Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Sử 10 nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.47 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CAO BẰNG
TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CÁC TỈNH DUYÊN HẢI
VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM 2022
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
Thời gian: 180 phút
(Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)

Câu 1 (3,0 điểm)
Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 2 (2.5 điểm)
Từ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ X-XV,
em hãy liên hệ với nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Câu 3 (2.5 điểm)
Nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn dù đối mặt với nhiều thách thức lớn nhưng
cũng đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
Em có đồng ý với nhận định trên hay khơng? Vì sao?
Câu 4 (3.0 điểm)
Phân tích đặc điểm và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương cuối thế
kỉ XIX ở Việt Nam.
Câu 5 (3.0 điểm)
Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Những chuyển biến đó tác động như
thế nào đến đặc điểm xã hội nước ta ở đầu thế kỉ XX?
Câu 6 (3.0 điểm)


Khái quát về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở
nước ta hồi đầu thế kỉ XX. Hai xu hướng bạo động và cải cách có làm suy yếu phong
trào yêu nước ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX không? Tại sao?
Câu 7 (3,0 điểm)
Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Cuộc chiến
tranh này kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
--------Hết-------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:………………...
GV ra đề: Phí Văn Nhất

SĐT: 0982115843
1


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT DUYÊN HẢI 2022
MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 10
Câu
1

2

Nội dung
Điểm
Phân tích ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đối với phong
3.0
trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười không chỉ giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân 0.75
lao động, mà cịn giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thốt
khỏi gơng xiềng nơ lệ.
- Chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin khơng chỉ là vũ khí giải phóng giai cấp 0.75

cơng nhân, mà cịn là vũ khí giải phóng các dân tộc bị áp bức; làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi, dẫn tới
sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới.
- Thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh và mở ra con đường giải phóng cho các 0.75
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng 0.75
phát triển rộng khắp các nước Á, Phi, Mĩ latinh, làm tan rã hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Từ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong các thế
2.5
kỉ X-XV, em hãy liên hệ với nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện
nay.
* Sự phát triển nông nghiệp thế kỉ X - XV
- Từ đầu thế kỉ X, nhân dân đã ra sức khai hoang, mở rộng đồng ruộng,
0.5
phát triển nông nghiệp nhằm cải thiện đời sống, đưa đất nước ngày càng
phát triển cường thịnh. Vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển
được khai phá. Làng xóm mới được mọc lên. Các vua Tiền Lê, Lý hàng
năm làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhà Trần
khuyến khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo đi khai hoang.
- Việc đắp đê ngăn lũ, bảo vệ xóm làng, bảo vệ mùa màng được chú trọng. 0.25
Nhà Lý cho nhân dân xây dựng những con đê. Năm 1248, nhà Trần tổ chức
cho nhân dân đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển, dọc các con sông lớn.
Thời Lê, nhà nước sai người đắp một đoạn đê biển.
- Các vua triều Lê cung cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân 0.25
điền để phân chia ruộng đất công ở các làng xã cho nhân dân.
- Các triều đại Lý, Trần, Lê đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo của trâu, 0.25
bò bằng cách cấm nhân dân giết mổ trâu, bò ăn thịt, cấm ăn trộm trâu, bò.
2



3

- Nhân dân khơng chỉ trồng lúa mà cịn trồng nhiều loại giống cây trồng
khác như các loại cây lương thực sẵn, ngô, khoai, đậu, kê; các loại cây ăn
quả như quýt, cam, chuối…
* Liên hệ kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay
- Cần phải nhận thức rõ vai trị quan trọng của nền kinh tế nơng nghiệp
trong bối cảnh đổi mới đất nước, xuất phát từ đặc điểm lịch sử dân tộc
(nước ta là nước nông nghiệp, vấn đề an ninh lương thực vô cùng quan
trọng). Luôn coi nông nghiệp là nền tảng chiến lược để phát triển bền vững,
cùng với nông thôn, nông dân hợp thành “tam nơng”.
- Phát huy truyền thống cần cù, chịu khó, u lao động của dân tộc ta, vận
dụng những bài học kinh nghiệm của cha ông trong phát triển nông nghiệp.
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật để tăng
năng suất cây trồng, vật nuôi. Hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp
theo chiều sâu, chất lượng tốt để xuất khẩu, xây dựng thương hiệu nơng
nghiệp Việt Nam an tồn, chất lượng.
- Có sự phối kết hợp giữa các ngành nghề, hỗ trợ nhau, giữa nông nghiệp
với thương nghiệp, giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn dù đối mặt với nhiều thách thức lớn
nhưng cũng đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Em có đồng ý
với nhận định trên hay khơng? Vì sao?
Thí sinh đưa ra ý kiến đồng ý với nhận định trên
* Những thách thức lớn của nhà Nguyễn
- Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước mà triểu Tây Sơn còn đang
dang dở.
- Phát triển đất nước về mọi mặt, chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính
trị, kinh tế, xã hội.
- Bảo vệ chủ quyền dân tộc trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản

phương Tây
* Những đóng góp của nhà Nguyễn
- Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước: Ngay sau khi lên ngôi lập ra
nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh đã xây dựng bộ máy nhà nước mới, chính thức
hồn thành cơng cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ gồm cả Đàng
Trong và Đàng Ngoài. Tiếp theo, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách
hành chính đã củng cố nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, góp
phần củng cố sự thống nhất quốc gia về mặt hành chính nhà nước.
- Nhà Nguyễn có cơng xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh
thổ tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện nay: Các chúa Nguyễn đã có

0.25

0.25

0.25
0.25

0.25
2.5

0.25
0.25
0.25
0.25

0.5

0.5
3



4

công khai phá vùng đất Thuận Quảng mở rộng lãnh thổ xuống phía nam
đến Đồng bằng sơng Cửu Long. Nhà Nguyễn thành lập đã xây dựng và
củng cố quốc gia thống nhất gồm cả đất liền và hải đảo, xác lập chủ quyền
ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đóng góp về kinh tế: Nhà Nguyễn đã huy động nhân dân, quan lại và
binh lính tiếp tục thực hiện công cuộc khai hoang, tiêu biểu như doanh điền
sứ Nguyễn Cơng Trứ có cơng lớn khai hoang được 2 vùng đất mới là Tiền
Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
- Đóng góp về văn hóa: Nhà Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao
gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế,
Quần thể kiến trúc cố đơ Huế, Phố cổ Hội An.
Phân tích đặc điểm và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần
vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam.
* Phân tích đặc điểm của phong trào Cần vương
- Mục tiêu đấu tranh: Chống Pháp, giành độc lập, tự chủ, khôi phục chế độ
phong kiến. Đây là mục tiêu chính đáng, phù hợp với nguyện vọng của
quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, chủ trương quay trở lại chế độ phong
kiến là không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước như Nguyễn Thiện Thuật, Phan
Đình Phùng... tuy nhiên tầng lớp này lại bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong
kiến lỗi thời nên ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo của họ.
- Lực lượng tham gia: Đơng đảo quần chúng nhân dân. Khi có chiếu Cần
Vương, quần chúng nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, tích cực tham gia
phong trào: giúp đỡ nghĩa quân về vũ khí, lương thực, thực phẩm, gia nhập
nghĩa quân để chiến đấu...
- Hình thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang. Tiêu biểu là các cuộc khởi

nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê... Các cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết
liệt, nghĩa quân được tổ chức khá qui củ, có chiến thuật chiến đấu linh hoạt,
gây cho Pháp nhiều tổn thất. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa cịn mang nặng
tính thủ hiểm.
- Địa bàn: Diễn ra chủ yếu ở Bắc kì và Trung kì. Tuy nhiên từ giai đoạn I
đến giai đoạn II, địa bàn hoạt động ngày càng thu hẹp, quy tụ thành những
trung tâm nghĩa lớn.
- Tính chất: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo hệ tư tưởng
phong kiến, yếu tố yêu nước là chính, "Cần vương" là phụ.
* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương:
- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự

0.25

0.25

3.0

0.5

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25


0.5
4


5

6

chênh lệch lớn, thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
- Về chủ quan: Phong trào thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu một giai cấp
lãnh đạo tiên tiến, các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất nên dễ
bị đàn áp…
Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Những
chuyển biến đó tác động như thế nào đến đặc điểm xã hội nước ta ở
đầu thế kỉ XX?
* Những chuyển biến về kinh tế
- Nông nghiệp: Do chính sách cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp làm
cho nông dân bị mất ruộng đất, bị bần cùng hóa…
- Cơng nghiệp: Bên cạnh các ngành nghề cũ, các ngành công nghiệp mới ra
đời: khai thác mỏ, điện, nước…
- Giao thông vận tải: Các tuyến đường sắt, thủy, bộ, cầu cống, bến cảng
mới được xây dựng. Các phương tiện giao thông vận tải mới xuất hiện..
* Những chuyển biến về xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến và nơng dân bị phân hóa; một bộ phận địa
chủ phong kiến trở nên giàu có nhờ dựa vào Pháp; nông dân càng khổ cực
do mất ruộng.
- Làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư
sản.
* Tác động đến đặc điểm xã hội nước ta đầu thế kỉ XX

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào nước ta,hình
thức bóc lột tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng hình thức bóc lột phong kiến
vẫn tiếp tục được duy trì, mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm gay gắt.
- Xã hội có sự phân hóa sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ có sự chuyển
biến, các lực lượng xã hội mới xuất hiện.
- Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội tạo ra những điều kiện bên trong làm
nảy sinh xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ
XX
Khái quát về hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu
nước ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. Hai xu hướng bạo động và cải cách
có làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX
không? Tại sao?
- Vào đầu TK XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đi
theo khuynh hướng dân chủ tư sản :
+ Khái quát xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: tư tưởng và những
hoạt động cứu nước tiêu biểu…

0.5

3.0

0.25
0.25
0.25

0.5

0.5

0.5

0.5
0.25

3.0

1.0

5


7

+ Khái quát xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: tư tưởng và những
hoạt động cứu nước tiêu biểu…
- Hai xu hướng cứu nước đó có nhiều điểm khác nhau thậm chí trái ngược
nhau nhưng khơng những khơng làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước
ta mà còn bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên 1 làn sóng đấu tranh
giải phóng dân tộc sơi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX.
Khẳng định như vậy là vì:
+ Thứ 1: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà phong trào yêu nước
ở nước ta đã xác định được đúng đắn đối tượng, kẻ thù của dân tộc ta lúc
này là thực dân Pháp và chế độ vua quan phong kiến nhà Nguyễn. Nếu chỉ
có 1 xu hướng bạo động hoặc cải cách thì phong trào yêu nước chỉ tập
trung vào 1 đối tượng cần đánh đổ là thực dân Pháp (xu hướng bạo động)
hoặc chế độ phong kiến (xu hướng cải cách).
+ Thứ 2: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà mục tiêu của phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đúng đắn hơn, rõ ràng hơn. Nếu
chỉ có 1 xu hướng thì phong trào u nước ở nước ta hoặc là chỉ giành
mục tiêu độc lập dân tộc (xu hướng bạo động) hoặc là chỉ phát triển xã hội
(xu hướng cải cách).

+ Thứ 3: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà lực lượng tham gia
trong phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu TK XX đông đảo hơn bao
gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì lực
lượng tham gia đơn lẻ, hạn chế, chỉ 1 bộ phận tầng lớp trên trong xu hướng
bạo động hoặc chỉ là nông dân như xu hướng cải cách. Chính nhờ có cả 2
xu hướng này mà lực lượng tham gia phong trào yêu nước đầu TK XX bao
gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, kể cả tư sản dân tộc, tầng lớp học sinh, sinh
viên đến địa chủ, nơng dân…
+ Thứ 4: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà hình thức và phương
pháp đấu tranh của nhân dân ta hồi đầu TK XX phong phú hơn với nhiều
hình thức đấu tranh mới. Nếu như chỉ có 1 xu hướng thì hình thức đấu
tranh đơn lẻ hoặc là cầu viện nước ngoài, cử người ra nước ngoài học hỏi
cứu nguy cho tổ quốc hoặc là cải cách, canh tân phát triển xã hội.
=>Cả 2 xu hướng trên đã kết hợp với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau tạo
nên 1 phong trào yêu nước hết sức sôi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX.
Sự thất bại của 2 xu hướng đó cũng là cơ sở thực tiễn hết sức sinh động
mách bảo người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con
đường cứu nước mới đúng đắn cho dân tộc.
Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Cuộc chiến tranh này kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ
quốc tế sau chiến tranh?
* Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn về

0.5

1.5

3.0


6


quyền lợi, về lãnh thổ, về thuộc địa hết sức gay gắt giữa các nước đế quốc
với nhau. Sự phân chia thế giới theo hệ thống Véc xai – Oasinh tơn chứa
đựng những mâu thuẫn khơng thể dung hịa được giữa các nước đế quốc.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm sâu sắc thêm những
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế
lực phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản. Chủ nghĩa phát xít ở 3 nước này là thủ
phạm gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn
chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Do mâu thuẫn về quyền lợi (thị
trường, thuộc địa) giữa các nước đế quốc đã dần dần hình thành hai khối đế
quốc đối địch nhau: khối Anh – Pháp – Mĩ và khối Đức – Italia – Nhật Bản.
Nhưng cả hai khối đế quốc đều coi Liên Xô là kẻ thù chiến lược cần phải
tiêu diệt. Chính sách hai mặt của Anh – Pháp – Mĩ đã tạo điều kiện cho phe
phát xít gây chiến chống Liên Xơ, nhưng khi chiến tranh bùng nổ, khối
phát xít lại giáng địn đầu tiên vào các nước đế quốc phương Tây.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế
* Sự kết thúc của chiến tranh đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các
nước đế quốc.
- Chiến tranh thế giới kết thúc, các nước phát xít, đế quốc gây ra chiến
tranh đều thất bại, các nước Anh, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng trong
chiến tranh bị các nước phát xít giáng cho những địn chí tử.
- Chiến tranh kết thúc, do Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Mĩ vươn lên
trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
- Quan hệ giữa Liên Xơ và Mĩ có sự chuyển biến: trong chiến tranh thế giới
thứ hai, Liên Xô và Mĩ là bạn đồng minh chống phát xít. Nhưng sau Hội
nghị Ianta, có sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xơ. Từ đó
tạo ra khn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự 2 cực Ianta.

- Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành: các nước dân chủ
nhân dân Đơng Âu được thành lập và đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, chủ
nghĩa xã hội đi ra khỏi Liên Xô trở thành hệ thống thế giới. Sự xuất hiện
này làm cho bản đồ chính trị châu Âu có 2 khu vực.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi làm cho hệ
thống thuộc địa bị tan rã, hàng trăm quốc gia ghi tên mình trên bản đồ
chính trị thế giới làm bản đồ chính trị thay đổi

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×