Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHUYÊN ĐỀ 2 THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỪ ĐẦU NĂM 2018 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.89 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2 : THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ TỪ ĐẦU NĂM 2018 ĐẾN NAY


THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TỪNG CƠNG CỤ CSTT

(mỗi q vẽ biểu đồ phân tích )
DỰ TRỮ BẮT BUỘC





Khái niệm
Vai trị
Tác động
Phân tích theo từng q (q 1 năm 2018- quý 3 năm 2021)
• Nguyên nhân
• Tác động
• Giải pháp

LÃI SUẤT





Khái niệm LS, LSTCV, LSTCK, LSLNH
Vai trị
Tác động
Phân tích theo từng quý (quý 1 năm 2018- quý 3 năm 2021)


• Ngun nhân
• Tác động
• Giải pháp

THỊ TRƯỜNG MỞ





Khái niệm
Vai trị
Tác động
Phân tích theo từng quý (quý 1 năm 2018- quý 3 năm 2021)
• Nguyên nhân
• Tác động
• Giải pháp

TỶ GIÁ HỐI ĐỐI
 Khái niệm TGHĐ , TGTT
 Vai trị


 Tác động
 Phân tích theo từng quý (quý 1 năm 2018- quý 3 năm 2021)
• Nguyên nhân
• Tác động
• Giải pháp
HẠN MỨC TÍN DỤNG








Khái niệm LS, LSTCV, LSTCK, LSLNH
Vai trị
Tác động
Phân tích theo từng q (q 1 năm 2018- quý 3 năm 2021)
• Nguyên nhân
• Tác động
• Giải pháp
ĐÁNH GIÁ CHUNG TOÀN THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Lời dẫn : vậy để hiểu được những công cụ thực thi cstt như thế nào thì chúng ta cùng
tìm hiểu kn vt tđ của những cơng cụ cstt với nhóm 2 nào (đọc slide 5-12)
ĐÁNH GIÁ CHUNG TOÀN THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Lời dẫn : theo nhóm mình tìm hiểu thì từ đầu năm 2018 đến 2021 thi trường tài chính
thế giới có 2 sự kiện tác động mạnh đến nền kinh tế VN đó là :
Năm 2018-2019 : căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
Năm 2018 – 2019 Trong năm 2019, cơ quan điều hành đã chủ động sử dụng một loạt
các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều hành, hạ lãi suất thơng qua kênh tín
phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song song việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá
trung tâm phù hợp diễn biến thị trường. VND tiếp tục nằm trong nhóm những đồng
tiền ổn định nhất khu vực bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế
toàn thế giới. Cặp tỷ giá USD/VND gần như duy trì đà ổn định xuyên suốt.
Năm 2020-2021 : đại dịch covid
Dịch Covid-19 kéo dài và ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước
khiến cho triển vọng phục hồi kinh tế còn nhiều bất trắc . Trong bối cảnh đó, Ngân

hàng Nhà nước đã chủ động duy trì ổn định mặt bằng lãi suất phù hợp với cân đối vĩ
mô, lạm phát, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền
kinh tế với 3 lần hạ lãi suất điều hành hỗ tợ doanh nghiệp tctd. Điều hành tỷ giá chủ
động, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục


tiêu chính sách tiền tệ. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mơ, tiền tệ, tình hình dịch bệnh
trong nước và quốc tế để điều hành tín dụng phù hợp theo hướng mở rộng tín dụng,
tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; định
hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, tập trung một số nội dung trọng
điểm: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phục hồi sản xuất kinh doanh; Tiếp tục phối hợp với bộ
ngành liên quan đề xuất, triển khai chính sách cho vay hỗ trợ trả lương cho người lao
động do bị ngừng việc, gián đoạn sản xuất cho ảnh hưởng Covid-19

PHÂN TÍCH
Năm 2018
Nguyên nhân : khởi đầu thương chiến Mỹ - Trung
Tác động : cuối tháng 6, đầu tháng 7/2018 (khi có dấu hiệu chiến tranh thương mại
leo thang), tỷ giá USD/VND đã có những biến động mạnh (vượt qua mức 23.000
VND/USD .Về lãi suất, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tuy không trực tiếp tác
động lên lãi suất tại Việt Nam nhưng có thể tác động gián tiếp thơng qua biến động tỷ
giá và áp lực lạm phát. Tỷ giá USD/VND dự báo chịu áp lực hơn và đặc biệt áp lực
lạm phát tăng lên trong ngắn hạn có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng nhẹ
Biện pháp :việc Fed thắt chặt tiền tệ và sự phá giá của đồng CNY, Việt Nam có thể
làm là giảm giá VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá đồng
CNY so với USD. Với đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung
Quốc để chế biến và xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá như vậy khiến các nhà nhập
khẩu nguyên liệu có lợi từ thị trường Trung Quốc, đồng thời các nhà nhập khẩu có lợi

thêm từ việc xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể đồng thời tận dụng hai thị
trường lớn này để cải thiện tình trạng sản xuất và cán cân thương mại.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc : Đối với cơng cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì theo mình tìm hiểu
khơng có thay đổi nhiều qua các năm và đây là bảng tlđbb hiện nay đang sd từ ngày
1/6/2018 . Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND được duy trì ở mức 3% đối với
tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12
tháng trở lên. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được duy trì ở mức
8% đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 6% đối với tiền gửi có
kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và 1% đối với tiền gửi của các TCTD ở nước ngoài
Lãi suất :


Về mặt bằng lãi suất năm 2018 NHNN vẫn sử dụng bảng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái
cấp vốn của ngày 07/10/2017 với mức lãi suất tái cấp vốn 6.25%/năm và lãi suất tái chiết
khấu 4.25%/năm
QUÝ 1 : Lãi suất qua đêm và một tuần của tháng 1 với mức 1.42% và 1.72%, ngày

càng tăng cao đến mức 4.92% ở ngưỡng 3 tháng sau đó. Đối với tháng 2, lãi suất qua
đêm và một tuần lần lượt ở mức 1.76% và 1.70% và cao nhất ở 6 tháng sau đó là
4.95%. Ở tháng 3, ở mức 1.18% đối với lãi suất một đêm và 1.33% đối với lãi suất
một tuần và cao nhất cũng ở mức 6 tháng là 4.55%. Kết thúc quý của những tháng
cuối năm, lãi suất qua đêm và một tuần ở mức 4.78% và 4.85% cao hơn rất nhiều so
với những tháng của các quý đầu năm.
QUÝ 2: lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ln có các đợt dao động mạnh. Cuối
tháng Tư và tháng Năm là hai thời điểm lãi suất liên ngân hàng tất cả các kỳ hạn tăng
mạnh. Lãi suất cao nhất kỳ hạn qua đêm và một tuần đều đạt 4.5%. Lãi suất vào cuối
Quý 2 giảm xuống tương đương cuối Quý 1
QUÝ 3: : lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy lên cao, đặc biệt trong khoảng thời
gian từ giữa tháng Tám tới giữa tháng Chín. Lãi suất kỳ hạn qua đêm và một tuần nhiều thời

điểm đã tiệm cận mức 4,60%, cao hơn khá nhiều cả dịp cận Tết Nguyên đán Sự eo hẹp của
thanh khoản hệ thống dẫn tới nhiều NHTM đã có động thái tăng lãi suất huy động trên thị
trường 1. Lãi suất liên ngân hàng chỉ tăng từ giữa tháng Chín và kết thúc Quý 3 ở mức 4.99%
và 4.66% lần lượt với kỳ hạn qua đêm và một tuần
QUÝ 4: Trong nửa đầu năm 2018 khi tỷ giá VND/USD còn tương đối ổn định, NHNN đã
mua vào hơn 11 tỷ USD bổ sung dự trữ ngoại hối, và chủ động khơng trung hịa tuyệt đối khí
chỉ hút vào hơn 62,5 nghìn tỷ qua kênh OMO và tín phiếu. Trong nửa sau năm 2018 khi đồng
USD mạnh lên, áp lực tỷ giá đã buộc NHNN phải bán ngoại tệ để giữ giá trị đồng nội tệ . lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy lên cao. Lãi suất kỳ hạn qua đêm và một tuần nhiều
thời điểm đã tiệm cận mức 6,0%, cao hơn khá nhiều nếu so với dịp Tết Nguyên đán đầu năm.

Tỷ giá trung tâm
Quý 1: tỷ giá thamchiếu và tỷ giá giao dịch tại các NHTM đều biến động không đáng
kể, không chịu nhiều ảnh hưởng từ các sự kiện bên ngoài.Cụ thể, tỷ giá cao nhấtđạt
hơn 22.470 VND/USD vào tháng 3
Quý 2 : tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch tại các NHTM đều tăng nhẹ. Cụ thể, tỷ giá

bán ra ở tháng 4 đạt hơn 22.440VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN
cơng bố ở mức 22.560 VND/USD vào tháng 6. Còn USD trên thị trường tự do cũng
đã vượt ngưỡng chặn 23.000 VND


Quý 3: Tại thời điểm cuối Quý 3, tỷ giá trung tâm ở mức 22.678 VND/USD, chỉ tăng
0,3% so với cuối tháng Sáu. Chính mức tăng chênh lệch đã dẫn tới thực tế là tỷ giá
giao dịch của NHTM đã tiến tới sát mức biên độ trần 5% mà NHNN đặt ra
Quý 4: tỷ giá giao dịch VND/USD của NHTM trong Quý 4 đều rất sát mức trần 5%
(so với tỷ giá trung tâm) mà NHNN đặt ra. Theo đó, tỷ giá giao dịch tại các NHTM
vào thời điểm cuối quý 4 ở mức 22.767 VND/USD
Năm 2019
Nguyên nhân : kinh tế Mỹ và Trung Quốc trở nên bấp bênh hơn do cả những vấn đề

nội tại lẫn căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia. Trong khi đó, nền kinh tế châu
Âu có nhiều bất ổn trước áp lực của đàm phán Brexit cũng như các chia rẽ khác trong
nội khối
Tác động : 4 tháng đầu năm 2019, tỷ giá giao dịch ổn định. Tuy nhiên, đến đầu tháng
5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh hơn, khiến cho tính đến hết ngày
24/5/2019, tỷ giá giao dịch đã tăng khoảng 0,95% so với đầu năm; riêng giai đoạn từ
ngày 6/5 đến 24/5/2019, tỷ giá giao dịch đã tăng khoảng 0,5%.
Biện pháp : Chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế. Ưu
tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc
bên ngoài . Lãi suất được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận
với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng tưởng và tiềm năng
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Theo đó, kể từ ngày 16/9/2019, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,25% xuống 6%/năm, lãi
suất tái chiết khấu giảm từ 4,25% xuống 4%/năm. Đây cũng là lần điều chỉnh lãi suất
điều hành đầu tiên của NHNN kể từ tháng 10/2017. Trong giai đoạn kinh tế thế giới
diễn biến kém thuận lợi, nhiều ngân hàng trung ương các nước đã giảm lãi suất điều
hành.
Quý 1 : So với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng Quý 1/2019 có xu hướng
cao, biên độ dao động hẹp hơn trong khoảng 4.83% (giữa tháng 01) cho tới 5,26%
(cuối tháng 02 – trước tết nguyên đán). Nguyên nhân của sự gia tăng lãi suất là do
đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biến động nguồn tiền gửi từ các ngân hàng lớn .
Quý 2: so với cùng kỳ năm 2018, lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh lãi suất
liên ngân hàng Quý 2/2019 có xu tế đang đứng trước nhiều nguy cơ đẩy chỉ hướng
tăng cao. Dư âm từ Quý 1/2019 với số giá tăng cao. những yêu cầu gia tăng tỷ lệ dự
trữ buộc và biến động nguồn tiền gửi khiến mức lãi suất liên ngân hàng lên cao hơn
4% vào đầu Quý 2/2019. Cuối Quý 2/2019, do nguồn cung tiền kém dồi dào nên lãi


suất liên ngân hàng liên tục tăng đạt mức 3.46%/năm với kỳ hạn qua đêm và

3.29%/năm với kỳ hạn một tuần.
Quý 3: Trong Quý 3/2019, lãi suất liên ngân hàng qua đêm và một tuần có nhiều biến
động đáng kể và theo sát diễn biến của nhau. Lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong
suốt tháng Tám đến đỉnh trong Quý vào 3% với thời hạn một tuần.
Quý 4: ): Lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh theo xu hướng dốc lêntrong Quý
4/2019, lãi suất liên ngân hàng qua đêm và một tuần có nhiều biến động đáng kể và
theo sát diễn biến của nhau. Tiếp tục đà tăng từ Quý 3/2019, lãi suất liên ngân hàng
qua đêm và một tuần liên tụctăng đến mức 2.11% (qua đêm) và 2.38% (một tuần) vào
giữa tháng 11 dưới quyết định giảm lãi suất của NHNN. Tuy nhiên, cho đến tận giữa
tháng 12, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã trở lại mức 4,28%, một tuần lên 4,43%
nguyên nhân do nhu cầu thanh khoản cuối năm cao và vẫn dưới ngưỡng 4% mà Chính
phủ đặt ra.
Tỷ giá trung tâm
Quý 1:Tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu Quý 4/2018 cho đến
hết Quý 1/2019. Cụ thể tỷ giá vào cuối tháng 3/2019 đạt 22.920 VND/USD, tăng gần
1.01% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ giá giao dịch VND/USD của NHTM trong Quý
1/2019 neo sát mức trần 6% (so với tỷ giá trung tâm) mà NHNN đặt ra, tuy có một số
biến động nhẹ trước Tết. Trước Tết, thị trường thường chứng kiến hoạt động chuyển
đổi mạnh từ ngoại tệ sang VND. Nhu cầu VND những ngày cao điểm thanh toán, chi
trả đã đẩy tỷ giá VND/USD giảm xuống 22.822 VND/USD vào tháng 1/2019.
Quý 2: Tiếp tục đà tăng từ Quý 1/2019, tỷ giá trung tâm cũng gia tăng trong Quý
2/2019 tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Tỷ giá trung tâm cuối tháng 6/2019 ở mức
22.920 VND/USD
Quý 3: Tiếp tục đà tăng từ Quý 2/2019, tỷ giá trung tâm gia cũng tăng trong Quý
3/2019 tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Tỷ giá trung tâm tại ngày 30/9/2019 ở mức
23.161 VND/USD, tăng 0,4% so với cuối Quý 2/2019
Quý 4: Tỷ giá VND/USD tiếp tục được bình ổn trong Quý 4/2019. Tỷ giá trung tâm
trong suốt Quý dao động nhẹ quanh mức 23.137 – 23.165 VND/USD. Từ đầu năm
đến nay, tỷ giá trung tâm ngày càng có xu hướng ổn định hơnvà trong Quý 4/2019
mức dao động gần như không đáng kể. Tại các NHTM, xu hướng tương tự cũng diễn

ra. Mở đầu Quý 4/2019, tỷ giá ở mức 23.165 VND/USD, kết thúc Quý giảm xuống
chỉ còn 23.157 VND/USD, di chuyển theo sát thay đổi của tỷ giá trung tâm.
Hạn mức tín dụng : Trong 3 năm liên tiếp, tăng trưởng tín dụng ở nước ta
thường đạt mức thấp trong quý I. Cụ thể, năm 2018, tăng trưởng tín


dụng quý I là 2,23%. Năm 2019, tăng trưởng tín dụng trong quý I
đạt 1,9%. Năm 2020, trước tác động của dịch Covid-19, tăng trưởng
tín dụng thấp kỷ lục, chỉ đạt 0,68% . năm 2021 tăng trưởng tín dụng
ngân hàng có thể ở mức 2.93%. Đáng chú ý, dịng vốn được tập
trung cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch
vụ… Điều này phản ánh mức độ hồi phục rõ rệt của nền kinh tế từ
nửa cuối năm 2020 đến nay.
Năm 2020
Nguyên nhân: đại dịch covid bùng phát trên tồn cầu
Tác động :Các tổ chức tài chính - chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt
Nam rút vốn về nước. Dịch bệnh cũng tạo tâm lý bảo toàn vốn, tâm lý nắm giữ tiền
mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư. Những hoạt động này tạo hiệu ứng tâm lý
tiêu cực khiến thị trường chứng khốn trong nước gặp nhiều khó khăn . Các hoạt động
đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào hệ thống ngân
hàng trong nước giảm, ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ của một số
ngân hàng thương mại cổ phần.Những biến động của lãi suất, đồng Dolla Mỹ... trên
các thị trường tiền tệ thế giới nhanh, liên tục và khó dự báo. Điều này tạo mơi trường
cho các hoạt động đầu cơ, gây tác động tiêu cực nhất định đến thị trường tiền tệ, thị
trường ngoại hối.
Biện pháp: trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh, phức tạp do tác
động của đại dịch Covid-19, tâm lý trên thị trường có thời điểm bị tác động tiêu cực,
NHNN đã linh hoạt điều chỉnh tỷ giá bán can thiệp, thực hiện truyền thông và sẵn
sàng can thiệp thị trường ngoại tệ để bình ổn thị trường. Nhờ đó, tỷ giá giao dịch trên
thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm dần về quanh mức giá mua của NHNN.

Trong giai đoạn nguồn cung dồi dào, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh tỷ giá mua ngoại
tệ từ các tổ chức tín dụng (TCTD) và thực hiện mua ngoại tệ từ các TCTD giúp
chuyển hoá thành tiền đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế

Lãi suất

Theo NHNN, từ đầu năm 2020 đến nay, để giảm bớt khó khăn do tác động
của dịch COVID-19, từ đó nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh, tăng khả năng
tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với nền kinh tế, trên cơ sở diễn biến kinh tế trong và
ngoài nước, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức
giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho
TCTD, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với
chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng
phục hồi sản xuất kinh doanh. Lần 1 NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm
xuống 5%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 3,5%/năm. Lần 2
NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5%/năm xuống 4.5%/năm; Lãi suất tái chiết


khấu giảm từ 3.5%/năm xuống 3%/năm. Lần 3 NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ
4.5%/năm xuống 4%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3%/năm xuống 2,5%/năm

Trong Quý 1/2020, lãi suất liên ngân hàng 6%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ
có giá qua đêm và một tuần có nhiều biến động qua nghiệp vụ thị trường mở từ
4%/năm đáng kể và theo sát diễn biến của nhau, đạt xuống 3,5%/năm. Động thái này
ảnh hưởng mức trung bình 2,08% với lãi suất qua đêm đến lãi suất liên ngân hàng,
cuối Quý mức và mức trung bình 2,37% với lãi suất một lãi suất qua đêm chỉ còn
2,19%.Lãi suất liên ngân hàng bắt đầu có xu hướng tăng cao từ đầu tháng 1/2020, đạt
đỉnh trong Quý ở mức 3,5% và giữ mức trên 3% trong vòng 1 tuần
Qúy 1:


Quý 2: Ngay sau khi NHNN ban hành một loạt các quyết định về giảm lãi suất điều
hành, trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay vào tháng 5/2020, lãi suất liên ngân
hàng qua đêm và một tuần lập tức giảm sâu xuống dưới mức 1%
Quý 3: Trong quý 3/2020, lãi suất iên ngân hàng qua đêm và một tuần có nhiều biến
động đáng kể và theo sát diễn biến của nhau. Lãi suất Liên ngân hàng tăng nhẹ trong
nửa đầu tháng Tám đến đỉnh trong quý vào 0.25% với tới hạn một tuần do NHNN
ngừng giao dịch trên thị trường mở, sau đó giảm mạnh xuống mức 0.13% vào cuối
tháng chín nhờ thanh khoản dồi dào.
Quý 4: Trong Quý 4/2020, lãi suất liên ngân hàng qua đêm và một tuần chỉ dao động
nhẹ, ở mức thấp hơn so với Quý 3/2020, theo sát diễn biến của nhau do NHNN hạ lãi
suất điều hành theo Quyết định 1728/QĐ- NHNN vào tháng 9/2020. Lãi suất liên
ngân hàng kết thúc năm 2020 ở mức 0,21% đối với lãi suất qua đêm và 0,26% đối với
lãi suất một tuần.

Tỷ giá trung tâm
QUÝ 1: Tỷ giá trung tâm tại ngày 30/3/2020 ở mức 23.235 VND/USD, tăng 0,34% so
với cuối Q4/2019. Mức thay đổi tỷ giá đang có xu hướng tăng trở lại sau một năm
2019 ổn định, so sánh với Quý 1/2019 tăng 1% (qoq), Quý 2 và 3/2019 tăng khoảng
0,3%(qoq) và Quý 4 thay đổi không đáng kể. Tại NHTM, tỷ giá tăng 1,8% so với cuối
Q4/2019
QUÝ 2 : Tỷ giá trung tâm tại ngày 30/6/2020 ở mức 23.229 VND/USD. Tỷ giá trung
tâm gần như đi ngang trong suốt Qúy 2/2020. Trong khi đó, tại NHTM, tỷ giá lại sụt
giảm khá mạnh từ cuối Quý 1, kết thúc Quý 2 tại 23.300 VND/USD, giảm 1,5% so
với đầu Quý
QUÝ 3:Tỷ giá trung tâm ổn định trong suốt quý 3/2020 , kết thúc quý ở mức 23.215
vnd/usd . tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng ổn định , kết thức ở 23.270
vnd/usd . với nguồn cung ngoại tệ dồi dào nhờ vào thặng dư thương mại cao ( tahnwgj


dư 16.52 tỷ usd trong 9 tháng đầu năm 2020) nguồn vốn FDI đăng kí mới khơng sụt

giảm nhiều , tỷ giá vnd/usd có thể tiếp tục giữ mứ ổn định cho tới cuối năm 2020
QUÝ 4: Tỷ giá trung tâm có xu hướng giảm trong suốt Quý 4/2020, kết thúc quý ở
mức 23.131 VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng giảm nhẹ, kết thúc
ở 23.215 VND/USD. Do Ngân hàng nhà nước đã hạ tỷ giá mua USD trong tháng
Mười một vì nguồn cung USD dồi dào trở lại nhờ vào thặng dư thương mại cao trong
Quý 3

Năm 2021
Nguyên nhân : làn song thứ 4 của đại dịch covid
Tác động : sự bùng phát của dịch bệnh làm cho thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp,
do sản xuất của doanh nghiệp, thu nhập người dân giảm mạnh. ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động xuất nhập khẩu; thị trường hàng hóa, sản xuất tiêu dùng trong nước bị
thu hẹp, thu nhập người dân giảm mạnh . Lãi suất, giá vàng và ngoại tệ mạnh trên thị
trường quốc tế biến động khó lường, tạo ra bất lợi cho thị trường kinh doanh ngoại
hối.
Biện pháp :kiểm soát dịch bệnh . kết hợp giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ
và các chính sách hỗ trợ ngành hoặc an sinh xã hội khác, trong đó bao gồm nhóm giải
pháp ngắn hạn, cơ chế, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể, nhóm giải
pháp căn cơ, dài hạn để tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp;
Lãi suất :
Quý 1: Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh vào đầu tháng 2/2021, với lãi suất
qua đêm đạt mức cao nhất 3.6% và lãi suất một tuần đạt mức cao nhất 3.66%. Tuy
nhiên, đây chỉ là hiện tượng mang tính mùa vụ do nhu cầu tiền mặt của người dân
tăng cao vào dịp lễ Tết. Thật vậy, lãi suất liên ngân hàng nhanh chóng ổn định sau Tết
Nguyên đán, dao động trong khoảng 0,25-0,30% đối với lãi suất qua đêm và 0,350,50% đối với lãi suất một tuần
Quý 2: Sau khi duy trì mức lãi suất thấp vào giữa Quý 1, lãi suất liên ngân hàng đột
ngột tăng mạnh vào cuối tháng 4/2021, với lãi suất qua đêm đạt mức cao nhất 1,54%
vào ngày 31/5 và lãi suất một tuần đạt mức cao nhất 1,67% vào ngày 28/5. Tuy nhiên,
đây chỉ là hiện tượng mang tính chất thời vụ do sự thiếu thanh khoản cục bộ ở một số

ngân hàng nhỏ, trong khi thanh khoản của toàn hệ thống vẫn khá dồi dào. Mặt khác,


do ảnh hưởng bởi đợt dịch thứ tư, cầu tín dụng dự kiến sẽ giảm. Dự kiến lãi suất liên
ngân hàng sẽ ổn định trở lại trong tháng 7
Quý 3: Sau khi duy trì mức lãi suất vào giữa Quý 3, lãi suất liên ngân hàng có xu
hướng giảm, với lãi suất qua đêm đạt mức cao nhất 1.6% và lãi suất một tuần đạt mức
1,52%. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi đợt dịch kéo dài, cầu tín dụng dự kiến sẽ giảm.
Tỷ giá trung tâm
Qúy 1: Tỷ giá trung tâm có xu hướng tăng nhẹ trong suốt Quý 1/2021, kết thúc quý ở
mức 23.145 VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại tăng vào tháng Một và
giảm nhẹ từ tháng Hai do biến động của đồng USD, kết thúc ở 23.170 VND/USD.
Quý 2: Tính trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ giá USD/VND tiếp tục giữ mức ổn định
khi tỷ giá trung tâm chỉ tăng 0.3% so với đầu năm, tương đương tăng thêm 47 đồng,
lên mức 23,240 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt, bám sát diễn
biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ
nhìn chung ổn định
Quý 3: Tỷ giá trung tâm cũng có xu hướng giảm nhẹ trong suốt Quý 3/2021, kết thúc
quý ở mức 23.110 VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mạI bình ổn vào tháng
7 và có xu hướngngiảm nhẹ từ tháng chín do biến động của đồng USD.

Thị trường mở
Năm 2021
Qúy 1 : LSLNH tăng nhẹ trở lại ở kỳ hạn qua đêm, với mức tăng 0,01% lên 0,26%.
Ngược lại, các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần giảm trở lại, cùng ở mức 0,12%, xuống 0,41%
và 0,43%/năm. Với thanh khoản khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trạng thái tương
đối dồi dào (tăng trưởng tín dụng đat 1,47 tính tới ngày 19/3/2021), LSLNH được dự
báo sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp trong thời gian tới.
Quý 2 : NHNN không phát hành lượng OMO hay tín phiếu nào mới trong tuần vừa
qua, đồng thời, cũng khơng có lượng OMO và tín phiếu nào được đáo hạn. Theo đó,

lượng OMO và tín phiếu đang lưu hành tiếp tục được duy trì ở mức 0. Như vậy, lượng
lưu hành kênh tín phiếu vẫn ở mức 0 trong gần 1 năm trở lại đây, kể từ sau lượng đáo
hạn 2000 tỷ đồng trong nửa đầu tháng 6/2020. Ngược lại, trên kênh OMO, NHNN
cũng chưa có hoạt động gì kể từ cuối tháng 2 tới nay
Qúy 3 : NHNN thực hiện bơm ròng 1 lượng nhỏ qua kênh OMO, với khối lượng là
52,8 tỷ đồng (lãi suất 2,5%/năm, kỳ hạn 7 ngày) và không thực hiện hoạt động bơm


rịng nào qua kênh tín phiếu. Như vậy, lượng OMO đang lưu hành tăng lên 52,8 tỷ
đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành tiếp tục duy trì ở mức 0
Năm 2019
Quý 1 : NHNN hút ròng 9.710 tỷ đồng qua kênh OMO. Cụ thể đã có 28.681 tỷ đồng
đáo hạn trong khi có 18.972 tỷ đồng được phát hành thêm. Kênh tín phiếu tiếp tục
khơng có hoạt động phát hành mới hay đáo hạn. Tổng hợp hai kênh OMO và tín
phiếu, tuần qua, NHNN đã hút rịng 9.710 tỷ đồng từ thị trường. Mức hút ròng này
thấp hơn rất nhiều so với mức hơn 72 nghìn tỷ đồng trong tuần từ 18.02 đến 22.02
trước đó. Tính lũy kế kể từ đầu năm 2018 đến nay thì tổng lượng vốn bơm rịng qua
kênh OMO và tín phiếu tiếp tục giảm xuống, còn 33.106 tỷ đồng vào cuối tuần qua.
Xu hướng bơm rịng giảm đã duy trì tuần thứ ba liên tiếp, cho thấy thanh khoản hệ
thống ngân hàng đang ở trong trạng thái khá ổn định, không cần sự hỗ trợ nhiều từ
phía NHNN.
Q 2 NHNN bơm rịng 14.349 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, NHNN đã phát
hành mới 70.449 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất tiếp tục ở mức 3%) trong
khi có 84.799 tỷ đồng đáo hạn trong tuần. Trên kênh OMO, NHNN khơng có hoạt
động nào mới. Tổng hợp 2 kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm rịng 14.349 tỷ đồng
trong tuần qua. Tính đến thời điểm hiện tại, đang có lượng tín phiếu lưu hành là
70.449 tỷ đồng, khơng có lượng OMO đang lưu hành nào . Tính lũy kế kể từ đầu năm
2019 đến nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 126.957 tỷ đồng qua hai kênh OMO và
tín phiếu. Nếu tính NHNN mua vào 8,35 tỷ USD thì lượng tiền bơm ra thị trường
tương ứng với khoảng hơn 198.000 tỷ đồng. Như vậy thì hoạt động hiện tại của

NHNN vẫn đang bơm tiền thêm vào thị trường.
Quý 3 : NHNN thực hiện bơm ròng 11.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể,
NHNN đã phát hành mới 38.999 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,75%/năm)
trong khi có 49.999 tỷ đồng đáo hạn trong tuần. Trên kênh OMO, NHNN không thực
hiện hoạt động phát hành mới và khơng có lượng đáo hạn nào. Tính lũy kế từ đầu năm
2019 tới nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 95.507 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường
mở
Qúy 4 NHNN thực hiện bơm ròng 8.001 tỷ đồng qua thị trường mở. Cụ thể, NHNN
đã phát hành mới 37.997 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất duy trì ở mức
2,25%) và lượng tín phiếu đáo hạn đạt 45.998 tỷ đồng. Trên kênh OMO, NHNN
không thực hiện hoạt động phát hành mới nào và khơng có lượng đáo hạn nào. Như
vậy, hiện tại lượng tín phiếu đang lưu hành là 37.997 tỷ đồng và khơng có lượng
OMO nào đang lưu hành. Hoạt động bơm ròng tuần thứ 5 liên tục cho thấy định
hướng của NHNN trong việc hỗ trợ các ngân hàng giảm lãi suất huy động các kỳ hạn
ngắn (dưới 6 tháng).


Năm 2020
Quý 1 : NHNN thực hiện hút ròng 23.000 tỷ đồng qua thị trường mở. Cụ thể, NHNN
đã phát hành mới 23.000 tỷ đồng tín phiếu mới (kỳ hạn 91 ngày với mức lãi suất duy
trì ở mức 2,65%) và khơng có lượng tín phiếu đáo hạn nào. Trên kênh OMO, NHNN
vẫn tiếp tục không thực hiện hoạt động phát hành mới nào và khơng có lượng đáo hạn
nào. Như vậy, lượng tín phiếu đang lưu hành hiện đã tăng lên mức 109.000 tỷ đồng.
Ngân hàng nhà nước tiếp tục hút ròng tuần thứ 4 liên tiếp nhằm mục đích kiểm sốt
cung tiền trong bối cảnh lạm phát đang dần tăng cao trở laị
Quý 2 Trên thị trường mở tuần qua đã có 23.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn và NHNN
không thực hiện phát hành lượng OMO hay tín phiếu nào mới. Như vậy, lượng 23.000
tỷ trên được bơm ròng trực tiếp vào thị trường. Trong tuần này, quy mơ lượng tín
phiếu đáo hạn sẽ giảm xuống cịn 11.000 tỷ đồng. Tổng lượng tín phiếu lưu hành cũng
giảm xuống mức 38.000 tỷ đồng. Với định hướng giảm lãi suất của NHNN, chúng tôi

cho rằng nhiều khả năng NHNN sẽ khơng phát hành thêm tín phiếu mới hoặc nếu có
phát hành cũng chỉ với khối lượng nhỏ trong các tuần tới nhằm giúp thanh khoản hệ
thống ở trạng thái dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM có thể thực hiện
việc cắt giảm lãi suất.
Quý 3 NHNN khơng thực hiện hoạt động bơm/hút rịng trên thị trường mở. Theo một
số nguồn tin, NHNN đã mua vào gần 2 tỷ USD trong các tuần gần đây. Điều này đồng
nghĩa với việc đã có khoảng hơn 40.000 tỷ đồng được NHNN bơm vào thị trường.
Trong khi đó, NHNN cũng khơng có động thái hút rịng vốn về thơng qua kênh tín
phiếu. Do vậy, thanh khoản hệ thống tiếp tục ở trạng thái dồi dào. Chúng tôi cho rằng
để tạo mặt bằng ổn định cho thanh khoản, qua đó tạo điều kiện để các NHTM cắt
giảm lãi suất cho vay, NHNN có thể sẽ tiếp tục khơng thực hiện can thiệp vào thị
trường mở trong ngắn hạn
Quý 4: NHNN tiếp tục khơng thực hiện hoạt động bơm/hút rịng nào trong tuần cuối
cùng của năm 2020 trên thị trường mở. Như vậy, tới cuối năm 2020, tổng lượng tín
phiếu và OMO đang lưu hành tiếp tục duy trì ở mức 0
Năm 2018
Quý 1 : thị trường OMO kém sôi động khi NHNN đã khơng có hoạt đơng bơm mới
nào, trong khi đó cũng khơng có lượng vốn đáo hạn qua kênh này. Bên cạnh đó, qua
kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 33.600 tỷ đồng tín phiếu mới trong khi khơng có
lượng vốn đáo hạn qua kênh này. Như vậy, tuần vừa qua NHNN đã hút ròng 33.600 tỷ
đồng qua kênh tín phiếu. Như vậy tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã
hút rịng 33.600 tỷ đồng từ thị trường. BVSC cho rằng động thái mau chóng hút tiền
về ngay sau Tết cho thấy sự thận trọng của nhà điều hành trong việc điều tiết cung


tiền nhằm hạn chế rủi ro đối với lạm phát, nhất là trong bối cảnh thời gian qua một
lượng lớn tiền Đồng đã được bơm ra thị trường để mua vào ngoại tệ.
Quý 2 : qua kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 15.700 tỷ đồng tín phiếu mới loại 28
ngày trong khi lượng vốn đáo hạn qua kênh này đạt 43.000 tỷ đồng. Như vậy, tuần
vừa qua NHNN đã bơm rịng 27.300 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Việc phát hành một

khối lượng tín phiếu lớn như vậy nhưng hệ thống vẫn hấp thụ hết cho thấy thanh
khoản của các ngân hàng hiện vẫn đang trong trạng thái tích cực.
Quý 3 : NHNN bơm mới 12.089 tỷ đồng qua kênh OMO, trong khi đó lượng vốn đáo
hạn qua kênh này đạt 4.096 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã bơm rịng 7.993 tỷ đồng qua
kênh này. Bên cạnh đó, qua kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 700 tỷ đồng tín phiếu
mới trong khi lượng vốn đáo hạn đạt 10.100 tỷ đồng. Như vậy, tuần vừa qua NHNN
đã bơm ròng 9.400 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Như vậy tổng hợp hai kênh OMO và
tín phiếu, NHNN đã bơm rịng 17.393 tỷ đồng vào thị trường. Điều này cho thấy
thanh khoản hệ thống ở trạng thái eo hẹp hơn so tuần trước đó.
Quý 4: NHNN bơm mới 217 tỷ đồng qua kênh OMO, trong khi đó lượng vốn đáo hạn
qua kênh này đạt 456 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã hút rịng 239 tỷ đồng qua kênh
này. Bên cạnh đó, qua kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành 5.340 tỷ đồng tín phiếu
mới trong khi lượng vốn đáo hạn đạt 29.980 tỷ đồng. Như vậy, tuần vừa qua NHNN
đã bơm rịng 24.640 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Tổng hợp hai kênh OMO và tín
phiếu, NHNN đã bơm rịng 24.401 tỷ đồng vào thị trường.

Hạn mức tín dụng quý 2 giai đoạn 2018-2021
Về tín dụng các tổ chức tín dụng chú trọng tăng trưởng vào các lĩnh vực sản xu ất,
lĩnh vực ưu tiên và kiểm sốt chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. các ngân
hàng cũng phải thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng,
tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghi ệp và
người dân.
Tính đến ngày 15/6, tín dụng tồn nền kinh tế tăng 5,1% so với cu ối năm 2020. N ếu
so với mức tăng cùng kỳ năm 2020 là 2,26%, mức tăng nửa đầu năm nay đã cao
hơn gấp đơi, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp.
cuối năm 2020, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã đạt khoảng 9,2 triệu tỷ đồng.
Nếu tính theo số tuyệt đối, mức tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng Sáu kể trên
tương đương việc các ngân hàng đã bơm ròng gần 470.000 t ỷ đồng ra n ền kinh t ế
qua kênh cho vay.



"Tăng trưởng tín dụng ghi nhận mức tăng gấp đơi so với cùng k ỳ. Với s ự quy ết li ệt
trong việc kiểm soát dịch bệnh, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay .
cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và ưu tiên,
với 3/5 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tích cực gồm xuất khẩu, cơng nghiệp h ỗ trợ
và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các lĩnh vực này có mức t ăng trưởng
cao hơn mức tăng tín dụng của tồn nền kinh tế. Dự kiến đến cuối tháng Sáu, tín
dụng nơng nghiệp, nơng thơn ước tăng 4,8%; tín d ụng doanh nghi ệp nh ỏ và v ừa
tăng 3,9%; tín dụng xuất khẩu tăng 9%; tín dụng cơng nghi ệp hỗ tr ợ t ăng 6,94% và
lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,5%.

Đối với chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines (VNA), đến nay đã
có 3 tổ chức tín dụng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank),
Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) và Ngân hàng Thương m ại c ổ
phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) cam kết tài trợ cho VNA vay với tổng số tiền là 4.000 t ỷ
đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.



×