Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và sự vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.34 KB, 16 trang )

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và
sự vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa-
hiện đại hóa của nước ta hiện nay
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 5
3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được vận dụng vào
công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta hiện nay 10
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ của Các- Mác, một
trong ba cống hiến vĩ đại của Mác được Ăng-ghen nhắc tới đó là việc tìm ra
quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và
của xã hội tư sản do phương thức đó sinh ra. Phải nói rằng học thuyết giá trị
thặng dư là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác. Trong
quyển I của bộ tư bản có tựa đề là “Về tư bản”, C.Mác đã trình bày một cách
khoa học hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị tư bản mà trước đó, chưa ai
có thể làm được. Một trong số các học thuyết được nêu ra là thuyết giá trị
2
thặng dư, nhờ có nó mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
được vạch trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một
cách chính xác, mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng rộng rãi nhất,
nhằm tạo ra tư bản để tích luỹ và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bản
ngày càng phát triển. Hai phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng ở
nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong công
cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa, để phù hợp với những vấn đề mà thực
tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại, bổ sung và phát triển các học thuyết
đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư.
Đề tài này nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “ Phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư và sự vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa


của nước ta hiện nay” để từ đó tìm ra những kết luận mới phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển nền kinh tế đất nước.
Bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, vậy em
kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của giá trị thặng dư, phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, mối quan hệ
giữa hai phương pháp này.
Giá trị thặng dư.
Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong những phát kiến lớn nhất mà
Mác đã đóng góp cho nhân loại. Cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư của
3
Mác vẫn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên nó cần được phát triển phù hợp với
thực tiễn ngày nay.
Trước Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như D.Ricardo
cũng không giải thích được vì sao trao đổi hàng hoá theo đúng quy luật giá
trị mà nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được phạm trù lao
động và tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác đã chứng
minh một cách khoa học rằng trong quá trình sản xuất hàng hoá lao động cụ
thể của công nhân chuyển giá trị của tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng sang
sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của người đó thêm vào sản phẩm
một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của mình. Khoản lớn hơn đó, tức
là số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao động, C.Mác gọi là giá trị thặng
dư mà nhà tư bản chiếm đoạt.
Khi nói đến tư bản người ta thường liên tưởng đến tiền, đến tư liệu sản
xuất, nhưng không phải như vậy, mà tư bản là quan hệ sản xuất hàng hoá, là
mối quan hệ sản xuất giữa giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm
thuê, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động
không công của công nhân làm thuê. Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi mục đích của
giai cấp tư sản là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước

hết nhà tư bản phải sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng
là nội dung vật chất của hàng hoá, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.
Đây cũng là quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá sức lao động và tư liệu
sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư. Bởi thế mỗi sản phẩm được làm ra đều
được kiểm soát bởi nhà tư bản và thuộc sở hữu của nhà tư bản. Trong quá
trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của mình công nhân
lao động làm thuê sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào
4
hàng hoá, bằng lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá
trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư.
Khi thu được giá trị thặng dư nhà tư bản sẽ chia nó làm nhiều phần, sử
dụng vào những mục đích khác nhau, trong đó một phần rất lớn dùng mua tư
liệu sản xuất, để tái mở rộng sản xuất nhằm đem lại nhiều giá trị thặng dư
hơn.
1.2.Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưng
hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dư
tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi phương pháp đại
diện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những giai
đoạn lịch sử khác nhau của xã hội.
1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu
của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao
động thủ công, hoặc lao động với những máy móc giản đơn ở các công
trường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giá
trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư
thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong
khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu là
không thay đổi.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất

yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà
tư bản là 100%. Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong
5
khi thời gian tất yếu không thay đổi, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên,
trình độ bóc lột tăng lên đạt 150% (m’ = 150%)
Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo
dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao
cho các nhà tư bản. Nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới
hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết
định. Dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng
hoá, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời
gian người công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người công
nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất ra
sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài
yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu
cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến
phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn
thời gian lao động trong ngày. Giới hạn dưới của ngày lao động không thể
bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thăng dư bằng
không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao
động tất yếu nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của
người lao động.
Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới
tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương
đối
Để khắc phục những vấn đề mà phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối
gặp phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối vào sản xuất. Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất
6

và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh
mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát
triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kĩ thuật đã tiến bộ làm cho năng
suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương
thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bó lột giá trị thặng dư
tương đối. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn
thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội,
nhờ đó tăng thời gian lao động thăng dư lên ngay trong điều kiện độ dài
ngày lao động vẫn như cũ. Vì giá trị sức lao động được quyết định bởi các tư
liệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động, nên muốn hạ
thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
cần thiết cho người lao động. Điều đó chỉ được thực hiện bằng cách tăng
năng suất lao động xã hội cho các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các
ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt và dịch
vụ.
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là thời gian lao
động tất yếu, 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó tỷ suất giá trị thặng
dư là 100%. Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động không thay
đổi, thời gian lao động tất yếu của người công nhân chỉ còn lại là 3 giờ, thời
gian lao động thặng dư đã tăng lên là 5 giờ, vì vậy tỷ suất thặng dư đã tăng
lên là 166%. (Đồng nghĩa với trình độ bóc lột tăng lên).
Sự ra đời và phát triển và sử dụng rộng rãi máy móc đã làm cho năng
suất lao động tăng lên nhanh chóng. Máy móc có ưu thế tuyệt đối so với các
công cụ thủ công, vì công cụ thủ công là công cụ lao động do con người trực
tiếp sử dụng bằng sức lao động nên bị hạn chế bởi khả năng sinh lý của con
người, nhưng khi lao động bằng máy móc sẽ không gặp phải những hạn chế
7
đó. Vì thế, việc sử dụng máy móc làm năng suất lao động tăng lên rất cao,
làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, làm hạ thấp giá trị hàng hoá sức lao động,
rút ngắn thời gian lao động tất yếu kéo dài thời gian lao động thặng dư, giúp

nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn. Phương pháp giá trị thặng dư
tương đối ngày càng được nâng cao do các cuộc cách mạng khoa học, đặc
biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đem
lại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người, nó khác với cuộc cách
mạng khoa học là dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ sản xuất
mới, chứ không đơn thuần về công cụ sản xuất như cách mạng khoa học, do
đó dẫn đến sự tăng trưởng cao, đưa xã hội loài người bước sang một nền văn
minh mới - nền văn minh trí tuệ.
Một dạng của giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư siêu ngạch,
đây là cái đích hướng tới của các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là
giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt
của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó. Xét trong từng trường hợp giá
trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ
đó đã được phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đây
một hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kì
vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất
xã hội tăng lên nhanh chóng. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình
thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch
và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
1.2.3. Mối quan hệ giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Thực ra, hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời nhau, mà
chỉ trong mỗi thời kì khác nhau sự vận dụng hai phương pháp là nhiều hay ít
8
mà thôi, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặng
dư tuyệt đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp giá trị thặng dư
tương đối, còn trong thời kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong xã
hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản,
bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày

càng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng, các lao
động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cường
độ lao động của người công nhân, mà trái lại do việc áp dụng máy móc
không đồng bộ nên khi máy móc chạy với tốc độ cao, có thể chạy với tốc độ
liên tục buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho
cường độ lao động tăng lên, năng suất lao động tăng, ngoài ra nền sản xuất
hiện đại áp dụng tự động hoá cao cường độ lao động người công nhân tăng
lên với hình thức mới đó là cường độ lao động thần kinh thay thế cho cường
độ lao động cơ bắp, tạo ra sản phẩm chứa nhiều chất xám có giá trị lớn. Nên
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong diều kiện hiện đại là sự kết hợp tinh vi của
hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
tương đối.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư:
Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính
chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất
là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu
ngạch có thể vận dụng trong các danh nghệp ở nước ta nhằm kích thích sản
xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức
quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất.
9
Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc
nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính
sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều
kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh.
Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp
cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

và tương đối được vận dụng vào công cuộc công
nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động làm
thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản, của giai cấp tư sản.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của
người công nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư
không tồn tại, mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác không
giống như giai cấp tư sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để
xây dựng đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì mục
đích phát triển xã hội chủ nghĩa, vì con người. Không tách ra khỏi xu hướng
của xã hội, Việt Nam vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
vào trong công cuộc xây dựng đất nước, trong đó tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là một nhiệm vụ hàng đầu, đây cũng là một quy luật đặc biệt
của quá trình phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế
10
xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.Thực chất công nghiệp hóa- hiện đại hóa là quá trình tạo
ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện,
phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã
hội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến lao động
thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại đạt tới
năng suất lao động xã hội cao, tạo ra sự đổi mới trong tất cả các ngành nghề,
lĩnh vực.
Là một nước tiến lên xã hội chủ nghĩa chưa và không kinh qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa hay đúng hơn là không qua giai đoạn thống
trị của giai cấp tư sản. Vì vậy, chúng ta không được kế thừa tất cả những tiền
đề nảy sinh một cách tự phát như những sáng tạo của người đi trước cho dù

chúng chỉ là những nhân tố vô cớ. Điểm xuất phát để nhận thức tầm quan
trọng của học thuyết giá trị thặng dư chính là luận điểm sản phẩm của lao
động thừa vượt quá những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tích
luỹ quỹ sản xuất xã hội và dự trữ “Tất cả những cái đó đã và mãi mãi vẫn là
cơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh thần. Nó sẽ là điều
kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa…”
Chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát
là nước tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hoá
mặc dù có sản xuất hàng hoá. Cái thiếu của đất nước ta – theo cách nói của
C.Mác – không phải là và chủ yếu là cái đó, mà cái chính là chưa trải qua sự
ngự trị của cách tổ chức của kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa.
Đất nước ta đang đứng trước nhiệm vụ cháy bỏng là tạo ra tiền đề thực
tiễn tuyệt đối cần thiết, đó là sự phát triển của sức sản xuất, phát triển kinh tế
11
hàng hoá sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư dù là chúng biểu hiện
những quan hệ xã hội khác nhau. Chúng ta không thể đạt được mục tiêu kinh
tế ấy ngay trong thời gian ngắn mà phải biết rút ngắn những quá trình tất yếu
mà chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua và đang thực hiện để có một nền kinh tế
thị trường cực thịnh như ngày nay. Đó là một quá trình phát triển trải qua
nhiều giai đoạn phân công lao động xã hội. Nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ
nghĩa hình thành và giá trị thặng dư cũng được sản xuất ra với khối lượng
lớn lao trong sự phân công lao động, đặc biệt khi khoa học công nghệ phát
triển và vận dụng có ý thức, rộng rãi vào sản xuất với quy mô chưa từng có.
Các giai đoạn phát triển sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ
nghĩa tư bản đã diễn ra một cách tự phát và tuần tự. Nhưng đó cũng là những
giai đoạn của một quá trình lịch sử – tự nhiên mà chúng ta chỉ có thể rút
ngắn chứ không thể bỏ qua. Đó cũng là ý nghĩa thực tiễn rút ra từ học thuyết
giá trị thặng dư của C.Mác.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay cần có phương hướng khai thác
và vận dụng những tư tưởng và các nguyên lý của học thuyết giá trị thặng dư

một cách hiệu quả để đạt được những thành tựu mới đưa nền kinh tế đất
nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cần phải nhận thức lại hàng hoá sức lao động không phải là phạm trù
riêng có của chủ nghĩa tư bản và phạm trù giá trị thặng dư xét về mặt định
lượng cũng vậy. Nó tồn tại như là một bước tiến của các xã hội mà ở đó
năng suất lao động vượt khỏi lao động tất yếu của họ. Nó là nguồn gốc của
tích luỹ để mở rộng và hiện đại hoá sản xuất kinh doanh; là nguồn gốc của
sự giàu có văn minh. Chính nó đòi hỏi xã hội cần phải:
- Tìm mọi cách để tăng thời gian lao động thặng dư và nhất là tăng năng
suất của lao động thặng dư.
12
- Tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản của vốn khi đầu tư và sử dụng nó. Đó
là nguyên tắc bảo tồn vốn và nguyên tắc sinh lợi, nhất là nguyên tắc sinh lợi,
để cho một đồng vốn đầu tư sử dụng được tăng thêm giá trị.
- Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, kể cả thị trường sức lao động.
Vấn đề thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trong
điều kiện cho phép bóc lột giá trị thặng dư đã được Lênin trình bày lý luận
và kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn ở nước Nga trước đây. Vấn đề đặt ra cho
chúng ta là:
- Điều tiết một cách đúng đắn, đầy đủ, không để thất thoát phần giá trị
thặng dư vào ngân sách nhà nước.
- Nhà nước sử dụng giá trị thặng dư được điều tiết sao cho có lợi đối
với việc thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
văn minh”.
- Nhà nước phải đủ mạnh về thực lực kinh tế, năng lực quản lý và uy tín
đối với xã hội.
- Ngăn chặn được những “ma lực” hút sự vận động của nền kinh tế đi
chệch khỏi quỹ đạo xã hội chủ nghĩa.
Về khái niệm giai cấp công nhân được hiểu ở thế kỷ trước cũng khác
nhiều so với cách hiểu của thế kỷ này. Có thể nhận thức lại khái niệm giai

cấp công nhân về nhiều phương diện, song chúng ta không thể bỏ qua hai
khía cạnh:
- Xã hội mới – xã hội chủ nghĩa muốn giải phóng người công nhân từ
người làm thuê thành người làm chủ, song không thể làm chủ, nếu họ không
có sở hữu về tài sản, vốn. Do vậy, giai cấp công nhân ngày nay không còn là
giai cấp vô sản mà phải là giai cấp hữu sản. Thực tiễn đã diễn ra như vậy.
- Giai cấp công nhân muốn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, nếu cơ cấu
của nó được quan niệm như là một lực lượng lao động vận động theo hướng
13
lao động có trí tuệ cao, chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều và trở thành đặc
trưng của lao động sống.
Kết quả phát triển khả quan của Việt Nam cho thấy trong những năm
vừa qua nước ta đã xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của mình, chúng ta
đã đi đúng hướng trong phát triển kinh tế, con đường phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là hoàn toàn phù hợp nhưng
cũng phải khẳng định rằng Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới có
thể đạt được mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp.
14
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã giúp cho
chúng ta thấy rằng: Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tạo ra tiềm lực
to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của toàn
dân, và thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, bảo vệ
vững chắc nền độc lập của tổ quốc. Đó là quá trình phấn đấu lâu dài, gian
khổ, đòi hỏi mọi người phải có hoài bão lớn, quyết tâm cao, chấp nhận
những khó khăn thử tháchvà hy sinh cần thiết để vĩnh viễn đưa dân tộc ta
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đó là điều mà toàn thể nhân dân Việt Nam
mong đợi và đang cố gắng.
Bài tiểu luận này hi vọng đã có thể cung cấp những kiến thức cơ bản về

phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản và sự vận dụng
nó vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tất
nhiên, trong bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2009
2. GS, PTS Trần Ngọc Hiên: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
3. GS, TS Chu Văn Cấp: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin về
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, NXB chính trị quóc gia, Hà Nội
2001.
4. TS Nguyễn Mạnh Hùng: Kinh tế - xã hội việt nam hướng tới chất
lượng, tăng trưởng hội nhập, phát triển bền vững. Năm 2004.
5. />viec-cnh-hdh 143178.html
6. />16

×