Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tạp chí Nông Thôn Việt số 68 - Tháng 9.2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.96 MB, 76 trang )

Số

68

Tháng 09/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Dòng người
bỏ phố về quê:
Gánh nặng hay
nguồn lực?

Sản xuất
theo trật tự
của tự nhiên
Ứng dụng
cơng nghệ:
Giải bài tồn
ứt gãy chuỗi
cung ứng

Kinh tế
tuần hồn
trong
nơng
nghiệp

www.nongthonviet.com.vn
Tạp chí


số 68 (tháng 09/2021)

1


2

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)


COMBO

SIÊU ƯU ĐÃI
DUY NHẤT chỉ có tại LienVietPostBank

PHÍ
Được triển khai từ ngày 12/7/2021

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

3


4

Tạp chí


số 68 (tháng 09/2021)


Số

68

Tháng 09/2021

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Dòng người
bỏ phố về quê:
Gánh nặng hay
nguồn lực?

Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Sản xuất
theo trật tự
của tự nhiên

Tổng biên tập
Nguyễn Đức Quang
Phó Tổng biên tập
Nguyễn Thị Quốc Hương
Nguyễn Mạnh Thường
Hội đồng cố vấn
Nguyễn Tuấn Anh - GSTS

Nguyễn Minh Châu - PGS.TS
Nguyễn Sĩ Dũng - TS
Nguyễn Trí Ngọc - TS
Nguyễn Đăng Nghĩa - TS
Trần Thế Tuyển - Nhà báo
Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - TS
Võ Trọng Nghĩa - KTS
Hồ Thị Tú Anh - Nhà báo
Thư ký tòa soạn
Nguyễn Thị Mai Phương
Đặng Thị Thùy Dung
Thiết kế mỹ thuật
Đặng Hữu Nhất
Trị sự
Trương Thị Thu Cúc

Ứng dụng
công nghệ:
Giải bài tồn
ứt gãy chuỗi
cung ứng

Tịa soạn
Lầu 10, Tịa nhà số 12 Võ Văn Kiệt,
P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
ĐT: (028) 3821 1283
Fax: (028) 3914 7286
Hotline: 093 205 6666

Kinh tế

tuần hồn
trong
nơng
nghiệp

www.nongthonviet.com.vn

Văn phịng Hà Nội
26 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 091 3460692
Giấy phép xuất bản số 06/GP-BTTTT
do Bộ TT&TT cấp ngày 7/1/2016.
CV chấp thuận tăng lên 76 trang
số 3993/BTTTT-CBC do Bộ TT&TT
cấp ngày 08/11/2019
In tại CT TNHH Quảng cáo và
Thương mại Dương Phong.
Khổ in (21 x 29)cm.

Ảnh bìa:
Những năm
gần đây, khái niệm
kinh tế tuần hoàn
thường được nhắc đến.
Trong lĩnh vực nơng
nghiệp, kinh tế tuần
hồn đang được
xem là xu hướng.
Đồ họa: Hữu Nhất


VỚI SỰ THAM GIA CỦA:
Hồ Xuân Hùng, Nguyễn Đức, TS Nguyễn Sĩ Dũng,
TS Nguyễn Đăng Nghĩa, TS Nguyễn Thị Miền,
TS Nguyễn Quang Như Quỳnh, Cẩm Hà,
Mạnh Tiến, Kim Châu, Ngữ Yên, Đỗ Quang
Tuấn Hoàng, Hoàng Trọng, Nguyễn Thu,
Anh Phương, Đơng Khánh, Tơn Thất Hịa,
Qch Thun Nhã Un, Minh Huy,
Trần Trọng Triết, Nguyễn Quỳnh,
Lương y Diệp Bình, Cơng Bằng, An Viên,
Vân Anh, Tuấn Anh, Ban Dung, Đặng Thùy,
Thùy Dung, Bá Anh, Ngọc Phương,
Minh Quang, Ánh Tuân, Ngọc Toan,
Diễm Thư, Gia Tuệ, Chi An, Tam Diệp...

BÀI VỞ XIN GỞI VỀ
Ngọc Phương


GIÁ: 30.000 ĐỒNG

www.nongthonviet.com.vn

95
100
50

CƠNG TY CỔ PHẦN HIM LAM


Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

5


Mục lục
34

nước sạch và
sức khỏe cộng đồng

07

Dòng người bỏ phố về quê:
Gánh nặng hay nguồn lực?

10

Đằng sau
những cuộc
hồi hương
bất đắc dĩ

45
13

làng nghề việt:
làng nghề làm

nem chả

PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN:
KHÁI NIỆM & QUY CHẾ PHÁP LÝ

14

Thực hành
tiết kiệm,
chống lãng phí:
khổng lồ và...
vơ hình

22

Ứng dụng cơng nghệ:
giải bài tồn đứt gãy
chuỗi cung ứng

32

64
66

thiền trong
nông nghiệp của
Masanobu Fukuoka

Shell House cảm hứng thiết kế
từ lồi trai


Làng
giao thương,
làng trù phú

PLASTICS

VIET RICE
Organic

6

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)


Dòng NGƯỜI bỏ phố về quê:

Gánh nặng hay nguồn lực?

Đ

NGUYỄN ĐỨC

ợt lây nhiễm thứ 4 của đại dịch Covid-19 đã tác động
nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Đến 27/8, cả nước đã có hơn 400.000 ca bệnh,
hơn 10.000 ca tử vong. Nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là các
tỉnh phía Nam, phải thực hiện “giãn cách xã hội” dài ngày theo

tinh thần Chỉ thị 16. Ở những nơi đó, các hoạt động kinh tế, dịch
vụ đều… bất động, kể cả các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các
nhà hàng, cửa hàng hay các địa điểm vui chơi giải trí. Trong
những ngày các tỉnh thành phố phía Nam “căng mình chống
dịch”, đã có một đợt sóng người “di tản ngược” - từ Nam ra Bắc.
Họ là những cơng nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đang tạm
ngưng hoạt động; những người lao động trong các cơ sở dịch
vụ; những người làm lao động thời vụ và cả những người lao
động tự do… Họ tự phát “di tản” bỏ phố về quê để trốn dịch,
để tránh đói và khả dĩ tìm chỗ an tồn hơn so với việc ở lại…
Hậu quả của việc “di tản ngược” này, chắc sẽ cịn nhiều dịp,
nhiều ý kiến phân tích, mổ xẻ. Nhưng thực tế, đã có những bất
trắc xảy ra: đói khát, dịch bệnh, tai nạn giao thơng… Chưa kể
trong số họ, có khơng ít người là nguồn lây Covid-19 cho cư dân
các địa phương trên đường hoặc tại điểm đến. Đáng quan ngại
hơn, khi dịch bệnh tạm lắng, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở
dịch vụ được phép hoạt động trở lại, không biết lấy đâu ra lao
động, đặc biệt là lao động có tay nghề? Khủng hoảng thiếu lao
động, đó là vấn đề dễ nhìn thấy trong những ngày sau dịch…
Tuy nhiên, lâu nay, tình trạng thanh niên nông thôn đổ ra
thành phố kiếm việc làm, đã khiến cho lao động nông thôn bị
mất cân bằng. Ở khơng ít địa phương, đất sản xuất bị bỏ hoang
hoặc canh tác khơng hiệu quả. Làng q thơn xóm, có nơi chỉ
có lao động là ơng bà già, người tàn tật và… trẻ em.
Trong những năm gần đây, chủ trương phát triển kinh tế
nông thôn gắn với xây dựng Nơng thơn mới được Chính phủ
triển khai mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao như trồng rau củ quả trong nhà lưới, tưới tiêu chủ
động, canh tác theo hướng hữu cơ, truy xuất nguồn gốc…
khơng cịn xa lạ với nhiều hộ nơng dân. Bên cạnh đó, phong

trào OCOP - Mỗi xã một sản phẩm - cũng đang được khuyến
khích phát triển. Tuy nhiên, trước tình trạng lao động trẻ ở
nông thôn đổ ra thành phố, đến các nhà máy KCN, các khu đô
thị, đi lao động nước ngồi… để kiếm sống như lâu nay, thì cái
thiếu quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn là thiếu lao
động, đặc biệt là lao động trẻ, có tay nghề. Chính vì điều đó mà
tiềm năng kinh tế nơng thơn chưa được khai thác hiệu quả.
Vậy, hàng chục ngàn lao động từ thành phố đổ về nông
thôn hiện nay, là “gánh nặng” hay nguồn lực?

Rõ ràng, trước mắt, hàng chục ngàn người tràn về nơng
thơn cũng gây nên tình trạng tăng nhân khấu đột biến. Những
gia đình nơng dân nghèo, sẽ thêm khó khăn vì thêm miệng ăn
mà chưa có việc làm ổn định. Tuy nhiên, “gánh nặng” đó chỉ
là tạm thời. Nơng dân, nơng thơn, vốn có truyền thống lá lành
đùm lá rách, rau cháo có nhau… Về lâu dài, lượng lao động hồi
hương này, nếu được sử dụng đúng, sẽ là nguồn lực quan trọng
cho phát triển kinh tế nông thôn. Đa phần trong số lao động trở
về đều nghèo, khơng có vốn liếng. Cái họ có là sức lao động và
một ít kỹ năng lao động cơng nghiệp. Để trở thành lực lượng
lao động chủ chốt ở nông thôn, họ cần phải được bồi dưỡng
kỹ năng lao động nông nghiệp công nghệ cao, được cấp vốn
đầu tư để sản xuất nông nghiệp hoặc làm nghề. Nếu không
thể làm chủ, họ cũng được đào tạo nghề để vào làm việc trong
các cơ sở sản xuất OCOP. Các làng nghề nông thôn đang thu
hút lao động. Đất đai ở nông thôn cũng đang cần lao động kỹ
thuật cao. Người lao động trẻ đã về. Nhưng không thể để họ
tự tổ chức sản xuất theo cách truyền thống - lao động vất vả
mà hiệu quả bấp bênh.
Để “giữ chân” lực lượng lao động hồi hương cho phát triển

kinh tế nông thôn, ngay từ bây giờ, lãnh đạo ngành nông nghiệp
và lãnh đạo các địa phương cần ngồi lại tính tốn giải pháp,
chính sách, nguồn vốn để đầu tư, đào tạo nghề, tạo việc làm…
trên cơ sở nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp,
xây dựng Nông thôn mới và OCOP. Hội Nông dân, Tổng hội
nông nghiệp và các hiệp hội ngành nghề nông nghiệp cũng cần
tham gia vào việc dạy nghề và giám sát nguồn vốn đầu tư để
những lao động thất nghiệp hồi hương sớm trở thành những
“ông chủ” các ngành nghề xây dựng Nông thôn mới tương lai.
Các nhà máy, xí nghiệp, KCN, khu đơ thị cần lao động, không
sai. Nhưng nông nghiệp, nông thôn cũng đang rất cần lao động,
đặc biệt là lao động trẻ. Sản xuất nông nghiệp đang phát triển
và hiệu quả, nhiều nơi, không thua kém sản xuất công nghiệp.
Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu luôn chiếm tỉ trọng cao, đem
ngoại tệ nhiều nhất về cho đất nước trong những năm gần đây.
Nhìn ở góc độ nơng nghiệp - nơng dân - nơng thôn, việc
hàng chục ngàn lao động “di tản ngược” - bỏ phố về quê không
phải là “gánh nặng” hay “thảm hoạ”. Trong “nguy” có “cơ”.
Nếu muốn nền nơng nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, nông
thôn phát triển giàu đẹp hơn, đời sống nông dân được cải
thiện hơn… không thể không tính tới việc “trải thảm đỏ” đón
lực lượng lao động trẻ, đặc biệt là lao động chất xám về nông
thôn. Trước mắt, hãy có chính sách đúng đối với lực lượng lao
động hồi hương này. Đừng coi đó là “số ít”, là “chuyện nhỏ”.
Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

7



thời sự trong kỳ

T R O N G N Ư Ớ C

Q U Ố C T Ế

Ngày 9/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã
có chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND
Lào. Đây là chuyến thăm song phương nước
ngồi chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp
cao Đảng, Nhà nước ta sau Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII; đồng thời là chuyến cơng
du nước ngồi đầu tiên của Ông Nguyễn Xuân
Phúc trên cương vị Chủ tịch nước.

Sau 16 ngày tranh tài, ngày 8/8, Thế vận hội mùa Hè lần
thứ 32 - Olympic Tokyo 2020 - đã bế mạc. Đoàn thể thao
Mỹ xếp thứ nhất toàn đoàn với 113 huy chương (39 HCV,
41 HCB và 33 HCĐ). Xếp sau là đoàn Trung Quốc với 88
huy chương (38 HCV, 32 HCB và 18 HCĐ), xếp thứ 3 là chủ
nhà Nhật với 58 huy chương (27 HCV, 14 HCB và 17 HCĐ).
Đồn Việt Nam chia tay Olympic Tokyo mà khơng giành
được huy chương nào.

Từ ngày 24 - 26/8, Phó Tổng thống Hoa Kỳ - Bà
Kamala Harris đã có chuyến thăm chính thức
Việt Nam. Việt Nam là điểm đến thứ hai trong
chuyến công du Đông Nam Á lần này của Phó
Tổng thống Mỹ. Bà Kamala Harris cho biết Hoa

Kỳ duy trì sự hợp tác cấp cao về an ninh, đồng
thời ủng hộ một Việt Nam độc lập và thịnh
vượng. Trong chuyến thăm, ngồi lịch làm
việc chính thức với các lãnh đạo cấp cao của
Việt Nam, bà Kamala còn tham gia lễ mở văn
phịng Lực lượng Gìn giữ Hịa bình, ký văn bản
thuê đất mới cho Đại sứ quán Hoa Kỳ và khai
trương văn phịng khu vực Đơng Nam Á của
CDC Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Tối 24/8, Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 16
trong lịch sử (Paralympic Tokyo 2020) cũng đã chính thức
khai mạc tại Nhật Bản. Paralympic Tokyo 2020 ghi nhận
số vận động viên đông nhất trong lịch sử (4.403 người),
số lượng vận động viên nữ đông kỷ lục (1.853 người), lần
đầu tiên cầu lông và taekwondo được đưa vào thi đấu…

Ngày 24/8, tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM
khóa X, ơng Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy
TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã được bầu vào
chức danh Chủ tịch UBND TP.HCM, thay ông
Nguyễn Thành Phong được Bộ Chính trị điều
động làm Phó ban Kinh tế Trung ương. Ông
Phan Văn Mãi sinh năm 1973, quê xã Thạnh
Phú Đông, huyện Giồng Trôm, Bến Tre, là thạc
sĩ Quản lý kinh tế.
Từ ngày 14/8, công dân đủ 14 tuổi có quyền
được làm hộ chiếu phổ thơng gắn chip điện tử.
Hộ chiếu gắn chip được thực hiện bằng công

nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống
nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO. Hộ
chiếu theo mẫu cũ và hộ chiếu gắn chíp điện
tử có giá trị pháp lý ngang nhau. Hộ chiếu đã
được cấp trước ngày 1/1/2022 được sử dụng
đến khi hết thời hạn được ghi trên hộ chiếu.

8
8

Tạp
Tạp chí
chí

Chính quyền Haiti ngày 15/8 cho biết ít nhất 304 người đã
thiệt mạng và hàng trăm người bị thương hoặc mất tích
sau trận động đất 7,2 độ Richter ngày 14/8.Tâm chấn nằm
trên đất liền ở độ sâu 10km, cách thị trấn Petit Trou de
Nippes 8km và cách thủ đơ Port-au-Prince khoảng 150km
về phía tây.
Taliban ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul mà không
vấp phải sự kháng cự nào và nhanh chóng kiểm sốt toàn
bộ Afghanistan sau khi Tổng thống Afghanistan Ashraf
Ghani rời đất nước. Mỹ và nhiều nước đóng cửa các cơ
quan ngoại giao và sơ tán công dân khỏi quốc gia Nam
Á này. Thủ lĩnh Taliban tuyên bố sẽ thành lập Tiểu vương
quốc Hồi giáo Afghanistan như trước khi bị Mỹ lật đổ sau
sự kiện ngày 11/9/2001. Lo lắng Taliban sẽ áp đặt lại chế
độ hà khắc như trước đây, nhiều người dân Afghanistan
đã tìm cách rời khỏi đất nước. Các quốc gia láng giềng

đang lo ngại về nguy cơ xảy ra làn sóng người di cư như
đã từng xảy ra ở Syria. Taliban tuyên bố sẽ thay đổi theo
chiều hướng tích cực trong việc vận hành chính quyền mới
nhưng vẫn nhận nhiều sự hoài nghi từ dư luận quốc tế.
Ngày 26/8, vụ đánh bom gần sân bay Kabul ở Afghanistan
khiến ít nhất 13 lính Mỹ và 90 thường dân Afghanistan
thiệt mạng. Hơn 140 người khác bị thương, và con số
thương vong dự kiến tiếp tục tăng. Theo Reuters, phiến
quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố nhận trách
nhiệm vụ tấn công

số
số 68
68 (tháng
(tháng 09/2021)
09/2021)


Toàn cảnh
COVID _ 19
T R O N G N Ư Ớ C

Kể từ đầu dịch đến sáng ngày
30/8, Việt Nam đã ghi nhận
435.265 ca Covid-19, trong đó,
có 204.710 ca được điều trị khỏi.
Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày
27/4) đến sáng ngày 30/8, số ca
nhiễm mới ghi nhận trong nước là
431.072 ca, trong đó có 217.028

ca đã được công bố khỏi bệnh.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số
ca mắc cao là TP.HCM (209.921),
Bình Dương (104.208), Đồng Nai
(22.641), Long An (20.933), Tiền
Giang 9.217).
Tổng số ca tử vong do Covid-19
tại Việt Nam tính đến sáng ngày
30/8 là 10.749 ca, chiếm tỷ lệ
2,5% so với tổng số ca mắc và cao
hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do
Covid-19 trên thế giới (2,1%).
TP.HCM đã hơn 100 ngày thực hiện
giãn cách. Nhằm đảm bảo kiểm
soát được dịch bệnh Covid-19
trước ngày 15/9, UBND TP.HCM
đã ban hành Chỉ thị số 11 về tăng
cường giãn cách xã hội và các biện

Q U Ố C T Ế

Tính đến ngày 30/8,
cả thế giới có 217.214.884
ca nhiễm Covid-19, trong
đó 194.114.330 ca
khỏi bệnh; 4.515.053 ca
tử vong và 18.585.501 ca
đang điều trị.

Tình hình tiêm chủng

pháp phịng chống dịch Covid-19
trên địa bàn. Theo đó, người dân
được u cầu khơng ra khỏi nhà,
“ai ở đâu thì ở đó”; Thành lập tổ
công tác đặc biệt tại các phường, xã,
thị trấn để đi chợ thay cho người
dân, thực hiện an sinh xã hội; Tăng
cường kiểm sốt các nhóm đối
tượng được phép lưu thông trong
thời gian thực hiện giãn cách xã
hội; Thần tốc xét nghiệm diện rộng
toàn TP.HCM trong thời gian giãn
cách xã hội để phát hiện sớm nhất
các trường hợp F0… Lực lượng quân
đội, công an cũng được huy động
hỗ trợ TP.HCM và một số tỉnh phía
Nam kiểm sốt dịch Covid-19.
Sau ngày 25/8, một số tỉnh thành
phía Nam bao gồm An Giang, Vĩnh
Long, Bà Rịa Vũng Tàu vẫn tiếp tục
thực hiện các biện pháp phòng dịch
theo nguyên tắc Chỉ thị 16, do tình
hình dịch bệnh Covid-19 vẫn cịn
nhiều phức tạp. Hà Nội cũng tiếp
tục kéo dài giãn cách đến ngày 6/9
sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm
thứ phát trong cộng đồng.

Đến sáng ngày 30/8, tổng số
liều vắc-xin Covid-19 đã được tiêm là

19.431.093 liều, trong đó tiêm
1 mũi là 16.999.888 liều, tiêm
mũi 2 là 2.431.205 liều.
Việt Nam đang tích cực ngoại giao
vắc-xin nhằm mang vắc-xin về nước
nhiều nhất có thể, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong
tháng 8 và tháng 9 Việt Nam có thể
nhận được 16 triệu liều vắc-xin thơng
qua các hình thức viện trợ, các đối tác
nhượng lại vắc-xin và giao vắc-xin
theo hợp đồng đã ký kết.
Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm
đẩy mạnh quy trình cấp phép các loại
vắc-xin trong nước. Sau 3 giai đoạn
thử nghiệm, Nano Covax đã được Hội
đồng y đức tư vấn cấp giấy lưu hành
thuốc, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa cấp
phép khẩn cấp cho vắc-xin này vì cần
được bên đơn vị nghiên cứu bổ sung
thêm một số dữ liệu. Covivac đã bước
vào thử nghiệm trên người giai đoạn
2. Trong khi đó, ARCT-154 bắt đầu thử
nghiệm từ 15/8.

Biến chủng Delta vẫn là biến chủng chiếm
áp đảo trong các ca mắc mới. Các nước vẫn
đang loay hoay với việc đối phó chống dịch
bệnh lây lan nhanh bên cạnh việc mở cửa
nền kinh tế. Việc một số nước phát triển tiến

hành tiêm mũi tăng cường (thứ ba) trong
khi rất nhiều nước còn đang thiếu hụt nguồn
cung vắc-xin đã gây ra tranh cãi trên thế giới.
WHO kêu gọi chia sẻ vắc-xin đến các nước
nghèo và đang phát triển nhằm đạt độ phủ
vắc-xin trên tồn cầu.

Tạp
Tạp chí
chí

Ngày 2/8, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) đã thơng qua một gói
hỗ trợ nguồn tài chính lớn
nhất lịch sử tổ chức này, trị giá
lên tới 650 tỷ USD, để giúp các
nước đang đối mặt với tình
trạng nợ gia tăng và sụt giảm
kinh tế vì đại dịch Covid-19.
Bloomberg ước tính Việt Nam
có thể nhận được khoảng 1,56
tỷ USD trong gói hỗ trợ này.

số
số 68
68 (tháng
(tháng 09/2021)
09/2021)

9

9


thời sự

Đằng sau những cuộc

hồi hương bất đắc dĩ

Nhìn dịng người hồi hương trong thời gian
vừa qua, ơng có suy nghĩ gì, thưa ơng?

THÙY DUNG thực hiện

Khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn biến phức tạp,
hàng nghìn người dân từ các thành phố lớn
đang là tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương,
Đồng Nai, Đà Nẵng… ồ ạt kéo nhau
về quê. Ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch
Tổng hội NN&PTNT VN, nguyên
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã chia sẻ
với Tạp chí Nơng thơn Việt một số
nội dung xoay quanh hiện tượng này.

Ông Hồ Xuân Hùng: Chúng ta vừa chứng kiến
một cuộc hồi hương lớn của những người nơng
dân. Thực tế đó cho thấy nhiều điều. Điều rõ ràng
nhất là sau hàng chục năm rời quê ra thành phố
kiếm sống, những người nông dân ấy vẫn chưa tìm
được cuộc sống ổn định nơi đơ thị. Không nhà cửa,

thu nhập bấp bênh nên khi đô thị có biến, họ là
những người bị tổn thương đầu tiên, vì thế, họ buộc
phải quay về quê hương để tìm nơi nương náu.

Những người hồi hương hôm nay đã từng
quyết tâm rời bỏ nơng thơn để đi tìm cuộc
sống khác, tốt hơn. Theo ơng, vì sao nơng
thơn Việt Nam chưa thể giữ chân những
người nơng dân đó?
Sinh kế ổn định là yếu tố quan trọng bậc nhất
để an cư. Trong khi đó, nhiều năm nay, đất đai
nơng thơn càng ngày càng bị thu hẹp để nhường
chỗ cho các khu đô thị, cơng trình giao thơng và
gần đây là khu cơng nghiệp... Mất đất sản xuất
cộng với sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi
ro, thu nhập không cao khiến thu nhập của nông
dân từ nghề nông bấp bênh, không đủ sống. Việc
làm tại nơng thơn cũng ngày càng ít đi khi nơng
nghiệp từng bước được cơ giới hóa, các ngành
nghề thủ công bị mai một, dân số nông thôn gia
tăng. Ly nông rồi ly hương để dồn về đô thị là hậu

10

Tạp chí

Ơng Hồ Xn Hùng
- Chủ tịch Tổng hội
NN&PTNT VN


quả tất nhiên của tình trạng này.
Thời gian gần đây, thực hiện Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng Nơng thôn mới, nông thôn
Việt Nam đã được cải thiện hơn rất nhiều, nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nơng
thơn mới đã đưa ra những chủ trương để giải quyết
vấn đề lao động ở nông thôn, tuy nhiên giải pháp
tạo việc làm cho nơng dân có thu nhập ổn định ở
nơng thơn vẫn bị chậm một bước.

Phải chăng cịn do điều kiện sống ở vùng
nơng thơn, thưa ơng?
Có những vấn đề mà nông thôn của chúng ta
tiến không kịp. Trước hết phải nói đến hệ thống
đường giao thơng. Tuy đã được khắc phục trong
thời gian qua nhưng ở những nơi thuộc vùng sâu,

số 68 (tháng 09/2021)


thời sự

Đồn người
hồi hương. Ảnh:
Võ Ngọc Thạnh

vùng xa, vùng khó khăn, giao thơng
vẫn là vấn đề rất lớn. Ví dụ có doanh nghiệp
muốn đầu tư vào những địa phương này nhưng

q trình vận chuyển, lưu thơng hàng hóa gặp
nhiều khó khăn khiến họ phải suy nghĩ lại.
Y tế và giáo dục cũng tương tự. Một số chun
gia nói với tơi rằng chúng ta đang đầu tư cho
người giàu nhiều hơn người nghèo. Hiểu theo
cách nào đó thì đúng như vậy. Hầu hết cơ sở hạ
tầng cho y tế và giáo dục ở nơng thơn hiện cịn
khá thấp so với đơ thị. An sinh xã hội chưa đảm
bảo khiến nông thôn thêm yếu tố để khơng cịn
là nơi đáng sống với nhiều người.

Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình
Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn
mới, nhiều vùng quê đã thực sự đổi thay.
Thời gian tới, theo ơng, Chương trình cần
chú trọng những nội dung gì nữa để tiếp
tục phát huy những hiệu quả đã đạt được?
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13
mới đây đã khẳng định đậm nét một lần nữa về
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nơng
thơn mới, đặc biệt có điểm đổi mới là phát triển
kinh tế nông thôn đi đôi với xây dựng Nông thôn
mới. Kỳ họp Quốc hội đầu tiên của khóa XV cũng
Theo ơng Hồ Xn Hùng, nếu chúng ta thực hiện tốt các chương trình phát
triển kinh tế ở nơng thơn thì khơng chỉ giữ chân được người nơng dân mà
thậm chí, cịn lơi kéo được cả người từ thành thị về nông thôn sinh sống.

đã thông qua một số chủ trương lớn để đầu tư và
tiếp tục đẩy mạnh Chương trình xây dựng Nơng
thơn mới. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng.

Vấn đề bây giờ là từ những chủ trương lớn đó,
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần sớm có
các quyết sách cụ thể, phù hợp để tiếp tục thực
hiện chương trình một cách thật hiệu quả.
Kinh tế nông thôn bao hàm rất nhiều nội
dung. Nơng thơn khơng chỉ có nơng nghiệp mà
phải có cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ... Thời gian qua, chương trình Mỗi xã một sản
phẩm (OCOP - PV) được đẩy mạnh đã góp phần
giải quyết khá tốt vấn đề việc làm và thu nhập
cho người dân ở các địa phương. Tuy nhiên, tiềm
năng của các địa phương vẫn chưa được phát huy
nhiều, do đó, cần hết sức quan tâm đến Chương
trình này trong thời gian tới. Một ví dụ khác nữa
là hoạt động du lịch tại vùng nông thôn. Đây là
xu hướng của thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt
Nam. Nơng thơn của chúng ta có nhiều khả năng
đáp ứng hoạt động du lịch sinh thái, du lịch thiên
nhiên. Vấn đề là tổ chức khai thác thế nào cho tốt.
Theo tôi, chúng ta không thể làm kinh tế hộ
nữa, dứt khoát phải là kinh tế tập thể, kinh tế hợp
tác, doanh nghiệp. Khi đã khẳng định được vai trò
của kinh tế tư nhân thì cần phải có những giải pháp
cụ thể hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển;
chẳng hạn như chính sách về đất đai tạo điều kiện
cho doanh nghiệp có khả năng phát triển trên quy
mơ lớn, từ đó liên kết với nơng dân để giải quyết
được vấn đề việc làm tại chỗ. Đâu phải chúng ta
khơng có chủ trương mà thực tế là chúng ta chậm

chạp trong q trình thực thi. Tơi thấy thật kì lạ
là mỗi tỉnh đều có trung tâm phát triển quỹ đất
cho cơng nghiệp và khu đơ thị nhưng khơng có
trung tâm phát triển quỹ đất cho phát triển nơng
nghiệp. Trong khi đó, muốn doanh nghiệp đầu tư
quy mơ lớn thì phải tích tụ ruộng đất, đầu tư đất
đai. Đây là những vấn đề còn đang vướng mắc, cần
sớm được giải quyết, nếu khơng, sẽ lại có những
dịng người rời làng q ra đi.
Nếu chúng ta thực hiện tốt các chương trình
phát triển kinh tế ở nông thôn, tôi nghĩ không chỉ
giữ chân được người nơng dân mà thậm chí, cịn
lơi kéo được cả người từ thành thị về nông thôn
sinh sống.

Cảm ơn ơng vì nội dung buổi trao đổi.
Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

11


vă n b ả n m ới
Thông tư số 67/2021/TT-BTC quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
trong cơng tác an tồn thực phẩm vừa được Bộ
Tài chính ban hành ngày 5/8/20021, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 19/9/2021. Thông tư quy định cụ
thể các mức phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập

khẩu, xác nhận, cơng bố trong lĩnh vực an tồn thực
phẩm. Tiếp đó ngày 6/8/2021, Bộ Tài chính ban
hành Thơng tư 68/2021/TT-BTC quy định mức
thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực thú
y nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng
chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Một số khoản
phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y sẽ được giảm đến
50%. Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
6/8/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Đề án Phát triển ngành chế biến thủy sản giai
đoạn 2021 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt ngày 16/8/2021, theo Quyết định số 1408/
QĐ-TTg. Đề án đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy
sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được
nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao
năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng
vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam
trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong
số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia
xây dựng Thỏa thuận tồn cầu về ơ nhiễm nhựa
đại dương cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 16/08/2021 (theo Quyết định số 1407/
QĐ-TTg). Đề án này sẽ triển khai nhằm bảo đảm
đầy đủ điều kiện về nguồn nhân lực, thông tin, dữ
liệu phục vụ cho việc chủ động, tích cực chuẩn bị và
tham gia đàm phán, bảo đảm quyền, lợi ích, nâng
cao năng lực quốc gia trong việc phịng, chống ơ
nhiễm nhựa đại dương.


12

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

Thông tư số 10/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn
nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm
vụ “Phát triển sản xuất giống” đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày
19/8/2021, triển khai Quyết định số 703/QĐ-TTg
ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo
đó, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư cho đơn vị nhập
nội, mua bản quyền dịng/giống mới đối với cây
nơng, lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản ngắn ngày
(hoặc hằng năm).
Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý
xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ
trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong
nước do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng
Diên ký ban hành ngày 23/8/2021 yêu cầu Cục Xuất
nhập khẩu rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu
chung và kiến nghị công tác quản lý nhập khẩu mặt
hàng gạo, mặt hàng đường. Cục này cũng là đầu
mối chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu,
đề xuất các biện pháp, giải pháp trình Bộ trưởng Bộ
Cơng Thương quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng
Chính phủ nếu vượt thẩm quyền.
Ngày 18/8/2021, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành
Quyết định số 1977/QĐ-UBND cho phép lập đề

cương và dự toán nhiệm vụ điều tra, đánh giá
ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần
đầu trên địa bàn tỉnh. Mục đích đề ra là đánh giá
đầy đủ, tồn diện, chính xác, khoa học thực trạng
ô nhiễm đất cũng như phân hạng đúng nguồn tài
nguyên đất nông nghiệp của tỉnh, làm cơ sở đề xuất
chính sách tăng cường quản lý nhà nước về đất đai,
biện pháp cải tạo đất và bảo vệ đất, khai thác, sử
dụng đất có hiệu quả về số lượng, chất lượng, phục
vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.


góc nhìn

PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN:
KHÁI NIỆM & QUY CHẾ PHÁP LÝ
TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này đang được hiện thực hóa
trong chương trình cải cách thể chế của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

H

iện nay, việc phân cấp, phân quyền không
hợp lý đang gây ra những hệ lụy dễ thấy sau
đây: 1. Cấp trên bị quá tải, và quyền lực của
cấp trên nhiều khi trở nên hình thức. (Vì q tải nên
cấp trên khơng cịn thời gian để xem xét đầy đủ các

tờ trình. Xảy ra tình trạng ký trình quan trọng hơn ký
duyệt). 2. Cấp dưới khó phát huy tinh thần chủ động,
sáng tạo, nhưng nhiều khi cũng tránh được việc phải
chịu trách nhiệm. 3. Quy trình, thủ tục rắc rối, rườm rà:
chi phí thủ tục, chi phí thời gian, chi phí cơ hội tăng cao.
Tuy nhiên, về mặt khái niệm, vẫn chưa có sự
phân biệt tương đối rạch rịi giữa phân cấp và phân
quyền. Hơn thế nữa, chúng ta lại thường nói gộp
phân cấp, phân quyền với nhau làm một, nên việc
hoạch định chính sách trong lĩnh vực này càng thêm
khó khăn, lẫn lộn.
Phân cấp, phân quyền đều phải được hiểu là
chia chuyển bớt quyền năng, cơng việc xuống cho
cấp dưới. Có hai cách để chuyển quyền năng, công
việc xuống cho cấp dưới: 1. Quyền vẫn là của cấp
trên nhưng chuyển xuống cho cấp dưới thực hiện; 2.
Dùng pháp luật phân chia lại để chuyển bớt quyền
năng cho cấp dưới. Cách thứ nhất là phân cấp. Cách
thứ hai là phân quyền.
Với một khuôn khổ khái niệm như vậy, quy chế
pháp lý của phân cấp và phân quyền rất khác nhau.
Nếu phân cấp là một sự ủy quyền, thì chỉ những
cơ quan có thẩm quyền mới có thể phân cấp. Và
phân cấp thì chỉ có thể là cấp trên phân cấp cho cấp
dưới: Chính phủ phân cấp cho các Bộ, các UBND tỉnh;
các Bộ phân cấp cho các UBND tỉnh, các Sở.
Bộ Tài chính ủy quyền cho các tỉnh có cảng biển,
có cửa khẩu thu thuế xuất nhập khẩu là một ví dụ
cụ thể về phân cấp. Từ ví dụ này chúng ta thấy: Cho
dù đã phân cấp cho các tỉnh, thì Bộ Tài chính vẫn

khơng mất thẩm quyền thu thuế xuất nhập khẩu;
Phân cấp cho các tỉnh, thì Bộ Tài chính vẫn khơng

được giải phóng khỏi trách nhiệm đối với việc thu
thuế xuất nhập khẩu; Bộ Tài chính phải tài trợ cho
các tỉnh trong việc thu thuế xuất nhập khẩu (có thể
khấu trừ % từ khoản thuế thu được); Các tỉnh có thể
có tỉnh đồng ý, mà cũng có tỉnh khơng đồng ý thu
thuế xuất nhập khẩu giúp cho Bộ Tài chính; Bộ Tài
chính có thể rút lại sự ủy quyền của mình và trực tiếp
tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu.
Như vậy, phân cấp không làm mất thẩm quyền,
không gỡ bỏ trách nhiệm; cơ quan phân cấp phải tạo
điều kiện cho cơ quan nhận phân cấp; phân cấp có
thể được chấp thuận, mà cũng có thể khơng và cũng
có thể được rút lại.
Về phân quyền, phân quyền là việc thẩm quyền
của các cơ quan hành chính - nhà nước được pháp
luật phân chia.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) dự
định chuyển quyền cấp bằng lái xe từ Bộ Giao thơng
Vận tải sang cho Bộ Cơng an là một ví dụ cụ thể về
phân quyền. Từ ví dụ này, chúng ta thấy: Nếu thẩm
quyền cấp bằng lái xe được chuyển cho Bộ Cơng an
thì Bộ Giao thơng Vận tải khơng cịn thẩm quyền này;
Bộ Giao thơng Vận tải khơng cịn thẩm quyền thì cũng
khơng phải chịu trách nhiệm về việc cấp bằng; Tài
chính cho việc tổ chức thi cấp bằng lấy từ ngân sách,
chứ không phải từ sự tài trợ của Bộ Giao thơng Vận tải;
Bộ Cơng an khơng có quyền trả lại việc cấp bằng lái

xe, và Bộ Giao thơng Vận tải khơng có quyền nhận lại.
Như vậy, phân quyền là việc xác lập thẩm quyền
và trách nhiệm; việc thực thi thẩm quyền mới sẽ do
ngân sách tài trợ; thẩm quyền mới là không thể từ
chối hoặc chuyển giao.
Với khuôn khổ khái niệm và quy chế pháp lý
như trên, phân cấp sẽ dễ dàng hơn phân quyền.
Nên chăng, chúng ta cần đẩy mạnh phân cấp trước.
Những lĩnh vực phân cấp thành cơng thì có thể tổng
kết để tiến hành phân quyền.

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

13


thời sự

Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí:

D

ù rằng trong “kỳ họp thời
chiến” vừa qua, Quốc hội khóa
XV đã khơng thể dành nhiều
thời gian cho vấn đề này, nhưng những
con số được gửi đến cơ quan lập pháp đã

nói lên nhiều điều.

Vẫn còn xem nhẹ

Bên cạnh các kết quả đạt được, báo
cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội
nhận định vẫn còn hiện tượng chưa tuân
thủ nghiêm quy định về thời hạn lập, gửi
chương trình và báo cáo thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; chất lượng báo
cáo cịn bất cập.
Cụ thể, một số bộ, ngành, địa phương
đến tháng 4 hoặc tháng 5/2020 mới ban
hành Chương trình Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, cá biệt, có nơi đến hết
q 2 hoặc q 3 mới ban hành (như
Hà Tĩnh ban hành ngày 17/9/2020,
Đồng Nai ban hành ngày 11/6/2020)
nên thiếu căn cứ để triển khai thực hiện
trong những tháng đầu năm.
Vẫn theo Chính phủ, có khơng ít báo
cáo cịn mang tính hình thức, chưa đánh
giá đầy đủ kết quả; báo cáo của nhiều

14

Tạp chí

Khổng lồ
và…vơ hình

CẨM HÀ

Túi tiền của quốc gia năm nay và có thể cả năm
2022 sẽ ln ở trong tình trạng thu giảm, chi tăng.
Và vì thế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là yêu
cầu cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
bộ ngành, cơ quan chưa thực hiện chấm
điểm theo quy định (Bộ Công thương, Kế
hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Xây dựng, Y tế, Văn hóa
thể thao và du lịch, Văn phịng Chính phủ,
Thơng tấn xã Việt Nam…) Một số báo cáo
không nêu cụ thể số liệu, chưa đánh giá,
so sánh với chỉ tiêu phấn đấu đề ra trong
năm 2019, đánh giá còn chung chung.
Qua thẩm tra Báo cáo của Chính phủ,
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc
hội nêu thêm, hiện cũng chưa có kết quả
cụ thể đã tiết kiệm như thế nào hoặc kết
quả thực hiện ra sao so với chỉ tiêu trong
Quyết định 166/QĐ-TTg ngày 23/1/2020
của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình
thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm
2020 của nhiều chỉ tiêu và lĩnh vực (như
tín dụng nhà nước; tài chính cơng, tài sản
cơng, tài sản trong các ngân hàng thương

số 68 (tháng 09/2021)

mại nhà nước, ngân hàng có cổ phần nhà

nước, doanh nghiệp nhà nước, bao gồm
cả vấn đề liên quan đến năng suất, tiết
kiệm thời gian lao động của cán bộ, công
chức; lĩnh vực tư liên quan đến hộ kinh
doanh, tiêu dùng của nhân dân - xã hội).

Mn mặt lãng phí

Khó có thể kể hết mn mặt… lãng
phí ở vơ số lĩnh vực, thời điểm khác nhau.
Bên cạnh những lãng phí hữu hình dễ
thấy như nhà máy “đắp chiếu”, đường
sá đào lên lấp xuống, đất đai bỏ hoang
hóa…, cịn có rất nhiều dạng lãng phí vơ
hình, nhưng không hề nhỏ.
Đơn cử, việc xây dựng pháp luật, định
mức, tiêu chuẩn, chế độ và cải cách thủ
tục hành chính chậm trễ, bất hợp lý.
Cơng tác ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ
sung một số định mức, tiêu chuẩn, chế


thời sự

Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ
Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí năm 2021

Túi tiền của quốc gia năm nay sẽ
ln ở trong tình trạng thu giảm,

chi tăng. Đồ họa: Hữu Nhất

độ có trường hợp cịn chậm hoặc khơng
phù hợp với thực tế. Quá trình triển khai
thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy
định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu
thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng
sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn
kinh phí chi thường xun trong thực tế
cịn có một số bất cập, vướng mắc, nhất
là tại Bộ Giao thông Vận tải, tạo thành
điểm nghẽn trong triển khai thực hiện,
ảnh hưởng đến việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong quản lý, sử dụng
ngân sách.
Việc cải cách thủ tục hành chính,
đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin đi đôi với tinh giản biên chế
để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước
còn chưa được đánh giá đầy đủ. Vẫn còn
hiện tượng kéo dài thời gian giải quyết
hồ sơ, thủ tục hành chính, làm tăng chi
phí cho người dân, lãng phí nguồn lực
xã hội. Theo Báo cáo số 2745/BC-UBTP14
của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, 63/63 tỉnh,
thành để xảy ra tình trạng người dân, tổ
chức đi lại nhiều lần, 62/63 tỉnh, thành
xảy ra trễ hẹn trả kết quả dịch vụ; 62
tỉnh thực hiện không nghiêm quy định

về thông báo, xin lỗi người dân, tổ chức
khi trễ hẹn trả kết quả. Công sức, thời
gian, chi phí cơ hội bị mất đi vơ ích cũng

chính là một dạng lãng phí khơng đong
đếm được!
Trong khi đó, mặc dù Chính phủ đã
ban hành 5 nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Cán bộ, công chức; Luật
Viên chức và 4 nghị định khác quy định
về chế độ công vụ, nhưng trên thực tế,
tổ chức bộ máy một số cơ quan vẫn còn
nhiều cấp trung gian, dẫn đến chậm trễ
trong xử lý công việc. Việc sắp xếp tổ
chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập cịn một số nội dung chưa đạt
yêu cầu. Kết quả thực hiện chính sách
tinh giản biên chế mới chỉ tập trung vào
việc giảm số lượng người hưởng lương
từ ngân sách nhà nước mà chưa thực sự
gắn với việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức…
Trong rất nhiều việc phải làm tới đây,
thiết nghĩ có một việc có thể làm ngay
được mà khơng tốn kém nhiều chi phí,
sức lực. Đó là rà sốt, sửa đổi, bổ sung,
hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật
về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn
thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn; tập

trung vào các quy định liên quan đến
công tác quy hoạch, đầu tư (đầu tư cơng,
PPP, đầu tư tư nhân...); tạo bước chuyển
tích cực trong giao nhiệm vụ, đặt hàng,
đấu thầu dịch vụ cơng, mua sắm cơng;
Tạp chí

- Hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội,
hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu,
khảo sát nước ngoài; thực hiện cắt
giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ,
lễ khởi cơng, khánh thành các cơng
trình xây dựng cơ bản.
- Giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp
cơng lập so với năm 2015, có 10% đơn
vị tự chủ tài chính, giảm bình qn 10%
chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước
(NSNN) cho các đơn vị sự nghiệp công
lập so với giai đoạn 2011 - 2015.
- Giảm tối thiểu 5% - 10% chi hỗ trợ từ
NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp
cơng lập có nguồn thu tăng theo lộ
trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp
cơng so với dự tốn năm 2020.
- Khơng thành lập tổ chức mới, khơng
thành lập phịng trong vụ, giảm tối đa
các Ban quản lý dự án; hợp nhất, sắp
xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp
công lập; giảm 10% biên chế sự
nghiệp hưởng lương từ NSNN.

- Thu hồi 100% nhà cơng vụ sử dụng
khơng đúng mục đích, khơng đúng
đối tượng, hết thời gian sử dụng theo
quy định.
- Đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ, phát
triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
để đạt tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%.
- Giảm mức tổn thất điện năng xuống
thấp hơn 6,5%.
(Theo Báo cáo số 221/BC-CP
ngày 8/7/2021 của Chính phủ)

xúc tiến triển khai các dự án PPP đang dở
dang, tắc nghẽn. Việc này cần tiến hành
đồng thời với xây dựng cơ chế trách
nhiệm của người đứng đầu trong công
tác Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Khó khăn hơn, “va chạm” hơn một
chút, nhưng cũng khơng thể khơng làm,
chính là đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác
của bộ máy hành chính; tiếp tục đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị, cơ quan nhà nước và các đơn
vị sự nghiệp cơng lập; rà sốt, đẩy mạnh
việc thực hiện cơ chế khoán, quản lý theo
kết quả đầu ra đối với một số lĩnh vực;
ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin,
giảm thủ tục phiền hà cho người dân và
doanh nghiệp.

số 68 (tháng 09/2021)

15


Chun đề: Kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp

Chun đề

Kinh tế
tuần hồn

trong nơng nghiệp
Những năm gần đây, khái niệm kinh
tế tuần hồn thường được nhắc đến.
Trong lĩnh vực nơng nghiệp, kinh
tế tuần hoàn đang được xem là xu
hướng. Vừa qua, Bộ Nội vụ cũng đã
có quyết định cho phép thành lập
Hội Nơng nghiệp tuần hồn Việt Nam.
Nhân dịp này, Tạp chí Nơng thơn Việt
xin giới thiệu bài viết của các chun
gia về nơng nghiệp tuần hồn để bạn
đọc có cái nhìn đầy đủ, đa chiều hơn.

Sản xuất theo trật tự của tự nhiên

N

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa


ền nơng nghiệp tuần hồn là
q trình sản xuất theo một
chu trình khép kín mà hầu hết
các chất thải, qua xử lý, đều quay trở lại
làm nguyên liệu cho sản xuất, giảm tối
đa ô nhiễm mơi trường. Nó giúp tạo ra
hệ sinh thái rõ ràng hơn mà trong đó, con
người đóng vai trị hỗ trợ tiến trình xảy
ra nhanh hơn, vận hành nó theo trật tự
của tự nhiên để mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn. Nói cách khác, kinh tế tuần
hồn nói chung và nơng nghiệp tuần
hồn nói riêng vừa bảo vệ mơi trường
vừa giúp môi trường tái sinh mạnh hơn.
Ở Việt Nam, nông nghiệp tuần hoàn
là cách tiếp cận phù hợp, cả với sản xuất
và xây dựng Nơng thơn mới.
Có thể thấy rõ lợi ích mà nơng nghiệp
tuần hồn mang lại. Cụ thể: thu hồi và sử
dụng các năng lượng sinh khối nói chung
và biogas nói riêng trong sản x́t để
tạo ng̀n năng lượng mới; tăng lượng
phân bón hữu cơ được sản xuất từ chất
thải hữu cơ phát sinh trong quá trình
sản xuất (chất thải trong chăn nuôi, xác
bã động, thực vật trong q trình trờng

16


Tạp chí

trọt, chế biến nơng sản…); bảo vệ, cải tạo
đất bằng việc tăng cường sử dụng phân
hữu cơ; bảo vệ nguồn nước nhờ sử dụng
nước hiệu quả và không làm ô nhiễm
nguồn nước; ngăn chặn chất thải thực
phẩm (food waste) thơng qua việc tối
ưu hóa các chuỗi cung ứng thực phẩm,
hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu theo dõi
chất thải thực phẩm, tăng cường các mơ
hình chia sẻ, qun góp thực phẩm.
Nơng nghiệp tuần hồn khơng phải
là chỉ quay lại với các biện pháp canh tác
truyền thống. Nó là sự kết hợp các biện
pháp truyền thống, thuận theo tự nhiên
với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
và công nghệ cao, đặc biệt là cơng nghệ
sinh học để có thể xử lý và tạo ra những
sản phẩm, thực phẩm sạch cho con người
cũng như thức ăn an toàn cho chăn ni.
Để có thể thực hiện nơng nghiệp
tuần hồn, cần hồn thiện thể chế, cơ
chế, chính sách pháp luật đồng bộ để tạo
mơi trường và động lực phát triển, trong
đó, chú ý việc tạo điều kiện thuận lợi để
nông dân, doanh nghiệp tiếp cận được
các nguồn lực như đất đai, tài nguyên,

số 68 (tháng 09/2021)


nguồn vốn, khoa học - công nghệ một
cách bình đẳng, minh bạch. Bên cạnh đó,
cần đẩy mạnh tái cơ cấu nơng nghiệp
để hình thành có hiệu quả và bền vững
chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so
sánh của từng vùng, từng địa phương;
nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công
nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế
biến nông sản, công nghệ tái chế… làm
nền tảng cho việc khai thác, xử lý hiệu quả
sản phẩm, phụ phẩm cũng như chất thải
trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời,
tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu
phát triển thị trường và sản phẩm; tháo
gỡ những điểm nghẽn để tạo động lực
sản xuất cho các vùng chun canh lớn…
Để phát triển nơng nghiệp tuần hồn,
mặc dù nơng dân, doanh nghiệp và các
nhà khoa học đóng vai trị quan trọng
nhưng rất cần có sự hỗ trợ hiệu quả của
Nhà nước và sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bộ NN&PTNT cần tham mưu với Chính
phủ có chủ trương, chính sách mạnh mẽ
hơn nữa trong ưu tiên phát triển nơng
nghiệp tuần hồn phù hợp với đặc điểm
riêng của nông nghiệp Việt Nam.


chun đề: kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp


Phát triển kinh tế tuần hồn
trong nơng nghiệp ở việt nam

Những vấn đề đặt ra
TS. Nguyễn Thị Miền
Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Thực trạng phát triển nơng nghiệp
tuần hồn ở Việt Nam

Ở nước ta,
phát triển nơng
nghiệp bền vững
đang đứng trước áp
lực của sự suy giảm
tài nguyên, gia tăng
phát thải và biến đổi
khí hậu. Phát triển
kinh tế tuần hồn
trong nơng nghiệp
chính là liều thuốc
quan trọng giải
quyết áp lực này.

Thuật ngữ “nơng nghiệp tuần hồn” cịn
rất mới mẻ ở Việt Nam, song chủ trương về
phát triển kinh tế theo hướng tuần hồn, trong
đó có nơng nghiệp, đã được Đảng đề cập từ rất
sớm trong các chỉ thị, nghị quyết quan trọng,

như Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/06/1998, Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị về bảo vệ mơi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nghị quyết
24/NQ-TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành
Trung ương về chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường… Trên cơ sở chủ trương
của Đảng, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chính sách liên quan.
Cùng với các chủ trương, chính sách ấy, mơ
hình sản xuất theo hướng tuần hồn trong
nơng nghiệp cũng đã xuất hiện, như mơ hình
vườn - ao - chuồng (VAC) phổ biến ở Việt Nam
từ những năm 80 và được coi là hình thức
nơng nghiệp tuần hồn đơn giản nhất. Sau

này, mơ hình VAC đã được cải tiến phù hợp với
trình độ phát triển của sản xuất nơng nghiệp
cũng như điều kiện sinh thái của từng vùng,
như VACB (vườn - ao - chuồng - biogas); VACR
(vườn - ao - chuồng - rừng) ở các tỉnh miền núi;
VAH (vườn - ao - hồ) ở các tỉnh miền Trung.
Một số mô hình khác, như lúa - tơm, lúa
- cá áp dụng vào đầu những năm 2000 và
phát triển thành lúa thơm - tôm sạch hoặc
lúa thơm - cá sạch hiện nay ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long và vùng ngập úng ở các
tỉnh đồng bằng sơng Hồng; mơ hình lúa - nấm
- phân hữu cơ - cây ăn quả hoặc bị - trùn quế

- cỏ/ngơ - gia súc, gia cầm - cá cũng phổ biến
ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước thời gian
gần đây.
Những mơ hình nói trên đều là hình thái
nơng nghiệp tuần hồn ra đời từ thực tế sản
xuất kết hợp kinh nghiệm truyền thống. Các
mơ hình này, tùy mức độ và quy mơ, mà có
những hiệu quả kinh tế nhất định và đặc biệt,
đều giúp giảm chi phí, tăng năng suất, giảm
chất thải, bảo vệ mơi trường.
Mơ hình sản xuất lúa - tơm ở ĐBSCL.

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)

17


chun đề: kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp

Những vấn đề đặt ra

Thuật ngữ “nơng nghiệp tuần hồn” chỉ mới
được đề cập thời gian gần đây ở nước ta, dù các
dạng thức của nó đã xuất hiện từ khá lâu. Vì vậy,
vai trị, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí của nơng
nghiệp tuần hồn chưa rõ, thậm chí chưa có, dẫn
đến nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp và nhất là nông dân chưa đầy đủ.

Từ đó, chưa tạo được động lực đủ mạnh để nơng
nghiệp tuần hồn phát triển.
Gần đây, sản xuất nơng nghiệp nước ta đã
và đang từng bước quan tâm đến sản xuất nông
nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, song về cơ
bản, vẫn chú trọng đến gia tăng sản lượng nên việc
sử dụng chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ
thực vật, phân hóa học… cịn phổ biến. Điều này
đi ngược lại tiêu chí, mục đích của nơng nghiệp
tuần hồn.
Một thực tế khác: những hạn chế về năng lực
tái chế chất thải, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông
nghiệp. Không chỉ thiếu các nhà nghiên cứu, các
trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
xử lý chất thải, phụ phẩm, phế phẩm mà nguyên
liệu cho tái chế cũng là một trở ngại do quy mơ
sản xuất nơng nghiệp nhỏ, lẻ cịn phổ biến, việc
thu gom, phân loại phụ, phế phẩm nông nghiệp
cho tái chế gặp khó khăn khiến các doanh nghiệp
khơng mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay,
mới có khoảng 10% phụ phẩm trồng trọt được sử
dụng làm chất đốt tại chỗ, 5% làm nhiên liệu công
nghiệp, 3% làm thức ăn gia súc; còn hơn 80% chưa
được sử dụng và thải trực tiếp ra môi trường hoặc
đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường.
Kinh tế tuần hoàn được nhiều nước áp dụng,
song ở Việt Nam, điều này còn khá mới mẻ, nhất là
trong nơng nghiệp. Vì thế, khơng khó hiểu khi chưa
có hành lang pháp lý hồn chỉnh cho lĩnh vực này.
Hiện nay, các quy định liên quan đến phát triển

bền vững hoặc phát triển sạch nằm rải rác ở nhiều
luật, nghị định khác nhau, một số vấn đề về tiêu chí,
tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn liên quan đến
thu gom, vận chuyển và tái sử dụng còn bỏ ngỏ.

Một số khuyến nghị

Để nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hồn
trong nơng nghiệp, cần xây dựng chiến lược truyền
thơng và đẩy mạnh tun truyền về mơ hình
này qua các phương tiện truyền thơng, đưa vào
chương trình đào tạo chính quy từ bậc phổ thơng

18

Tạp chí

đến đại học, đưa vào các chương trình tập huấn,
khuyến nơng cho nơng dân và lực lượng làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức tham quan,
học tập và nhân rộng các mơ hình nơng nghiệp
tuần hồn thành cơng trong và ngồi nước…
Để thu hút doanh nghiệp, nơng dân đầu tư
vào nơng nghiệp tuần hồn, cần có các chính
sách khuyến khích như hỗ trợ về vốn, công nghệ,
thị trường; hướng dẫn doanh nghiệp, nông dân
thực hiện sản xuất nông nghiệp theo từng chuỗi
giá trị: sản xuất - phân phối - tiêu dùng - tái chế
hoặc sản xuất - chế biến (tái chế) - phân phối tiêu dùng (sản xuất)...
Điều quan trọng nhất là phải nâng cao năng

lực tái chế, khả năng tái sử dụng phụ, phế phẩm
nơng nghiệp thơng qua các cơ chế, chính sách
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu, triển
Tham quan mô hình
ni heo của Tập
khai cơng nghệ tái chế cũng như nghiên cứu và
đoàn Quế Lâm.
chuyển giao khoa học kỹ thuật trong xử lý phế
phẩm nông nghiệp, nhất là ở các địa phương có
diện tích trồng trọt và chăn
ni quy mơ lớn. Khuyến
cáo và hỗ trợ (mặt bằng,
vốn, công nghệ) cho các chủ
Điều quan trọng nhất là phải
thể sản xuất nông nghiệp
nâng cao năng lực tái chế, khả
để họ chú trọng thu gom,
năng tái sử dụng phụ, phế phẩm
phân loại phụ, phế phẩm
nông nghiệp thông qua các cơ
nông nghiệp cũng như đầu
chế, chính sách đào tạo, bồi
tư cho cơng nghệ tái chế.
dưỡng đội ngũ nghiên cứu, triển
Khuyến khích các doanh
khai cơng nghệ tái chế cũng như
nghiệp, tập đồn có tiềm
nghiên cứu và chuyển giao khoa
lực lớn đầu tư khai thác, chế
học kỹ thuật trong xử lý phế

biến phụ phế phẩm nông
phẩm nơng nghiệp, nhất là ở các
nghiệp để tạo phân bón và
địa phương có diện tích trồng trọt
và chăn ni quy mơ lớn.
giá thể hữu cơ; đẩy mạnh
quy trình sản xuất tiên tiến,
thân thiện môi trường; xây dựng và nhân rộng
các mơ hình sử dụng thức ăn chăn ni phối trộn,
sử dụng chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh
trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Cuối cùng, để thúc đẩy nơng nghiệp tuần hồn
phát triển, Nhà nước cần kiến tạo hành lang pháp
lý minh bạch, ổn định để thu hút doanh nghiệp,
các tổ chức ngành nghề và người dân tham gia;
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua
cơ chế, chính sách phát triển cơng nghệ sạch,
cơng nghệ tái chế; có chính sách ưu tiên cho các
doanh nghiệp đầu tư cơng nghệ tái chế một số
phụ phẩm nơng nghiệp có giá trị cao.

số 68 (tháng 09/2021)


chun đề: kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp

Tuần hồn xanh,

những mơ hình giá trị
ĐẶNG THÙY


N

Một trong những đặc trưng của mơ hình kinh tế tuần hồn là
giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây là đặc trưng quan trọng
góp phần giúp nơng nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

hững năm gần đây, tại Việt
Nam, một số “ông lớn” của
ngành nông nghiệp đã tiếp
cận khái niệm nông nghiệp tuần hoàn
và tiên phong vận dụng vào hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp.

Quế Lâm và tổ hợp chăn ni
an tồn sinh học 4F

Ra mắt vào giữa năm 2020, Tổ hợp
chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm Food - Feed - Ferlitizer: trồng trọt - thực
phẩm - chăn nuôi - phân bón) của Tập
đồn Quế Lâm được xây dựng trên diện
tích 15ha tại xã Phong Thu (huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với tổng mức
đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Hạng mục chính
của dự án là trang trại chăn ni heo an
tồn sinh học, hữu cơ có quy mơ ni từ
8.000 - 10.000 con heo thương phẩm, từ
3.000 - 3.500 con lợn nái sinh sản nguồn
giống. Bên cạnh đó, tổ hợp cịn có các
hạng mục đầu tư chủ yếu, như nhà máy

sản xuất các chế phẩm sinh học, sản xuất
men vi sinh phục vụ chăn nuôi, trồng trọt

hữu cơ công suất 50.000 tấn/năm; nhà
máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ
(khơng hóa chất), cơng suất 100.000
tấn/năm; nhà máy sản xuất phân bón
hữu cơ vi sinh với cơng suất thiết kế đạt
100.000 tấn/năm. Nhà máy sản xuất
phân bón này khơng chỉ thu gom, xử lý
toàn bộ các phụ phẩm trong khu tổ hợp
15ha thuộc dự án mà còn thu gom các
phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp
của các khu vực lân cận để sản xuất phân
bón hữu cơ vi sinh.
Được xem như mơ hình kinh tế tuần
hồn đúng nghĩa đầu tiên trong nơng
nghiệp tại Việt Nam, mơ hình “4F” là chu
trình sản xuất khép kín, gồm chăn ni

Luật Chăn ni chính thức
có hiệu lực từ ngày 1/1/2020
quy định các tổ chức cá nhân
chăn ni phải có trách
nhiệm xử lý hiệu quả các
chất thải chăn ni.
Tạp chí

hữu cơ, sản xuất các chế phẩm sinh học,
sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ và sản

xuất phân bón vi sinh. Trong mơ hình
này, tất cả phế phẩm, chất thải trong
trang trại được thu gom và xử lý để sản
xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ
trồng trọt, tạo thành một vịng tuần
hồn khép kín, vừa tăng hiệu quả kinh
tế, phịng ngừa dịch bệnh, vừa góp phần
bảo vệ mơi trường sinh thái.
Ơng Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn Quế Lâm, cho biết dự án
“Tổ hợp chăn ni an tồn sinh học 4F”
được phát triển dựa trên sự chắt lọc các
thành quả có giá trị khoa học và thực
tiễn qua các mơ hình chăn nuôi, trồng
trọt trong lĩnh vực vi sinh và nông nghiệp
hữu cơ theo chuỗi giá trị mà tập đoàn đã
đầu tư, phát triển thời gian qua. Cũng
theo ông Lam, chăn ni theo phương
pháp an tồn sinh học bằng chế phẩm vi
sinh giúp doanh nghiệp chủ động được
sản xuất, kiểm soát được chất lượng đầu
vào đầu ra, từ đó, nâng cao chất lượng
thịt mà vẫn giữ được giá thành phù hợp,
số 68 (tháng 09/2021)

19


chun đề: kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp


đóng góp hữu ích, thiết thực cho người
lao động, địa phương và đất nước.

Minh Phú và khu phức hợp
cho nuôi trồng thủy sản

Quy trình xử lý chất thải chăn ni trong các trang trại của Vinamilk.

an tồn cho mơi trường và phù hợp với
các điều kiện chăn nuôi khác nhau của
nông dân Việt Nam.

Vịng tuần hồn xanh của Vinamilk

Theo đuổi định hướng phát triển
bền vững, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Vinamilk đã vận dụng mơ hình “Vịng
tuần hồn xanh” để phát triển trang trại
bị sữa với các chương trình cụ thể như:
quản lý nguồn đất bền vững, canh tác
nông nghiệp tiên tiến, năng lượng xanh
và tái tạo, quản lý chất thải và biến chất
thải thành tài ngun… Mơ hình này giúp
các trang trại vừa tăng hiệu quả hoạt
động vừa thân thiện với mơi trường.
Thực hiện “Vịng tuần hồn xanh”,
Vinamilk xây dựng quy trình chăn ni,
chiết xuất, chế biến các sản phẩm sữa
theo tiêu chuẩn quốc tế (Global GAP) và
tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu (EU Organic)

tại các trang trại bò sữa; thực hiện quy
trình khép kín từ làm đất, trồng cỏ, chăm
sóc bị đến xử lý chất thải thơng qua cơng
nghệ biogas. Phân vi sinh hình thành từ
việc xử lý chất thải dùng bón cho đồng
cỏ và cải tạo đất, phần khí metan thu
được từ các hầm biogas trở thành năng
lượng phục vụ các hoạt động khác của

20

Tạp chí

Ngày 8/6/2021, Bộ Nội vụ đã có Quyết
định số 713/QĐ-BNV về việc cho phép
thành lập Hội Nơng nghiệp tuần hồn
Việt Nam. Ơng Nguyễn Hồng Lam, Chủ
tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế
Lâm, Trưởng ban vận động thành lập
Hội Nông nghiệp tuần hồn Việt Nam,
cho biết: “Hội Nơng nghiệp tuần hồn
Việt Nam sẽ tập hợp người nông dân,
nhà khoa học, doanh nghiệp, người tiêu
dùng, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan truyền thơng… trong một hệ sinh
thái có chung mục tiêu xây dựng nền
nơng nghiệp tuần hồn nhằm nâng cao
giá trị gia tăng trong nông nghiệp và
đảm bảo sự phát triển bền vững”.


trang trại. Nhà máy chế biến sữa lớn nhất
Việt Nam - nhà máy Mega tại Khu công
nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) - sử dụng
dây chuyền tự động hóa trong công
nghệ xử lý và sản xuất các sản phẩm từ
sữa thu về từ các trang trại với tổng mức
đầu tư lên đến 3.600 tỷ đồng - cũng đã
được Vinamilk đầu tư xây dựng.
Giữa tháng 6 vừa qua, khi trực tiếp thị
sát Nhà máy Mega, Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính đánh giá cao hiệu quả
mơ hình kinh tế tuần hồn của Vinamilk.
Thủ tướng nhận định, đây là mơ hình
điển hình về kinh tế tuần hoàn với nhiều

số 68 (tháng 09/2021)

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản,
“vua tôm” Minh Phú cũng có kế hoạch
xây dựng Khu phức hợp cơng nghiệp
cơng nghệ cao để phát triển chuỗi giá
trị nuôi tôm tại tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, Minh Phú sẽ là trung tâm
hạt nhân để kết nối các doanh nghiệp,
người nuôi tôm nhỏ lẻ thành khu phức
hợp với tổng diện tích lên đến 10.000ha,
cơng suất đạt 250.000 tấn tơm thương
phẩm mỗi năm. Mơ hình bao gồm tất cả
các thành phần của chuỗi như nghiên
cứu phát triển và đào tạo, con giống,

nuôi trồng, chế biến, xử lý phụ phẩm
và thương mại. Công ty Việt Nam Food
(VNF) sẽ là đơn vị đảm nhiệm việc xử lý
toàn bộ phụ phẩm tôm trong khu phức
hợp, sử dụng công nghệ enzyme sinh
học và sản xuất theo định hướng không
chất thải, tạo ra 4 dòng sản phẩm gồm
chitin (dược chất sinh học), dịch đạm
(dùng trong thực phẩm), dịch tôm thủy
phân (SSE - dùng làm chất dẫn dụ trong
thức ăn chăn ni) và phân bón hữu cơ.
Ngồi ra, phần bùn đáy ao nuôi và bùn
thải từ các nhà máy thủy sản sẽ được thu
hồi và xử lý bằng công nghệ sinh học
thơng qua ruồi lính đen để sản sinh ra
kén, ấu trùng. Chất thải ấu trùng được
dùng để tạo ra bột đạm và dầu dùng
trong chế biến thức ăn chăn nuôi, chitin
và phân bón hữu cơ. Khi hồn thành, mơ
hình này hứa hẹn mang lại hiệu quả về
kinh tế và môi trường thơng qua việc tái
sử dụng, tuần hồn các dịng chất thải.
Ở quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ,
hợp tác xã, hộ gia đình, nhiều mơ hình
tận dụng chất thải chăn ni cũng đã
được hình thành. Phổ biến nhất là việc
sử dụng đệm lót sinh học trong chăn
ni gia súc, gia cầm; nuôi trùn quế; ủ
phân hữu cơ bằng men vi sinh… Đây là
những cách làm góp phần xử lý chất thải

chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn.


Cầu nông thôn

Cây cầu tạm, nhỏ hẹp, tải trọng
yếu trên tuyến đường cặp kênh
Trà Cú thuộc xã Thuận Bình,
huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

Thuận Bình vui đón
những cây cầu mới

X

ã biên giới Thuận Bình là một
trong những vùng kinh tế mới
của huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An. Được thành lập vào năm 1989,
Thuận Bình quy tụ người dân tứ xứ về
đây lập nghiệp. Những người sống lâu
năm ở xứ này vẫn thường nhắc về một
Thuận Bình ngày xưa khó khăn trăm bề.
Thuở ấy, nơi đây đất đai phần lớn hoang
hóa, nhiễm phèn nặng, lại thêm bị ngập
lũ hàng năm, hạ tầng kỹ thuật hầu như
trắng. Bà con chủ yếu làm nghề nông
nhưng điều kiện sản xuất cũng lạc hậu,
thô sơ…


Loay hoay để đạt tiêu chí
giao thơng

Vượt qua khó khăn của những ngày
đầu, giờ đây, xã Thuận Bình đã có nhiều
thay đổi. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây
trồng phù hợp, đời sống người dân được
cải thiện đáng kể. Một số sản phẩm nơng
nghiệp đặc trưng của xã Thuận Bình phải
kể đến như chanh khơng hạt, khóm, sầu
riêng, bưởi, mít, dừa, cà na Thái... Ngồi
ra, nhiều hộ chuyển qua ni trồng thủy
sản như cá trê, cá rơ... Năm 2020, thu
nhập bình qn đầu người của xã đạt
45,7/41 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ

BAN DUNG

nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020
cũng giảm còn 15/816 hộ, chiếm 1,84%.
Đến nay, xã biên giới Thuận Bình
đã đạt 17/19 tiêu chí xây dựng Nơng
thơn mới. Đặt quyết tâm tăng tốc hồn
thành 19/19 tiêu chí trước năm 2024,
song theo ông Nguyễn Văn Tèo - Bí thư
Đảng ủy, Chủ tịch UBND kiêm Trưởng
ban Quản lý Chương trình xây dựng
Nơng thơn mới xã Thuận Bình, thì đây
khơng phải là nhiệm vụ dễ. Bởi hai tiêu
chí chưa đạt được là tiêu chí về đường

giao thơng nơng thơn và tiêu chí mơi
trường. Trong đó, tiêu chí về đường giao
thơng nơng thơn là tiêu chí rất khó thực
hiện. Ơng Nguyễn Văn Tèo cho biết, do
địa bàn rộng, nhiều kênh rạch nên kết
cấu hạ tầng giao thơng của xã chưa
hồn thiện. Đa phần người dân sống rải
rác ven các tuyến kênh nhưng điều kiện
đi lại cịn khó khăn do đường chưa thơng
cầu, cống. “Theo thống kê của UBND xã,
số lượng cơng trình cầu giao thơng cần
được xây dựng tại địa phương còn khá
nhiều. Hơn nữa, trên địa bàn xã đang
thiếu những cây cầu trọng tải lớn để ơ tơ
có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa. Kinh
phí của địa phương thì eo hẹp…” - ơng
Nguyễn Văn Tèo bộc bạch.
Tạp chí

Niềm vui lớn

Được sự vận động của nguyên Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang và Ban Tổ
chức Chương trình Cầu Nơng thơn - Tạp
chí Nơng thơn Việt, vừa qua, Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Nam (VietinBank) đã đồng ý tài trợ 3 tỷ
đồng để xây dựng 4 cơng trình cầu, cống
trên tuyến đường cặp kênh Trà Cú thuộc
xã Thuận Bình. Trực tiếp đi khảo sát các

vị trí dự kiến xây dựng cầu, Ban Tổ chức
Chương trình Cầu Nơng thơn - Tạp chí
Nơng thơn Việt khơng khỏi xúc động
trước hình ảnh một chị gái tay run run
cầm tay lái khi chạy xe qua cây cầu có
bề ngang chỉ vừa cho một chiếc xe hai
bánh. Hiện cả 4 cây cầu cũ trên tuyến
đường cặp kênh Trà Cú thuộc xã Thuận
Bình đều là những cây cầu tạm, nhỏ hẹp,
tải trọng yếu, xe lớn không thể qua được.
Thời gian gần đây, lượng xe chở hàng
hóa, nơng sản lưu thơng nhiều càng
khiến những cây cầu thêm xuống cấp.
Bà Hồ Thị Ngọc Lan - Chủ tịch UBND
huyện Thạnh Hóa cho biết: “Tuyến đường
cặp kênh Trà Cú dài khoảng 5,5km là
tuyến đường kết nối xã biên giới Thuận
Bình với các xã lân cận trong huyện. Hiện
nay, nhu cầu hoàn thiện hạ tầng trên
tuyến đường này rất bức thiết nhằm đáp
ứng nhu cầu đi lại và giao thương của
người dân trong khu vực, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc
phịng an ninh của địa phương”. Hiện
huyện Thạnh Hóa đang khẩn trương
hồn tất cơng tác chuẩn bị để các cơng
trình này sớm được khởi cơng.
Phấn khởi khi nghe tin xã Thuận Bình
sắp có những cây cầu mới khang trang,
vững chãi, Chủ tịch UBND xã Nguyễn

Văn Tèo đặt hy vọng: “Khi những cây
cầu được hồn thành, việc vận chuyển
hàng hóa, nông sản, vật tư nông nghiệp
của bà con sẽ thuận lợi hơn. Con đường
đến trường của các em học sinh sẽ bớt
phần khó khăn. Mục tiêu hồn thành
nhiệm vụ xây dựng Nơng thơn mới của
xã biên giới Thuận Bình cũng sẽ sớm
chạm đích…”.
số 68 (tháng 09/2021)

21


Thời sự nơng nghiệp

Ứng dụng cơng nghệ
- giải bài tồn đứt gãy
chuỗi cung ứng

T

ại TP.HCM - thị trường tiêu thụ lớn nhất trong
khu vực, trong thời gian đầu thực hiện giãn
cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ,
có thể nói chuỗi cung ứng nơng sản, thực phẩm đã
bị đứt gãy khi các chợ đầu mối cũng như chợ truyền
thống đóng cửa, việc vận chuyển hàng hóa bị gián
đoạn, chậm trễ. Hậu quả là ngay lập tức nông sản,
thực phẩm tại các vùng sản xuất bị dội chợ trong khi

thị trường tiêu thụ tại thành phố và một số vùng phụ
cận thiếu hàng, giá cả nhiều mặt hàng tăng nhanh.
Trong khi đó tại Bắc Giang, mùa thu hoạch vải
thiều rơi đúng đỉnh dịch tại địa phương. Tuy nhiên,
nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên việc thu hoạch và
bán sản phẩm vẫn rất hiệu quả. Một trong nhiều
giải pháp mà Bắc Giang đã vận dụng, giữ vai trò
quan trọng trong sự thành công của Bắc Giang là
việc sử dụng công nghệ để đưa sản phẩm đến với
nhiều khách hàng một cách nhanh nhất. Giải pháp
này giúp vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ khá tốt
cả trong và ngoài nước ngay giữa mùa dịch bệnh.
Từ ví dụ cụ thể của TP.HCM và Bắc Giang, có thể
thấy vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng trong nơng
nghiệp có thể được hạn chế, khắc phục nếu vận dụng
tốt cơng nghệ số. Nói cách khác, để nơng nghiệp
phát triển, cần có chuỗi cung ứng hồn thiện và hoạt
động thơng suốt trong mọi hồn cảnh. Muốn vậy,
không thể không ứng dụng công nghệ số.

TS. NGUYỄN QUANG NHƯ QUỲNH

Để nơng nghiệp phát triển, cần có chuỗi
cung ứng hồn thiện và hoạt động thơng
suốt trong mọi hồn cảnh. Muốn vậy,
không thể không ứng dụng công nghệ số.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp,
những nền tảng cần lưu ý


Để vận dụng công nghệ số trong nông nghiệp, cụ
thể là trong chuỗi cung ứng, một cách hiệu quả, cần
lưu ý các nền tảng cơ bản của công nghệ số.
Thứ nhất, đó là nền tảng cơng nghệ, tức phải

22

Tạp chí

số 68 (tháng 09/2021)


Thời sự nông nghiệp

công nghệ giao hàng, dịch vụ logistics xử lý phản
hồi khi khách hàng than phiền và trả lại hàng.
Thứ sáu, nền tảng thanh toán với các phương
thức thanh tốn đa dạng, linh hoạt trên nhiều thiết
bị, ví dụ như điện thoại di động, thanh toán trực
tuyến hoặc mã QR.

Siêu nền tảng vận hành theo cơ chế mở

Nông sản được bán trên các
sàn thương mại điện tử.

Hoạt động mua bán
tại Chợ đầu mối Bình
Điền (TP.HCM).


trang bị hạ tầng cơng nghệ bao gồm truyền dẫn
thơng tin, máy móc, giải pháp năng lượng… để ứng
dụng IoT, AI cho các vùng sản xuất nơng nghiệp.
Song song đó là vấn đề huấn luyện, hướng dẫn để
các chủ trang trại, nơng dân có thể ứng dụng các loại
công nghệ này vào sản xuất, kinh doanh nơng sản;
từ đó có cơ sở chuyển dần các nông trại truyền thống
sang nông trại thông minh dựa trên nền tảng số.
Thứ hai, nền tảng dữ liệu thông minh để tất cả
các trang trại cũng như các thành phần trong tồn
bộ hệ thống chuỗi cung ứng có thể lưu trữ, cập nhật
và truy cập dữ liệu cho vận hành. Quan trọng nhất,
nhà nước và các bộ ngành có thể nắm được số liệu
theo thống kê và theo thời gian thực để đưa ra các
chính sách và quyết định phù hợp.
Thứ ba, nền tảng hỗ trợ cho vận hành và logistics
trên toàn bộ chuỗi cung ứng. Nền tảng này giúp
các doanh nghiệp, nơng trại và người bán có thể
triển khai các giải pháp vận hành doanh nghiệp
của họ trên đó. Từ đó, các hoạt động có thể kết nối
với nhau để giải các bài toán đáp ứng cung - cầu
hoặc phối hợp với nhau trên toàn chuỗi cung ứng.
Thứ tư, nền tảng tiếp cận và kinh doanh trên thị
trường. Đây là nền tảng đóng vai trị tiếp cận, phân
phối hàng hóa tới người mua. Các sàn thương mại
điện tử và hệ thống kinh doanh online của nhiều
công ty đang hoạt động trên nền tảng này. Tuy
nhiên, chúng ta cần một nền tảng mạnh hơn, tổng
quát hơn để nâng cấp nền tảng hiện có nhằm triển
khai tồn bộ hoạt động kinh doanh của tất cả các

cửa hàng và doanh nghiệp bán hàng trên thị trường.
Thứ năm, nền tảng khách hàng và các dịch vụ
hỗ trợ. Đây là nền tảng dùng để định danh và quản
lý khách hàng hoặc các dịch vụ, ví dụ như xe ơm
Tạp chí

Để những nền tảng cơ bản trên phát huy được
hiệu quả, chúng cần được kết nối với nhau thành
một “siêu nền tảng” làm cơ sở cho việc hình thành
chuỗi cung ứng số quốc gia. Siêu nền tảng này
sẽ tích hợp tất cả các dịch vụ dọc chuỗi cung ứng
nông sản dưới sự sở hữu và quản lý của Nhà nước
trên cơ sở cởi mở, linh hoạt và có sự kết nối từ
nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Nhà nước có
thể hợp tác với một hoặc nhiều đơn vị tư nhân
để các đơn vị này đứng ra triển khai kết nối, xây
dựng chuỗi cung ứng số quốc gia nói trên. Trong
việc triển khai, cần chú ý “tiêu chuẩn mở” để tránh
độc quyền hạ tầng dẫn tới tăng giá phục vụ làm
ảnh hưởng tới tính bền vững của chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đảm bảo tính
cơng bằng, minh bạch đối với các nhà cung cấp
dịch vụ dọc theo chuỗi cung ứng số. Ví dụ, tất cả
các cơng ty bán hàng đều được truy cập vào dữ
liệu khách hàng đặt hàng và đưa ra những mức giá
cạnh tranh để khách hàng chọn lựa; tất cả các nhà
cung cấp đạt chuẩn đều được tham gia vào chuỗi
với quyền lợi ngang nhau, không phân biệt công ty
lớn hay nhỏ. Cơ chế này cũng áp dụng cho các dịch
vụ logistics sau khi mua hàng, đó là khách hàng có

thể chọn lựa bất kỳ dịch vụ giao hàng nào mà họ
muốn thay vì chỉ vài dịch vụ do nền tảng lựa chọn.
Nếu yếu tố open (mở) này được đảm bảo, sự linh
hoạt và đa dạng của các nhà cung ứng được gia
tăng sẽ dẫn tới sự thỏa mãn của khách hàng trên
toàn chuỗi cung ứng và giảm thiểu khả năng đứt
gãy chuỗi cung ứng trong mọi hoàn cảnh.
Cuối cùng, chính các đơn vị nhà nước sẽ thực
hiện việc tích hợp các cơng nghệ hiện đại như AI, dữ
liệu lớn… vào siêu nền tảng để giúp cho các cơng ty
có thể tận dụng cơng nghệ mà khơng phải đầu tư
nhiều và tránh phải thu hồi vốn trong thời gian dài.
Khơng chỉ làm cơ sở cho việc hình thành chuỗi
cung ứng số, siêu nền tảng này còn là hệ sinh thái
cung cấp khách hàng, dữ liệu, quy trình, cơng nghệ
cho tất cả công ty và người dùng trong chuỗi giá trị
số nơng nghiệp nói chung tại Việt Nam.
số 68 (tháng 09/2021)

23


Thời sự nơng nghiệp

Người Hồi giáo chỉ
thích mua các sản
phẩm nơng nghiệp có
chứng nhận Halal (giấy
chứng nhận xác nhận
sản phẩm khơng có

các chất cấm theo u
cầu Shari’ah Islamiah
(Luật Hồi giáo) và đáp
ứng yêu cầu về vệ sinh
thực phẩm trong quá
trình sản xuất).

Đưa nông sản vào thị trường Trung Đông,

T

thách thức
& cơ hội

rung Đơng là khu vực từ phía đơng và phía
nam Địa Trung Hải đến bờ vịnh Ba Tư với
diện tích 7,2 triệu km2. Đây là khu vực có
trữ lượng dầu thô lớn nhất, sản xuất và vận chuyển
dầu thô nhiều nhất trên thế giới.

TUẤN ANH

Trước đây, doanh nghiệp xuất khẩu nông
sản thường hướng đến các thị trường
quen thuộc như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu…
mà ít chú ý đến thị trường rộng lớn và
nhiều tiềm năng khác: Trung Đông.

Thị trường rộng lớn và giàu có


Vượt qua những bất ổn về địa chính trị, khu vực
này có rất nhiều nước giàu có như Bahrain, Ai Cập,
Israel, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia, UAE (Các Tiểu
Vương quốc Ả Rập thống nhất)… Hàng hóa nơng
sản ở các nước thuộc khu vực này chủ yếu đến từ
nhập khẩu (ngoại trừ Israel) do địa hình chủ yếu là
sa mạc, điều kiện canh tác không thuận lợi. Khu vực
này có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) rất lớn, chỉ
tính riêng GDP của Saudi Arabia năm 2020 đã lên tới
700,12 tỷ USD theo số liệu thống kê từ Ngân hàng
Thế giới. Các mặt hàng nông sản tiêu dùng cao cấp
cũng được tiêu thụ mạnh ở thị trường giàu có này.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng người Hồi giáo
đã chi 2.002 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2019 cho các lĩnh

24

Tạp chí

vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang,
du lịch và truyền thơng, giải trí; tăng trưởng 3,2% so
với cùng kỳ năm 2018. Ngồi ra, tài sản tài chính Hồi
giáo ước tính đã đạt 2.088 tỷ đơ-la vào năm 2019.
Chi tiêu của người Hồi giáo được dự báo sẽ phục hồi
sau tác động của đại dịch Covid-19 vào năm 2022 và
ước sẽ đạt 2.400 tỷ USD vào năm 2024. Trong đó, chi
tiêu cho nhập khẩu nơng sản, lương thực, thực phẩm
chiếm tỷ trọng lớn, đến 80% lượng hàng nhập khẩu.
Việt Nam với đặc điểm là nước có diện tích canh tác
nơng nghiệp lớn, nguồn nơng sản dồi dào có nhiều

cơ hội để thâm nhập thị trường này.

số 68 (tháng 09/2021)


Thời sự nông nghiệp

Thách thức và cơ hội

Bà Ngọc Hằng đang
giải đáp thắc mắc
của doanh nghiệp
về chứng nhận Halal
dành cho hàng nông
sản đi Trung Đông.

Lý giải nguyên do Việt Nam bỏ ngỏ thị trường
Hồi giáo suốt 40 - 50 năm qua, ơng Hồng Bá Nghị,
chun gia đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn
quốc tế, Tổng Giám đốc Tổ chức chứng nhận NHO QSCert, cho biết tỷ lệ người Hồi giáo ở Việt Nam rất
thấp, chỉ khoảng 72.000 người, nên phân khúc thị
trường này không được chú ý. Các doanh nghiệp
trong nước lại có rất ít kinh nghiệm về thị trường
cũng như sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu
chuẩn riêng của người Hồi giáo.
Hiện tại, theo báo cáo của Bộ Cơng Thương, có
gần 1.000 doanh nghiệp Việt Nam có một số sản
phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn Halal (bộ tiêu chuẩn
áp dụng thêm đối với hàng qua chế biến theo luật
Đạo Hồi). Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu

nông sản, lương thực, thực phẩm vào thị trường
một số nước Hội giáo thời gian gần đây. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn
do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các
doanh nghiệp Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... vốn đã
có mặt từ rất lâu tại thị trường này.
Bà Ngọc Hằng, Văn phòng Chứng nhận Halal - tổ
chức chuyên tư vấn, hỗ trợ thủ tục chứng nhận Halal
cho doanh nghiệp Việt - cho rằng các điều kiện về
nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, tiêu chuẩn hàng hóa
cũng như các rào cản về thuế quan, kỹ thuật, tiêu
chuẩn chất lượng ở thị trường các nước Hồi giáo
không quá khắt khe như thị trường Mỹ, Nhật Bản
hay châu Âu. Theo bà Hằng, các loại nơng sản, thủy,

Tạp chí

Việt Nam đã từng bước tiếp cận thị trường Trung
Đông với lượng xuất khẩu hàng hóa nơng sản ngày
càng tăng, khơng chỉ là những sản phẩm thô mà cả
các sản phẩm đã qua chế biến với giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, thời gian gần đây phí logistics tăng cao do
tác động của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu nơng sản gặp khó khăn, cần Chính
phủ có biện pháp hỗ trợ. Hiện tại, phí vận chuyển là
15.000 USD/container (40 feet), tăng gấp 5 lần so
với trước đại dịch, tương đương 10% giá trị hàng. Có
thời điểm, cước vận chuyển tăng gấp 8 đến 10 lần.

hải sản của Việt Nam có thể đạt chứng nhận Halal

tương đối dễ vì nó khơng dính tới các ngun liệu
có yếu tố từ động vật cấm kị. Ngoài ra, những sản
phẩm thế mạnh của Việt Nam như các loại nông
sản, ngũ cốc, điều, cà phê, chè, rau, củ, quả… là
những mặt hàng được các nước Hồi giáo quan tâm.
Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ,
tập qn kinh doanh cũng như việc giao nhận
ngoại thương, logistics, phương thức thanh toán
khác biệt tại các quốc gia Hồi giáo hiện đang là trở
ngại lớn với các doanh nghiệp Việt Nam.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm
nhập thị trường các nước Hồi giáo, Bộ Công thương
đã tổ chức nhiều đợt hội thảo, tập huấn, hướng dẫn
các doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp cận phù
hợp, sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng,
quy cách, mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu
chuẩn chất lượng và tập quán tiêu dùng của thị
trường Trung Đơng. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt
Nam cũng tích cực thúc đẩy hợp tác song phương,
kết nối thị trường, tổ chức các hoạt động triển lãm,
giới thiệu sản phẩm, xúc tiến đầu tư thông qua
kênh Ủy ban hỗn hợp giữa Việt Nam và các nước
trong khu vực Trung Đông hoặc thông qua cơ quan
đại diện Bộ ngoại giao ở các nước sở tại.
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu năm 2021
dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song kim
ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với các
đối tác chủ chốt tại Trung Đông vẫn tăng 32% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,4 tỷ USD. Trong đó,
xuất khẩu nơng sản, lương thực, thực phẩm vào thị

trường này mỗi năm trên 1 tỷ USD. Với 1,8 tỷ người
(chiếm ¼ dân số thế giới), các quốc gia Hồi giáo là
một thị trường nhiều tiềm năng. Dư địa xuất khẩu
đối với các mặt hàng nông sản thô và qua chế biến ở
các nước như UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống
Nhất), Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Israel, Bahrain, Ai Cập,
Qatar, Saudi Arabia…) còn rất nhiều triển vọng.
số 68 (tháng 09/2021)

25


×