Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chép đuôi phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.07 KB, 26 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
ƯƠNG KHÁC NHAU LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHÉP ĐUÔI PHỤNG







Cần Thơ, 2010

Sinh viên thực hiện

CAO TRỌNG NGUYỄN
MSSV: 06803025
Lớp: NTTS K1


ii
LỜI CẢM TẠ
Sau 2 tháng thực tập từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010 tại trường Đại
học Tây Đô, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay
luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Nguyễn Văn Kiểm và Thầy
Nguyễn Thành Tâm - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận
tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong
những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Nuôi trồng thuỷ sản K1 đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ
và đóng góp ý kiến bổ ích để hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt
nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của
quý Thầy Cô và các bạn.


Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!




CAO TRỌNG NGUYỄN








ii
TÓM TẮT
Thí nghiệm ương cá chép đuôi Phụng (Cyprinus carpio) với các mật độ khác nhau
được thực hiện trong 45 ngày, bố trí vào 9 thùng xốp (0,1m
2
) tại trường Đại Học
Tây Đô từ tháng 4- 6 năm 2010, nhằm bổ sung thêm những kỹ thuật về ương cá
chép Nhật trong các dụng cụ có diện tích nhỏ, nhằm tìm ra mật độ ương thích hợp,
đáp ứng một phần nhu cầu thị hiếu. Với các mật độ khác nhau, thí nghiệm gồm có
3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nghiệm thức thứ nhất với mật độ
200 con/m2, nghiệm thức thứ hai với mật độ 250 con/m2 và nghiệm thức thức ba
với mật độ 300 con/m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong quá trình ương, các yếu
tố môi trường được ghi nhận thích hợp cho sự phát triển của cá chép đuôi Phụng
Tốc độ tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05), tăng trưởng khối lượng ở nghiệm thức 200 con/m
2

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 300 con/m
2
và không
có ý nghĩa (p > 0,05) so với nghiệm thức 250 con/m
2
. Trọng lượng trung bình của
cá ở các nghiệm thức từ 2,16 – 3,14 g/con. Chiều dài của cá ở các nghiệm thức
trung bình từ 48,8 – 56,4 mm. Kết thúc thí nghiệm cho thấy cá chép đuôi Phụng
được ương ở mật độ 200 con/m
2
có hiệu quả nhất.
Từ khóa:Cá chép đuôi Phụng, ương, mật độ, sinh trưởng, tỷ lệ sống
















iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
CHƯƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm hình thái và phân loại 3
2.1.1 Đặc điểm hình thái 3
2.1.2 Đặc điểm phân loại 3
2.2 Đặc điểm phân bố 4
2.3 Đặc điểm môi trường sống 4
2.3.1 Nhiệt độ 4
2.3.2 pH 5
2.3.3 Oxy hòa tan 5
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5
2.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
2.6 Đặc điểm sinh sản 5
2.7 Thí nghiệm ương trên một số đối tượng khác 6
CHƯƠNG 3 7
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7
3.2 Vật liệu nghiên cứu 7
3.3 Phương pháp nghiên cứu 8
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm 8
3.3.2 Bố trí thí nghiệm 8
3.3.3 Quản lí thí nghiệm 8
3.3.3.1 Cho ăn 8
3.3.3.2 Quản lí môi trường ương 8
3.3.3.3 Các chỉ tiêu về môi trường 9
3.3.3.4 Các chỉ số theo dõi và công thức tính 9
3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu

9

CHƯƠNG 4 10


iv
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10
4.1 Các yếu tố môi trường 10
4.1.1 Nhiệt độ 10
4.1.2 Oxy hoà tan 10
4.1.3 pH 10
4.2 Tăng trưởng chiều dài 11
4.2.1 Giai đoạn từ ngày thả cá bột đến khi cá đạt 14 ngày tuổi 11
4.2.2 Giai đoạn từ ngày thứ 14 đến khi cá đạt 28 ngày tuổi 12
4.2.3 Giai đoạn cá từ 28 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi 12
4.3 Tăng trưởng khối lượng 13
4.4 Tỷ lệ sống 14
4.5 Sự xuất hiện tính trạng màu sắc ở cá chép nhật 15
CHƯƠNG 5 17
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 17
5.1 Kết luận 17
5.2. Đề xuất 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.

















v

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thức ăn sử dụng cho cá theo các giai đoạn phát triển 8
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức qua 45 ngày ương 10
Bảng 4.2: Tăng trưởng chiều dài của cá chép đuôi Phụng qua các đợt thu mẫu
12
Bảng 4.3: Tăng trưởng khối lượng của cá chép đuôi Phụng sau 45 ngày ương
14
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng sau 45 ngày ương 14
Bảng 4.5: Tỷ lệ phân ly màu sắc ở cá chép đuôi Phụng 1515

















vi

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá chép đuôi Phụng (Cyprinus carpio) 3
Hình 3.1: Dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường 7
Hình 4.1: Chiều dài của cá ở các nghiệm thức qua các đợt thu mẫu 13
Hình 4.2: Tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng sau 45 ngày ương 15
Hình 4.3: Biểu đồ biểu hiện sự phân li màu sắc ở cá chép đuôi Phụng 16









1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi thủy sản hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho con
người mà còn đáp ứng nhu cầu về giải trí. Từ xưa thú nuôi chơi và thưởng ngoạn
cá cảnh đã có lịch sử lâu đời trên thế giới. Từ hàng ngàn năm trước, các vua chúa
Trung Hoa đã nuôi giữ cá chép và cá vàng làm cảnh. Tuy nhiên thú nuôi chơi cá
cảnh chỉ trở nên phổ biến và có tính chất đại chúng trong khoảng 200 năm trở lại,

đi cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội và sự gia tăng nhu cầu về mặt tinh thần…
Trong các loài cá cảnh thì cá chép được ghi nhận là loài có lịch sử nuôi lâu đời
nhất, từ 2000 năm trước công nguyên ở Trung Hoa. Ở Việt Nam thú nuôi chơi cá
cảnh chỉ mới có lịch sử trong khoảng 100 năm trở lại.
Do nhu cầu giải trí hiện nay, rất nhiều loài cá cảnh được lai tạo với nhiều chủng
loại đa dạng, màu sắc đẹp như cá đĩa, ông tiên, cá vàng, cá chép đuôi Phụng….
Trong đó cá chép đuôi Phụng là loài khá mới mẽ tại thị trường cá cảnh Việt Nam
nhưng là loài có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này. Cá chép đuôi Phụng là một loài
cá chép thông thường, đã thuần hóa lai tạo để nuôi làm cảnh, có nguồn gốc tại
Trung Quốc nhưng được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng
gần với cá vàng và trên thực tế kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với
cá vàng.
Cá chép đuôi Phụng là một loài còn khá mới mẽ đối với thị trường cá cảnh Việt
Nam. Tuy nhiên việc sản xuất giống loài này đã được phổ biến và thành công ở
nhiều tỉnh thành. Nhưng tỷ lệ sống cá chép đuôi Phụng trong quá trình ương không
cao, màu sắc cá không đẹp. Điều này do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền,
mật độ, thức ăn, chất lượng nước… Trong đó mật độ ương ảnh hưởng rất lớn, do
vậy việc tìm ra một mật độ ương như thế nào cho thích hợp là điều cần thiết nhằm
nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá chép đuôi Phụng để phục vụ nhu cầu giải trí,
để cá chép Nhật trở nên quen thuộc với người chơi cá cảnh Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế này mà đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương
khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng (Cyprinus
carpio)” được tiến hành.





2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định mật độ ương cá chép Nhật có hiệu quả nhất.
Rèn luyện và nâng cao kỹ năng ương cá.
1.3 Nội dung nghiên cứu
• Khảo sát sự ảnh hưởng của mật độ lên tỉ lệ sống của cá chép Nhật từ bột đến
45 ngày tuổi.
• Theo dõi một số chỉ tiêu tăng trưởng ở cá chép Nhật.
• Gồm có 3 thí nghiệm mật độ.




















3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
2.1.1 Đặc điểm hình thái
Theo Võ Văn Chi (1993) cá chép có thân dẹp bên, đầu cá thuôn, cân đối, có 2 đôi
râu. Miệng hướng phía trước khá rộng. Khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây
bụng một ít. Vây ngực kéo dài chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng gần đạt tới vây
hậu môn. Vây hậu môn cao gần bằng vây lưng. Vây đuôi có 2 thuỳ bằng nhau. Tia
cứng đầu tiên của vây lưng và vây hậu môn đều có răng cưa ở cạnh trong.

Hình 2.1: Cá chép đuôi Phụng (Cyprinus carpio)
2.1.2 Đặc điểm phân loại
Theo L.S Berg,1950, Mai Đình Yên (1978) và Trần Đình Trọng (1965a) cá Chép
được phân loại:
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Chi (genus): Cyprinus
Loài (species): Cyprinus carpio

Tên tiếng Anh: Koi fish
Tên địa phương: Cá chép đuôi Phụng

4
Theo Việt Chương- Nguyễn Sô (2002) trên thị trường cá kiểng nước ta hiện nay có
bốn loại cá Chép: Chép Đỏ, Chép Trắng, Chép Vàng, Chép Đen.
a. Cá Chép Đỏ
Toàn thân màu đỏ tươi và nhờ vào màu sắc tươi tắn hấp dẫn này nên được nhiều
người chọn nuôi làm kiểng.
b. Cá Chép Trắng

Còn được gọi là cá Chép Bạc vì toàn thân được phủ bởi lớp vẩy trắng ngời ánh
bạc, khi bơi lội trong hồ kiếng vừa mới lạ vừa đẹp. Loại này có vi đuôi dài như vi
đuôi của cá Tàu. Cá Chép Trắng rất hiếm trên thị trường cá kiểng và giá bán lúc
nào cũng cao.
c. Cá Chép Vàng
Thân cá có màu vàng như màu của cá Tàu, màu không đẹp bằng cá Chép đỏ nhưng
nuôi trong hồ cũng rất nổi bật.
d. Cá Chép Đen
Tuy gọi là cá Chép Đen nhưng thân cá có màu xanh lợt, phần bụng sáng hơn. Do
màu sắc kém hấp dẫn nên loài này ít được chon làm kiểng.
2.2 Đặc điểm phân bố
Cá chép là loài phân bố rộng, xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Cá sống
chủ yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được trong nước lợ với độ mặn khoảng
14‰ (Võ Văn Chi, 1993), cá cũng sống được ở độ cao 1500 m so với mặt nước
biển. Cá chép xuất hiện ở Nhật Bản cách đây khoảng 2000 năm. Tuy nhiên, nguồn
gốc của chúng từ Trung Quốc (Nguyễn Đức Hùng, 2007).
2.3 Đặc điểm môi trường sống
2.3.1 Nhiệt độ
Cá chép là loài rộng nhiệt, chúng sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đóng
băng vào mùa đông ở Châu Âu và chịu được nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng
nhiệt đới. Cá chép Nhật có thể sống được ở nhiệt độ từ 2 – 30
o
C. Tuy nhiên, nhiệt
độ thích hợp nhất từ 20 – 28
o
C (Trần Bá Hiền, 2003). Ở nhiệt độ thấp hơn 12
o
C,
cá chậm lớn, ít ăn. Khi nhiệt độ dưới 5
o

C cá sẽ ngừng bắt mồi. Nhiệt độ không
khí có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ nước nhất là vào mùa đông. Hầu hết cá chép
Nhật được nuôi trong bể xi măng hay trong ao đất, nên giữ nhiệt độ cho ao nuôi rất
khó. Vì vậy, cần có biện pháp sưởi ấm cho cá trong mùa đông như phủ bạc, lục
bình hay bèo trên mặt ao (Trần Văn Bảo, 2000).


5
2.3.2 pH
Cá chép có thể sống được ở pH từ 6 – 8,5. Tuy nhiên pH thích hợp cho cá từ
7 – 7,5 (Vương Trung Hiếu, 2006). Theo Võ Văn Chi (1993) cá chép sống được ở
pH từ 4 – 9.
2.3.3 Oxy hòa tan
Cá chép có thể chịu đựng được nồng độ oxy hoà tan trong nước ít nhất là 2 ppm
(Võ Văn Chi, 1993). Theo Balon (2006) cá chép có thể tồn tại ở ngưỡng oxy thấp
0,3 – 0,5 ppm.
2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chép và nhiều loài cá thuộc họ Cyprinidae đều có ruột rất dài và không có dạ
dày. Do đó khi kết luận về tính ăn của cá: Cá chép là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là
sinh vật đáy. Thành phần thức ăn thay đổi theo độ tuổi, cá bột mới nở chủ yếu ăn
phiêu sinh vật trong nước. Khi trưởng thành chủ yếu ăn sinh vật đáy như nhuyễn
thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật,… Ngoài ra, cá
cũng ăn được nhiều loại thức ăn do con người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại,
bột cá, bột tôm, rau, bèo,… (Dương Tuấn, 1981).
2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, 1 năm tuổi đạt trung bình 0,5 – 0,8 kg, sau 2
năm tuổi đạt trung bình 0,8 – 1,2 kg và sau 3 năm tuổi đạt trung bình 1,2 –1,8 kg
(Vương Trung Hiếu, 2006).
2.6 Đặc điểm sinh sản
Cá chép thành thục sau 1 năm tuổi, cá có thể đẻ quanh năm và là loài đẻ trứng

dính. Trong tự nhiên giá thể của chúng thường là các cây cỏ thuỷ sinh, rễ bèo, rễ
lục bình,…Trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo có thể dùng dây nylon bó lại
để làm giá thể cho trứng dính vào. Điều kiện sinh thái để cá đẻ trứng ngoài sự có
mặt của giới tính thì giá thể và tác dụng của dòng nước mới là không thể thiếu
được. Vì vậy trong điều kiện nhân tạo để kích thích cho cá đẻ có thể phun mưa
nhân tạo hoặc thay nước mới cho cá. Nhiệt độ thích hợp cho cá chép sinh sản
từ 24 – 28
o
C. Sức sinh sản của cá dao động từ 50.000 – 80.000 trứng/1 kg cá cái
(Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)
Cá đực, cái được chọn cho sinh sản khi có các biểu hiện bên ngoài như sau:
Cá cái bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục màu hồng, hơi lồi, da bụng mỏng.
Cá đực được chọn khi dùng tay ấn nhẹ vùng gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu
trắng sữa chảy ra. Ngoài ra, cá đực khi vào mùa sinh sản thường xuất hiện những
đặc điểm sinh dục phụ như: màu sắc trở nên sặc sỡ hơn để hấp dẫn con cái, đồng

6
thời đôi khi còn xuất hiện những nốt sần nằm trên nắp mang và vi ngực của cá, cơ
quan này có tác dụng kích thích tạo cảm giác hưng phấn cho cá cái sinh sản, những
đặc điểm này sẽ mất đi sau mùa sinh sản và sẽ lại xuất hiện trong những lần sinh
sản sau.
Tỷ lệ cá đực: cái khi cho sinh sản là 1:1 hay 1,5:1 tuỳ theo kích cỡ cũng như
chất lượng con đực, với tỷ lệ này là đủ để trứng thụ tinh tốt, không nên sử dụng
cá đực ít hơn cá cái vì sự thụ tinh kém đi sẽ làm trứng ung nhiều. Bên cạnh việc
kích thích sinh sản của cá bằng mưa nhân tạo, có thể dùng các loại kích dục tố
như: não thuỳ với liều lượng 5– 6 mg/kg cá cái hoặc Ovaprim 0,5 ml/kg cá cái
(Vĩnh Khang, 1993)
Sau khi tiêm thuốc xong, cá được thả vào bể đẻ với tỉ lệ đực:cái như đã nêu trên,
sau đó đặt giá thể vào, có thể kích thích sinh sản của cá bằng cách phun mưa hoặc
không. Sau khi cá đẻ xong, giá thể được vớt sang ấp trong bể khác để tạo môi

trường thuận lợi cho trứng nở, khi trứng đã nở hết thì vớt bỏ giá thể.
2.7 Thí nghiệm ương trên một số đối tượng khác
Cá chép và cá mè vinh là hai loài cùng họ với cá chép Nhật và đều thuộc họ cá
chép. Trong thí nghiệm ương cá chép của Thạch Hải Bình (2000), cá được ương
với mật độ là 250 con/m
2
trong 2 tuần. Thức ăn được sử dụng là 100% bột đậu
nành trong tuần đầu và trong tuần kế tiếp là 20% bột đậu nành, 70% cám mịn và
10% bột cá. Tỷ lệ sống đạt 80%.
Cá mè vinh được ương với mật độ là 200 con/m
2
trong 30 ngày, thức ăn được sử
dụng là thức ăn tự nhiên, lòng đỏ trứng và bột cá. Kết quả thu được tỉ lệ sống sau
30 ngày ương là 96% (Danh Long Vương, 2000). Đối với thí nghiệm ương cá hạc
đỉnh hồng của Nguyễn Hữu Đức (1997), thức ăn được sử dụng là lòng đỏ trứng,
trứng nước và trùng chỉ cắt nhỏ tuỳ theo giai đoạn phát triển của cá.










7
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 27/04/2010 đến tháng 06 năm 2010
Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
• Thùng xốp: diện tích 0.1m
2

• Cá bột: Tự sản xuất
• Kính hiển vi hay kính nhìn nổi
• Thức ăn cho cá: Moina, trùn chỉ
• Nhiệt kế, bộ dụng cụ test Oxy, pH

Hình 3.1: Dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường.






8
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm
Cá chép đuôi Phụng sau 3 ngày tuổi.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá giai
đoạn từ bột đến 45 ngày tuổi
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức về mật độ ương, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3
lần. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên. Thử nghiệm
ương trên thùng xốp.
Nghiệm thức mật độ
• Nghiệm thức 1: 200 con/m

2

• Nghiệm thức 2: 250 con/m
2

• Nghiệm thức 3: 300 con/m
2

Cá bột được bố trí sau 3 ngày tuổi.
3.3.3 Quản lí thí nghiệm
3.3.3.1 Cho ăn
Cá chép đuôi Phụng được cho ăn theo nhu cầu bắt mồi và theo từng giai đoạn phát
triển cơ thể.

Bảng 3.1: Thức ăn sử dụng cho cá theo các giai đoạn phát triển
3.3.3.2 Quản lí môi trường ương
Bể ương được thay nước 2 ngày/lần vào buổi sáng, mỗi lần thay khoảng 1/3 thể
tích bể.

Thức ăn (cho ăn 2 lần/ngày)
Giai đoạn
(Ngày tuổi)
Trứng nước Trùn chỉ + Trứng nước Trùn chỉ
3 – 8 X
9 – 13 X
14 – 45 X

9
(W
2

– W
1
)

(t
2
– t
1
)

3.3.3.3 Các chỉ tiêu về môi trường
Nhiệt độ, Oxy, pH được theo dõi 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nhiệt độ được
đo bằng nhiệt kế, Oxy và pH được đo bằng bộ test môi truờng.
3.3.3.4 Các chỉ số theo dõi và công thức tính
• Tăng trọng (g): WG = W
2
– W
1
(3.1)
• Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: DWG (g/ngày) = (3.2)


Hoặc DLG (cm/ngày) = (3.3)

• Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR (%/ngày) = x 100 x 100 (3.4)
Trong đó:
W
1
, L
1

: Khối lượng và chiều dài cá tại thời điểm t
1
(g,cm)
W
2
, L
2
: Khối lượng và chiều dài cá tại thời điểm t
2
(g,cm)
t
1
, t
2
: Thời điểm thu mẫu (ngày)
• Trọng lượng của cá được cân khi mới bắt đầu bố trí và kết thúc thí nghiệm, mỗi
nghiệm thức cân 15 con.
• Đo chiều dài của cá 2 tuần/lần, mỗi nghiệm thức đo 9 con.
• Theo dõi sự xuất hiện màu sắc ở các nghiệm thức.
3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm Exel 2003 và SPSS 11.5










(lnW
1
– lnW
2
)

(t
2
– t
1
)
(L
2
– L
1
)

(t
2
– t
1
)


10
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Kết
quả ở Bảng 4.1 cho thấy không có sự biến động lớn về nhiệt độ, oxy, pH ở các

nghiệm thức và đều nằm trong khoảng thích hợp cho tăng trưởng của cá chép đuôi
Phụng.
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức qua 45 ngày ương
Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn.
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường là nhân tố có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động sống
của cá, đặc biệt là đối với quá trình sinh trưởng. Do cá là động vật biến nhiệt nên
khi nhiệt độ môi trường gia tăng, các men tiêu hóa bên trong cơ thể cá hoạt động
mạnh làm tăng cường độ trao đổi chất của cá.
Qua kết quả bảng số liệu cho thấy nhiệt độ trong các bể ương dao động không
đáng kể và đều nằm trong khoảng thích hợp cho các loài cá nói chung và cá chép
đuôi Phụng nói riêng. Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức vào buổi sáng là
26,7±0,5
o
C và vào buổi chiều là 28,9±0,6
o
C.
4.1.2 Oxy hoà tan
Oxy hòa tan là yếu tố rất cần thiết cho hoạt động hô hấp của cá, đặc biệt là giai
đoạn cá còn nhỏ, cơ quan hô hấp phát triển chưa hoàn chỉnh. Hàm lượng oxy hoà
tan có sự khác biệt không lớn giữa các nghiệm thức. Kết quả cho thấy hàm lượng
Oxy hoà tan vào buổi sáng ở nghiệm thức 1 là 2,1±0,9 ppm, nghiệm thức 2


2,2±0,8 ppm, nghiệm thức 3

là 2,1±1,1 ppm. Vào buổi chiều ở nghiệm thức 1 là
3,9±0,2 ppm, nghiệm thức 2 là 4,0±0,0 ppm nghiệm thức 3 là 3,9±0,2 ppm. Hàm
lượng Oxy hoà tan có sự biến động khá lớn vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy
nhiên không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.


Yếu tố môi trường
Nghiệm
thức
Nhiệt độ (
o
C) Oxy hòa tan (ppm) pH
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
1 26,7±0,5 28,9±0,6 2,11±0,96 3,95±0,30 7,81±0,24 8,06±0,22
2 26,7±0,5 28,9±0,6 2,22±1,08 4,00±0,00 7,78±0,25 8,06±0,22
3 26,7±0,5 28,9±0,6 2,14±1,15 3,97±0,24 7,78±0,24 8,07±0,23

11
4.1.3 pH

pH là nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống thủy
sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống … Khoảng pH tối ưu cho tôm cá nước ngọt
phát triển và sinh sản là từ 6,5 – 9,0 (Lê Văn Cát, 2006). Kết quả theo dõi trong
suốt quá trình ương cá cho thấy không có sự biến động pH giữa các nghiệm thức
và đều nằm trong khoảng biến động thích hợp từ 7,78 – 7,81 vào buổi sáng và từ
8,06 – 8,07 vào buổi chiều.

4.2 Tăng trưởng chiều dài
4.2.1 Giai đoạn từ ngày thả cá bột đến khi cá đạt 14 ngày tuổi
Sau 14 ngày ương thì chiều dài của cá ở các nghiệm thức có sự khác biệt đáng kể.
Chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là 28,74 mm. Kế đến là chiều dài của cá ở
nghiệm thức 2

là 26,6 mm, chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 là thấp nhất với
21,7 mm. Sự khác biệt về chiều dài cá ở các nghiệm thức là không có ý nghĩa

thống kê (p > 0,05).
Nếu so sánh phần trăm chiều dài của cá ở các nghiệm thức mật độ tại thời điểm 14
ngày ương thì nhận thấy: Chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 bằng 93% chiều dài
của cá ở nghiệm thức 1 và chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 bằng 75% chiều dài
của cá ở nghiệm thức 1. Trong khi đó chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 bằng 82%
chiều dài của cá ở nghiệm thức 2.
Khi so sánh tốc độ tăng trưởng/ngày về chiều dài của cá đã cho thấy mức tăng
trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở nghiệm thức 1 là cao nhất: 1,5 mm/ngày, còn
mức tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 thấp
hơn với giá trị tương ứng là 1,4 và 1,2 mm/ngày.
Mức tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) về chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là nhanh
nhất: 10,2%, trong khi đó mức tăng trưởng chiều dài đặc biệt của cá ở nghiệm thức
2 và nghiệm thức 3 là tương đương nhau với giá trị 7,7 %/ngày.









12
Bảng 4.2: Tăng trưởng chiều dài của cá chép đuôi Phụng qua các đợt thu mẫu
Thời gian Chỉ tiêu
Ngày đầu 14 ngày

28 ngày

45 ngày


Trung bình (mm) 6,9±0,4
a

28,7±2,4
a

44,7±3,1
a

56,4±3,00
a

DLG (mm/ngày)

1,5 1,1 0,9
NT 1
SGR (%)

10,2 3,2 1,7
Trung bình (mm) 6,7±0,7
a

26,6±2,5
a

39,8±3,8
a

49,3±2,2

a

DLG (mm/ngày) 1,4 0,7 0,6
NT 2
SGR (%) 7,7 2,8 1,5
Trung bình (mm) 7,0±0,4
a

21,7±4,8
a

39,6±2,6
a

48,8±1,4
b

DLG (mm/ngày) 1,2 1,3 0,7
NT 3
SGR (%) 7,7 4,2 1,4
Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chữ
cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
4.2.2 Giai đoạn từ ngày thứ 14 đến khi cá đạt 28 ngày tuổi
Chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 vẫn đạt cao nhất là 44,7 mm so với hai nghiệm
thức còn lại. Chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có giá trị tương
đương nhau lần lượt là 39,8 mm và 39,6 mm. Chiều dài của cá ở các nghiệm thức
trong giai đoạn này khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Trong cùng một thời gian ương thì chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 và 3 bằng
89% chiều dài của cá ở nghiệm thức 1.
Khi so sánh tốc độ tăng trưởng/ngày về chiều dài của cá đã cho thấy mức độ tăng

chiều dài tuyệt đối ở nghiệm thức 3 là cao nhất với giá trị là 1,3 mm/ngày, kế đến
là nghiệm thức 1 với giá trị là 1,1 mm/ngày và mức độ tăng chiều dài tuyệt đối ở
nghiệm thức 2 là thấp nhất với giá trị là 0,7 mm/ngày.
Mức tăng trưởng đặc biệt cũng ghi nhận chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 là nhanh
nhất: 4,2 %/ngày, kế đến là nghiệm thức 1: 3,2 %/ngày, còn mức tăng chiều dài
đặc biệt của cá ở nghiệm thức 2 là thấp nhất: 2,8 %/ngày.
4.2.3 Giai đoạn cá từ 28 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi
Chiều dài cá ở nghiệm thức 1 là 56,4 mm và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với chiều dài cá ở nghiệm thức 3 là 48,8 mm và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05) so với chiều dài cá ở nghiệm thức 2 là 49,3 mm.
Nếu so sánh phần trăm chiều dài cá ở các nghiệm thức mật độ tại thời điểm 45
ngày ương thì nhận thấy: Chiều dài của cá ở nghiệm thức 2 tương đương 87%

13
chiều dài của cá ở nghiệm thức 1. Tương tự như vậy, chiều dài của cá ở nghiệm
thức 3 tương đương với 86% chiều dài của cá ở nghiệm thức 1.
Sau 45 ngày, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá tiếp tục giảm so với
hai giai đoạn trước. Mức tăng chiều dài tuyệt đối của cá ở nghiệm thức 1 nhanh
nhất là 1,7 mm/ngày, kế đến là nghiệm thức 2

: 1,5 mm/ngày và tăng trưởng chậm
nhất là nghiệm thức 3 với giá trị là 0,7 mm/ngày.
Như vậy sau 45 ngày ương tăng trưởng chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là cao
nhất: 56,4mm, kế đó là chiều dài cá ở nghiệm thức 2: 49,3mm và chiều dài của cá
ở nghiệm thức 3 là thấp nhất: 48,8 mm. Vậy mật độ ương càng cao thì sinh trưởng
chiều dài của cá càng chậm và ngược lại.
Xem xét kết quả về mức tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng đặc biệt về
chiều dài của cá ở các nghiệm thức có sự chậm lại sau từng đợt thu mẫu. Có thể
thấy cá càng lớn thì tốc độ tăng trưởng chiều dài càng giảm lại.


0
10
20
30
40
50
60
Ngày đầu 14 ngày 28 ngày 45 ngày
Thời gian
(mm)
NT 1
NT 2
NT 3

Hình 4.1: Chi

u dài c

a cá

các nghi

m th

c qua các
đợ
t thu m

u


4.3 Tăng trưởng khối lượng
Trọng lượng đầu của cá ở các nghiệm thức 1, 2 và 3

đều như nhau là 0,003g. Sau
45 ngày ương cá chép đuôi Phụng, nghiệm thức 1

có trọng lượng trung bình cao
nhất là 3,14g khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức 3 là
2,16g và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) đối với nghiệm thức 2 là
2,34g.
Sinh trưởng khối lượng của cá ở nghiệm thức 2 bằng 75% so với sinh trưởng khối
lượng của cá ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 3 bằng 69% so với nghiệm thức 1.
Sinh trưởng khối lượng của cá ở nghiệm thức 2

bằng 92% so với nghiệm thức 3.

14
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 1 là 0,07 g/ngày nhanh nhất so với
hai nghiệm thức còn lại là 2

và 3 có cùng một giá trị là 0,05 g/ngày.
Bảng 4.3: Tăng trưởng khối lượng của cá chép đuôi Phụng sau 45 ngày ương
Trọng lượng (g)

Đầu Cuối
DWG (g/ngày) SGR (%/ngày)
NT 1
0,003 3,14±0,13
a
0,07 16,56

NT 2
0,003 2,34±0,28
a
0,05 15,85
NT 3
0,003 2,16±0,32
b
0,05 15,67
Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê

Như vậy qua thí nghiệm trên cho thấy mật độ ương ảnh hưởng lớn đến sự tăng
trọng khối lượng của cá chép đuôi Phụng, sự cách biệt về khối lượng giữa các
nghiệm thức tiếp tục được duy trì cho đến cuối chu kỳ ương, cá ương với mật độ
thấp tăng trọng nhanh hơn cá ương với mật độ cao. Điều này phù hợp với nhận xét
của Senbai và P.Gerking (1978) được trích dẫn bởi Lê Ngọc Diện (2004): “sự tăng
trưởng của cá có quan hệ tỉ lệ nghịch với mật độ ương nuôi”.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả ương trên một số đối tượng khác như: cá
thát lát ở 3 mật độ 150, 200 và 250 con/m
2
(Lê Ngọc Diện, 2004), cá rô đồng ở
mật độ 500, 1000 và 1500 con/m
2
(Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Trong hai thí nghiệm này
thì cá ương ở mật độ thấp cũng cho kết quả kết quả tăng trọng nhanh hơn.
4.4 Tỷ lệ sống
Sau 45 ngày ương cá đã cho thấy mật độ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá
chép đuôi Phụng ở 3 nghiệm thức. Trong đó nghiệm thức có mật độ thấp nhất là
200 con/m

2
có tỷ lệ sống cao nhất là 88,33%, kế đến là nghiệm thức 250 con/m
2

tỷ lệ 83,84% và thấp nhất là nghiệm thức 300 con/m
2
với tỷ lệ 70%. Tuy nhiên sự
khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng sau 45 ngày ương
Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%)
1
88±2.9
a

2
83±16
a

3
70±10
a

Ghi chú: Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn
.

Các giá tri trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả ương cá chép Nhật của Nguyễn Ngọc Linh
(2006) ở 3 mật độ khác nhau là 200, 400, 600 con/m
2

có tỷ lệ sống lần lượt là
88,2%, 80,3% và 70%.

15
88
83
70
0
20
40
60
80
100
1 2 3
Nghiệm thức
(%)
Tỷ lệ sống

Hình 4.2: Tỷ lệ sống của cá chép đuôi Phụng sau 45 ngày ương
Như vậy, tuy ương cá chép đuôi Phụng ở các mật độ khác nhau nhưng tỷ lệ sống
của cá ở các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa. Do đó có thể tiến hành ương cá
chép Phụng ở các mật độ trên đều đạt hiệu quả về tỷ lệ sống.
4.5 Sự xuất hiện tính trạng màu sắc ở cá chép đuôi Phụng
Sau quá trình ương cho thấy cá chép có màu vàng cam chiếm tỷ lệ cao trong các
nghiệm thức. Nghiệm thức 1chiếm tỷ lệ cao nhất là 83,03%. Thấp nhất là ở
nghiệm thức 3 với tỷ lệ 69,84%. Màu vàng và đốm đen vàng chiếm tỷ lệ khá thấp
chỉ khoảng từ 4,84% – 17,46%.
Bảng 4.5: Tỷ lệ phân ly màu sắc ở cá chép đuôi Phụng
Màu sắc (%)
Nghiệm thức

Vàng cam

Vàng

Đốm đen vàng

1
83,03

9,43

7,55

2
82,23

4,84

12,90

3
69,84

17,46

12,70


16
83.3

82.23
69.84
9.43
4.84
17.46
7.55
12.9 12.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1 2 3
Nghiệm thức
(%)
Vàng cam
Vàng
Đốm đen vàng

Hình 4.3: Biểu đồ biểu hiện sự phân li màu sắc ở cá chép đuôi Phụng
Sự phân li màu sắc của thế hệ con chưa phản ánh được quy luật phân li tính trạng
của Menden. Điều này cho thấy đàn cá bố mẹ không phải là những cá thể
thuần chủng mà đã có sự tạp giao từ các thế hệ trước đó. Tính trạng màu sắc của cá
thí nghiệm mới chỉ nói lên được sự phong phú về di truyền của cá chép đuôi Phụng
và tính trạng màu vàng cam được coi là tính trạng chủ đạo của đàn cá trong

thí nghiệm này.












17
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
• Các chỉ tiêu môi trường ở các nghiệm thức đều thích hợp cho sự sinh truởng và
phát triển của cá chép đuôi Phụng. Nhiệt độ: 26,7 – 28,9
0
C, Oxy hoà tan
2,11– 4 ppm, pH là 7,81– 8,07.
• Chiều dài trung bình của cá sau 45 ngày ương ở nghiệm thức 1 là 56,4±3,00
mm, nghiệm thức 2 là 49,3±2,2 mm, nghiệm thức 3 là 48,8±1,4 mm.
• Khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 là 3,14±0,13g, nghiệm thức 2 là
2,34±0,28g, nghiệm thức 3

là 2,16±0,32g.
• Nghiệm thức 1 đạt tỷ lệ sống cao nhất với 88%, kế đến là nghiệm thức 2 với
83% và tỷ lệ sống thấp nhất là ở nghiệm thức 3 với 70%.

• Sau khi kết thúc thí nghiệm, dựa vào các kết quả trên cho thấy mật độ ương cá
chép Nhật 200 con/m
2
có hiệu quả nhất so với hai nghiệm thức có mật độ
250 con/m
2
và 300 con/m
2
.
5.2. Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ương cá chép đuôi Phụng ở các mật độ khác nữa cũng như
ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chép đuôi
Phụng.












18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Mai Đình Yên (1978). Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.

Trần Đình Trọng (1965a). Bàn về hình thái và phân bố của cá Chép miền Bắc
Việt Nam. Nội san Thuỷ sản (Đại Học Nông Nghiệp I).
Nguyễn Đức Hùng (2007). Cá cảnh, thưởng thức và nuôi dưỡng. Nhà xuất bản
Đà Nẵng.
Lê Văn Cát (2006). Nước nuôi thuỷ sản, chất lượng & giải pháp cải thiện chất
lượng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Berg, L.S (1940). Phân loại cá (tài liệu dịch). Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
Hà Nội.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009). Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản
xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Trần Bá Hiền (2003). Nghệ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản Trẻ.
Võ Văn Chi (1993). Cá Cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Việt Chương – Nguyễn Sô (2002). Kỹ thuật nuôi và kinh doanh cá kiểng. Nhà xuất
bản Thành Phố Hồ Chí Minh.
Vĩnh Khang (1993). Cá kiểng nuôi và ép. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh
Vương Trung Hiếu (2006). Kỹ thuật nuôi cá chép và cá Mè. Nhà xuất bản Tổng
Hợp Đồng Nai.
Trần Văn Bảo (2000). Kỹ thuật nuôi cá kiểng. Nhà xuất bản Trẻ, TPHCM.
Dương Tuấn (1981). Cơ sở sinh lý sinh thái cá. Đại học thủy sản Nha Trang.
Lê Ngọc Diện (2004). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và hàm lượng
protein trong thức ăn viên lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá thát lát
(Notopteus notopteus Pallas) giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm.
Luận án thạc sĩ. Khoa thuỷ sản, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Phúc (2000). Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá rô đồng (Anabas
testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thuỷ Sản, Đai học Cần Thơ.
Nguyễn Ngọc Linh (2006). Nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ sống ở

cá Dĩa

(Symphysodon equifasciata) và kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chép

Nhật (Cyprinus carpio)
Nguyễn Hữu Đức (1997). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của
cá Hạt Đỉnh Hồng . Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thuỷ Sản, Đại học
Cần Thơ.
Hồ Mỹ Hạnh (2003). Khảo sát tính ăn và ảnh hưởng của mật độ, thức ăn lên sự
tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus, Bloch). Luận văn thạc sĩ.
Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ.

×