Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng xử với lãi suất: “Ngân hàng không thể sống một mình” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.7 KB, 3 trang )

Ứng xử với lãi suất: “Ngân hàng không thể
sống một mình”
Cái đó là đúng. Nguyên tắc là dân gửi tiền thì lãi suất cũng phải thực dương, ngân
hàng là thực dương, doanh nghiệp vay cũng phải thực dương. Cái thực dương ấy
lấy gì làm cơ sở? Thì phải lấy chỉ tiêu lạm phát làm cơ sở.

Giảm lãi suất không phải lãi suất cao như thế mình cứ đè ra mà giảm, phải dùng
tất cả các biện pháp để ép lạm phát xuống dần dần, lạm phát giảm đến đâu thì lãi
suất giảm đến đây. Và phải có sự chia sẻ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, ví dụ
trước đây anh ăn lãi 10 thì giờ ăn lãi 7 hay 5 thôi.

Doanh nghiệp tồn tại thì ngân hàng mới tồn tại. Nếu ngân hàng cứ tính lãi mà
doanh nghiệp không trả được nợ, cứ nợ quá hạn thì họ chết ông cũng chết. Ngân
hàng không thể sống một mình được.

Nhiều ngân hàng vừa công bố lợi nhuận tăng rất cao so với cùng kỳ, trong khi
doanh nghiệp có chỗ chỉ được 2-3% thôi. Có công bằng không?

Phải phân tích tỷ lệ lợi suất bình quân, chứ còn lợi nhuận ngân hàng cứ bảo lợi
nhuận ông tuyên bố 2.000 tỷ đồng là lớn thì không được. 2 nghìn tỷ đồng ấy trên
100 nghìn tỷ đồng, 1 triệu tỷ vốn thì lợi nhuận có khi cũng bằng các anh khác. Cái
ấy không nên phê phán.

Ví dụ cùng một hiệu số với nhau mà anh “xơi” đến 10 lần tôi thì cái ấy dứt khoát
phải kéo xuống. Chứ còn họ vốn lớn, kinh doanh rủi ro, 100 cái được có 2 cái mất,
hay 4 cái mất thì họ phải bù vào. Cho vay nông thôn, cho vay giảm nghèo nếu
không trả được mà bắt miễn, bắt xóa thì cái ấy phải tính bù cho họ. Họ có quyền
thu anh khác cao để bù rủi ro.

Nhưng tôi cũng không đồng tình trong hoàn cảnh doanh nghiệp khó khăn mà ngân
hàng lãi nhiều quá thì không hay, làm thế thì chính ông giết ông thôi.



Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ quá hạn có tăng lên. Việc áp lãi suất lên gấp
rưỡi với tín dụng quá hạn sẽ làm tăng lợi nhuận trên sổ sách của ngân hàng
thương mại mà thực chất là đi cùng rủi ro?

Cái ấy đúng. Khi lạm phát thì doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép. Lạm phát thì lãi
suất cao, khả năng trả nợ giảm mà lãi suất quá hạn cứ nâng lên theo thì lại càng
chồng chất lên khó khăn.

Thế nên bây giờ họ mới đòi hỏi, những doanh nghiệp khó khăn ấy, phải giãn cho
họ, miễn cho họ, hay tạm thời không thu lãi thì mới thoát được khó khăn. Chứ cứ
bó gọn vào giải quyết, để nguyên họ đã chết rồi đằng này nâng hệ số nợ quá hạn
gấp rưỡi nữa thì càng chết.

Có nghĩa ông cũng đồng tình hệ thống ngân hàng hiện nay có thách thức rất lớn ở
rủi ro khó hạ lãi suất và kéo theo là nguy cơ nợ quá hạn tăng?

Đúng là thách thức rất lớn, nom thì hùng dũng như thế này nhưng sự thực thì còn
nhiều vấn đề. Bởi vì, ngân hàng là định chế tài chính trung gian, cho vay mà
doanh nghiệp sử dụng không tốt, họ chết thì anh chết.

Cho nên, phải biết được tình hình như thế thì mới có những cái chấp nhận, chính
sách đề ra mới đúng được. Tạo động lực cho xã hội phát triển thì mọi cái nó đều
có điều kiện và có cái riêng chứ không phải anh nào cũng như anh nào.

Xã hội nào cũng thế thôi, phải có những linh vực ưu tiên, phải có những doanh
nghiệp được chiếu cố để mình giữ cái nền tảng của mình. Cho nên, lãi suất cũng
phải được cư xử như thế, có những cái dứt khoát theo thị trường, có những cái vẫn
phải ưu tiên.


×