Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

hướng dẫn ôn tập và làm bài các môn thi tốt nghiệp thpt 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.9 KB, 41 trang )

HƯỚNG DẪN
ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI
CÁC MÔN THI
TỐT NGHIỆP THPT
2011








1
Hướng dẫn học và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Toán

I. Định hướng chung khi ôn tập và làm bài thi

1. Kinh nghiệm ôn tập

- Học 7 chủ đề lớn theo sách Hướng dẫn Ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học
2010 – 2011, môn Toán của Nhà xuất bản giáo dục; tham khảo thêm Cấu trúc
đề thi năm 2010, môn Toán; tham khảo đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán
những năm gần đây.

- Nhớ và hiểu được tất cả các công thức trong Sách giáo khoa THPT lớp 12,
biết vận dụng vào các bài tập cụ thể.

- Mặc dù trọng tâm kiến thức thi tốt nghiệp tập trung ở chương trình lớp 12
nhưng phần lớn các bài toán THPT đều liên qua
n đến việc rút gọn một biểu


thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất, giải phương tr
ình và bất
phương trình bậc hai, giải hệ phương trình, giải phương trình chứa dấu giá trị
tuyệt đối, giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, giải phương trình vô tỉ. Học sinh
cần phải nắm vững các kiến thức, kĩ năng nói
trên và một số kiến thức liên
qua
n được học ở các lớp 7, 8, 9, 10 như: quy tắc phá ngoặc, quy tắc nhân hai đa
thức, quy tắc chia đa thức cho đa thức (tình huống thường gặp là chia tam thức
bậc hai cho nhị thức bậc nhất), định lí về dấu của nhị thức bậc nhất, định lí về
dấu của tam thức bậc hai.

2
.
Kinh nghiệm làm bài thi

- Học sinh cần phải chú ý ‘tiêu chí 3 Đ: Đúng – Đủ - Đẹp’ trong một bài thi:
kết quả đúng, đủ ý, trình bày đẹp.

+ Học sinh phải viết đúng các công thức toán, viết đúng các kí hiệu toán, rút
gọn đúng các biểu thức và kết quả đúng ở tất cả các phép toán.

+ Học sinh phải trình bày đủ ý; các bài toán thi tốt nghiệp bám sát nội dung
sách giáo khoa và đều có quy trình giải, vì vậy học sinh phải trình bày đầy đủ
các ý trong quy trình giải một bài toán như: quy trình khảo sát và vẽ đồ thị hàm

số, quy trình tìm giá trị l
ớn nhất và nhỏ nhất của hàm số trên một tập hợp, quy
trình tính tích phân bằng phương pháp đổi biến Thang điểm của bài thi sẽ căn
cứ vào các bước trong quy trình giải toán, nếu học sinh trình bày đủ các ý thì sẽ

không bị mất điểm. Ngoài ra, học sinh cần phải có đáp số hoặc kết luận trong
lời giải mỗi bài toán vì biểu điểm thường có 0,25 điểm ở phần kết luận, đáp số.

+ Để đạt điểm cao, học sinh phải trình bà
y đẹp, diễn đạt t
ốt, các ý rõ ràng.

2
Thang điểm của bài thi thường có sau mỗi suy luận logic hoặc sau mỗi phép
biến đổi, tính giá trị biểu thức Vì vậy, sau mỗi suy luận logic hoặc biến đổi,
tính toán biểu thức…; học sinh nên xuống dòng, chia ý rõ ràng. Tránh tình
trạng viết lời giải một bài toán như viết một đoạn văn, khi đó nếu học sinh sai ở
dòng cuối cùng thì có thể bị mất nhiều điểm.

- Đặt điều kiện và kiểm tra điều kiện: K
hi viết mỗi biểu thức toán học, nếu gặp
biểu thức chứa ẩn ở mẫu, biểu thức chứa căn bậc hai, biểu thức logarit, học sinh
cần có thói quen đặt điều kiện để các biểu thức có nghĩa. Ngoài ra, với biểu
diễn đại số của số phức Z=a+bi ta phải điều kiện a, b là các số thực. Trước khi

kết luận đáp số bài toán, học sinh cần có thói quen kiểm tra lại điều kiện.

- Làm bài dễ để củng cố tinh thần: Học sinh cần đọc đề thi vài lượt, chọn bài dễ
làm trước và viết ngay vào bài thi, khi trình bày được vào bài thi, tinh thần làm
bài của học sinh sẽ tốt hơn. Bài khảo sát và vẽ đồ thị hàm số là bài có sẵn quy
trình giải và luôn xuất hiện trong các kì thi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể
làm ngay bài khảo sát trước. Nếu học sinh làm
bài khó không ra kết quả thì có
thể mất tinh thần làm bài.
II. Định hướng ôn tập từng chủ đề

1. Chủ đề Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị cả hàm số. Học sinh
cần nắm vững các vấn đề sau đây:
- Quy trình khảo sát và vẽ đồ thị các hàm số: hàm đa thức bậc ba, hàm trùng
phương, hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất. Trong phần này, học
sinh cần luyện
tập nhiều kĩ năng tính đạo hàm, xét dấu đạo hàm, lập bảng biến thiên của hàm số.
- Phương pháp lập phương trình tiếp tuyến: tiếp tuyến tại tiếp điểm cho
trước, tiếp tuyến đi qua một điểm cho trước, tiếp tuyến có hệ số góc cho trước, tiếp
tuyến song song hoặc vuông góc với một đường thẳng c
ho trước.
- Các dạng tiệm cận của đồ thị hàm số: tiệm cận đứng, tiệm cận ngang.
- Sự liên hệ giữa số giao điểm của đường thẳng và đồ thị hàm số với số
nghiệm thực phân biệt của phương trình hoành độ giao điểm.
- Dấu hiệu nhận biết hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến trên một khoảng
xác định; điều kiện để hàm
số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng xác định.
- Các điều kiện để hàm số có cực trị: Điều kiện cần để hàm số đạt cực trị,
điều kiện đủ để hàm số đạt cực đại, cực tiểu.
- Phương pháp tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một
tập hợp số (đoạn, khoảng, nửa khoảng). Khảo sát trực tiếp hàm
số ban đầu hoặc
hoặc khảo sát gián tiếp hàm số của biến mới (đổi biến).

3
- Phương pháp vận dụng tính đơn điệu của hàm số để chứng minh bất đẳng
thức, giải phương trình.
2. Chủ đề Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit. Học sinh cần
nắm vững các vấn đề sau:
- Điều kiện xác định của biểu thức logarit.
- Đạo hàm của hàm lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit.

- Các phương pháp biến đổi tương đương giải phương trình, bất phương trình
mũ, logarit: phương pháp logarit hóa, phương phá
p đưa về cùng cơ số.
- Phương pháp đặt ẩn phụ giải phương trình, bất phương trình mũ, logarit.
- Phương pháp thế, phương pháp đặt ẩn phụ giải hệ phương trình mũ, logarit.
3. Chủ đề Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng. Học sinh cần nắm vững các
vấn đề sau:
- Các công thức đạo hàm được giới thiệu trong Sách giáo khoa lớp 11.
- Bảng nguyên hàm, tích phân của một số hàm số thường gặp: Hà
m lũy thừa,
hàm số mũ, hàm số logarit, hàm số lượng giác
- Phương pháp đổi biến số tính nguyên hàm, tích phân: Chú ý đổi biến số đồng
thời với đổi vi phân, với bài toán tính tích phân thì đổi biến số đồng thời với đổi vi
phân và đổi cận. Chú ý: vi phân và cận phải được viết tương ứng với biến dưới dấu
nguyên hàm.
- Phương pháp tính nguyê
n hàm từng phần, tích phân từng phần. Nếu biểu thức
dưới dấu nguyên hàm tích phân có một trong dạng
().sinx,Px
().cos,Px x
().
x
Pxe

với
()Px
là hàm đa thức, ta chọn
();uPx

nếu biểu thức trong nguyên hàm tích

phân có dạng
().lnxPx
với
()Px
là hàm đa thức, ta chọn
ln ;ux
nếu biểu thức
dưới dấu nguyên hàm tích phân có dạng
2
sin
x
x
hoặc
2
cos
x
x
ta chọn
;ux
trong
các trường hợp trên, chọn dv là thành phần còn lại dưới dấu nguyên hàm tích phân.
- Với nguyên hàm, tích phân của hàm lượng giác, học sinh cần chú ý công thức
lượng giác biến tích thành tổng, công thức nhân đôi (Sách giáo khoa lớp 10). Chú
ý:


sin cos ,dx xdx


cos sinx ,dx dx


2
cotx .
sin
dx
d
x



- Ứng dụng tích phân tích diện tích hình phẳng. Để làm tốt phần này, học sinh cần
rèn kĩ năng tính tích phân của hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối; kĩ năng xét dấu biểu thức

4
bậc nhất, biểu thức bậc hai, phân thức hữu tỉ bậc nhất trên bậc nhất.
Học sinh có thể bị 0 điểm phần này nếu viết nhầm công thức diện tích

,
b
a
Sfxdx

công thức chính xác phải là

b
a
Sfxdx

sau khi giải thích về
dấu của



,
fx
học sinh mới được phá dấu giá trị tuyệt đối.
- Ứng dụng tích phân tích thể tích khối tròn xoay.
4. Chủ đề số phức. Học sinh cần nắm vững những vấn đề sau:
- Dạng đại số của số phức, phần thực và phần ảo của số phức, số phức liên
hợp của một số phức, mô đun của số phức, điều kiện để một số phức là số thực,
điều kiện để một số phức là số thuần ảo. Chú ý: K
hi viết dạng đại số
zabi
ta
phải có điều kiện a, b là các số thực.
- Phép toán giữa hai số phức. Chú ý: với các số thực a, b, c, d ta có







22
22 22
,0.
abicdi
abi acbd bcad
ic d
cdi cdicdi c d c d




  
Ta có thể áp dụng
hằng đẳng thức đáng nhớ đối với các số phức.
- Phương trình bậc nhất đối với số phức: sử dụng phép toán giữa các số
phức hoặc sử dụng dạng đại số của số phức để giải phương trình.
- Phương trình bậc hai nghiệm phức:
2
az 0bz c 
. Nếu
0

hoặc
0
thì có thể sử dụng công thức nghiệm như công thức nghiệm của phương
trình bậc hai đã học ở lớp 9, nếu
0
 
thì
1,2
.
2
bi
z
a
 

Nếu


không phải
là số thực thì phải chọn các số thực m, n để


2
,mni 
ta có


1,2
.
2
bmni
z
a
 


- Sử dụng dạng đại số của số phức để tìm căn bậc hai của số phức.
- Biểu diễn hình học của số phức: Tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức thỏa
mãn một tính chất xác định. Tình huống thường gặp là viết
zxyi
với x, y là
các số thực, biến đổi tính chất của z tương đương với x, y thỏa mãn một phương
trình đường thẳng hoặc đường tròn.
- Dạng lượng giác của số phức (dành cho học sinh ban nâng cao): Cho số
phức dưới dạng đại số, biểu diễn số phức dưới dạng lượng giác, tìm acgumen, sử

5
dụng công thức Moa-vrơ tìm lũy thừa bậc n của số phức; sử dụng dạng lượng giác

để thực hiện phép toán giữa hai số phức.
5. Chủ đề Khối đa diện. Học sinh cần chú ý những vấn đề sau
- Công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình thang, diện tích hình chữ
nhật, thể tích khối chóp, thể tích khối lăng trụ tam giác và lăng trụ tứ giác.
- Trong phần thể tích, học sinh thường phải tính đường cao của hình chóp
hoặc hình lăng trụ. Các tình huống thường gặp: hì
nh chóp hoặc hình lăng trụ có
một mặt bên vuông góc với mặt đáy, khi đó đường cao của hình chóp hoặc hình
lăng trụ là đường cao của mặt bên; hình chóp đều có đường cao đi qua tâm của mặt
đáy, hình lăng trụ đứng có đường cao bằng cạnh bên.
- Để làm tốt chủ đề này, học sinh phải nhớ định lí Pytago trong tam giác
vuông, định lí cosin trong tam giác, hệ thức liên hệ giữa góc và cạnh trong tam
giác vuông. Ngoài ra, học sinh cần nắm vững dấu hiệu nhận biết đường thẳng

vuông góc với mặt phẳng, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng vuông góc, góc giữa
đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng.
6. Chủ đề Hình cầu, hình trụ, hình nón
- Nắm vững công thức diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu, diện tích xung quanh
của hình trụ, thể tích khối trụ, diện tích xung qua
nh của hình nón và thể tích khối nón.
- Với dạng toán hình cầu, học sinh phải biết xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp đa
diện. Một số trường hợp thường gặp: các đỉnh đa diện cùng nhìn hai điểm cố định dưới
một góc vuông, khi đó tâm mặt cầu là trung điểm đoạn nối hai điểm cố định; hình chóp
đều có tâm mặt cầu ngoại tiếp t
huộc đường cao. Như vậy, để nắm vững dạng toán này,
học sinh phải nắm vững các loại quan hệ vuông góc: đường thẳng vuông góc với đường
thẳng, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc.
7. Phương pháp tọa độ trong không gian
- Nắm vững công thức tọa độ tích có hướng của hai véc tơ. Biết sử dụng
tích có hướng của hai véc tơ để tính diện tích tam

giác, tính thể tích khối hộp, thể tích
khối tứ diện (ban nâng cao). Sử dụng tích có hướng của hai véc tơ để xác định véc tơ chỉ
phương của đường thẳng khi véc tơ chỉ phương vuông góc với hai véc tơ cho trước, sử
dụng tích có hướng của hai véc tơ để xác định véc tơ pháp tuyến của hai mặt phẳng khi
véc tơ pháp tuyến vuông góc với hai véc tơ cho trước.
- Nắm vững các dạng phương trình đường thẳng: phương trình tham số và
phương

6
trình chính tắc, nắm vững phương trình mặt phẳng và phương trình mặt cầu. Chú ý các
dạng mặt phẳng đặc biệt (song song với các mặt phẳng tọa độ, chứa các trục tọa độ,…).
- Lập phương trình mặt phẳng thỏa mãn một trong các điều kiện: mặt
phẳng chứa ba điểm phân biệt, chứa một đường thẳng và một điểm ngoài đường thẳng, đi
qua một điểm
và vuông góc với một đường thẳng cho trước, đi qua một điểm và song
song với một mặt phẳng cho trước, đi qua một điểm và song song với hai đường thẳng
cho trước, tiếp xúc mặt cầu tại một điểm cho trước, mặt phẳng chứa một đường thẳng và
song song với một đường thẳng khác.
- Lập phương trình đường thẳng thỏa mãn một trong các điều kiện sau: đư
ờng thẳng đi
qua hai điểm cho trước, đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước, đi
qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng cho trước, đi qua một điểm vuông góc với
hai đường cho trước, đi qua một điểm đồng thời vuông góc và cắt một đường cho trước,
đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng cho trước.
- Lập phương trình mặt cầu thỏa mãn một trong các điều kiện sau: mặt cầu có tâm

bán kính cho trước, có tâm và đi qua một điểm cho trước, có tâm và tiếp xúc với một mặt
phẳng cho trước, có tâm và tiếp xúc với một đường thẳng cho trước (ban nâng cao), chứa
bốn điểm cho trước.
- Góc giữa hai đường thẳng, góc giữa hai mặt phẳng (ban nâng cao).

- Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng,
khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng,
khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
- Vị trí tương đối của hai đường thẳng, vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng,
vị trí tương đối của hai mặt phẳng
Thạc sĩ Nguyễn Sơn Hà

Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội




7
Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý

Với môn Vật lý, theo tài liệu ôn thi TNPT của Bộ GD&ĐT năm học 2010– 2011,
chương trình thi môn Vật lý gồm các phần: Dao động và sóng cơ học; Dao động điện
từ và dòng điện xoay chiều; Tính chất sóng của ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Sơ
lược về thuyết tương đối hẹp; Hạt nhân nguyên tử; Vi mô, vĩ mô; Động lực học vật
rắn.
Vì vậy, các em có thể dựa vào phân chia đó để bố trí và sắp xếp t
hời gian học ôn từng
phần trong khoảng thời gian hợp lý. C
uối đợt ôn tập, các em nên bố trí thời gian ôn tập
tổng hợp tất cả các phần.
Thứ hai, đối với môn Vật lý, các em cần ôn tập lý thuyết và luyện làm bài tập.
Về lý thuyết vật lý.
Đầu tiên, các em cần nhớ các khái niệm, định nghĩa, định luật trong sách giáo khoa
chính xác về mặt ý nghĩa vật lý. Nếu các em học không kỹ, chỉ nhớ mang máng hoặc
học vẹt thì các em dễ mắc phải s

ai lầm kh
i làm bài.
Ví dụ: Trong các khái niệm dao động cơ học. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Dao động tuần hoàn là dao động mà vị trí của vật được lặp lại như cũ sau
những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Dao động tự do là dao động chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ, không
phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
C. Da
o độ
ng được duy trì không cần tác dụng của ngoại lực tuần hoàn được
gọi là tự dao động.
D. Dao động cưỡng bức là dao động được duy trì do tác dụng của một ngoại
lực biến đổi.
Từ đề bài, các em thấy phương án A nói về khái niệm dao động tuần hoàn. Ở đây, trạng
thái được lặp lại bao gồm vị trí và hướng chuyển động của vật. Vì vậy, phương án A

chưa chính xác. Ph
ương án B nói về khái niệm dao động tự do. Chu kỳ của dao động tự
do phụ thuộc vào các đặc tính của hệ và không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Vì
vậy, phương án B cũng chưa chính xác. Phương án D nói về khái niệm dao động cưỡng
bức.Trong đó, ngoại lực phải biến đổi tuần hoàn. Vì thế, phương án D không đúng.
Phương án C nói về tự dao động. Dao động được duy trì không cần tác dụng của ngoại
lực tuần hoà
n
được gọi là tự dao động. Vì vậy, phương án đúng là phương án C.
Ví dụ: câu 30, đề thi tốt nghiệp THPT 2009 mã đề M134.
Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai?

8
A.Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với

phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
B.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền
sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
C.Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng gọi là sóng dọc.
D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao

động của phần tử môi trường.
Đọc đề bài, các em thấy phương án A nói về sóng ngang, phương án B nói về bước
sóng, phương án C về sóng dọc, phương án D về biên độ sóng. Các em nhớ lại chính
xác các khái niệm sẽ thấy phương án B là sai và chọn phương án đó. Vì bước sóng là
khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao
động tại hai điểm đó cùng pha nhau.
Về lý thuyết, chúng ta cần phải hiểu đặc điểm của các khái niệm và các đại lượng vật lý.
Đối với các đại lượng vật lý, chúng ta cần nhớ công thức (nếu có) và các công thức liên

hệ giữa các đại lượng vật lý đó. Vì trong đề thi, các công thức đều được biến đổi.

Đối với đặc điểm của các khái niệm, các đại lượng vật lý, các em cần hiểu đặc điểm
riêng của từng khái niệm, đại lượng vật l
ý và so sánh giữa các đại lượng gần giống
nhau.

Ví dụ: câu 39, đề thi tốt nghiệp THPT 2010 mã đề M137.
Tia tử ngoại:
A. không truyền được trong chân không.
B. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
C. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.
D. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.
Theo đặc điểm của tia tử ngoại, các em biết chúng có ứng dụng để khử trùng, diệt

khuẩn. N
hưng chúng ta có thể học các kiến thức theo cách liên kết với nhau và hệ thống
các đơn vị kiến thức cùng dạng với nhau. Trong thang sóng điện từ, chúng ta biết bước
sóng của tia tử ngoại dài hơn bước sóng của tia gamma. Sóng điện từ có thể lan truyền
trong chân không nên tia tử ngoại cũng truyền được trong chân không. Mà ta biết bước
sóng càng lớn thì năng lượng càng nhỏ và khả năng đâm xuy
ên càng kém. Vì vậy, tia tử
ngoại có khả năng đâm xuyên kém hơn tia gamma. Ngoài ra, chúng ta biết khi bức xạ
sóng điện từ truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi.

9
Vậy nên, tần số của tia tử ngoại không thay đổi khi truyền từ không khí vào nước. Như
vậy, phương án đúng là B.
Ví dụ: câu 24, đề thi tốt nghiệp THPT 2009 mã đề M134.
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì

A. tần số của dòng điện trong đoạn mạch khác tần số của điện áp giữa hai đầu đoạn
mạch.

B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch
sớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn
mạch.

C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn
mạch.

D. dòng điện xoay chiều không thể tồn tại trong đoạn mạch.
Theo đặc điểm của mạch điện
xoay chiều chỉ chứa tụ điện, chúng ta biết tần số của dòng
điện bằng tần số của điện áp, cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua tụ điện sớm pha

π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Vậy, phương án đúng là phương án B.

Về bài tập vật lý
Trước tiên, các em cần đọc kỹ đầu bài, tóm tắt nội dung bài toán, đổi đơn vị (trong
trường hợp sử dụng công thức liên hệ giữa các đại lượng vật lý khác loại), không cần
đổi đơn vị (trong trường hợp sử dụng công thức tỉ lệ giữa các đại lượng vật lý cùng
loại). Nếu sơ xuất các em sẽ tính toán sai bài toán. Khi tính toán với phép tính có số mũ,
các em nên tính các số riê
ng và tính phần số mũ riêng. Như vậy, các em sẽ giảm bớt
mức độ phức tạp của phép tính và hạn chế sự nhầm lẫn trong tính toán.


Ngoài ra, khi đọc một bài toán vật lý, các em cần chuyển được từ các dữ kiện bài cho
thành các đại lượng vật lý tương ứng và liên hệ với các công thức hay định luật tương
ứng. Vì vậy, khi học một công thức vật lý, các em cần hiểu rõ ý nghĩa vật lý của các đại
lượng vật lý trong công thức và đơn vị cơ bản t
heo hệ SI. Để khi áp dụng, các em biết
vận dụng công thức tương ứng và đổi đơn vị của các đại lượng vật lý phù hợp với bài
toán.

Ví dụ: câu 26, đề thi tốt nghiệp THPT 2009 mã đề M134.
Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục Ox, có phương trình sóng là: u = 6cos(4πt
– 0,02πx); trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này có bước sóng là
A.100cm. B. 150cm. C. 50cm. D. 200cm.

10

Từ đầu bài, chúng ta nhớ lại phương trình sóng truyền theo chiều dương trục Ox:
u = A.cos(2πft - 2πx/). Trong đó, f là tần số sóng có đơn vị là Hz; là bước sóng có đơn
vị là m hoặc cm; x là tọa độ của điểm khảo sát so với nguồn O có đơn vị là m hoặc cm.

Đối chiếu công thức tổng quát và công thức đề bài cho, chúng ta thu được f = 2Hz; =
100cm. Vậy, phương án đúng là phương án A.
Ví dụ: câu 16, đề thi tốt nghiệp THPT 2010 mã đề M137.
Đặt điện á
p u = Ucost (với U và không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch có R,L,C mắc
nối tiếp. Biết điện trở thuần R và độ tự cảm L của cuộn thuần cảm đều xác định còn tụ
điện có điện dung C thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện đến khi công suất
của đoạn mạch đạt cực đại thì thấy điện á
p hiệu dụng giữa hai bản tụ điện là 2U. Điện
áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần lúc đó là:
A. 2U. B. 3U. C. 2U. D. U.

Chú ý: trong bài toán khảo sát biến thiên, các em nên sử dụng công thức có chứa phần
lớn các đại lượng là hằng số, chỉ có một đại lượng biến thiên.
Đọc đề bài, chúng ta thấy hiện tượng xảy ra khi thay đổi C để công suất của đoạn mạch
đạt cực đại là h
iện tượng cộng hưởng. Các em áp dụng công thức P = I2.R. Khi R không
thay đổi, để công suất của đoạn mạch đạt cực đại thì cường độ dòng điện trong mạch
phải đạt giá trị cực đại. Nếu các em sử dụng công thức: P = U.I.cos, chúng ta chỉ biết có
U là hằng số còn I và chưa biết rõ, nên chúng ta không sử dụng công thức này. Khi đã
xác định được hiện tượng xảy r
a là cộng hưởng, chúng ta dựa vào đặc điểm của hiện
tượng cộng hưởng, ta có: ZL = ZC hay UL = UC. Vậy, điện áp giữa hai đầu cuộn cảm
thuần lúc đó là 2U. Phương án đúng là phương án C.
Sau khi ôn tập chu đáo, các em đã nắm vững được các kiến thức cơ bản. Các em nên tự
bố trí thời gian luyện tập về tâm lý thi và tốc độ làm bài. Thời gian làm một đề thi ở nhà
chỉ được ph
ép bằng 2/3 thời gian thi chính thức, để trong lúc thi chính thức do tâm lý,
chúng ta sẽ làm chậm hơn ở nhà.
Cuối cùng, về kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm, các em nên đọc kỹ từng câu hỏi

và phân tích đề bài cẩn thận trong thời gian ngắn ít hơn 1phút. Và làm được câu nào, các
em phải đảm bảo chắc chắn câu đó. Do số lượng câu hỏi nhiều và thời gian làm bài mỗi
câu cho phép trong khoảng thời gian một phút rưỡi. Nếu các em làm bài cẩu thả, nhanh
chóng thì khi xem lại các em sẽ mất bình tĩnh và không thể xem lại đư
ợc toàn bộ bài
làm của mình.
Thạc sĩ Nguyễn Đức Lâm

(Trường: THPT chuyên ĐHSP Hà Nội)


11
Bí quyết làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

Cấu trúc của đề thi tốt nghiệp năm học này vẫn ổn định, gồm có phần chung bắt
buộc và phần tự chọn với thang điểm rất rõ ràng. Sau đây là một số ý của cá nhân
trao đổi cùng các em tham khảo khi làm bài thi để đạt được yêu cầu tốt nhất có thể.
Trước hết, với câu 2 điểm, loại câu kiểm tra kiến thức cơ bản về văn học sử, về tác
gia, tác phẩm, các em
cần t
huộc trong những phần được học trên lớp mà các thầy cô đã
lưu ý. Tuy là kiến thức cần thuộc lòng, song cũng cần nắm vững một số vấn đề mang
tính khoa học để trình bày đúng với yêu cầu của đề bài.
Ví dụ, giới thiệu sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nên chú ý đến
các thể loại chính như: truyện ngắn, thơ ca và văn ch
ính luận. Mỗi thể loại cần có d
ẫn
chứng cụ thể để làm nổi bật chủ đề tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật thành công
của tác giả. Về truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, tác giả tập trung tố cáo tội ác của
thực dân cũng như vạch trần bản chất bù nhìn của triều đình An Nam lúc bấy giờ.

Truyện viết cho độc giả Ph
áp là chủ yếu, nên được viết rất hi
ện đại, “rất Pháp”.
Về thơ được viết bằng chữ Hán (và một số bài sáng tác bằng tiếng Việt sau 1945), chủ
yếu là hình ảnh của chủ thể trữ tình – tác giả, một chiến sĩ và một thi sĩ. Thơ viết một
cách linh hoạt, phong phú, tự nhiên.
Văn chính luận, tiêu biểu là “Tuyên ngôn độc lập” thể hiện tư tưởng lớn của thời đại:

quyền bì
nh đẳng giữa các dân tộc và tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam mới. Tác
phẩm được viết giản dị, dễ hiểu và đặc biệt là thuyết phục người nghe, người đọc ở lí lẽ
sắc bén, lập luận chặt chẽ, và tình cảm mãnh liệt. Từ những luận điểm trên, cần có kết
luận chung về: tư tưởng chủ yếu trong các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Ch
í
Minh và phong cách nghệ thuật đặc sắc, phong phú của tác giả.
Cũng có tr
ường hợp khác, các em lại trình bày theo giai đoạn sáng tác, ví dụ Tố Hữu và
con đường thơ ca của ông. Như vậy, cố gắng trình bày hợp lí, khoa học. Không nên để
mất điểm trong loại câu này. Một số trường hợp thí sinh những năm trước thường trình
bày cuối bài viết, vội vàng và sơ s
à
i, nên mất điểm một cách đáng tiếc!
Với loại câu 5 điểm – nghị luận văn học, các em được quyền chọn một trong hai câu.
Có thể tùy theo sở trường của mỗi thí sinh mà chọn lựa. Ví dụ có thế mạnh về thơ hay
văn xuôi? Hoặc thích thú với tác phẩm nào hơn trong hai câu a và b? Tuy nhiên, vấn đề
vẫn là đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài. Đây là loại bài các em được học tập rất kỹ càng
và t
h
ành thục. Chỉ thêm mấy ý kiến cùng các em trao đổi.
Với văn xuôi, chủ yếu là truyện ngắn, các em nên chú ý đến nhân vật và tình huống. Khi

phân tích nhân vật, đừng sa vào kể lể và trình bày tính cách, hoặc số phận của nhân vật;
mà quan tâm nhiều đến nghệ thuật xây dựng của tác giả: từ cách dựng chân dung đến

12
ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Đồng thời, nhà văn đặt nhân vật trong từng hoàn
cảnh cụ thể nào, từ đó, bộc lộ tính cách và phẩm chất. Cuối cùng sẽ là tư tưởng của tác
giả cùng thành công của nhà văn ấy.
Ví dụ, khi phân tích nhân vật người vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ vẻ ngoài
rách rưới tả tơi của bộ áo quần “như tổ đỉa” cùng hành động “cong cớn”,
“sưng sỉa” với
Tràng, người đàn bà này đã tự bộc lộ thân phận như thế nào? Trong cảnh đói khát và
nguy cơ chết đói, thị đã theo không Tràng thể hiện thực trạng gì? Song, trên đường về
nhà Tràng, với nhiều chi tiết sinh động và chân thực, nhà văn đã bộc lộ dần những phẩm
chất tốt đẹp của nhân vật này ra sao? Tư tưởng chủ đề của tác phẩm qua nhân vật này là
gì? Đó là khát vọng hạnh phúc, là tình yêu thương, sự đồng cảm
…Tuy nhiên, với từng
yêu cầu cụ thể của đề bài, các em cần thận trọng phân tích kỹ lưỡng để vận dụng kiến
thức và phương pháp phù hợp.
Với đề bài phân tích thơ, dù là một đoạn thơ, cũng nên chú ý đến tính chỉnh thể nghệ
thuật, cấu trúc tác phẩm cùng sự hài hòa giữa hình thức và nội dung của tác phẩm đó.
Đồng thời, quan tâm đến hoà
n cảnh sáng tác, và cuối cùng là phong cách nghệ thuật của
tác giả.
Ví dụ, phân tích hình tượng người lính qua bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng; các em
lưu ý đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ: đó là những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng
chiến chống Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn ở vùng đất Tây Bắc hiểm trở và hiểm
nguy. Chú ý đến bút pháp đối lập giữa hiện thực và lãng mạn rất linh hoạt của Quang
Dũng trong bài thơ. Người lính vượt qua những hiểm nguy gian nan qua những hình
ảnh: “không mọc tóc”, “xanh màu lá” và vẻ đẹp của ý chí, nghị lực kiêu dũng
và can

trường qua “dữ oai hùm”. Bên cạnh đó là, vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những
người thanh niên rất trẻ trung, đầy mơ mộng. Vẻ đẹp ấy còn hiện lên trong những câu
thơ bi thương viết về sự ra đi của họ. Nét đẹp riêng của thơ Qu
ang Dũng, có thể so sánh
với Chính Hữu, Tố Hữu, Thôi Hữu… cùng viết về người lính. Tuy nhiên, tránh đề cao
nhà thơ này mà vô tình hạ thấp nhà thơ khác là điều thiếu công bằng trong văn chương.

Có thể nói, với câu 5 điểm, các em cũng nên lưu ý thêm về thời gian cho phép của một
bài thi. Không nên quá tham lam chiếm hết thời gian của câu khác, đây là tình trạng
thường xảy ra, khiến bài văn bị mất điểm không cần thiết.
Cuối cùng là câu 3 điểm –
nghị luận xã hội. Trước khi bàn luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lí hay hiện tượng đời sống xã hội, các em cũng phải xác định được khái niệm hoặc
phạm vi mà đề bài yêu cầu. Mặc dù, tư tưởng đạo lí và hiện tượng xã hội là hai vấn đề
có khác nhau nhưng vẫn liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ bàn về “bệnh vô cảm” trong
đời sống xã hội, đó vừa là tư tưởng đạo lí, vừa là hiện tượng cần quan tâm trong xã hội.

Xác định vấn đề xong, cần trình bày đến thực trạng hiện nay như thế nào? Nó có những
biểu hiện gì đáng phê phán? Tác hại của căn bệnh này? Cuối cùng, là những giải pháp
khả thi mà quan trọng nhất là sự chân thành trong suy nghĩ cá nhân, tình cảm cá nhân

13
của người viết. Rất tránh những lời hô hào suông, hoặc máy móc. Đây là câu mà người
viết được trình bày quan điểm cá nhân rõ nhất, nên vận dụng điều đó để bài văn thực sự
mang dấu ấn riêng, bài văn sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Những điều trình bày trên đây chỉ là những gợi ý tham khảo cùng các em. Môn Ngữ
Văn trong chương trình còn nhiều vấn đề khác nữa. Mong các em có thể vận dụng sáng

tạo vào khả năng của mình để thực làm bài thi tốt nhất. Cần chú ý thêm về vấn đề phân
lượng thời gian cho mỗi câu phù hợp và chủ động thực hiện các thao tác đã được học

trong nhà trường. Chúc các em có một mùa thi thành công!
Thầy Phạm Gia Mạnh – Giáo viên Ngữ Văn trường THPT chuyên ĐHSP


14
Đạt điểm cao môn Sinh học không khó
Môn sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý
thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang
đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết và hệ thống
bài tập vận dụng tương ứng.
Ở nước ta hiện na
y, đặc biệt là ở cấp P
hổ thông việc gắn giữa lý thuyết và thực nghiệm
ít được chú trọng, rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với rất nhiều học sinh,
việc học môn Sinh chỉ đơn thuần là học thuộc lòng một “mớ” lý thuyết nên dễ gây nhàm
chán và khô khan, thậm chí là rất khó hiểu.
Nội dung kiến t
h
ức trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, tuy nhiên để nắm vững và làm tốt được, đòi hỏi
học sinh phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học và lớp học trước đó.
Để học tốt và làm bài tốt môn Sinh học trong kỳ th
i Tốt nghi
ệp và kỳ thi Đại học sắp tới
thiết nghĩ cũng không khó, chỉ có điều người học có tuân theo được những nguyên tắc
của bí quyết ấy hay không? Những lời khuyên của tôi dành cho các em học sinh các lớp
Chuyên Sinh THPT Chuyên Đại học Sư phạm sau đây hy vọng sẽ giúp ích cho các học
sinh khác:
Có thái độ nghiêm túc trong học tập

Khi xác định học theo khối B hay đơn giản là thi tốt môn Sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp,
đơn t
h
uần bạn đã có mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu rồi, cần phải nghiêm túc
xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu
trách nhiệm – không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.
Không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào
Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo
tiền đề cho việc
hiểu những kiến thức sau. Ví dụ, nếu b
ạn không nắm được cấu tạo của
gen thì bạn sẽ không hiểu được sự điều hòa biểu hiện gen, nếu bạn không nắm được cấu
trúc NST bạn sẽ không hiểu được bản chất của đột biến cấu trúc và số lượng NST… Vì
vậy, đừng bỏ bất kỳ bài học nào!
Có kế hoạch học sớm và học thường x
u
yên
Đừng đợi nước đến chân mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực lớn, kết
quả rất khó có thể đạt tối đa được. Hãy có kế hoạch học sớm, thường xuyên. Hãy tiếp

15
thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng,
đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ học.
Rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, định hướng trước các câu hỏi
trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học.
Khi học đến phần nào, hãy làm những bài tập vận dụng tương ứng, hãy suy nghĩ và dự
đoán những
câu trắc nghiệm có liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp đỡ các em rất
nhiều.


Người có phương pháp học tốt là người vừa học vừa bảo vệ sức khỏe của mình!

Như đã nói ở trên, đừng “chơi dài” rồi khi không còn thời gian nữa thì “co giò mà chạy”
học khuya đến 2h sáng, 3h sáng là một thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe,
đặc biệt là sức khỏe thần kinh! Hãy tạo t
hói quen ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hợp lý,
khoa học để giữ sức khỏe chuẩn bị cho kỳ thi.
Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác
Đừng ngại hỏi người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác khi hỏi và được trả lời là
một phương pháp để nhớ kiến thức tốt.
Thời gian học và thời gian biểu
Với những học s
inh sử có thái độ học như đã kể trên, việc học tốt môn Sinh không có gì
là khó khăn. Tuy nhiên, với cách học để thi thì việc định lượng khoảng thời gian trước
khi thi là rất quan trọng. Hãy lập một kế hoạch học và thời gian biểu cho môn Sinh học
cũng như tất cả các môn học khác. Tuần này, sẽ học hết những phần nào, hiểu bằng
được các dạng bài tập nào, làm nhuần nhuyễn dạng bài tập nà
o… sẽ làm bạn bớt căng
thẳng.

Phương pháp đọc và ghi nhớ
Trên lớp, hãy cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng. Nên sử dụng phương pháp sơ đồ
hệ thống hóa kiến thức kiểu bản đồ tư duy. Nên sử dụng bút nhớ trong quá trình đọc.
Tuy nhiên, đừng tô vàng cả cuốn sách, hãy tìm những từ khóa, đánh dấu và nhớ những
từ khóa đó. Các em sẽ thấy việc nhớ kiến thức Sinh cũng chẳng phải là cực h
ình đâu!

Vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết
Một bước cũng rất quan trọng là làm bài tập nhuần nhuyễn, đặc biệt là các bài tập vận
dũng những kiến thức lý thuyết đã học. Hệ thống lại các dạng bài tập để dễ ghi nhớ.


Với kỳ kiểm tra, đọc kỹ đề trước khi làm bà
i

16
Đây là điều muôn thủa giáo viên nhắc học sinh nhưng rất nhiều học sinh không để ý đến
điều này, đặc biệt trong đề trắc nghiệm hãy chú ý những câu mang tính chất phủ định để
trả lời câu hỏi một cách chính xác. Ví dụ: Điều khẳng định nào dưới đây là không chính
xác về Chọn lọc tự nhiên?
Làm câu dễ trước, làm câu khó sau đừng để mất điểm một cách ngớ ngẩn, nên làm
bài theo nhiều vòng.
Đối với bài thi trắc nghiệm, đừng
làm tuần tự từ đầu đến hết điều này sẽ dẫn đến tình
trạng mắc kẹt và đi vào bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được. Theo kinh
nghiệm của tôi, nên làm bài thi làm nhiều vòng, lượt thứ nhất có thể trả lời nhanh được
50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ 2 suy nghĩ để trả lời những câu còn lại. Đừng
mất quá nhiều t
hời gian cho một câu hỏi.
Như vậy, việc học môn Sinh học không hề khó, không hề là học thuộc lòng một mớ lý
thuyết như nhiều học sinh suy nghĩ. Nếu vận dụng được các phương pháp tư duy,
phương pháp học có kế hoạch và khoa học, cũng như các thức làm bài thi phù hợp, để
giành được điểm cao trong môn Sinh không khó!

Thạc sĩ Nguyễn Thành Công

( GV Chuyên Sinh, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm HN)

**********************
Học chắc, thi tốt.
Môn Sinh học lớp 12 tương đối dài, khó. Đề thi trắc nghiệm môn Sinh có cả phần lí

thuyết và bài tập, học sinh khó học khó nhớ. Vài kinh nghiệm nhỏ sau sẽ giúp học sinh
ôn tập và làm tốt bài thi môn này:
- Khi ôn tập:
Trước hết, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ
năng và sách giáo khoa được xem như tài liệu chuẩn hướng dẫn học sinh triển khai đề
cương ôn tập kiến t
hức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm,
quá tải. Điều quan trọng là học sinh cần hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn
đến đâu chắc đến đó”.
Tiếp đó, giải các bài tập trong sách giáo khoa. Muốn giải nhanh các bài tập học sinh
phải học kỹ lý thuyết. Bất kỳ môn nào, nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn t
hì sẽ
giải quyết bài tập nhanh hơn.

17
Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền nên tách ra học và đặt câu hỏi “như thế nào” đối
với từng cặp phép lai, phép lai 1 cặp tính trạng và phép lai 2 cặp tính trạng, quy luật di
truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì các em sẽ làm bài rất hiệu quả và nhanh.
Chú ý câu hỏi thêm có ký hiệu hình tam giác, các em nên tự xây dựng cách trả lời tất cả
câu hỏi đó bởi chúng rất có thể sẽ là những câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm. Cũng cần
chú ý là khi tìm ra được đáp án trong thi trắc nghiệm th
ì nên đặt lại câu hỏi tại sao đáp
án này đúng và có cách giải thích phù hợp theo lý thuyết đã học. Trong sách bài tập
Sinh học có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm, các em nên trả lời hết tất cả các câu hỏi, nếu
trả lời được hết coi như học sinh đã làm được bài thi đạt 80-90% .
Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để
xem khả năng của mình như thế nào. Trong quá trình ôn tập làm thử cũng nên canh thời
gian làm bài theo quy định của đề thi. Cái khó thì phải suy luận để xem cái nào bất hợp
lý trong đáp
án. Có hai cách giải quyết câu hỏi trắc nghiệm: Một là nhận ra phương án

đúng, hai là loại trừ phương án sai.
- Khi làm bài: Tuy học thuộc bài nhưng không ít học sinh trong các kỳ thi vẫn không đạt
điểm cao, thậm chí bị trượt, chính là do không chú ý đến phương pháp làm bài. Vậy để
có một phương pháp làm bài hiệu quả, cần chú ý những yếu tố sa
u đây:
Trước hết, các em chuẩn bị sẵn sàng một barem đánh số từ 1 đến 50, đọc lướt nhanh
chừng 1 phút mỗi câu, nhận ra phương án đúng thì ghi vào bên cạnh barem (a/b/c/d.),
câu tính toán hoặc chưa quyết định chừa lại. Sau khi đã đến câu cuối (câu 50) thì rà soát
lại các câu chưa kết luận cuối cùng. Tranh thủ thời gian giải quyết các câu tính toán.
Các câu này thường suy luận đưa ra một công thức dạng chuỗi phép tính liên hoàn, rồi
dùng máy kiểm thử so
sánh với phương án trên đề. Cái khó của toán sinh là từ ngữ cũng
thay bằng số được. Ví dụ, “một nửa trong số ruồi đem lai tương đương (1/2 = 50%)”,
“một nửa số cá thể đực trong đàn” có thể hiểu bằng 25% của tổng số cá thể trong đàn…
Thận trọng khi tính toán và đừng quên kiểm thử với đáp án, bởi thi trắc nghiệm chỉ
chính xác đúng-sai mà thôi. Đừng để mất quá
nhiều thời gian dành cho các câu khó.
Trung bình đề có 50 câu, 35 câu không tính toán cố gắng làm trọn trong 40 phút, 15 câu
còn lại chiếm hết 40 phút là dạng đề khó, bảo đảm tính thi tuyển, chọi nhau.
Điều quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử
nhiều đề, đọc nhiều sẽ giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử sai, loại
trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm máy chính xác, tự tin cộng với ôn luyện sẽ là
những yếu tố quan trọng để th
i tốt.
Thi trắc nghiệm là một lợi thế của môn Sinh học nên không phải diễn giải nhưng học
sinh phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an tâm làm

18
được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên khi ôn tập, học sinh không
nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào.

Nguyễn Văn Phiên

(Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương, Tuy An, Phú Yên)


19
Để thi tốt môn Địa
- Khi ôn tập: - Cần bám sát tài liệu chuẩn kiến thức đã được quy định trong chương
trình học, để nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình là yếu tố quan trọng nhất.
Tránh tình trạng ôn lan man, không đúng trọng tâm thậm chí sai lệch kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Bài 4, bài 5 SGK “Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ”, nội dung rất dài
nhưng tài liệu chuẩn kiến thức thì chỉ cần nắm được
ba giai đoạn phát tri
ển của tự nhiên
nước ta:
(1) Giai đoạn tiền Cambri : là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ:
+ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ.
+ chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp của lãnh thổ.
+ các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai, đơn điệu.
(2) Giai đoạn Cổ kiến tạo: Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản
,
có tính chất quyết định đến
lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.
+ Diễn ra trong thời gian khá dài ( 477 triệu năm), trải qua hai đại Cổ sinh và Trung
sinh.
+ có nhiều biết động mạnh mẽ nhất; lớp vỏ cảnh quan địa lí đã rất phát triển.
(3) Giai đoạn Tân kiến tạo: Là giai đoạn cuối cùng.
+ Diễn ra ngắn nhất – 65 triệu năm trước đây
đến ngày nay.
+ Chịu sự tác độ

ng của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có
quy mô toàn cầu.
+ Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc
điểm tự nhiên như ngày nay.
- Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc đầu tiên cần làm, thực tế phần
lớn học sinh không làm thao tác này dẫn đến không nắm được trọng tâm, nắm đủ nội
dung của từng bà
i và dễ nhầm lẫn kiến t
hức. Sau đó, tìm hiểu mối liên hệ về kiến thức
của các bài đó và ghi nhớ một cách có hiệu quả nhất (học thuộc đồng thời với ghi ra
nháp ).
- Biết tận dụng và khai thác hiệu quả phương tiện học là atlat, vì atlat địa lí là nguồn
cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp và có hệ thống giúp học sinh
học t
ập, rèn luyện

20
các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí, kết
hợp với việc đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn, bạn bè, hoặc nhóm học tập để
nắm vững và tái hiện kiến thức bằng hệ thống các bài tập, bài tự kiểm tra sẽ giúp nâng
cao hiệu quả của việc ôn tập.


Lưu ý: Khi khai thác Atlát cần:
+Nắm được các phương pháp thể hiện, các kí hiệu bản đồ sử dụng trong atlat.
+ Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic, ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố
ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta thì trước tiên chúng ta cần dựa vào phụ lục
để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở các trang nào của atlat. Tiếp theo là đọc chú giải để
biết nội dung được thể hiện trên bản đồ v
à rút ra được các kiến thức có tính tổng quát.

+ Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ
đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối
tượng địa lí cần tìm hiểu
- Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ ( biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ kết hợp cột và
đường ), thông thường ở các kì thi tốt nghiệp t
hường ra các dạng biểu đồ trên, đây là
câu kĩ năng thường chiếm 2 điểm, nên việc rèn luyện kĩ năng để đạt được điểm tối đa là
yếu tố giúp học sinh đạt điểm cao. Vì vậy, vẽ sao cho khoa học (chính xác), trực quan
(rõ ràng, dễ đọc), thẩm mĩ (đẹp), để đạt điểm tối đa là một yếu tố quan trọng.

21
(1). Xác định dạng biểu đồ cần vẽ: Để xác định đúng biểu đồ cần vẽ thì cần đọc kĩ đề,
sau đó lấy bút gạch dưới chân cụm, từ gợi ý để xác định. Thông thường các cụm từ như:
+ Cơ cấu hoặc nhiều thành phần của một tổng thể thì vẽ biểu đồ tròn (thời gian từ 1 đến
2 năm), vẽ biểu đồ miền (t
hời gian từ 3 năm trở lên).
+ Thể hiện tốc độ phát triển, tăng trưởng thường là biểu đồ cột hoặc đường (nhiều đối
tượng: cà phê, cao su, dừa thì biểu đồ đường).
+ Khi đề thể hiện hai đối tượng khác nhau: Dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu
tấn), thì thường là biểu đồ kết hợp cột và đường.
+ Nếu đề bài có cụm từ tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng,
nhiều năm, cùng một đơn vị t
hì hãy lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi
vẽ.
- Biểu đồ tròn: Đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng
số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối sau đó dùng số liệu đã
xử lí để vẽ biểu đồ.
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qu
i mô thì phải tính bán kính hình tròn ( R = ). Hoặc chỉ cần
vẽ hình tròn năm sau lớn hơn năm trước.

- Nếu vẽ 2 & 3 hình tròn phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng
theo chiều ngang.
- Khi chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động
của kim đồng hồ và c
hia biểu đồ thành 4 phần lớn ( 25%/ phần), mỗi phần lớn lại chia
thành 5 phần nhỏ (5%/phần) hoặc dùng thước đo độ (1% = 3.6 o ) để vẽ chính xác.
Chú ý phải ghi tên biểu đồ (bắt đầu bằng chữ: Biểu đồ thể hiện ) và nghi chú giải (nếu
trên 2 đối tượng).
(2). Cách vẽ:
- Biểu đồ cột: Gồm hai trục: Trục tung (thể hiện đ/v các đại lượng), Trục hoành thể
hiện t
hời gian. Chiều rộng của các cột bằng nhau. Khi vẽ biểu đồ này cần chú ý khoảng
cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian. Đỉnh cột ghi các chỉ số tương
ứng ; Chân cột ghi thời gian. Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân
biệt các đại lượng đó và ghi tên biểu đồ.
- Biểu đồ cột và đường kết hợp: Gồm hai trục tung thể hiện ha
i đại lượng khác nhau:
Dân số (triệu người) và sản lượng lúa (triệu tấn), Khi vẽ biểu đồ này trục tung và trục
hoành cũng như biểu đồ cột (trục tung: thể hiện đ/v các đại lượng; trục hoành thể hiện

22
thời gian), khi vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường cần chú ý để các điểm mốc của các chỉ
số tương ứng của biểu đồ đường nằm giữa cột của biểu đồ cột. Chân cột ghi thời gian,
cuối biểu đồ là tên biểu đồ và chú giải
- Khi làm bài: Nếu ôn tập kĩ nhưng không có phương pháp làm bài sáng tạo, khoa học
chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả ca
o, nên khi làm bài cần:
+ Đọc kĩ đề để tránh lạc đề là yếu tố hết sức quan trọng: Phần lớn học sinh chủ quan
đọc qua loa nên dễ nhầm lẫn kiến thức hoặc làm bài không đúng, đủ yêu cầu của nội
dung yêu cầu.

+ Xác định nội dung của đề nằm trong phần nào của trương trình ( địa lí tự nhiên, dân
cư hay điạ lí ngành kinh tế ), từ đó vạch ý cho phù hợp với đặc điểm riêng
của từng
phần.Ví du, địa lí ngành kinh tế cần trình bày: Điều kiện phát triển ( thuận lợi, khó khăn
), tình hình phát triển, ý nghĩa mang lại và giải pháp phát triển bền vững là gì hoặc địa
lí vùng kinh tế cần tìm hiểu về vị trí địa lí, ý nghĩa về vị trí, thế mạnh của vùng ( tự
nhiên, kinh tế - xã hội), khó khăn và giải pháp
Câu nào thuộc thì làm trước, tránh làm mất thời gian với những câu không thuộc.
+Trình bày bài phải khoa học, logic theo từng ý ( chia ra ý lớn, ý nhỏ riêng
biệt ), nhằm
tránh chồng chéo, lặp và thiếu ý, đồng thời với chữ nghĩa rõ ràng, đúng chính tả, ngữ
pháp hợp lí là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao.
Tô Văn Quy

(GV trường THPT Lê Thành Phương – An Mỹ - Tuy An – Phú Yên)

“Bí quyết” làm bài tốt phần kĩ năng đề thi môn địa lí
Phần kĩ năng trong các đề thi môn Địa lí chủ yếu là: Vẽ và nhận xét biểu đồ; nhận
xét bảng số liệu, thống kê; sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài.
Để giúp các em học sinh thuận lợi nhất trong quá trình làm bài thi đối với phần kiến
thức kĩ năng của các đề thi môn Địa lí, tôi xin được trao đổi những “bí quyết” để học tốt
và làm tốt phần kĩ năng bài thi môn Địa lí như sau:
1. Kĩ năng lựa c
họn biểu đồ thích hợp nhất để vẽ.
Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng
tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính
bán kính hình tròn ); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp
.); kỹ năng nhận xét,
phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút,
thước )


23
Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất: Câu hỏi trong các đề thi về phần kĩ năng biểu
đồ thường có 3 phần:
a. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề).
Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ
cấu sử dụng … năm ”. Như vậy, ta có thể xác
định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể
hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác
định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi.
Với dạng bài tập c
ó lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho
chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp
nước ta phân theo các vùng kinh tế năm )”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là
vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần c
hú ý vào một số từ gợi mở
trong câu hỏi. Ví dụ:
+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng
trưởng”,
“biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ đến ”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của
nước ta qua các năm ; Tình hình biến động về sản lượng lương thực ; Tốc độ phát
triển của nền ki
nh tế v.v.
+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”,
“Diện tích” từ năm đến năm ”, hay “Qua các thời kỳ ”. Ví dụ: Khối lượng hàng
hoá vận chuyển ; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp
+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong

đó”,
“Bao
gồm”, “Chia ra”, “Chia theo ”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp
phân theo ; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường ; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập
khẩu
b. Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê:
Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý:

24
- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một
chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu
diễn.
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến
động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hì
nh cột đơn.
- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ
hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời
gian. Chọn biểu đồ kết hợp.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha )
diễn biến
theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số.
- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ:
tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu
này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý:
+ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng

100% tổng.
+ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ
hình
tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ

cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện.
+ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 t
hời điểm trở
lên
(trường hợp này không nên vẽ hình tròn).
c. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi.
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ
cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch
đó”.
Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc
nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp.

×