chắn vào mùa lũ, giữ mực nước trong
ao cao hơn ngoài kênh, hạn chế hiện tượng tảo tàn, bón vôi CaCO
3
kết hợp
với phân và dolomite ñể nâng cao pH và duy trì màu nước. Khi pH > 8,5 khắc
phục bằng cách cấp thêm thay khoảng 10 - 20% nước trong ao và bón
Dolomite, men vi sinh.
- Nhiệt ñộ: ðo nhiệt ñộ nước 2 lần/ngày, lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều.
Vào mùa khô hay lúc thời tiết nắng nóng, luôn giữ cột nước trong ao từ 1,4 -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
15



1,5 m và giữ màu nước ổn ñịnh ñể hạn chế sự tác ñộng của nhiệt ñộ. Vào mùa
mưa, nhiệt ñộ ñôi lúc hạ thấp nên duy trì mực nước trong ao là 1.4 m.
- Màu nước: Trong khoảng thời gian tháng thứ 1 ñến tháng thứ 2, bổ
sung thêm vi sinh, các chất dinh dưỡng và tăng cường chạy quạt vào các thời
ñiểm tảo sắp suy tàn ñể duy trì màu nước. Từ khoảng cuối tháng thứ 2 ñến khi
thu hoạch, ñể duy trì màu nước có thể tiến hành thay nước 30% ñịnh kỳ và
bón Zeoline ñể lắng tụ các chất cặn bã và nước hoặc có thể bón Dolomit vào
ban ñêm (20 kg/5000m2) và mật ñường (20 lít/5000m2).

- Oxy hòa tan: Giữ màu nước thích hợp và duy trì tốt màu nước trong
ao, hạn chế tối ña hiện tượng tảo tàn, có chế ñộ chạy quạt hợp lý, nhất là vào
ban ñêm, tăng cường oxy vào những thời ñiểm tảo tàn, tôm lột xác ñồng loạt.
- ðộ kiềm: Vôi Dolomite CaMg(CO
3
)
2
ñược sử dụng với liều lượng
15ppm ñể nâng cao ñộ kiềm, bón liên tục cho ñến khi ñạt mức yêu cầu và
ñịnh kỳ 5 ngày bón một lần ñể duy trì ñộ kiềm và chất lượng nước trong ao.
- ðộ mặn: Sử dụng nguồn nước ngọt dự trữ ñã xử lý ñể hạ mặn. Vào
mùa mưa, lượng nước mưa làm giảm dộ mặn nên phải ñặt cống tràn ñể loại
bỏ lớp nước mưa bề mặt.
- Quạt nước:Vận hành máy quạt nước có ý nghĩa quan trọng trong quản
lý ao nuôi thâm canh. Nếu vận hành tốt không những giảm ñược chi phí sản
xuất mà còn nâng cao ñược năng suất ao nuôi tránh rủi ro về quản lý môi
trường, quạt nước ñược tuân thủ theo các quy tắc:
+ Quạt liên tục khi trời mưa kéo dài và ban ñêm.
+ Quạt khi hàm lượng oxy hòa tan < 4 mg/l.
+ Tăng cường quạt khi tôm > 10g/con, chu kỳ lột vỏ.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
16



Bảng 3.1: Số giờ và thời gian chạy quạt nước ở nghiệm thức


Tháng tuổi Số giờ chạy quạt Thời gian chạy quạt
1 4 7
h
-8
h
, 11
h
-12
h
, 23
h
-24
h
, 4
h
-5
h

2 8 7
h
-9
h
, 11
h
-15
h
, 18
h
-20

h
, 23
h
-24
h
, 2
h
-5
h

3 14 7
h
-9
h
, 11
h
-15
h
, 18
h
-20
h
, 23
h
-5
h

4 - thu
hoạch
Chạy liên tục, chỉ ngưng trước 20 phút và

sau khi cho ăn 1 giờ 30 phút.

Ngoài ra cần tăng cường quạt nước sục khí sau khi bón vi sinh, khi tảo
tàn, chất lượng nước suy giảm, thời tiết bất lợi.
- Thay nước và cấp nước: Ao nuôi luôn duy trì mực nước 1,4-1,5m.
Tháng ñầu tiên không thay nước, qua 45 ngày nuôi thay 25-30% nước và sau
30 ngày xả ñáy thay nước như ñợt 1. Nguồn nước thay rất chủ ñộng vì ñã có
ao cấp lắng.
3.7.4 Quản lý thức ăn và cho ăn
Trong chi phí ñầu tư thì thức ăn nuôi tôm chiếm khoảng 50% chi phí.
Vậy việc quản lý thức ăn hết sức quan trọng, quản lý cho ăn tốt sẻ cải thiện
quá trình sản xuất, nâng cao lợi nhuận ñồng thời giảm sự ô nhiểm môi trường
ao nuôi. Ngược lại, quản lý không chặt chẽ, thức ăn dư thừa sẽ làm cho môi
trường ao nuôi nhanh chóng suy thoái, làm tăng hệ số chuyển ñổi thức ăn và
giảm hiệu quả sản xuất:
* Lịch cho ăn
Cho ăn 4 lần/ngày, lúc 7 giờ sáng, 11 giờ, 17 giờ và 22 giờ.
ðặt vó kiểm tra tỷ lệ sống bắt ñầu tuần lễ thứ 3 trở ñi. Mỗi ao ñặt 4 vó.
Liều lượng: ngày ñầu tiên, cho ăn 1 – 1,2 kg/100.000 con, sau ñó tăng như sau:



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
17



Bảng 3.2: Lượng thức ăn tăng mỗi ngày ở tháng ñầu cho 100.000 con tôm
Thời gian Lượng thức ăn tăng mỗi ngày/100.000 con
Tuần 1 100 g

Tuần 2 +3 300 g
Tuần 4 500 g

Tháng thứ 2 trở ñi : cho ăn dựa vào trọng lượng tôm
Bảng 3.3: Lượng thức ăn cho ăn so với trọng lượng ñàn tôm
Thời gian Phần trăm (%) thức ăn so với trọng lượng ñàn tôm
Tháng thứ 2 5-6,5
Tháng thứ 3 3-4
Tháng thứ 4 – cuối vụ 2-3

* ðiều chỉnh thức ăn: Dựa vào % thức ăn trong vó, ñiều kiện thời tiết, môi
trường sống, giai ñoạn sinh trưởng, sinh học của tôm.
+ Nếu vó hết thức ăn, tăng thêm 5% thức ăn cho lần sau.
+ Nếu trong vó còn 10% giữ nguyên lượng thức ăn cho lần sau.
+ Nếu trong vó còn 11-25% thức ăn, giảm 10% thức ăn cho lần sau.
+ Nếu thức ăn trong vó còn 26-50% giảm 30% thức ăn cho lần sau.
+ Nếu thức ăn trong vó còn 50% giảm 50% thức ăn cho lần sau.
* Chủ ñộng ñiều chỉnh thức ăn
+ Thời tiết nắng nóng hay lạnh kéo dài, cần theo dõi chặt chẽ và giảm
20 - 30% lượng thức ăn trong ngày.
+ Khi lột xác nhiều, giảm lượng thức ăn, sau khi lột xác xong, tôm ăn
mạnh, tăng thêm 20 - 30% thức ăn.

×