Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

giáo án sử 10 mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.34 KB, 16 trang )

Bài 35 – Tiết 45 CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ
Bài 35 – Tiết 45 CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ
VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA
VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế, của các nước Anh, Pháp,
Đức, Mỹ hồi cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX; những nét chung và đặc điểm riêng.
- Hiểu được đây là thời kỳ các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc
địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc
và giữa đế quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.
2. Thái độ
Giúp HS nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh
giác cách mạng; đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.
3. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện Lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng
của chủ nghĩa đế quốc.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ các nước đế quốc đầu thế kỷ XX. Sơ đồ thay đổi vị trí kinh tế các
nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước
Anh, Pháp, Mỹ, Đức.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những thành tựu về khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX?
3. Dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là thời kỳ phát triển
mạnh mẽ của các nước Tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn tự do


cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược
thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh
chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc. Tình
hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ như thế
nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời câu hỏi nêu trên.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết, Gv trình bày và phân tich: Đầu thập
niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn
đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần
Mỹ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mỹ và gần 5 lần
Đức. Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước
Pháp, Đức Mỹ gộp lại không bằng Anh.
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Cuối thập niên
70 tình hình kinh tế Anh ra sao?
- GV nhận xét và chốt ý: Từ cuối thập niên
70, Anh mất dần địa vị độc quyền công
nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn
thị trường thế giới, bị Mỹ và Đức vượt qua.
- GV giới thiệu “bảng thống kê biểu thị sự
1. Nước Anh cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX :
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần
địa vị độc quyền công nghiệp, do
vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn
thị trường thế giới, bị Mỹ và Đức
vượt qua.
thay đổi về sản lượng công nghiệp của các
nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ” trong SGK.
GV hỏi: Nguyên nhân của sự giảm sút đó?

+ Máy móc thiết bị xuất hiện sớm nên đã cũ và lạc
hậu, việc hiện đại hoá rất tốn kém.
+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây
lợi nhuận Tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt
khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu
tư cải tạo công nghiệp.
- GV nhấn mạnh: Tuy vai trò bá chủ thế giới
về công nghiệp bị giảm sút, song Anh vẫn
chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản,
thương mại, hải quân và thuộc địa.
Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm và nêu câu
hỏi: Quá trình tập trung sản xuất trong công
nghiệp diễn ra như thế nào?
- HS làm việc theo nhóm đọc SGK cử đại
diện trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Đây là thời kỳ quá
trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều
tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời
sống kinh tế nước Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-
ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.
- GV giới thiệu cho HS biết: Nông nghiệp nước
Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Nguyên nhân là do tư sản Anh không đầu tư vào sản
xuất nông nghiệp mà chủ yếu vào buôn bán lương
thực và giá lương thực châu Âu và Mỹ rất rẻ.
- Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính,
xuất cảng tư bản, thương mại, hải
quân và thuộc địa.
- Công nghiệp: Quá trình tập trung

tư bản diễn ra mạnh, nhiều tổ chức
độc quyền ra đời chi phối toàn bộ
đời sống kinh tế nước Anh.
- Nông nghiệp: lâm vào tình trạng
khủng hoảng, phải nhập khẩu lương
thực.
=> Do có nhiều thuộc địa, Anh là
chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
- GV: trước 1870, công nghiệp Pháp đứng
hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi
công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân tại sao
công nghiệp Pháp phát triển chậm lại?
Hậu quả là cuối thế kỷ XIX sản xuất công
nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mỹ,
Anh, kỹ thuật lạc hậu rõ rệt so với những nước công
nghiệp trẻ.
- GV nêu câu hỏi: Bên cạnh những yếu kém
đó công nghiệp Pháp có những tiến bộ gì?
- GV trình bày và phân tích: Mặc dù có sự sút kém,
song công nghiệp Pháp cũng có tiến bộ đáng kể. Hệ
thống đường sắt lan rộng khắp nơi cả nước đã đẩy
nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và
thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng
cường. Từ năm 1852 – 1900 số xí nghiệp sử dụng máy
móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước
tăng lên 12 lần.
Nông nghiệp Pháp vẫn giữ vai trò quan trọng trong
2. Nước Pháp cuối thế kỷ XIX –

đầu thế kỷ XX :
- Cuối thập niên 70 trở đi công
nghiệp Pháp bắt đầu phát triển chậm
lại.
- Nguyên nhân:
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến
tranh Pháp – Phổ do đó phải bồi
thường chiến tranh.
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu,
đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến
xuất cảng tư bản để thu lợi nhuận
cao (không chú trọng phát triển
công nghiệp trong nước).
nền kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề
nông. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không
cho phép sử dụng máy móc và kỹ thuật canh tác mới.
- GV chốt ý: Những biểu hiện của tình hình
nông nghiệp trên chứng tỏ sự thâm nhập của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong
nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp.
Hoạt động 5: Cá nhân
- GV: Quá trình tập trung sản xuất hình
thành các công ty độc quyền diễn ra như thế
nào? (GV nhấn mạnh ở Pháp quá trình diễn ra
chậm hơn các nước khác).
- GV nâu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của tổ
chức độc quyền ở Pháp?
Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân
hàng lớn ở Pari nắm 2/3 tư bản của các ngân trong cả

nước. Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc
địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước
ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.
- GV nêu câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa đế quốc Pháp?
- Sự thâm nhập của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do
đất đai bị chia nhỏ.
- Đầu thế kỷ XX hình thành các
công ty độc quyền, từng bước chi
phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt
trong lĩnh vực ngân hàng.
=> Do chuyên đưa vốn ra nước
ngoài nên Pháp là chủ nghĩa đế quốc
cho vay nặng lãi.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết
những biểu hiện phát triển công nghiệp của
Đức sau khi thống nhất?
- GV nhận xét trình bày và phân tích: Sau
khi thống nhất đất nước tháng 1-1871, nền kinh tế
Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ 1870 – 1900 sản
xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt
tăng gấp đôi, đức đã vượt qua Pháp và đuổi kịp Anh.
Trong những ngành công nghiệp mới như kỹ nghệ
điện, hoá chất … Đực đạt thành tựu đáng kể. Năm
1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3
lượng thuốc nhuộm trên thế giới.
- GV nâu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến

sự phát triển của công nghiệp Đức?
- GV giới thiệu những số liệu về tốc độ
tăng trưởng công nghiệp của Đức trong những
năm 1890 – 1900 là 163% và bảng thống kê
hàng hoá xuất khẩu hàng hoá tăng lên rõ rệt.
- Sau đó, GV kết luận: Đến đầu năm 1900,
Đức đã vượt qua Anh về sản xuất thép. Về
tổng sản lượng công nghiệp Đức dẫn đầu châu
Âu thứ hai thế giới chỉ đứng sau Mỹ.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của công
nghiệp đã tác động như thế nào đến xã hội?
Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và
nông thôn. Từ năm 1871 – 1901 dân cư thành
3. Nước Đức cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX :
- Sau khi Đức thống nhất nền kinh tế
phát triển với tốc độ nhanh vươn lên
đứng đầu châu Âu và thứ hai thế
giới.
- Nguyên nhân: thị trường dân tộc
thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền
bồi thường chiến tranh với Pháp,
tiếp thu những thành tựu khoa học
kỹ thuật hiện đại, có nguồn nhân lực
dồi dào.
- Nhiều thành phố mới, nhiều trung
tâm thương nghiệp, bến cảng xuất
hiện.
thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố

mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng
xuất hiện.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản
xuất hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra
như thế nào?
- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp
Đức phát triển như thế nào?
Việc tiến hành cách mạng không triệt
để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quý tộc
và địa chủ; phương pháp canh tác vẫn còn tàn
dư của chế độ phong kiến.
- Quá trình tập trung sản xuất sớm
hình thành các công ty độc quyền.
- Quá trình tập trung Ngân hàng
cũng diễn ra cao độ. Tư bản công
nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng
thành tư bản tài chính.
- Nông nghiệp Đức có tiến bộ nhưng
còn chậm.
Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân
- GV trình bày và phân tích: cuối thế kỷ XIX nền
kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất
thế giới. Về sản lượng công nghiệp bằng ½ tổng sản
lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh,
sản xuất thép và máy móc đứng đầu thế giới. Năm
1913 sản lượng gang, thép của Mỹ vượt Đức 2 lần,
vượt Anh 4 lần, than gấp hai lần Anh và Pháp gộp lại.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao kinh tế Mỹ phát
triển vượt bậc?
- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp Mỹ

phát triển như thế nào?
Nông nghiệp Mỹ trở thành vựa lúa lớn
và nơi cung cấp lương thực cho châu Âu. HS
đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được sự
phát triển nhanh chóng của nông nghiệp Mỹ.
Hoạt động 5: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản
xuất hình thành các công ty độc quyền diễn ra
như thế nào?
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công
nghiệp đã thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất và ra
đời các công ty độc quyền, hình thức chủ yếu là Tờrớt
với những ông vua dầu lửa, vua ôtô, vua thép chi phối
mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mỹ.
4. Nước Mỹ cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX :
- Cuối thế kỷ XIX nền kinh tế phát
triển nhanh đứng thứ nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Mỹ giàu nguyên liệu, nhiên liệu,
có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Áp dụng những thành tựu khoa
học và kinh nghiệm của thế giới.
+ Có thị trường rộng lớn.
- Nông nghiệp: Mỹ trở thành vựa lúa
lớn và nơi cung cấp thực phẩm cho
châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất và ra
đời các công ty độc quyền diễn ra
nhanh chi phối mọi hoạt động kinh

tế, chính trị nước Mỹ.
4. Sơ kết bài học
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế, nổi bật của Anh và Pháp
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp?
- Tình hình kinh tế của Đức và Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Yêu cầu Hs chỉ trên biểu đồ vị trí kinh tế và lược đồ chính trị thế giới để thấy
được sự thay đổi về vị trí kinh tế và thuộc địa của các đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX và cho nhận xét.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
6. Rút kinh nghiệm
CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
CHƯƠNG 3: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
(Từ đầu thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
(Từ đầu thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
Bài 36 – Tiết 46
Bài 36 – Tiết 46
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã nảy sinh và càng
gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản dưới
nhiều hình thức khác nhau.
- Nắm được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những mặt tích cực và
hạn chế của hệ tư tưởng này.
2. Thái độ:
- Giúp HS nhận thức sâu sắc được quy luật "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu

tranh", song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi
đúng đắn.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của
giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về
những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thời kỳ này.
- Những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng.
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế nước Anh,
nước Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc
Đức. Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó?
3. Dẫn dắt vào bài mới: Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự
hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn
giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu
thời kỳ cận đại. Cùng với đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời – chủ nghĩa
xã hội không tưởng? Nội dung những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội
không tưởng? Để nắm và hiểu những nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học
hôm nay để trả lời câu hỏi trên.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia HS thành 3 nhóm, nhiệm vụ cụ
thế của từng nhóm là thảo luận và trả lời các
câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Nêu phong trào đấu tranh của

công nhân Pháp?
+ Nhóm 2: Trình bày phong trào đấu
1. Phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ
XIX:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
tranh của công nhân ở Anh?
+ Nhóm 3: Nêu phong trào đấu tranh của
công nhân Đức?
- HS làm việc theo nhóm đọc SGK thảo
luận và cử đại diện trình bày kết quả.
+ Nhóm 1: Ở Pháp 1831 do bị áp bức
bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn,
công nhân dệt ở Liông khởi nghĩa đòi tăng
lương, giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm
chủ được thành phố này trong 10 ngày. Họ
chiến đấu với khẩu hiệu "Sống lao động hoặc
chết trong chiến đấu".
- Năm 1834 thợ tơ ở Liông lại khởi nghĩa
đòi thiết lập nền Cộng hoà. Cuộc chiến đấu ác
liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập
tắt.
GV kết hợp giới thiệu hình 66 trong SGK
"Cuộc khởi nghĩa của công nhân Liông năm
1834" để thấy được tinh thần chiến đấu quyết
liệt của công nhân ở đây.
+ Nhóm 2: Ở Anh từ 1836 – 1848 diễn ra
phong trào rộng lớn "Hiến chương". Họ
míttinh đưa kiến nghị có chữ ký của đông đảo
công nhân lên nghị viện, đòi phổ thông đầu

phiếu, tăng lương giảm giờ làm…
GV giới thiệu hình 67 SGK "Công nhân
Anh đưa hiến chương đến quốc hội". Mặc dù
bị đàn áp nhưng đây là phong trào có mục
tiêu chính trị rõ ràng và được hưởng ứng của
nhân dân.
+ Nhóm 3: Ở Đức năm 1844 công nhân
vùng Sơlêđin khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng
song không tồn tại được lâu.
- Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt
Liông khởi nghĩa đòi tăng lương,
giảm giờ làm.
- Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi
nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hoà.
- Ở Anh từ năm 1836 – 1848 diễn ra
phong trào "Hiến chương đòi phổ
thông đầu phiếu, tăng lương, giảm
giờ làm".
- Ở Đức, năm 1844 công nhân
Sơlêđin khởi nghĩa.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Vì sao phong trào công
nghiệp thời kỳ này diễn ra mạnh mẽ song
không thu được thắng lợi?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
Triển khai HS trả lời GV có thể gợi ý:
thiếu giai cấp lãnh đạo, đường lối …
- GV nhận xét và chốt ý: Thiếu sự lãnh đạo
đúng đắn, chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
- GV nhấn mạnh ý nghĩa: đánh dấu sự

trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện
cho sự ra đời của lý luận khoa học sau này.
- Kết quả: tất cả các phong trào đấu
tranh của công nhân đều thất bại.
- Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo
đúng đắn, chưa có đường lối chính
sách rõ ràng.
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành
của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của
chủ nghĩa xã hội không tưởng?
Trước khi HS trả lời GV gợi ý: Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản với những mặt trái,
đời sống của người công nhân.
+ Những mặt trái của chủ nghĩa tư bản:
sự bóc lột tàn nhẫn người lao động, công
nhân sống cơ cực.
+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm
với nỗi khổ của người lao động mong muốn
xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư
hữu và bóc lột.
+ Tư tưởng đó là nội dung của chủ nghĩa
xã hội không tưởng mà đại biểu là:
Xanhximông, saclơ Phuriê và Ô oen.
- GV kết hợp giới thiệu chân dung các nhà
xã hội không tưởng và cuộc đời sự nghiệp
của các ông đoạn chữ nhỏ trong SGK.

2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng:
- Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản
ra đời với những mặt trái của nó:
+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động.
+ Những người tư sản tiến bộ thông
cảm với nỗi khổ của người lao động
mong muốn xây dựng một chế độ tốt
đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra
đời mà đại diện là Xanhximông,
Phuriê và Ô oen.
Hoạt động 4:
- Nêu những mặt tích cực của chủ nghĩa
xã hội không tưởng?
- Nêu những mặt hạn chế của chủ nghĩa xã
hội không tưởng?
- Ý nghĩa và tác dụng của chủ nghĩa xã hội
không tưởng?
Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV chốt ý: Là
tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc bấy giờ. Có
tác dụng cổ vũ những người lao động làm
tiền đề cho chủ nghĩa Mác sau này.
- Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái cỉa chế độ
tự sản là bóc lột người lao động.
+ Phế phán sâu sắc xã hội tư bản, dự
đoán tương lai.
- Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát,
không giải thích được bản chất của

chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức
mạnh của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong
xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động
đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa
Mác.
4. Sơ kết bài học
Những cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Anh, Đức đầu thế kỷ XIX?
Những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
*Rút kinh nghiệm
Bài 37 – Tiết 47 SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Bài 37 – Tiết 47 SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm vững công lao của Mác và Angghen những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã
hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.
- Nắm được ra đời của tổ chức Đồng Minh những người Cộng sản, những luận
điểm quan trọng của Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện
này.
2. Thái độ
Giáo dục cho HS lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ
nghĩa xã hội khoa học.
3. Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá vai trò của Mác và Angghen về những

đóng góp của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Khoa học đối với lý luận đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm phong trào công nhân, phong trào
cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh về C.Mác và Ăngghen.
- Sưu tầm những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động và tình bạn giữa C.Mác và
Ăngghen.
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp,
Đức, chứng tỏ giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp chính trị độc lập? Hãy
cho biết những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
3. Dẫn dắt vào bài mới: Mác và Ăngghen cùng quê ở Đức, nơi chủ nghĩa tư
bản phản động nhất. Đều có học vấn uyên bác, thấu hiểu đồng cảm với người lao
động, cùng chung chí hướng là giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc
lột. Năm 1844 – 1847 C.Mác và Ăngghen cho ra đời những tác phẩm về triết học,
kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học đặt cơ sở hình thành chủ nghĩa
Mác. Để hiểu rõ hơn về công lao của Mác và Angghen những nhà sáng lập ra chủ
nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân ta cùng
tìm hiểu bài học hôm nay.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết hoàn cảnh
ra đời Đồng minh những người Cộng sản?
+ C.Mác và Ăngghen liên hệ với một tổ
chức bí mật là đồng minh những người chính
nghĩa. Đây là tổ chức của những người Đức

lánh nạn chủ yếu là thợ may, về sau có thêm
thợ thủ công phát triển từ Pháp, sang Anh,
Đức…
+ Tháng 6/1847 tại Đại hội đồng minh
1. Tổ chức đồng minh những người
Cộng sản và tuyên ngôn của Đảng
cộng sản:
- Ngoài việc nghiên cứu lý luận
C.Mác và Ăngghen còn xây dựng
một chính Đảng cho giai cấp vô sản.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
những người chính nghĩa theo đề nghị của
Ăngghen tổ chức này quyết định thành lập
Đồng minh những người cộng sản.
- Gv nhấn mạnh sự khác nhau giữa đồng
minh những người chính nghĩa với đồng
minh những người cộng sản ở chỗ: đồng
minh những người chính nghĩa là một tổ chức
bí mật của cộng sản tây Âu, ủng hộ khuynh
hướng hoạt động có tính chất âm mưu, còn
Đồng Minh những người cộng sản đề ra mục
đích đấu tranh rõ ràng là lật đổ giai cấp tư
sản.
- Tháng 6 – 1847 Đồng minh những
người cộng sản ra đời.
- Mục đích: lật đổ giai cấp tư sản,
xác định sự thống trị của giai cấp vô
sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV: Đại hội lần thứ hai của đồng minh

những người cộng sản họp ở Luân Đôn
(11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và
Ăngghen đã thông qua điều lệ. Tháng 2/1848
Tuyên ngôn Đảng cộng sản được công bố.
- Hãy cho biết nội dung Tuyên ngôn Đảng
Cộng sản?
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai
cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ
nghĩa. Cần thành lập chính đảng và thiết lập
chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng
công nhân thế giới.
+ Dùng bạo lực để lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa, kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách
mạng. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".
- Nêu ý nghĩa của bản tuyên ngôn Đảng
cộng sản?
- GV nhấn mạnh: Hiện nay, trong tình hình
thế giới khá phức tạp, tư tưởng cơ bản của
bản tuyên ngôn vẫn tiếp tục soi sáng trên con
đường đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới
đòi quyền tự do, bình đẳng cho các dân tộc.
Chính vì "Cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng
tập sách. Tư tưởng của nó làm sống và làm
hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp
vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới
văn minh".
- Nêu sự tiến bộ hơn hẳn chủ nghĩa xã hội
khoa học so với chủ nghĩa xã hội không

tưởng?
- Tháng 2/1848 Tuyên ngôn Đảng
cộng sản ra đời, do C.Mác và
Ăngghen soạn thảo.
- N ội dung:
+ Chủ nghĩa tư bản ra đời chứa đựng
nhiều mâu thuẫn, cuộc đấu tranh giữa
tư bản và vô sản là tất yếu.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai
trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo
cách mạng. Muốn cách mạng thắng
lợi cần phải có chính đảng tiên phong
của mình.
+ Trình bày một cách hệ thống
những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật
tất yếu diệt vong của chế độ tư bản
và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
- Ý nghĩa:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh
đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa
học (đấu tranh bước đầu kết hợp chủ
nghĩa xã hội với phong trào công
nhân).
+ Từ đây giai cấp công nhân đã có lý
luận cách mạng soi đường.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh lịch sử ra
đời của Quốc tế thứ nhất?

- GV gợi ý: Số lượng công nhân, lao động,
sinh sống tập trung, sự áp bức bóc lột, những
cuộc đấu tranh.
+ Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân
thêm đông đảo và tập trung cao.
+ Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc
lột đối với công nhân. Nhiều cuộc đấu tranh
của công nhân diễn ra song trong tình trạng
phân tán, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng,
mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ
chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào
công nhân các nước.
2. Quốc tế thứ nhất:
- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân
có tăng nhưng phong trào đấu tranh
của công nhân vẫn trong tình trạng
phân tán.
- Đặt ra yêu cầu thành lập một tổ
chức Quốc tế lãnh đạo đoàn kết
phong trào công nhân các nước.
- Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất
thành lập tại Luân Đôn dưới sự chủ
trì của C.Mác.
- Vai trò:
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác
trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của
vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ
nghĩa Mác đấu tranh giải phóng loài
người khỏi ách áp bức bóc lột.

4. Sơ kết bài học
- Khẳng định công lao to lớn của C.Mác và Ăngghen với phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của
tư duy ký luận của nhân loại lúc bấy giờ và là di sản văn hoá mãi về sau.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- So sánh nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa xã hội
khoa học để thấy được sự đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học và sự
hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
*Rút kinh nghiệm
Bài 38 – Tiết 48 CÔNG XÃ PARI 1871
Bài 38 – Tiết 48 CÔNG XÃ PARI 1871
VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỶ XIX
VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỶ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được sự thành lập của công xã pari và những thành tích to lớn của Công
xã. Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pari.
- Nắm được sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX.
2. Thái độ
Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố
niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pari.
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sơ đồ công xã Pari.
- Tài liệu nói về Công xã pari và sự phát triển của phong trào công nhân cuối

thế kỷ XIX.
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết vai trò của C.Mác và Ăngghen trong việc
thành lập đồng minh những người cộng sản? Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử bản
tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?
3. Dẫn dắt vào bài mới: Trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân
Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự thành lập Công xã Pari đánh dấu bước trưởng thành của
giai cấp công nhân để hiểu công xã Pari được thành lập như thế nào và những thành
tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Chúng ta cùng tìm
hiểu bài học hôm nay.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết nguyên
nhân cuộc cách mạng ngày 18/03/1871?
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và
đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển sau cuộc cách
mạng công nghiệp cùng với những mặt trái của nó là
cường độ thời gian lao động ngày càng tăng, đời sống
khó khăn cùng với hậu quả kinh tế trong những năm
1860 – 1867 làm mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản
ngày càng gay gắt, tạo điều kiện công nhân đấu
tranh.
+ Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ với sự thất bại của
Pháp làm cho nhân dân căm ghét chế độ thống trị dẫn
đến cuộc khởi nghĩa ngày 04/09/1870 lật đổ đế chế
II.
+ Giai cấp tư sản Pháp lợi dụng sự non yếu về tổ

chức của công nhân đã đoạt lấy thành quả cách mạng
trong nước đã buộc công nhân Pari đứng lên làm
cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 lật đổ chính quyền
I. Công xã PaRi 1871:
1. Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871
và sự thành lập công xã:
- Nguyên nhân:
+ Mâu thuẫn vốn có của xã hội tư
bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện
cho công nhân đấu tranh.
+ Sự thất bại của Pháp trong cuộc
đấu tranh Pháp – Phổ làm cho nhân
dân căm phẫn chế độ thống trị tiến
tới lật đổ đế chế II.
+ Sự phản động của giai cấp tư sản
Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng
của quần chúng, đầu hàng Đức để
đàn áp quần chúng.
=> Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
tư sản, thành lập công xã.
Hoạt động 2: Cả lớp
- GV trình bày ngắn gọn diễn biến: Khi quân Phổ
tiến vào Pari. "Chính phủ vệ quốc" đã trở thành Chính
phủ phản quốc, mở cửa cho quân Đức tiến vào nước
Pháp. Trong khi đó, nhân dân Pari tổ chức thành các
đơn vị dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến
bảo vệ thủ đô.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 18/3/1871, chính phủ do
quân đánh chiếm đồi Mông–mác nơi tập trung đại

bác của quân quốc dân. Quần chúng nhân dân đã kịp
thời kéo đến hỗ trợ, bao vây quân chính phủ. Một số
bộ phận quân chính phủ cũng ủng hộ nhân dân, tước
súng của sĩ quan và bắn chết viên tướng chỉ huy.
Trưa ngày 18/3, các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ
đô chiếm các công sở, toàn quân chính phủ chạy về
Vecxai. Quốc tế quân làm chủ thành phố.
- Diễn biến:
+ Ngày 18/3/1871 Quốc dân quân
chiếm các cơ quan chính phủ và công
sở, làm chủ thành phố, thành lập
công xã. Lần đầu tiên trên thế giới
chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.
+ Quân chính phủ phải chạy về
Vecxai, chính quyền giai cấp tư sản
bị lật đổ.
Hoạt động 3: Nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, yêu cầu HS
làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi: Hãy
cho biết những việc làm của công xã?
- HS đọc SGK làm việc theo nhóm và cử
đại diện trình bày kết quả của mình.
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về
việc làm của Công xã?
- GV nhận xét và chốt ý: Công xã Pari là
một nhà nước khác hẳn, Nhà nước của những
giai cấp bóc lột trước, đây là một Nhà nước
kiểu mới.
- Nhà nước vô sản do dân và vì dân.
- Gv nhấn mạnh và giải thích cho HS rõ:

Sự thất bại của Công xã Pari là không thể
tránh khỏi trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ,
song Công xã Pari để lại cho giai cấp vô sản
những bài học về tổ chức lãnh đạo, sự liên
minh và đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân
trong cuộc đấu tranh chống áp bức.
2. Công xã Pari – Nhà nước kiểu
mới:
- Ngày 26/3/1871 công xã được
thành lập, cơ quan cao nhất là Hội
đồng công xã được bầu theo nguyên
tắc phổ thông đầu phiếu.
- Những việc làm của công xã:
+ Giải tán Quân đội cảnh sát cũ
thành lập lực lượng vũ trang nhân
dân, nhà thờ tách khỏi trường học.
+ Thi hành nhiều chính sách tiến bộ
khác: công nhân được làm chủ những
xí nghiệp, kiểm soát chế độ tiền
lương, giảm lao động ban đêm…
- Ý nghĩa:
+ Công xã Pari là một Nhà nước kiểu
mới do dân và vì dân.
+ Công xã Pari để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô
sản.
Hoạt động 4: Cá nhân và tập thể
- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân
dẫn đến phong trào công nhân cuối thế kỷ
XIX?

+ Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng
nhanh về số lượng và chất lượng.
+ Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, sự thay
thế của xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ
trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới →
đời sống của công nhân cực khổ → nhiều cuộc đấu
tranh công nhân nổ ra.
II. Phong trào công nhân cuối thế
kỷ XIX:
- Nguyên nhân:
+ Đội ngũ công nhân tăng về số
lượng và chất lượng, có điều kiện
sống tập trung.
+ Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp
tư sản, chính sách chạy đua vũ trang
làm đời sống công nhân cực khổ →
bùng nổ các cuộc đấu tranh của công
nhân.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
- Tiếp theo GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ
trong SGK nói về phong trào đấu tranh của
công nhân và nhân dân lao động ở Đức, Anh,
Pháp đồng thời nêu câu hỏi: Qua đoạn đọc
trên hãy cho biết phong trào đấu tranh của
công nhân diễn ra như thế nào?
- GV: Phong trào công nhân đòi cải thiện
đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng
lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến
như Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
- GV nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh của công

nhân Chicagô (Mỹ). Cuộc tổng bãi công của gần 40
vạn công nhân Chicagô ngày 01/05/1886 đòi lao
động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày
đó đi vào lịch sử và ngày Quốc tế lao động và chế độ
ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều
nước.
- Phong trào công nhân đòi cải thiện
đời sống, đòi quyền tự do dân chủ
ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các
nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp,
Mỹ, Đức.
- Tiêu biểu gần 40 vạn công nhân
Chicagô ngày 01/05/1886 đòi lao
động 8 giờ đã buộc giới chủ phải
nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là
ngày Quốc tế lao động.
Hoạt động 5: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Điểm mới gì nổi bật
trong phong trào công nhân thế giới thời kỳ
này?
- GV nói rõ thêm: Sau khi C.Mác qua
đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công
nhân Quốc tế thuộc về Ăngghen.
- Tiếp theo GV hỏi: Từ thực tế nhiều tổ
chức Đảng ra đời đặt ra yêu cầu gì?
Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ
chức quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới
nối tiếp nhiệm vụ của quốc tế thứ nhất. (Quốc
tế thứ hai có thành lập ở Pari 1889 nhưng
đến năm 1895 Ăngghen qua đời phong trào

này thất bại, đầu thế kỷ XX Lênin xây dựng
lại và trở thành lãnh tụ của phong trào công
nhân và cộng sản quốc tế)
- Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã
hội được thành lập: Đảng công nhân
xã hội dân chủ Đức (1875) Đảng
công nhân xã hội Mỹ (1876), Đảng
công nhân Pháp (1879), nhóm giải
phóng lao động Nga (1883).
4. Sơ kết bài học
- Những việc làm chứng tỏ công xã Pari là Nhà nước kiểu mới.
- Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát
triển trong những năm cuối thế kỷ XIX?
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới.
*Rút kinh nghiệm
Bài 39 – Tiết 49
Bài 39 – Tiết 49
LÊ NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX
LÊ NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm vững những hoạt động của Lênin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ
nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lênin. Đảng công nhân
xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân
lao động.
- Nắm được tình hình Nga trước cách mạng; diễn biến của cách mạng tính chất
và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

2. Thái độ
Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới,
những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới.
3. Kỹ năng
Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ,
cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga, chân dung Lênin.
- Tư liệu về tiểu sử V.I.Lênin.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Chứng minh rằng Công xã Pari là Nhà nước kiểu mới?
Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX?
3. Dẫn dắt vào bài mới: Đầu thế kỷ XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và
Ăngghen, V.I. Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các
trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng
trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Để hiểu cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lênin như thế nào? Diễn biến, kết
quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng 1905 – 1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung
bài học hôm nay.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
- Trước hết, GV gọi một HS HS trình bày
tóm tắt về tiểu sử của Lênin kết hợp giới
thiệu chân dung Lênin.
- GV nêu câu hỏi: Trình bày những hoạt
động tích cực của Lênin thành lập đảng vô

sản kiểu mới?
Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các
nhóm Mácxit ở Pêtecbua lấy tên là Liên hiệp
đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân –
mầm mống của Đảng Macxit; Năm 1898 tại
Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì
I. Hoạt động bước đầu của V.I.
Lênin trong phong trào công nhân
Nga:
- Tiểu sử: Via-đi-mia Ilích U-ki-a-
nốp tức Lênin sinh ngày 22/04/1870
trong gia đình nhà giáo tiến bộ.
- Mùa thu năm 1895 Lênin thống
nhất các nhóm Macxit ở Pêtecbua.
- Năm 1900 Lênin cùng với các đồng
chí của mình xuất bản báo "Tia lửa"
nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào
phong trào công nhân Nga.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
các Đảng viên bị bắt.
- GV nhấn mạnh: Tại Đại hội đa số đại
biểu (Phái Bônsêvich) tán thành đường lối
Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái
Mensêvich) theo khuynh hướng cơ hội chống
lại Lênin.
- HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK nói về việc
Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán
những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định
vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.

- Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân
xã hội Nga được triệu tập ở Luân
Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn
về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình
thành 2 phái Bônsêvich đa số và
Mensêvich thiểu số.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Cuộc đấu tranh chống
lại phái cơ hội đầu thế kỷ XX ở Nga diễn ra
như thế nào?
+ Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc
chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì
phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công
nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng
hộ chiến tranh.
+ Duy nhất có Đảng Bônsêvich do Lênin
lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế
quốc với khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến Cách mạng".
- Đầu thế kỷ XX các phái cơ hội
trong Quốc tế 2 ủng hộ chính phủ tư
sản, ủng hộ chiến tranh.
- Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh
đạo là kiên quyết chống chiến tranh
đế quốc, trung thành với sự nghiệp
vô sản.
- Lênin có những đóng góp quan
trọng về mặt lý luận thông qua những
tác phẩm của mình.
Hoạt động 3: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình nước
Nga trước cách mạng?
II. Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga:
1. Tình hình nước Nga trước cách
mạng:
- Về kinh tế: Công thương nghiệp
phát triển, các công ty độc quyền ra
đời.
- Về chính trị: chế độ Nga Hoàng
kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do
dân chủ → đời sống nhân dân, công
nhân khổ cực.
- Sự thất bại trong cuộc chiến tranh
Nga – Nhật (1904 – 1905) → xã hội
mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ
Cách mạng.
Hoạt động 4: Cả lớp
- GV trình bày những nét chính diễn biến:
+ Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân
Pêtacbua và gia đình không vũ khí đến cung
điện mùa đông để thỉnh cầu Nga Hoàng cải
thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng
làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày
chủ nhật đẫm máu", công nhân dựng chiến luỹ
chuẩn bị chiến đấu.
2. Cách mạng bùng nổ:
- Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân
Pêtacbua biểu tình yêu cầu Nga Hoàng
cải thiện đời sống nhưng bị đàn áp 
"Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhân

dựng chiến luỹ chuẩn bị chiến đấu.
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm
Kết hợp giới thiệu hình 75 SGK "Cuộc biểu
tình ngày 09/01/1905".
- HS đọc đoạn chữ nhỏ nói về diễn biến
trong SGK.
Tiếp đó, GV tiếp tục trình bày: Mùa thu
năm 1905 phong trào cách mạng tiếp tục dâng
cao với những cuộc bãi công chính trị của quần
chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và
giao thông trong cả nước.
- Mùa thu năm 1905 phong trào cách
mạng tiếp tục dâng cao với những
cuộc bãi công chính trị.
- Tại Matxcơva, tháng 12/1905 cuộc
tổng bãi công → khởi nghĩa vũ trang
→ cuối cùng thất bại
Hoạt động 5: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tính chất
của cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
Cách mạng 1905 – 1907 là cuộc cách mạng
dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga, là Cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- GV dừng lại hỏi: Tại sao nói đây là cuộc
Cách mạng tư sản kiểu mới?
- GV chốt ý: Đây là cuộc Cách mạng
tư sản kiểu mới bởi vì: Do giai cấp vô sản
lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân
dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của
cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở

cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.
- Ý nghĩa của cách mạng Nga (1905-
1907)?
- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân
chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây
là một cuộc cách mạng tư sản kiểu
mới.
- Ý nghĩa:
+ Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế
độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến
phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở
các nước đế quốc.
+ Thức tỉnh nhân dân các nước
phương Đông đấu tranh.
4. Sơ kết bài học
Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lênin như
thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng Nga 1905 – 1907?
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ.
- Ôn tập học kỳ 2
*Rút kinh nghiệm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×