Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản vùng đồng láng tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN









LÂM THỊ NGỌC TRÂN








ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI THỦY SẢN
VÙNG ĐỒNG LÁNG TỈNH TRÀ VINH






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN








LÂM THỊ NGỌC TRÂN







ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI THỦY SẢN
VÙNG ĐỒNG LÁNG TỈNH TRÀ VINH






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN NGỌC HẢI








2008
LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Trà
Vinh, Phòng Quản lý và Đào tạo Sau Đại Học, trường Đại học Cần Thơ đã tạo
điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên hướng dẫn - Tiến sĩ Trần
Ngọc Hải đã dìu dắt, động viên cũng như truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn.

Xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Thuỷ sản, trường Đại học Cần Thơ
đã dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học
tập.
Xin cảm ơn Sở Tài Nguyên-Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Phòng Nông nghiệp –Thuỷ sản huyện Duyên Hải, Trà Cú và 6 xã thuộc
Đồng Láng: Đôn Xuân, Đôn Châu, Ngũ Lạc, Long Toàn, Long Khánh, Long
Vĩnh đã cung cấp cho tôi số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả đồng nghiệp Trung tâm Khuyến ngư, cám ơn các
bạn Hoà, Sáng, Tâm, Cường, Tới, Trang Đài đã khuyến khích, chia sẽ công
việc và sẳn lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề
tài.
Cảm ơn tất cả anh, chị, em lớp Cao học Thuỷ sản khoá 12, khoa Thuỷ sản,
trường Đại Học Cần Thơ luôn sẵn lòng hỗ trợ tôi trong lúc học tập và thực
hiện đề tài.
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những người thân, bạn bè và đặc biệt là
chồng và con trai tôi đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cũng như cho tôi
niềm tin để hoàn thành tốt chương trình học này.





4
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Lâm Thị Ngọc Trân

5
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 09/2008. Mục tiêu của đề tài
là đánh giá tình hình kỹ thuật, kinh tế và xã hội của nghề nuôi thuỷ sản ở vùng
Đồng Láng tỉnh Trà Vinh làm cơ sở cho việc phát triển nuôi thuỷ sản bền
vững trong vùng. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành. Số
liệu sơ cấp được thu thập qua 3 phương pháp là phỏng vấn cán bộ chủ chốt
(KIP), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) với 3
cuộc hợp, và phỏng vấn nhanh nông hộ (RRA) với tổng cộng 94 hộ, gồm 72
hộ nuôi tôm sú QCCT và 22 hộ nuôi tôm sú BTC và TC. Phương pháp SWOT
cũng được sử dụng để phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của vùng
Đồng Láng.
Đối với mô hình QCCT, kết quả cho thấy diện tích nuôi trung bình (1,62 ±
1,27ha/hộ). Vụ 1 nuôi tôm sú xen canh với cua, vụ 2 thu tôm tép tự nhiên. Mật
độ thả tôm sú là 5,63 ± 1,95 con/m
2
, và cua là 0,04 ± 0,04 con/m
2
. Có bổ sung
thức ăn viên và hến từ tháng thứ 2. Tổng năng suất thuỷ sản đạt 291,00 ±
235,45 kg/ha, trong đó năng suất tôm sú là 187,18 ± 197,55 kg/ha. Mô hình
này hiệu quả không cao (tỷ suất lợi nhuận là 0,74 ± 1,18). Mật độ tôm sú
không ảnh hưởng đến năng suất tôm sú, nhưng mật độ cua có ảnh hưởng đến
năng suất cua và tổng năng suất thuỷ sản. Thức ăn viên và hến đều ảnh hưởng
đến năng suất tôm sú cũng như tổng năng suất thuỷ sản.
Đối với mô hình nuôi tôm sú TC và BTC, kết quả cho thấy diện tích ao nuôi
trung bình là 0,6 ± 0,2 ha, đa số các hộ không sử dụng ao chứa chất thải.
Nguồn tôm giống từ địa phương và Miền Trung, có kiểm dịch trước khi thả,
mật độ thả là 13,9 ± 4,6 con/m
2

. Ngoài sử dụng thức ăn công nghiệp (FCR=
1,1), còn bổ sung hến (FCR= 0,4). Năng suất trung bình là (1883,6 ± 928,8
kg/ha/năm). Mật độ nuôi, lượng thức ăn viên và thức ăn tươi sống có ảnh
hưởng có ý nghĩa đến năng suất nuôi tôm.
Ý kiến của người dân cho rằng nguồn kỹ thuật có từ tập huấn, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau và kinh nghiệm bản thân. Nguồn vốn chủ yếu là tự có và vay
nhà nước. Hiện nay dịch bệnh đang ngày càng nguy hiểm. Khó khăn lớn nhất
của người dân là thiếu vốn và môi trường ô nhiễm. Phương hướng sắp tới của
họ là giảm mật độ, riêng đối với mô hình TC và BTC thì nuôi đơn loài và nuôi
1 vụ trong năm.


6
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ a
TÓM TẮT 5
ABSTRACT
CAM KẾT KẾT QUẢ Error! Bookmark not defined.ii
MỤC LỤC i6
DANH SÁCH BẢNG 8
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 10viii
Phần 1 ĐẶT VẤN
ĐỀ……………………………………………………………… 11
1.1 Giới thiệu 11
1.2 Mục tiêu đề tài 12
1.3 Nội dung thực hiện 12
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
2.1 Tổng quan hiện trạng nuôi trồng thủy sản 13
2.1.1 Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới 13

2.1.2 Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 13
2.1.3 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản ở ĐBSCL 16
2.1.4 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản ở tỉnh Trà Vinh 17
2.1.5 Tác động của phát triển nuôi trồng thủy sản đến nền kinh tế Việt Nam 18
2.2 Xu hướng phát triển của thủy sản 20
2.2.1 Qui phạm thực hành nuôi thủy sản tốt - Good Aquaculture Practice
(GAP): 20
2.2.2 Thực hành nuôi thủy sản tốt hơn - Better management practices (BMP).20
2.2.3 Nuôi sinh thái - Organic farming 21
2.2.4 Nuôi kết hợp 21
2.2.5 Nuôi tôm có trách nhiệm - Responsible shrimp farming. 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Điều tra, đánh giá hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và xã hội của nghề nuôi thuỷ
sản tại vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh 22
3.2.2 Đề xuất các mô hình nuôi thủy sản bền vững cho vùng Đồng Láng tỉnh Trà
Vinh 25
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Tổng quát về sự phát triển và hiện trạng nuôi thuỷ sản ở vùng Đồng Láng tỉnh
Trà Vinh. 26
4.2 Hiện trạng về kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm sú QCCT 28
4.2.1 Tổng quát 28
4.2.2 Kỹ thuật chăm sóc - quản lý ao 29
4.2.3 Tỷ lệ sống và năng suất 31
4.2.4 Hiệu quả kinh tế 35
4.2.5 Cơ cấu chi phí và thu nhập 36
4.2.6 Tương quan giữa các yếu tố 37
4.3 Hiện trạng về kỹ thuật, kinh tế của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC 40
4.3.1 Thông tin chung 40
4.3.2 Kỹ thuật nuôi 41

4.3.3 Hiệu quả kinh tế 44
4.3.4 Ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất và lợi nhuận mô hình 48
7
4.4 Ý kiến của người dân 52
4.4.1 Nguồn kỹ thuật nuôi thuỷ sản: 52
4.4.2 Nguồn vốn 52
4.4.3 Tình hình dịch bệnh 53
4.4.4 Khó khăn chính 53
4.4.5 Phương hướng phát triển 54
4.5 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) về các vấn đề môi
trường, kỹ thuật, kinh tế xã hội và quản lý nghề nuôi thủy sản ở Đồng Láng 54
4.5.1 Điểm mạnh (S) 54
4.5.2 Điểm yếu (W) 54
4.5.3 Cơ hội (O) 55
4.5.4 Thách thức: 55
4.6 Định hướng - đề xuất phát triển 59
4.6.1 Kỹ thuật nuôi thuỷ sản 59
4.6.2 Kinh tế-xã hội 59
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Đề xuất 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 67
Phụ lục A: THÔNG TIN THỨ CẤP CẦN THU THẬP 67
Phụ lục B: BIỂU MẪU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN 68
Phụ lục D: SỐ LIỆU GỐC 75
Phụ lục E: BẢNG XỬ LÝ THỐNG KÊ CỦA MÔ HÌNH TC VÀ BTC 91



























8

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2. 1: Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú tỉnh Trà Vinh năm 2001-2006 (Sở
Thủy sản Trà Vinh, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2007) 17
Bảng 4.2: Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú của các xã Đồng Láng năm 2006 28
Bảng 4.3 Thông tin chung về mô hình nuôi tôm sú QCCT 29

Bảng 4.4 Kỹ thuật chăm sóc – quản lý mô hình nuôi tôm sú QCCT 29
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống và năng suất của mô hình nuôi tôm sú QCCT 31
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế mô hình QCCT 35
Bảng 4.7 Thông tin chung (N=22) 41
Bảng 4. 8 Các yếu tố kỹ thuật mô hình nuôi tôm sú TC và BTC (N=22) 43
Bảng 4. 9: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC 44
Bảng 4.10 Một số ý kiến của người dân về tình hình nuôi tôm 53
Bảng 4.11 Phân tích SWOT 56
Bảng 4.12 Định hướng và đề xuất phát triển 60


























9

DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh 22
Hình 4.2 Sự phát triển của vùng Đồng Láng theo thời gian 26
Hình 4.3 Tỷ lệ giữa năng suất của các đối tượng trong mô hình nuôi tôm QCCT 32
Hình 4.4 Tổng năng suất thuỷ sản của mô hình nuôi tôm sú QCCT 32
Hình 4.5 Năng suất tôm sú của mô hình nuôi tôm QCCT 33
Hình 4.6 Năng suất cua trong mô hình QCCT 34
Hình 4.7 Năng suất tôm tự nhiên trong mô hình QCCT 34
Hình 4.8 Lợi nhuận của mô hình QCCT 35
Hình 4.9 Cơ cấu chi phí của mô hình QCCT 36
Hình 4.10 Cơ cấu thu nhập của mô hình QCCT 37
Hình 4.11 Ảnh hưởng của mật độ tôm sú nuôi đến năng suất tôm sú và tổng năng
suất thuỷ sản của mô hình QCCT 38
Hình 4.12 Ảnh hưởng của mật độ cua đến năng suất cua, năng suất tôm sú và tổng
năng suất thuỷ sản của mô hình QCCT 38
Hình 4. 13 Ảnh hưởng của thức ăn viên đến năng suất tôm sú và tổng năng suất thuỷ
sản của mô hình QCCT 39
Hình 4.14 Ảnh hưởng của thức ăn hến đến năng suất tôm sú và tổng năng suất thuỷ
sản của mô hình QCCT 39
Hình 4.15 Ảnh hưởng của thực vật trong ao đến năng suất tôm sú và tổng năng suất
thuỷ sản của mô hình QCCT 40
Hình 4.16: Kích cỡ tôm thu hoạch mô hình nuôi BTC và TC 45
Hình 4. 17: Năng suất tôm nuôi của mô hình BTC và TC 46
Hình 4. 18 Lợi nhuận tôm nuôi của mô hình BTC và TC 46

Hình 4.19 Cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC 47
Hình 4.20 Ảnh hưởng của diện tích ao nuôi đến năng suất và lợi nhuận của mô hình
nuôi tôm sú TC và BTC. 48
Hình 4. 21 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi
tôm sú TC và BTC 49
Hình 4.22 Ảnh hưởng của thức ăn tươi sống (hến) đến năng suất và lợi nhuận của mô
hình nuôi tôm sú TC và BTC. 50
Hình 4.23 Ảnh hưởng của thức ăn viên đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi
tôm sú TC và BTC 51















10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
TC: Thâm canh
BTC: Bán thâm canh

QCCT: Quảng canh cải tiến
NTTS: Nuôi trồng Thuỷ sản



























11

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Thuỷ sản được coi là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng, đáp
ứng nhu cầu prôtêin và chất dinh dưỡng cần thiết cho khoảng 950 triệu người
dân trên thế giới, có 77% sản lượng thuỷ sản của thế giới đã được sử dụng làm
thực phẩm trực tiếp cho con người (
www.fistenet.gov.vn).
Ngày nay, nhu cầu thuỷ sản đã và đang tiếp tục gia tăng, dẫn đến nguồn cung
cấp thực phẩm thuỷ sản có xu thế tăng trưởng cao hơn nhiều so với thực phẩm
có nguồn gốc từ các loài động vật khác. Sự tăng trưởng mạnh của nguồn cung
cấp thực phẩm thuỷ sản, một phần còn do những tác động khách quan của bối
cảnh chung về bệnh dịch động vật như bệnh bò điên, dịch cúm gia cầm và dịch
lở mồm long móng, đã làm giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm thịt gia
súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi. Vì vậy, nguồn cung cấp thuỷ sản ngày càng
được chú trọng hơn.
Ngoài ra, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng,
sản lượng khai thác gần như ngừng gia tăng trong chục năm qua do sự khai
thác quá mức. Việc giảm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, đồng nghĩa với việc
nuôi trồng thuỷ sản sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm thuỷ sản cho con người.
Nghề nuôi thủy sản Trà Vinh trong những năm qua không ngừng phát triển
với nhiều hình thức, nhiều đối tượng nuôi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Tỉnh Trà Vinh có một vùng, dân địa phương gọi là vùng Đồng Láng. Bởi vì
những năm trước đây vùng này từng ngập nước sâu, ở đây chỉ có dừa nước,
đước và trồng lúa 1 vụ, Tuy nhiên khi nghề nuôi thủy sản, cụ thể là con tôm
sú phát triển, thì người dân bắt đầu đắp bờ ngăn nước để nuôi tôm với hình
thức quảng canh, QCCT. Nghề nuôi thuỷ sản ở vùng này ngày càng phát triển,
đặt biệt khi có sự khuyến khích, hỗ trợ kinh phí của tỉnh cho việc thành lập
kinh tế trang trại nuôi tôm, hầu hết người dân đào ao xây dựng trang trại nuôi

tôm sú và đã mang lại nhiều lợi nhuận, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống
cho vùng nông thôn, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của ngành
thủy sản và của tỉnh Trà Vinh.
Mặc dù, nuôi thủy sản vùng Đồng Láng có phát triển, nhưng vẫn chưa đều,
còn mang tính tự phát, độc canh một đối tượng, từ đó dẫn đến ô nhiễm môi
trường và dịch bệnh, làm cho nghề nuôi ngày càng trở nên khó khăn và tính
rủi ro ngày càng cao.Do đó, vấn đề đặt ra ngày càng thúc bách là làm sao vừa
12
tăng năng suất, sản lượng, tăng thu nhập nhưng ổn định được sản xuất và giảm
thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời khống chế được dịch
bệnh.
Từ thực tế đó đề tài “Đánh giá hiện trạng nuôi thủy sản vùng Đồng Láng
tỉnh Trà Vinh” được thực hiện để làm cơ sở cho việc qui hoạch phát triển các
mô hình nuôi thủy sản mang tính bền vững trong vùng.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá tình hình kỹ thuật, kinh tế và xã hội của nghề nuôi thủy sản ở vùng
Đồng Láng tỉnh Trà Vinh, làm cơ sở cho việc phát triển nuôi thủy sản bền
vững trong vùng.
1.3 Nội dung thực hiện
Điều tra, đánh giá hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và xã hội của nghề nuôi thủy sản
tại vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh.
Đề xuất các mô hình nuôi thủy sản bền vững cho vùng Đồng Láng tỉnh Trà
Vinh.


















13
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan hiện trạng nuôi trồng thủy sản
2.1.1 Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thế giới có xu hướng tăng trong suốt 50
năm qua, từ mức dưới 1 triệu tấn vào đầu những năm 1950 lên 59,4 triệu tấn
năm 2004. Trong đó, sản lượng nuôi thuỷ sản nước mặn đạt 30,2 triệu tấn,
chiếm 50,9% tổng sản lượng thế giới, nuôi thuỷ sản nước ngọt đạt 25,8 triệu
tấn, chiếm 43,4%, còn lại 5,7% với sản lượng 3,4 triệu tấn là sự đóng góp của
nuôi thuỷ sản nước lợ (
).
Về các nhóm loài nuôi chính, theo thống kê của FAO, cá là nhóm thuỷ sản
nuôi đứng đầu cả về sản lượng và giá trị, chiếm tương ứng với 47,4% và
53,9% trong tổng sản lượng thuỷ sản nuôi của thế giới. Thực vật thuỷ sinh là
nhóm đạt vị trí thứ 2 với 23,4% về khối lượng nhưng đứng thứ 4 về giá trị
(9,7%). Nhuyễn thể là nhóm đứng thứ 3 về khối lượng (22,3%) và giá trị
(14,2%). Giáp xác đứng thứ 4 về khối lượng (6,2%), nhưng giá trị của chúng
lại đứng ở vị trí thứ 2 trong tổng giá trị các loài thuỷ sản nuôi (20,4%).
()

Trong các sản phẩm nuôi đạt giá trị xuất khẩu cao trên thị trường tiêu thụ thuỷ
sản thế giới, nổi bật là tôm biển. Nhưng cá hiện nay đang có xu hướng tăng
nhanh, bao gồm cá rô phi và cá nheo, thêm nữa là sản phẩm rong biển. Hầu
hết các nước xuất khẩu tôm đều ở khu vực Nam Á và Ðông Nam Á. Theo
đánh giá của FAO, ngoài sản phẩm tôm nuôi, cá ba sa và cá tra là sản phẩm
nuôi của Việt Nam đã đóng góp cho thị trường tiêu thụ thế giới với tốc độ tăng
nhanh.
2.1.2 Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, thủy sản của Việt Nam phát triển rất nhanh, trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thuộc
nhóm các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Tổng sản lượng
thuỷ sản năm 2003 đạt 2.536.361 tấn bằng 101,86% kế hoạch, tăng 3,34% so
với năm 2002. Giá trị kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu ước đạt 2.240 triệu USD,
bằng 97,39% kế hoạch, tăng 10,74% so với năm 2002. Hàng thuỷ sản Việt
Nam đã có mặt trên thị trường ở 75 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, bốn thị
trường chính là Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc chiếm 3/4 tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Thị trường nội địa cũng được các doanh nghiệp tập
14
trung khai thác nhiều hơn trước. Sức mua trên thị trường nội địa lớn và tiếp
tục tăng. (Hồ Trung Thành, )
Về nuôi trồng thủy sản, theo số liệu thống kê, sản lượng thuỷ sản nuôi đã tăng
từ 172.900 tấn (1992) lên 1.150.000 tấn (2004), đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 19%/năm, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng 6,3 %/năm của sản
lượng thuỷ sản khai thác. ()
Sản lượng NTTS ở khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 63- 69% cả nước, tiếp theo
là Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và các vùng khác.
Căn cứ vào môi trường sinh thái, chia thành 3 bộ phận chính: nuôi thủy sản
nước ngọt, lợ và mặn. Trong đó tỷ trọng NTTS ở môi trường nước mặn, lợ
chiếm 44,3% (510.400 tấn), còn lại phần lớn hơn là sản lượng nuôi nước ngọt
55,7% (639.700 tấn). Tuy nhiên, giá trị do thuỷ sản nuôi nước mặn, lợ lại lớn

hơn nước ngọt nhiều. ()
Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ: Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, rô phi, tra,
ba sa, v.v… là những đối tượng nuôi ổn định trong nghề nuôi thuỷ sản ao hồ
nhỏ. Nguồn giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động, năng suất bình quân
đạt hơn 3 tấn/ha. Riêng cá tra nuôi trong ao (hầm) với những ứng dụng kỹ
thuật tiên tiến, có thể cho năng suất tới 300 tấn/ha mỗi năm.
Nuôi cá mặt nước lớn (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa): Hình thức nuôi lồng,
bè trên sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng có giá trị kinh tế
cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ, v.v…
Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ: Được tiến hành theo mô hình nuôi cá-
lúa, tôm – lúa với hình thức luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng
chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá
đói giảm nghèo ở nông thôn. Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng
ngập lũ hiện nay là các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi
thuỷ sản trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh
cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác,
cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao giá trị xuất
khẩu. Các đối tượng khác là lươn, ếch, ba ba, cá sấu,… cũng đang được nuôi ở
nhiều nơi. ()
Nuôi thuỷ sản nước lợ:
Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài tôm: Tôm sú (P. monodon), tôm he (P.
merguiensis), tôm bạc thẻ (P. indicus), tôm nương (P. orientalis), tôm rảo
(Metapenaeus ensis) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá mú (song), cá
15
chình Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân
canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình
nuôi sinh thái (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhhiên, không sử dụng hoá
chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở ĐBSCL.
()

Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
Nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi biển): Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc
nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò,
cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể (nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…).
Trồng rong câu, rong sụn: Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Việt Nam là
Hải Phòng, Thừa Thiên Huế…. Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có
kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ.
()
Trong tất cả các đối tượng nuôi, tôm sú luôn được xem là đối tượng nuôi chủ
lực của Việt Nam, do giá trị xuất khẩu cao. Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm
thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị
quyết 09, cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm muối năng
suất thấp, đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi tôm đã tăng
từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm
2003. Chỉ trong vòng 1 năm sau khi ban hành Nghị quyết 09, đã có 235.000 ha
gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất
hoang hoá ngập mặn được chuyển đổi thành ao nuôi tôm. Cho đến nay, diện
tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ đã có phần chững
lại. Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở ĐBSCL, rải rác dọc
các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung và ở Đồng Bằng Sông Hồng,
sông Thái Bình ở miền Bắc. ()
Song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng mạnh từ
những năm 90 và đặc biệt là từ sau năm 2000, Việt Nam trở thành một trong 5
nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới. Bên cạnh các đối tượng
như tôm sú (Penaeus monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm nương
(P. orientalis), tôm đất/rảo (Metapenaeus ensis), tôm chân trắng Nam Mỹ
(P.Vannamei) cũng đang được đưa vào nuôi ở Việt Nam nhưng sản lượng
nuôi chưa đáng kể. ()
Công nghệ nuôi tôm ở Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt được những tiến bộ
đáng kể. Hệ thống nuôi tôm quảng canh, dựa vào con giống tự nhiên của thập

kỷ 70 được thay thế bằng nuôi QCCT, có bổ sung giống vào cuối thập kỷ 80.
Sang thập kỷ 90, phong trào nuôi tôm sú phát triển mạnh, ở Việt Nam đã tồn
16
tại cả 3 hình thức nuôi tôm là QCCT, BTC và TC. Tuy nhiên, hình thức nuôi
tôm chủ yếu vẫn là QCCT. Theo ước tính của ABD (1996) tỉ lệ nuôi quảng
canh, BTC và TC ở Việt Nam trong năm 1995 là 80:15:5. Các hệ thống nuôi
tôm sinh thái, nuôi tôm hữu cơ và nuôi theo mô hình “thực hành nuôi tốt”
(GAP) cũng đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng mới ở quy mô nhỏ mang tính
chất thử nghiệm. Sau năm 2000, phát triển nuôi tôm ở Việt Nam vừa diễn ra
theo hướng mở rộng diện tích vừa gia tăng mức độ TC, nhưng nuôi tôm
QCCT vẫn là hình thức chủ yếu. Năng suất tôm nuôi bình quân của Việt Nam
rất thấp, đạt khoảng 360 kg/ha năm 2000 và 340 kg/ha năm 2001. Diện tích
nuôi tôm TC ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự khuyến khích của
Chính phủ và sự tham gia của các nhà đầu
tư.
()
2.1.3 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản ở ĐBSCL
ĐBSCL là nơi có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta, cả
về nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt. Đặc biệt ưu thế vẫn là nuôi nước
lợ, mà chủ yếu là nuôi tôm sú. Ngoài ra còn có tiềm năng môi trường nuôi các
loài nhuyễn thể, các loài thủy sản có thể chịu được môi trường phèn đục như
các loài cá đen (cá lóc, cá rô, lươn,…) (Hà Xuân Thông, Nguyễn Chu Hồi,
2005)
Theo Phạm Đình Đôn (2005), tổng diện tích có tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản trên 1.200.000 ha bằng khoảng 55% diện tích nuôi của cả nước. Diện
tích có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn - lợ chịu chi phối của triều
biển ở ĐBSCL với khoảng 750.000 ha chiếm khoảng 74% tổng diện tích có
khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn của cả nước. Diện tích có khả năng
nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên 500.000 ha, có điều kiện rất thuận lợi trong
phát triển sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Trong 5 năm (1999- 2003) diện tích nuôi tôm ĐBSCL tăng 149,41% và đạt
478.729 ha. Tỉnh có tỉ lệ tăng nhanh nhất trong những năm gần đây là Kiên
Giang (111,82%/năm), kế đến là Long An và Bạc Liêu, mặc dù hai tỉnh này có
tổng diện tích nuôi tôm nhỏ hơn các tỉnh khác trong vùng. Cà Mau là tỉnh tăng
nhanh về diện tích (133134 ha) nhưng tỉ lệ tăng hằng năm ở mức trung bình
(36,63%/năm). (Nguyễn Minh Niên, 2005)
Theo Nguyễn Minh Niên (2005), sản lượng tôm đạt 46.532 tấn (1999) và đến
năm 2003 đạt 192.068 tấn, chiếm 26,34% sản lượng nuôi thủy sản ĐBSCL,
tăng 312,77% so với năm 1999. Trong đó Cà Mau chiếm cao nhất (76.000 tấn,
chiếm 39,57% sản lượng tôm của các tỉnh) kế đến là Bạc Liêu 54.731 tấn
(28,5%), Sóc Trăng 22.301 tấn (11,61%), Long An 4.219 tấn (2,2%), Tiền
Giang 3.500 tấn (1,82%). Sự tăng nhanh sản lượng là kết quả của quá trình mở
17
rộng diện tích nuôi từ đất lúa và đầu tư TC hơn (chuyển diện tích nuôi quảng
canh sang QCCT và mở rộng nuôi TC, BTC)
2.1.4 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản ở tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm giữa hạ lưu sông Tiền và sông Hậu
tiếp giáp biển Đông, diện tích tự nhiên hơn 2.225 km
2
, dân số trên 01 triệu
người.
Trà Vinh có tất cả 8 huyện, thị (Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành,
Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long và Thị xã Trà Vinh) với 78 xã, 9 phường và 9
thị trấn.
Trà Vinh là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nuôi thủy sản, với tổng diện tích
có khả năng sử dụng để nuôi thủy sản là 80.000 ha trong đó nước mặn chiếm
40.000ha (Sở Thủy sản Trà Vinh, 2002). Nuôi nước mặn, lợ tập trung chủ yếu
ở huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành.
Trà Vinh rất đa dạng về đối tượng nuôi: Ở nước ngọt có cá rô phi, cá sặc rằn,
cá rô đồng, cá lóc, cá tra, tôm càng xanh,… Ở vùng nước mặn có tôm sú, cua,

nghêu, sò huyết, cá mú, cá chẽm…Nhưng đối tượng chủ yếu là tôm sú với
nhiều hình thức nuôi (TC, BTC, QCCT, nuôi kết hợp…) tập trung chủ yếu ở
các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành. Duyên Hải là
huyện chiếm nhiều nhất. (Phòng Nông nghiệp-Thủy sản huyện Duyên Hải,
2006).
Nuôi tôm sú tỉnh Trà Vinh trong những năm qua không ngừng mở rộng cả về
diện tích và mức độ TC. Năm 2001 tổng diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh là
10.562 ha (chỉ có 30 ha nuôi TC và 4.864 ha BTC), đến năm 2006 có đến
24.184 ha , trong đó nuôi TC đạt 1.907 ha tăng 63,6% so với năm 2001, BTC
8.705 ha (Sở Thủy sản Trà Vinh, 2001, 2007). Tuy nhiên sản lượng nuôi tôm
sú lại tăng không nhiều so với mức độ TC. Năm 2001 đạt 3.280 tấn, đến 2006
chỉ đạt 19.714 tấn (Bảng 2.1).
Bảng 2. 1: Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú tỉnh Trà Vinh năm 2001-2006
(Sở Thủy sản Trà Vinh, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2007)
Năm
2001

2002

2003

2004

2005

2006

QCCT (ha) 5.668

8.742


6.650

11.885

13.707

13.972

BTC (ha) 4.864

4.105

8.496

7.896

8.705

TC (ha) 30

64

645

6.915

1.798

1.907


Tổng diện tích (ha) 10.562

12.911

15.791

18.800

23.401

24.184

Tổng sản lượng (tấn) 3.280

4.876

7.500

11.572

17.434

19.714

18
Theo Trần Hoàng Phúc (2005), Trà Vinh quy hoạch hệ thống trại giống, đặc
biệt là khuyến khích các cơ sở đang hành nghề kinh doanh ương dưỡng
chuyển sang sản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần
kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Trà

Vinh ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các trang trại sản xuất
giống trên địa bàn tỉnh kể từ năm 2005 trở đi. Ngành thủy sản hoàn thiện quy
trình kỹ thuật cho đẻ tôm sú tại địa phương, đảm bảo chất lượng con giống tốt,
sạch bệnh, thích nghi với môi trường sống, tăng trọng nhanh khi thả nuôi.
Năm 2007, toàn tỉnh có 129 cơ sở sản xuất giống tôm sú và sản xuất được
1,463 tỷ con post tôm sú, cao hơn so với năm 2005 là 14 cơ sở (năm 2005 toàn
tỉnh có 115 cơ sở sản xuất được 1 tỷ con post tôm sú) và đáp ứng được 56%
nhu cầu con giống (Sở Thuỷ sản, 2005, 2008). Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư, nâng
cấp, mở rộng các trại sản xuất nhằm đáp ứng được từ 60 - 70% nhu cầu con
giống vào năm 2010 (Trần Hoàng Phúc, 2005).
Trong năm 2007, ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh được đầu tư với số vốn trên
133,6 tỉ đồng để xây dựng 12 công trình kết cấu hạ tầng, đó là: khu neo đậu
tránh trú bão cửa Cung Hầu, dự án thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản vùng
chuyển đổi sản xuất 35 ha, dự án cải tạo và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi
tôm Tầm Vu lộ, trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt huyện Cầu Kè, trại sản
xuất giống thủy sản Ngãi Hiệp, dự án thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản kết hợp
trồng lúa ấp Bà My, Sà Lôn - Lộ Sỏi, Cà Hom - Bến Bạ, dự án thủy lợi phục
vụ nuôi thủy sản kết hợp với trồng cây ăn trái ở ấp Cồn Cò, dự án phục vụ
chuyên nuôi thủy sản ở ấp La Ghi - Vàm Cỏ thuộc xã Long Vĩnh, xây dựng 6
cống hở trong vùng đê bao ngăn lũ, chống triều cường huyện Duyên Hải.
(Đình Thanh, )
Theo kế hoạch năm 2008, ngành thủy sản Trà Vinh phấn đấu đạt tổng giá trị
sản xuất 3.387 tỉ đồng (trong đó nuôi trồng thuỷ sản là 2.270 tỷ đồng) và tổng
sản lượng thủy sản 170.870 tấn (nuôi thuỷ sản là 104.320 tấn), giá trị kim
ngạch xuất khẩu 61.735 triệu USD. (Sở Thuỷ sản Trà Vinh, 2008).
2.1.5 Tác động của phát triển nuôi trồng thủy sản đến nền kinh tế Việt
Nam
Tác động của sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản tới tăng trưởng kinh tế
của đất nước.
Tác động của sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản tới tăng trưởng kinh tế của đất

nước được thể hiện qua chỉ tiêu GDP. Năm 2001, tỉ trọng GDP của ngành
Thuỷ sản là 11.41%, năm 2002 là 12,12%. Như vậy, kể từ năm 2001, ngành
Thuỷ sản đã xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
19
gia (có tỷ trọng GDP từ 10% trở lên). Và, điều đáng mừng là thủy sản đang
ngày càng trở thành một ngành có ưu thế trong giai đoạn hiện nay của nước ta
vì GDP có chiều hướng gia tăng liên tục trong cơ cấu kinh tế của cả nước,
chứng tỏ xu hướng chuyển dịch đầu tư vào ngành thủy sản đang phát huy hiệu
quả và có sức hấp dẫn cao. (Bộ Thuỷ sản, 2004)
Tuy nhiên, sự phát triển quá ồ ạt cũng đem lại một số tiêu cực như: môi trường
bị ô nhiễm, năng suất, sản lượng nuôi giảm dẫn đến nhiều hộ nuôi bị thất bại
nặng nề và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao. Bên cạnh đó, do không
đảm bảo các yêu cầu vệ sinh trong nuôi trồng, hàng năm một số lượng lớn
hàng thuỷ sản của ta bị các bạn hàng EU, Hoa Kỳ từ chối.
Tác động của ngành thuỷ sản tới giải quyết lao động, việc làm
Theo những số liệu thống kê do Trung tâm Tin học của Bộ Thuỷ sản cung cấp
và báo cáo điều tra lao động và việc làm của ngành Thủy sản do Công đoàn
Thủy sản Việt Nam thực hiện năm 2000, số lao động có việc làm thường
xuyên trong ngành Thuỷ sản đã tăng liên tục, từ 3.120.000 người (1996) lên
3.400.000 người (năm 2000). Tỷ lệ tăng lao động có việc làm bình quân trong
thời kỳ 1996 - 2000 là 2,17% tương ứng với mức tăng 70.855 người/ năm.
Ðiều này có nghĩa là hàng năm ngành Thuỷ sản đã tạo thêm được gần 71.000
chỗ làm việc ổn định. (Bộ Thuỷ sản, 2004)
Bên cạnh số lao động có việc làm thường xuyên, ngành Thuỷ sản hàng năm
còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể theo mùa vụ (có số ngày làm việc
<183 ngày), được gọi là lao động thiếu việc làm thường xuyên.
Tác động của ngành thuỷ sản tới môi trường sinh thái và tài nguyên thuỷ
sản
Tác động chính của ngành Thuỷ sản tới môi trường sinh thái và tài nguyên
thuỷ sản thông qua hoạt động của ba ngành sản xuất khai thác hải sản, nuôi

trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ được xác định như hướng phát triển mang tính
đột phá của ngành thuỷ sản với mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng mặt nước tiềm
năng cho nuôi trồng thuỷ sản cũng như tăng hơn nữa sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản. Vì vậy rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang
được chuyển đổi sang làm đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã
trở thành những nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven
biển. Cụ thể là năm 1943 cả nước có gần 400.000 ha rừng ngập mặn, trong đó
rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ chiếm tới 250.000 ha. Do chiến tranh và do
con người tàn phá, bao gồm cả việc phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm,
đến năm 2001 cả nước chỉ còn chưa tới 150.000 ha rừng ngập mặn, trong đó
20
70% là rừng trồng, chất lượng rừng ở mức nghèo kiệt. Mất rừng ngập mặn đi
đôi với mất cái nôi sinh trưởng của tôm, cá nhỏ không những ảnh hưởng tới
môi trường mà còn dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn lợi hải sản. (Bộ Thuỷ
sản, 2004)
Ô nhiễm và nhiễm mặn nguồn nước: Theo điều tra, hầu hết các hộ gia đình
nuôi trồng thuỷ sản đều không tiến hành xử lý nước thải trước khi thải ra môi
trường, trong khi phần lớn họ đều sử dụng các hoá chất trong quá trình nuôi.
Thậm chí ngay cả khi không sử dụng hoá chất thì các chất thức ăn dư thừa, các
chất hữu cơ cũng có thể là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Các loại phân
bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong
nuôi lồng bè ở các vùng với mật độ lồng cao đã làm cho môi trường nước nuôi
ở đây bị ô nhiễm, gây ra dịch bệnh không những cho thuỷ sản nuôi mà còn
cho cả con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này trong sinh hoạt. (Bộ Thuỷ
sản, 2004)
Hiện nay nuôi tôm trên cát đang là một hướng mở mới cho ngành nuôi trồng
thuỷ sản, tuy nhiên do phát triển chưa có quy hoạch nên mới trong một thời
gian ngắn đã làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng đến
nuôi trồng các loại cây khác và nguồn nước ngọt cho dân cư. Sự ô nhiễm nước

ngầm lại ảnh hưởng đến năng suất tôm và chất lượng tôm. Bên cạnh đó nuôi
tôm trên cát còn làm cho hiện tượng cát bay, cát lấp bùng phát trở lại. Đó là
chưa kể diện tích rừng phi lao phòng hộ ít ỏi đang bị một số chủ trại phá đi để
tăng độ thông thoáng cho hồ. ()
2.2 Xu hướng phát triển của thủy sản
2.2.1 Qui phạm thực hành nuôi thủy sản tốt - Good Aquaculture Practice
(GAP):
Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (nuôi sạch). Với mục tiêu giúp
nuôi thủy sản giảm thiểu rủi ro sản phẩm bị nhiễm mầm bệnh, hóa chất, chất
bẩn, thuốc cấm.
Qui phạm thực hành nuôi tốt là những biện pháp thực hành cần thiết để sản
xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm (ca .org).
2.2.2 Thực hành nuôi thủy sản tốt hơn - Better management practices
(BMP)
BMP rộng và yêu cầu cao hơn GAP.
Nghiên cứu cho thấy rằng thiết kế và thực hiện BMP có thể giúp sản xuất:
- Làm tăng hiệu quả và năng suất bởi việc làm giảm rủi ro.
21
- Làm giảm hoặc làm dịu bớt những ảnh hưởng của môi trường nuôi.
- Chất lượng thức ăn được cải tiến hơn.
- Nâng cao lợi ích xã hội.
BMP được áp dụng ở một vùng riêng biệt hoặc phát triển ở một khu vực, với
sự miêu tả về hệ thống nuôi, bối cảnh về kinh tế và xã hội, thị trường và môi
trường của khu vực đó. Áp dụng BMP sẽ được cấp giấy chứng nhận
(ca .org)
2.2.3 Nuôi sinh thái - Organic farming
Về cơ bản, nuôi sinh thái có các tiêu chí như nuôi không dùng thức ăn công
nghiệp, hóa chất/thuốc, con giống tốt – không phải là giống cải biến di truyền,
không ảnh hưởng môi trường (rừng…) ().

2.2.4 Nuôi kết hợp
Việc nuôi kết hợp với các đối tượng thủy sản khác như tôm, cá, nhuyễn thể,
rừng ngập mặn… là rất lý tưởng để vừa đảm bảo kinh tế vừa đảm bảo môi
trường góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững.
Theo Erler và ctv (2004), nuôi các loài cá ăn mùn bã như cá đối trong ao nuôi
tôm sẽ làm giảm mật độ tảo và hàm lượng đạm tổng. Ở Đài Loan, nuôi kết
hợp tôm sú (Peneaus monodon) với cá măng và cá đối cho năng suất (1,5 tấn
tôm/ha; 13,75 tấn cá/ha) tốt hơn nuôi tôm đơn.(Chiang và ctv). Nuôi tôm TC
kết hợp với cá rô phi cũng được áp dụng rộng rãi ở Thái Lan, Mexico và một
số quốc gia khác đã góp phần cho việc đa dạng hóa mô hình nuôi bền vững,
khả thi mang lại lợi ít kinh tế và thân thiện với môi trường (Yang Yi và
Kenvin, 2005; Yang Yi và ctv, 2005; Martinez-Codero và ctv, 2005). Theo
Nguyễn Thanh Thảo và ctv (2006) cho biết, mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô
phi bước đầu cho cải thiện được chất lượng nước, như các yếu tố thủy lý hóa
ổn định hơn, các loài tảo phát triển trong ao phù hợp cho sự phát triển của tôm
sú nuôi.
2.2.5 Nuôi tôm có trách nhiệm - Responsible shrimp farming.
Là nuôi tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khỏe
tôm nuôi, đảm bảo an toàn môi trường, đảm bảo đa dạng sinh học và đảm bảo
công bằng xã hội. Nhằm giúp các tổ chức, nhóm, cá nhân có liên quan hợp tác
để đảm bảo nuôi thủy sản bền vững. (ca .org)



22
Phần 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2008.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 6 xã vùng Đồng Láng,

gồm xã Đôn Xuân, Đôn Châu (huyện Trà Cú); xã Ngũ Lạc, Long Toàn, Long
Khánh, Long Vĩnh (huyện Duyên Hải).

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Điều tra, đánh giá hiện trạng kỹ thuật, kinh tế và xã hội của nghề
nuôi thuỷ sản tại vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh.
3.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các ban ngành trong tỉnh liên quan đến nuôi trồng
thủy sản.
23
Nguồn thông tin: là những tư liệu có sẳn, các tài liệu xuất bản hoặc không xuất
bản như các báo cáo, thống kê, bản đồ, bản vẽ mặt cắt, các qui định, chính
sách, các chủ trương, kế hoạch và kết quả nghiên cứu có trước.
Các số liệu cần thu thập là (phụ lục A):
+
Dân số.
+
Điều kiện tự nhiên như: đất, nước, rừng,
+
Lịch sử phát triển của từng mô hình nuôi thủy sản.
+
Tổng diện tích tự nhiên.
+
Tổng diện tích, năng suất của các mô hình sản xuất nông nghiệp và
thủy sản.
+
Lịch thời vụ: thời gian thả nuôi, thời gian thu hoạch.
+

Thu nhập của người dân trong vùng.
+
Các cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi thuỷ sản.
+
Các qui định, chính sách về nuôi thuỷ sản.
+
Các hệ thống cơ quan quản lý và cách hoạt động.
+
Nguồn nhân lực thủy sản.
+
Các hoạt động nghiên cứu, khuyến ngư, và các hỗ trợ khác.
+
Các chủ trương, kế hoạch và giải pháp phát triển thủy sản và các ngành
liên quan đến năm 2010, 2015
Thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng 3 phương pháp: Phỏng vấn cán bộ chủ chốt (KIP), đánh giá nhanh
nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA), và phỏng vấn nhanh nông hộ
(RRA).
-
Phỏng vấn cán bộ chủ chốt (KIP):
Tìm hiểu ý kiến của cán bộ chủ chốt về những vấn đề hiện trạng, trở ngại, tiềm
năng và định hướng nuôi thuỷ sản vùng Đồng Láng thời gian tới.Cán bộ chủ
chốt gồm:
+
Lãnh đạo các Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài
nguyên-Môi trường Trà Vinh.
+
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh.
+
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và Lãnh

đạo Uỷ ban nhân dân 6 xã Đôn Xuân, Đôn Châu, Ngũ Lạc, Long Toàn, Long
Khách, Long Vĩnh
.



24
-
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA):
Tổ chức họp dân với 03 cuộc họp, mỗi cuộc họp có 15 hộ dân. Nội dung: tìm
hiểu về tình hình sản xuất thủy sản, hướng ưu tiên sản xuất,…
-
Phỏng vấn nhanh nông thôn (RRA) (Phụ lục B):
Mẫu thu theo từng địa bàn nghiên cứu, sử dụng điều tra không toàn bộ và chọn
mẫu đại diện bằng cách áp dụng phương pháp định ngạch theo nhóm đối
tượng và địa bàn nghiên cứu.
Điều tra 02 loại mô hình nuôi thủy sản phổ biến và có triển vọng ở vùng
Đồng Láng:
+
Mô hình nuôi tôm sú TC và BTC.
+
Mô hình nuôi tôm sú QCCT.
Đối với mô hình nuôi tôm sú TC và BTC phỏng vấn 22 hộ dân tại 3 xã Long
Toàn (huyện Duyên Hải), Đôn Xuân và Đôn Châu (huyện Trà Cú), mô hình
nuôi tôm sú QCCT phỏng vấn 72 hộ dân tại 6 xã Ngũ Lạc, Long Toàn, Long
Khánh, Long Vĩnh (huyện Duyên Hải), Đôn Xuân và Đôn Châu (huyện Trà
Cú). Phỏng vấn bằng bản phỏng vấn có sẳn để thu thập những thông tin cơ bản
như:
+
Nguồn nhân lực thủy sản.

+
Thông tin tổng quát (số người và số người lao động chính trong gia
đình, số năm định cư, số năm kinh nghiệm nuôi thủy sản, tổng diện tích chung
và tổng diện tích nuôi thuỷ sản,…)
+
Kết cấu mô hình (mô hình nuôi chính, tổng diện tích mặt nước nuôi,
diện tích ao lắng,…)
+
Quản lý mô hình ( mùa vụ nuôi, nguồn giống, mật độ thả giống, loại
thức ăn, các bệnh thường gặp, biện pháp phòng trị,…)
+
Hiệu quả kinh tế (từ thuỷ sản và các hoạt động khác như: chăn nuôi,
trồng trọt, làm thuê,…)
+
Ý kiến của nông dân (về kỹ thuật, môi trường nước, thuận lợi, khó
khăn, hướng sản xuất sắp tới,…)
3.2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích và mã hoá trước khi được
nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel và SPSS for Windows nhập số
liệu vào máy tính để kiểm tra và điều chỉnh trước khi xử lý và phân tích.
Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích các mặt mạnh,
yếu, cơ hội và nguy cơ theo từng nhóm đối tượng nghiên cứu.
25
Các phương pháp phân tích thống kê được áp dụng trong đề tài bao gồm:
+
Phương pháp phân tích mô tả: để trình bày các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật.
+
Phương pháp phân tích tương quan:
Phương pháp phân tích tương quan (đơn biến): để phân tích mức độ ảnh

hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc (năng suất và lợi nhuận).
Theo Lê Xuân Sinh (2005) để tính được năng suất và lợi nhuận theo từng biến
độc lập ta áp dụng công thức sau:
Y=a + bX
Trong đó: Y là năng suất hay lợi nhuận.
a là hằng số.
b là hệ số tương quan
X là biến độc lập giả định có ảnh hưởng đến Y.
Phương pháp phân tích tương quan (đa biến): để phân tích mối quan hệ
cùng một lúc của các biến độc lập tới đến năng suất và lợi nhuận. Theo Lê
Xuân Sinh (2005) để tính được năng suất và lợi nhuận trong mối tương quan
đa biến ta áp dụng công thức sau:
Y= a + b
1
X
1
+ b
2
X
2
+ …. + b
i
X
i

Trong đó: - Y là năng suất hay lợi nhuận trong sản xuất, ương và nuôi.
- a là hằng số
- b
i
là hệ số tương quan

- X
i
là biến độc lập giả định có ảnh hưởng tới Y
3.2.2 Đề xuất các mô hình nuôi thủy sản bền vững cho vùng Đồng Láng
tỉnh Trà Vinh.
Dựa vào kết quả khảo sát, điều tra. Đề xuất một số mô hình nuôi thủy sản bền
vững cải thiện thu nhập cho người dân.







×