TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ –
TÍNH THỰC TIỄN VÀ BẢN CHẤT BÓC LỘT CỦA
TƯ BẢN
GV HƯỚNG DẪN: THS. ĐẶNG HƯƠNG GIANG
SV THỰC HIỆN: NGUYỄN HÀ ANH
LỚP: ANH 19 – KT
KHỐI 7 – K49
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................3
NỘI DUNG...................................................................................................4
1.Bản chất của giá trị thặng dư và quá trình sản xuất giá trị thặng dư:.....4
1.1.Bản chất của giá trị thặng dư............................................................4
1.2.Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:..................................................5
2.Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư..............................................6
2.1.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối..............................6
2.2.Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối............................7
3.Tính thực tiễn của hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và bản
chất bóc lột của tư bản:................................................................................9
KẾT LUẬN................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................16
2
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay, thế
giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Rất nhiều sự kiện đã khẳng định
tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như:
những cuộc “khủng hoảng giẫy chết” của chủ nghĩa tư bản thế giới đầu thế
kỷ XX; sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực; phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ
nghĩa; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa… Phải nói rằng học thuyết
giá trị thặng dư là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác,
nhờ có nó mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch
trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một cách chính
xác, mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng rộng rãi nhất, nhằm
tạo ra tư bản để tích luỹ và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bản ngày
càng phát triển. Do vậy, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cùng với
tính thực tiễn của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đồng thời cũng đã
vạch trần bản chất bóc lột của tư bản thông qua bóc lột giá trị thặng dư.
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư - tính thực tiễn và bản chất bóc lột của tư bản” cho bài tiểu luận
của mình.
3
NỘI DUNG
1. Bản chất của giá trị thặng dư và quá trình sản xuất giá trị thặng
dư:
1.1. Bản chất của giá trị thặng dư
Trước C.Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như
D.Ricardo cũng không giải thích được vì sao trao đổi hàng hoá theo đúng
quy luật giá trị mà nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được
phạm trù lao động và tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá,
C.Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng trong quá trình sản xuất
hàng hoá lao động cụ thể của công nhân chuyển giá trị của tư liệu sản xuất
đã được tiêu dùng sang sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của người
đó thêm vào sản phẩm một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của
mình. Khoản lớn hơn đó, tức là số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao
động, C.Mác gọi là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị thặng dư là mục đích cuối cùng của bất cứ nhà tư bản nào
dưới chủ nghĩa tư bản. Làm thế nào để thu được càng nhiều giá trị thặng dư
nhất? Đó là câu hỏi mà các nhà tư bản luôn luôn đặt ra cho mình, và để trả
lời câu hỏi ấy nhà tư bản sẽ làm bất cứ điều gì miễn sao thu được càng
nhiều giá trị thặng dư càng tốt. Nhưng một câu hỏi được đặt ra các nhà tư
bản sản xuất giá trị thặng dư bằng cách nào? Cũng như mọi chế độ khác
quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là một quá trình lao động, nhưng mang
tính đặc thù là quá trình sản xuất ra của cải đồng thời cũng là sản xuất ra
giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất
ra giá trị, nếu quá trình này dừng lại tại một điểm mà giá trị mới tạo ra
ngang bằng với giá trị sức lao động thì chỉ sản xuất ra giá trị đơn giản. Nếu
quá trình này vượt qua điểm đó sẽ có sản xuất ra giá trị thặng dư, khi người
4
công nhân lao động thì sức lao động của họ đã bán cho nhà tư bản từ đây ta
có thể định nghĩa được giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị
sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
1.2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư:
Để có khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn nhà tư bản dùng
nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế - kỹ thuật trong
từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tuỳ thuộc vào điều kiện
trong từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản các nhà tư bản đã áp
dụng các biện pháp bóc lột giá trị thặng dư khác nhau trong những thời kỳ
khác nhau và trong từng giai đoạn ấy xuất hiện các phương pháp bóc lột giá
trị thặng dư cơ bản trong giai đoạn phát triển kinh tế – kỹ thuật của chủ
nghĩa tư bản. Trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế – kỹ thuật các nhà tư
bản đã áp dụng 2 biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ bản nhất đó là: Giá
trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.
Để tăng thêm giá trị thặng dư mỗi nhà tư bản đều tìm mọi cách làm
thế nào để tăng thêm phần lao động không được trả công cho công nhân. Vì
chúng ta biết rằng giá trị thặng dư là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá
trị sức lao động mà người công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm
không. Vì vậy trước khi xem xét đến 2 biện pháp bóc lột giá trị thặng dư cơ
bản của chủ nghĩa tư bản chúng ta cần xem đâu là phần lao động không
được trả công của công nhân, từ đó ta biết rõ hơn phương pháp bóc lột giá
trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta có thể phân chia ngày lao động của người công nhân ra
làm hai bộ phận :
5
+ Bộ phận thứ nhất là thời gian lao động cần thiết.
+ Bộ phận thứ hai là thời gian lao động thặng dư.
Trong thời gian lao động cần thiết, người công nhân sáng tạo ra giá
trị sức lao động của mình tức là sáng tạo ra một lượng giá trị dủ bảo đảm
cho đời sống bản thân và gia đình họ. Nó cần thiết cho người công nhân và
cũng cần thiết cho nhà tư bản.
Trong thời gian lao động thăng dư, người công nhân sáng tạo ra giá
trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm lấy.
Bằng cách phân chia ngày lao động của công nhân như trên, chúng
ta có thể đi sâu vào phân tích các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của
các nhà tư bản dưới chủ nghĩa tư bản.
2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Đã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư,
nhưng hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng
dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi phương pháp
đại diện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những
giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội.
2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn
đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử
dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy móc giản đơn ở các
công trường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản
xuất ra giá trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị
thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất
6