Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

KHBD LUYEN TAP AMIN GVG 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.97 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THPT ĐIỀM THỤY

HỌ VÀ TÊN: HOÀNG MẠNH HÙNG

TỔ LÝ – HĨA – CƠNG NGHỆ

Tiết 17; TÊN BÀI DẠY : LUYỆN TẬP AMIN
Mơn học: Hóa học; lớp: 12
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Năng lực hoá học
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về khái niệm, phân loại và gọi tên amin.
- Hiểu biết kĩ hơn về những tính chất điển hình của amin.
- Liên hệ được cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của amin
b. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng hoá học đã học để luyện tập, hệ thống hóa
các kiến thức về amin, phân loại amin, gọi tên amin.
- Vận dụng được hiểu biết về đặc điểm cấu tạo của amin để khắc sâu những tính
chất hóa học của amin.
- Vận dụng được hiểu biết về đặc điểm cấu tạo và tính chất của amin liên hệ
những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống của một số amin.
2. Năng lực chung
Góp phần phát triển các năng lực chung, cụ thể:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động HS: Xác định vấn
đề cần giải quyết; nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết ; Thực hiện giải quyết vấn
đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi thực hiện các câu hỏi luyện tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để
thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thơng qua hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo sản
phẩm, thơng qua các trị chơi ơn tập kiến thức hình thành ở học sinh năng lực giao


tiếp, hợp tác.
- Năng lực cơng nghệ thơng tin: Qua việc tìm kiếm thơng tin trên mạng internet để
có những hiểu biết về tác hại nicotine trong khói thuốc lá qua đó hình thành năng lực
tìm kiếm thơng tin.


2
3. Về phẩm chất
Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
thông qua các hoạt động học tập cá nhân, hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, một số tư liệu hình ảnh về tác hại của khói thuốc lá
- Phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ, nam trâm.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân cơng.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản (12 phút)
a) Mục tiêu
HS huy động các kiến thức đã học về amin để thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa kiến thức
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV Chia lớp thành 4 nhóm tiến hành làm việc nhóm hồn thành phiếu học tập số 01 (5 phút)
Nhóm 1 làm câu 1; nhóm 2 làm câu 2; nhóm 3 làm câu số 3; nhóm 4 làm câu 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (NHĨM 1)
Câu 1. Em hãy điền các từ cịn thiếu vào các chỗ trống sau:

Khi thay thế nguyên tử………trong NH3 bằng ………………………ta sẽ thu
được amin. Amin thường có đồng phân về ………cacbon, về ………của nhóm chức

và về………amin. Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất là theo

………………………và theo………của amin, theo gốc hidrocacbon ta có amin
………và amin………cịn theo bậc amin ta có amin………amin……… amin
……… Có hai cách gọi tên amin đó là tên………và tên………


3

Câu 3: Điền thơng tin cịn thiếu vào ơ trống thích hợp trong bảng sau: (NHĨM 3)
TÊN GỌI

Etylmetylamin
Trimetylamin
anilin (phenylamin)
Hexametylenđiamin

(NHĨM 4)

CƠNG THỨC CẤU TẠO
CH3NH2
C2H5NH2
(CH3)2NH

BẬC AMIN

PHÂN LOẠI


4

Câu 4: Điền thơng tin cịn thiếu và đánh dấu X (có, đúng) vào ơ trống thích hợp trong
bảng sau:
Cơng
thức
CH3NH2
C6H5NH2

dd HCl

dd CH3COOH

Phản ứng với
dd Br2
Đổi màu quỳ tím

Dd NaOH

(anilin)
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ (5 phút)
GV quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn
Sản phẩm dự kiến
Câu 1: hidro; gốc hỉocacbon; mạch; vị tri; bậc; gốc hidrocacbon; bậc; bậc 1; bậc 2;
bậc 3; gốc – chức; thay thế.
Câu 2: (1) nối (c); (2) nối (d); (3) nối (e); (4) nối (b); (5) nối (a).
Câu 3: Điền thông tin cịn thiếu vào ơ trống thích hợp trong bảng sau:
TÊN GỌI
CÔNG THỨC CẤU TẠO
BẬC AMIN
PHÂN LOẠI
Metylamin

CH3NH2
1
Mạch hở
Etylamin
C2H5NH2
1
Mạch hở
Đimetylamin
(CH3)2NH
2
Mạch hở
Etylmetylamin
CH3NHC2H5
1
Mạch hở
Trimetylamin
CH3-N(CH3)-CH3
3
Mạch hở
anilin (phenylamin) C6H5NH2
1
Thơm
Hexametylenđiamin (CH2)6(NH2)2
1
Mạch hở
Câu 4: Điền thơng tin cịn thiếu và đánh dấu x (có, đúng) vào ơ trống thích hợp trong
bảng sau:
Cơng
thức
CH3NH2

C6H5NH2

dd HCl
x
x

dd CH3COOH
x
x

Phản ứng với
dd Br2
Đổi màu quỳ tím

Dd NaOH

x
x

(anilin)

* Báo cáo, thảo luận (8 phút)
GV yêu cầu học sinh 4 nhóm gắn kết quả lên bảng và mời đại diện nhóm báo cáo, mời
các nhóm khác thảo luận, bổ sung.
* Kết luận nhận định (2 phút)


5
GV nhận xét đánh giá và rút ra kết luận kiến thức cần chú ý theo sơ đồ tư duy
2. Hoạt động 2: Luyện tập 1 (6 phút)

a) Mục tiêu
Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về amin
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
+GV Chia lớp thành hai dãy tổ chức trò chơi ai lên cao hơn để hoàn thành phiếu học tập
số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02
Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. CH3 – NH – CH3 .

C. C2H5NH3.

B. C6H5NH2.

D. CH3 – N(CH)3 – CH3.

Câu 2: Công thức phân tử của etylamin là
A. C4H11N.

B. CH5N.

C. C3H9N.

D. C2H7N.

Câu 3: Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính
bazơ được xếp theo dãy:
A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

B. Etylamin < amoniac < pheylamin.


C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

D. Phenylamin < etyamin < amoniac.

Câu 4: Chất nào sau đây khơng làm đổi màu quỳ tím?
A. NH3.

B. CH3NH2.

C. CH3 – NH – CH3.

D. C6H5NH2.

Câu 5: Phân tử chất nào sau đây chứa nguyên tử nitơ?
A. Axit axetic.

B. Metylamin.

C. Tinh bột.

D. Glucozơ.

Câu 6: Amin nào sau đây tác dụng với dung dịch brom cho kết tủa trắng?
A. Metylamin.

B. Etylamin.

C. Anilin.


D. Đimetylamin

Câu 7. Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau?
A. Nhận biết bằng mùi.
B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.
C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.
D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên miệng lọ đựng dung
dịch CH3NH2 đặc.
Câu 8: Anilin có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây cho kết tủa trắng?
A. Dung dịch Brom. B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch HCl.

D. Dung dịch KCl.


6
Câu 9: Amin nào sau đây tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường?
A. Metylamin.

B. Anilin.

C. Đimetylamin.

D. Etylamin

Câu 10: Anilin khơng có tính chất nào sau đây?
A. Là chất lỏng khơng màu
C. Làm quỳ tím hóa xanh.


B. Tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.
D. Tan trong dung dịch HCl.

* Thực hiện nhiệm vụ
HS trả lời nhanh các câu hỏi trên trị trơi bằng cách bấm chng nhanh để trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm nếu nhóm nào có thành viên trả lời sai sẽ mất quyền trả lời
nhường quyền trả lời cho nhóm cịn lại.
* Sản phẩm của hoạt động
Kết quả HS hoàn thành phiếu học tập 02
* Kết luận
GV kết luận đội dành chiến thắng
2. Hoạt động 2: Luyện tập 2 (15 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về amin
d) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm tiến hành làm việc nhóm để hồn thành phiếu
học tập số 3 (trong khoảng 9 phút).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03
Câu 1. Viết công thức cấu tạo, gọi tên gốc chức và chỉ rõ bậc của từng amin đồng
phân có cơng thức phân tử sau: C3H9N
Câu 2. Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:
a) Rửa lọ đựng anilin.
b) Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè)
là do hỗn hợp một số amin, (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên.
* HS Thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm hoạt động
Câu 1. CH3 - CH2 - CH2 - NH2 propylamin (bậc 1)
CH3 – NH – CH2 – CH3 etylmetylamin (bậc 2)
CH3 – N(CH3) – CH3 trimetylamin (bậc 3)
CH3 – CH(CH3) – NH2 isopropylamin (bậc 1)



7
Câu 2. a) Dùng dung dịch axit (thường dùng là dung dịch axit HCl) sau đó rửa lại
bằng nước.
PT HCl + C6H5NH2 → C6H5NH3Cl
b) Dùng giấm để khử mùi tanh.
* Báo cáo, thảo luận
+ GV chọn đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, GV tổ
chức cho HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 3. (8 phút).
* Kết luận, nhận định
+ GV kết luận, nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm đồng thời nhận xét qua về kết
quả các nhóm qua q trình theo rõi HS hoạt động nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
a) Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các
tình huống trong thực tế
d) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS vận dụng hoàn thành phiếu học tập số 4 (làm việc cá nhân bằng
cách ghi kết quả vào vở).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 04
Câu 1: Nicotine là một amin rất độc, là chất không màu, chuyển thành màu nâu khi
cháy và có mùi khi tiếp xúc với khơng khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và
niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi ... Người lớn và trẻ em khi tiếp xúc với khói thuốc có
thể gặp phải những trứng bệnh nào? Hiện nay tình trạng học sinh hút thuốc lá điện tử
ngày càng gia tăng. Em cần phải làm gì để góp phần đẩy lùi tệ nạn hút thuốc lá điện tử
trong trường học?
* Thực hiện nhiệm vụ
Câu 1: Bệnh tim mạch (tim, tĩnh mạch và động mạch) như huyết áp cao, xơ vữa động

mạch, đau tim hoặc đột quỵ; Các vấn đề về phổi như rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính
(COPD) và hen suyễn; Tăng nguy cơ ung thư phổi và ung thư não, bàng quang, dạ dày,
vú, v.v.


8
+ Bản thân nói khơng với thuốc lá điện tử, tuyên truyền tác hại của thuốc lá điện tử...
* Báo cáo thảo luận
GV cho gọi hỏi trực tiếp các cá nhân và ghi kết quả lên bảng
- Nếu hết thời gian hoạt động này sẽ cho học sinh về nhà nghiên cứu hoàn thành và
chụp lại kết quả gửi cho GV qua link google drive.
* Kết luận nhận định
GV kết luận kết quả hoạt động của các cá nhân
Ngày 15 tháng 10 năm 2022
Tổ trưởng tổ chuyên môn

Hà Thị Tuyến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×