Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

số học 6 - giáo án chương 2 bài 9 quy tắc chuyển vế - gv.hoàng đức tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.18 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN SỐ HỌC 6
Tiết 52:
QUY TẮC CHUYỂN VẾ

A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại.
Nếu a = b thì b = a.
- Kĩ năng: HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng
của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Chiếc cân bàn , hai quả cân 1 kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng
nhau.
Bảng phụ viết các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế và bài tập.
- Học sinh:
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph )
2) Chữa bài tập 69 (c,d) <65 SBT>.
- Nêu một số phép biến đổi trong tổng đại
số.
- HS: Bài 69 SBT:
c) (- 3) + (- 350) + (- 7) + 350
= - 3 - 7 - 350 + 350
= - 10.
d) = 0.
Hoạt động 2: TÍNH CHẤT CỦA ĐẲNG THỨC (10 ph)
- GV giới thiệu cho HS thực hiện như
H50 SGK.
- GV: Tương tự đối với đẳng thức


a = b.
- Trong phần nhận xét trên có thể rút ra
những nhận xét gì về tính chất đẳng thức.
- GV nhắc lại các tính chất của đẳng thức.
- HS quan sát, trao đổi, rút ra nhận xét.
Nếu thêm vào hai vế của đẳng thức cùng
một số được:
a = b ⇒ a + c = b + c.
Nếu bớt
a + c = b + c ⇒ a = b
VT = VP ⇒ VP = VT.

Hoạt động 3: VÍ DỤ (5 ph)
Tìm số nguyên x biết:
x - 2 = - 3.
- Làm thế nào để VT chỉ còn x ?
- Thu gọn các vế .
- Yêu cầu HS làm ?2.
- Thêm vào hai vế:
x - 2 + 2 = - 3 + 2
x + 0 = - 3 + 2
x = - 1.
?2. Tìm x biết:
x + 4 = - 2
x + 4 - 4 = - 2 - 4
x + 0 = - 2 - 4
x = - 6.
Hoạt động 4:
QUY TẮC CHUYỂN VẾ (15 ph)
- GV chỉ vào các phép biến đổi trên:

x - 2 = - 3 x + 4 = -2
x = - 3 + 2 x = - 2 - 4
Hỏi: Có nhận xét gì khi chuyển một số
hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng
thức ?
- GV giới thiệu quy tắc chuyển vế (T86).
- Cho HS làm VD.
- Yêu cầu HS làm ?3.
- GV ĐVĐ giới thiệu: Phép trừ là phép
tính ngược của phép cộng.
- HS thảo luận và rút ra nhận xét:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế
kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số
hạng đó.
VD:
a) x - 2 = - 6 b) x - (- 4) = 1
x = - 6 + 2 x + 4 = 1
x = - 4 x = 1 - 4
x = - 3.
?3. x + 8 = - 5 + 4
x = - 8 - 5 + 4
x = - 9.
Hoạt động 5:
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ (6 ph)
- GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất
của đẳng thức và quy tắc chuyển vế.
- Yêu cầu HS làm bài tập 61, 63 <87
SGK>.
- HS phát biểu tính chất đẳng thức và quy
tắc chuyển vế.

Bài 61:
a) 7 - x = 8 - (- 7)
7 - x = 8 + 7
- x = 8
x = - 8.
b) x = =- 3.
Hoạt động 6:
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 ph)
- Học thuộc tính chất đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
- Làm bài tập 62, 63, 64, 65 <87 SGK>.
Tiết 53:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Củng cố quy tắc dấu ngoặc, (bỏ dấu ngoặc và cho vào trong dấu ngoặc).
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cộng , trừ các số nguyên, bỏ dấu ngoặc, kĩ năng thu gọn
biểu thức.
- Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo của HS.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập.
- Học sinh: Học bài và làm bài đầy đủ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
KIỂM TRA BÀI CŨ (7 ph )
- GV: Phát biểu quy tắc dấu ngoặc.
Chữa bài tập 58 <85>. Bài 58:
a) x + 22 + (- 14) + 52
= x + (52 + 22) + (- 14)
x + [74 + (- 14)]
= x + 60.
b) (- 90) - (p + 10) + 100

= (- 90) - p - 10 + 100
- GV nhận xét chốt lại.
= - p + [(- 90) + (- 10)] + 100
= - p + [(- 100) + 100]
= - p.
Hoạt động 2:
LUYỆN TẬP (35 ph)
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài 1: Tính nhanh các tổng sau:
a) (2763 - 75) - 2763.
b) (- 2002) - (57 - 2002)
- Bài 2. Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
- GV nhận xét, chốt lại.
Hai HS lên bảng giải.
Bài 1:
a) (2763 - 75) - 2763
= 2763 - 75 - 2763
= (2763 - 2763) - 75
= 0 - 75 = - 75.
b) (- 2002) - (57 - 2002)
= (- 2002) - 57 + 2002
= [(- 2002) + 2002] - 57
= 0 - 57
= - 57.
Hai HS lên bảng chữa bài 2.
Bài 2:
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65

= (27 - 27) + (65 - 65) + 346
= 346.
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
= 42 - 69 + 17 - 42 - 17
= (42 - 42) + (17 - 17) - 69
= - 69.
- Yêu cầu HS thực hiện nhóm bài tập sau:
Bài 3:
Thực hiện phép tính:
a) (5
2
+ 12) - 9.3.
b) 80 - (4. 5
2
- 3. 2
3
)
c) [(- 18) + (- 7) - 15
d) (- 219) - (- 229) + 12. 5.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình
bày.
Bài 4: Tìm x:
a) 3 (x + 8) = 18.
b) (x + 13) : 5 = 2.
c) 2{x{ + (- 5) = 7.
Bài 3:
a) (5
2
+ 12) - 9.3
= (25 + 12) - 27

= 37 - 27
= 10.
b) 80 - (4. 5
2
- 3. 2
3
)
= 80 - (4. 25 - 3. 8)
= 80 - (100 - 24)
= 80 - 76
= 4.
c) [(- 18) + (- 7) - 15
= (- 25) - 15
= - 40.
d) (- 219) - (- 229) + 12. 5
= [(- 219) + 229] + 60
= 10 + 60 = 70.
Bài 4:
Ba HS lên bảng làm bài 4.
a) 3 (x + 8) = 18
x + 8 = 18 : 3
x + 8 = 6
x = 6 - 8
x = - 2.
b) (x + 13) : 5 = 2
x + 13 = 2 . 5
x = 10 - 13
x = = 3.
c) 2{x{ + (- 5) = 7
2{x{ = 7 - (- 5)

2{x{ = 12
{x{ = 12 : 2 = 6
x = ± 6.
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mỗi quan hệ giữa các tập N, N*, Z số và chữ số.
Thứ tự trong N, trong Z.

×