Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Lãi suất ngân hàng thương mại là một trong những công cụ điều tiết có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.07 KB, 81 trang )

Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG









KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP



LÃI SUẤT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ
ĐIỀU TIẾT CÓ HIỆU QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG






Giáo viên hướng dẫn : PGS.NGƯT Vũ Hữu Tửu
Sinh vên thực hiện : Nhâm Thị Hà


Lớp : A3-CN7










Hà Nội năm 2003
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
2
MỤC LỤC
Lời nói đầu .......................................................................................................... 1,2
Chương I:Chính sách tiền tệ và lãi suất tín dụng .............................................. 3
I.Chính sách tiền tệ ................................................................................................. 3
1.Khái niệm ............................................................................................................. 3
2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ............................................................................ 4
3.Công cụ của chính sách tiền tệ............................................................................. 7
II.Lãi suất tín dụng ................................................................................................ 11
1.Định nghĩa lãi suất ............................................................................................. 12
2.Phân loại lãi suất ................................................................................................ 13
3.Vai trò của lãi suất.............................................................................................. 17
4.Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế .................................................. 19
5.Các nhân tố tác động vào lãi suất....................................................................... 23

6.Sự điều hành lãi suất tín dụng c
ủa NHTƯ......................................................... 30
Chương II:Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời gian vừa
qua. ..............................................................................................................................
1.Giai đoạn từ 1945 đến 1951............................................................................... 34
2.Giai đoạn từ năm 1951 đến 1986 ....................................................................... 35
3.Giai đoạn cuối năm 1986 đến 1995 ................................................................... 37
4.Giai đoạn từ 1/1/1996 đến nửa đầu năm 2000................................................... 40
5.Giai đoạn từ 5/8/2000 đến 1/6/2002 .................................................................. 50
6.Giai đoạn từ 1/6/2002 đến nay........................................................................... 53
Chương III:Giải pháp điều hành lãi su
ất ở Việt Nam hiện nay..................... 57
I.Tác động tích cực và tính tất yếu của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo
hướng thị trường.................................................................................................... 57
II.Định hướng của NHNN Việt Nam đối với chính sách lãi suất hiện nay .......... 61
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
3
1. Những nguyên tắc cơ bản cần quán triệt khi đổi mới chính sách lãi suất ........ 61
2. Định hướng về chính sách lãi suất ................................................................... 61
III. Những giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam............................................. 62
1. Những khó khăn gặp phải trong quá trình chuyển sang cơ chế lãi suất thoả
thuận...................................................................................................................... 62
2. Những giải pháp................................................................................................ 64
Kêt luận ................................................................................................................ 70
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 71
Phụ lục 1............................................................................................................... 72
Phụ lục 2............................................................................................................... 74












Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
4
Lời nói đầu.
Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vào ngày 6/5/1951 đã
đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng của nước ta. Với
sự ra đời của NHQG lần đầu tiên chúng ta có một ngân hàng mang đầy đủ
tính độc lập tự chủ, và là một ngân hàng quốc gia duy nhất.
Cho dù trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã có những thay đổi thích hợp để phù hợp v
ới hoàn cảnh mới,
song nó vẫn là một cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng,
ngân hàng, thanh toán và ngoại hối. Và một trong những nhiệm vụ mà Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN) phải coi trọng hàng đầu là việc xây
dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
Đó là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTƯ,
thông qua các công cụ của mình để tác động vào lượng tiền cung ứng hay lãi

suấ
t nhằm đạt được các mục tiêu: giá cả, sản lượng và công ăn việc làm.Sự
tác động đó thông qua các công cụ là các lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, tái
cấp vốn...
Như vậy có thể hiểu lãi suất là một kênh truyền dẫn sự tác động của
chính sách tiền tệ. Nó được sử dụng như là một công cụ vô cùng hữu hiệu dể
điều tiết nền kinh tế. Đó là m
ột biến số được theo dõi vô cùng chặt chẽ bởi
nó chi phối đến các quyết định của chúng ta, nó ảnh hưởng đến cuộc sống
của mỗi người trong thời đại ngaỳ nay.
Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc sử dụng có hiệu quả lãi
suất để đem lại một hiệu quả tốt cho nền kinh tế hay nói cách khác là việc
thực thi chính sách tiền tệ mộ
t cách hiệu quả là tương đối phức tạp và rất có
ý nghiã đối với nền kinh tế.
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
5
Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến sự điều hành lãi suất ở
Việt Nam trong giai đoạn từ khi NHNN thành lập cho đến nay- khi áp dụng
chính sách lãi suất thoả thuận.
Mặc dù đây không phải là một đề tài mới nhưng laị là một vấn đề luôn
được quan tâm vì cho dù chính sách lãi suất đã được áp dụng từ rất lâu trên
thế giới cũng như Việt Nam song đối với mỗi nước sự tác
động của chính
sách này đối với nền kinh tế lại không giống nhau, hay ngay trong một nước
tại những thời điểm khác nhau cần phải có những biện pháp tác động khác
nhau. Hay nói cách khác để vận dụng có hiệu quả chính sách này thì đòi hỏi

phải có sự linh hoạt, mềm dẻo, và nhất là phải phù hợp với môi trường kinh
tế vĩ mô. Chính vì vậy, một sự nắm bắt chính xác bản chất, sự tác động c
ủa
nó đối với nền kinh tế là vô cùng quan trọng đối với những nhà quản lý và cả
những nhà kinh tế.
Tuy nhiên đây là một lĩnh vực nghiên cứu có phạm vi và qui mô tương
đối rộng vì điều kiện kiến thức và thời gian hạn hẹp nên trong phạm vi khoá
luận chỉ xin đề cập một khía cạnh . Đó là:
“Lãi suất ngân hàng thương maị là một trong những công cụ điều tiết
có hiệ
u quả trong nền kinh tế thị trường”.
Trong đề tài gồm ba chương như sau:
Chương một: Chính sách tiền tệ và lãi suất tín dụng.
Chương hai: Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam trong thời
gian vừa qua.
Chương ba: Giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay.
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.NGƯT Vũ Hữu Tửu đã có những chỉ
dẫn hết sức quý báu trong quá trình hoàn thành bản luận văn này.

Hà n
ội tháng 4 /2003
Sinh viên
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
6
Nhâm Thị Hà

CHƯƠNG I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

VÀ LÃI SUẤT
TÍN DỤNG.
I. Chính sách tiền tệ.
1. Khái niệm.

Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của
tiền tệ về lưu lượng, chi phí và giá trị, vì những thay đổi nói trên tác động
đến giá cả hàng hoá và giá trị tài sản, thu nhập của nhân dân. Cho nên nó
trực tiếp làm biến chuyển mức sống của họ giữa hai cực: khó khăn, đắt đỏ và
thuận lợi tiện nghi. Do đó bằng cách tạo ra những biến động về tiền t
ệ, người
ta hoàn toàn có thể hướng dẫn những biến động nhất định trong đời sống và
sinh hoạt kinh tế của một cộng đồng. Mối quan hệ ấy đã làm cho tiền tệ biến
động được gọi là “chính sách tiền tệ”. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu: chính
sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà ngân hàng TƯ thông qua các
công cụ của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằ
m phục
vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia trong một
thời kỳ nhất định.
Nói đến chính sách tiền tệ không thể không đề cập đến tiền tệ.
Tiền tệ luôn có hai chức năng cơ bản: đó là chức năng làm trung gian
trao đổi, thanh toán và chức năng dự trữ giá trị trong đời sống và hoạt động
kinh tế. Một đi
ều hiển nhiên là khi có một lượng tiền càng lớn thì những
hoạt động trên diễn ra càng thuận lợi vì khi đó chi phí để có tiền sẽ trở nên
thấp hơn và do đó giá trị của tiền cũng giảm theo. Và cơ bản là khi đó cơ hội
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7

7
để có tiền trở nên dễ dàng hơn. Người ta sẽ chi tiêu nhiều hơn. Nhu cầu về
hàng hoá tăng, sẽ tác động đến giá cả và sản xuất phát triển nhanh hơn.
Và trong trường hợp ngược lại, khi tiền tệ trở nên khan hiếm lúc này
chi phí để có tiền sẽ tăng vì con người cần đánh đổi nhiều cồng sức và thì
giờ hơn trước để có tiền.. Và hệ quả tất yếu là nă
ng lực sản xuất giảm theo.
Có thể nói mọi sự thay đổi nói trên đều do hệ thống của bàn tay tạo ra
nó: chính sách tiền tệ.
Trong trường hợp thứ nhất: sự dư thừa của tiền kích thích tiêu dùng và
sản xuất và, đó chính là chính sách tiền tệ nới lỏng (Easy_Moneytary Policy)
Trường hợp thứ hai: là chính sách tiền tệ thắt chặt, ngược lại với chính
sách tiền tệ nới lỏng: lúc này tiền trở nên khan hi
ếm, thiếu hụt về số lượng,
đất đỏ về chi phí.
Chính sách tiền tệ có thể được thực thi theo hai hướng cho phù hợp
với tình hình thực tiễn của mỗi một nền kinh tế khác nhau. Nó chỉ có thể đi
theo hai hướng này hoặc nới lỏng hoặc thắt chặt. Và sự dao động trong hai
khuynh hướng này sẽ tác động tới đời sống của nhân dân và hoạt động kinh
tế của họ.
Và những tác động đó sẽ là xấu hay tốt phụ thuộc vào tính hợp lý hay
không hợp lý của chính sách tiền tệ đó với nền kinh tế.

2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ hầu như thống nhất ở các nước. Sự
điều chỉnh về tiền tệ nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên
cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm.
-Ổn định giá cả tiền tệ
: là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ và

là mục tiêu dài hạn. Ôn định giá trị tiền tệ là ổn định sức mua của tiền tệ và
ổn định giá cả, trong đó ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
8
hướng phát triển kinh tế của quốc gia. Giá cả có mức lạm phát thấp và ổn
định sẽ làm cho mức tăng thu nhập thực tế của người dân (+) , thúc đẩy nhu
cầu đầu tư, đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả, cải
thiện đời sống của người dân. Ngựơc lại sự bất ổn định giá cả(khi nền kinh
tế rơ
i vào tình trạng lạm phát cao hay thiểu phát liên tục) sẽ làm cho môi
trường kinh tế vĩ mô của quốc gia biến động phức tạp và khó dự đoán chính
xác, nạn đầu cơ sẽ làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo, khiến nhân dân
mất niềm tin ở chính quyền. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết
của Ngân hàng TƯ nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn. Điều này có
nghĩa là NHTƯ không tậ
p trung điều chỉnh sự biến động giá cả trong ngắn
hạn. Do những biện pháp về chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế có
tính chất trung và dài hạn, hơn nữa khó có thể dự đoán chính xác kết quả sẽ
xảy ra vao thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với
NHTƯ trong việc theo đuổi kiểm soát giá cả trong ngắn hạn.
Như vậ
y ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn
của chính sách tiền tệ.
-Tăng trưởng kinh tế
: tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng
cho mọi sự ổn định. Nó đảm bảo giải quyết cho các mục tiêu kinh tế khác
của chính sách tiền tệ như: giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định tiền tệ trong nước,

gia tăng thu nhập quốc dân…
Vì thế chính sách tiền tệ phải phục vụ cho việc đảm bảo rằng sẽ có

ng trưởng kinh tế thực sự, nghĩa là phần tăng trưởng có được sau khi lấy
phần tăng danh nghĩa trừ đi phần gia tăng trong cùng thời kì. Sự tăng trưởng
phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng, biểu hiện ở sự tăng GDP
thực tế, cơ cấu kinh tế hợp lý và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá
trong nước t
ăng. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế
ổn định là mục tiêu của bất kì chính sách kinh tế vĩ mô nào.
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
9
-Công ăn việc làm đầy đủ: chính sách tiền tệ phải quan tâm đến khả
năng tạo công ăn việc làm, giảm áp lực xã hội của thất nghiệp . Công ăn việc
làm đầy đủ có ý nghĩa bởi 3 lý do:
+Chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh
sự thịnh vượng của xã hội vì nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả
nguồn lực xã hội.
+Thất nghiệp gây nên tình trạng stress cho m
ỗi cá nhân và gia đình
của họ và là mầm mống của các tệ nạn xã hội.
+Các khoản trợ cấp thất nghiệp tăng lên có thể làm thay đối cơ cấu chi
tiêu ngân sách và làm căng thẳng tình trạng ngân sách.
Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp
bằng không. Mỗi một quốc gia cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên chính
xác để đạt mục tiêu này. T
ỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được cấu thành từ tỷ lệ

thất nghiệp tạm thời (những người đang tìm kiếm việc làm thích hợp) và tỷ
lệ thất nghiệp cơ cấu (thất nghiệp bởi sự không phù hợp nhu cầu về lao động
và cung của lao động). Bên cạnh đó cố gắng giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
cũng được coi là mụ
c tiêu của chính sách tiền tệ.
Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước còn tập trung vào các mục
tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế đặc thù của họ. Chẳng
hạn, Cục dự trữ liên bang Mỹ theo đuổi các mục tiêu khác như ổn định thị
trường tài chính, ổn định lãi suất hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm
mục tiêu ổn định hệ thố
ng các tổ chức tín dụng thay vì đảm bảo công ăn việc
làm.
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với
nhau. Trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc có quan hệ chặt chẽ
với mục tiêu việc làm đầy đủ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả
bổ sung cho nhau trong dài hạn, thì trong ngắn hạn mục tiêu ổn đinh giá cả
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
10
lại mâu thuẫn với mục tiêu việc làm cao và mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Mâu thuẫn giữa các mục tiêu đặt các quốc gia vào việc phải lựa chọn một
mục tiêu thích hợp cho từng thời kì, chấp nhận cắt giảm nhất định đối với
những mục tiêu khác, đồng thời sử dụng và điều chỉnh các công cụ của chính
sách tiền tệ nhằm đạt đựơc các chỉ tiêu trung gian: t
ổng khối lượng tiền cung
ứng(M1,M2,M3), hoặc mức lãi sất thị trường(ngắn và dài hạn), chỉ tiêu hoạt
động(tổng dự trữ của ngân hàng thương mại, lãi suất ngắn hạn của thị trường
liên ngân hàng…

3.Công cụ của chính sách tiền tệ.

Để thực hiện chính sách tiền tệ, NHTƯ sử dụng các loại công cụ khác
nhau như công cụ tái cấp vốn, lãi sất tín dụng, dự trữ bắt buộc…Mỗi loại có
cơ chế tác động riêng và đem lại những kết quả khác nhau trên những khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên các công cụ này đều nhằm ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông để từ
đó đạt được các
mục tiêu của chính sách tiền tệ.
3.1.Công cụ trực tiếp

Công cụ trực tiếp là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền
trong lưu thông. Khi NHTƯ sử dụng công cụ trực tiếp, nó tác động vào mục
tiêu trung gian qua đó tác động đến tổng cầu.
a.Hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng là dư nợ tối đa mà NHTƯ buộc các tổ chức tín
dụng phaỉ tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.Nghĩa là, về thực chất,
công cụ này cho phép NHTƯ ấn định trước khối lượng tín dụng phải cung
cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định và sau đó tìm đường để
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
11
đưa nó vào nền kinh tế. Khi NHTƯ xác định hạn mức tín dụng thì căn cứ
vào các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, biến động của chỉ số giá cả,
biến động của tỷ giá. Tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, bội chi ngân sách.
Hạn mức tín dụng sẽ đặc biệt phát huy tác dụng trong nền kinh tế có lạm
phát. Trong trường hợp các công cụ gián tiếp không phát huy có hiệ

u quả do
thị trường tiền tệ chưa phát triển hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm
với sự biến động lãi suất, hoặc do NHTƯ không có khả năng khống chế và
kiểm soát lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại thì công
cụ hạn mức tín dụng là không thể thiếu trong việc điều tiết lượng tiền cung
ứng.
Khi sử dụng hạn mức tín dụng nhằm khống chế dư nợ tín dụng của
các ngân hàng thương mại thì tương đương với nó là một lượng nguồn vốn
tiền gửi huy động, qua đó ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn tín dụng so với lượng
cung ứng. Khi NHTƯ tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn tới khả năng tăng cung
ứng vốn tín dụ
ng của các tổ chức tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo
tiền qua hệ thống ngân hàng, do đó sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng. Còn
ngược lại giảm hạn mức tín dụng sẽ làm giảm lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên đây là công cụ có tính chất hành chính và thiếu linh hoạt,
đôi khi đi ngược lại với chiều hướng biến động của thị trường tín dụng nên
hi
ệu quả điều tiết của nó chưa cao vì nó có thể đẩy lãi suất lên cao hoặc giảm
khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
b.Lãi suất tiền gửi và cho vay.

Ngân hàng thương mại có thể sử dụng công cụ lãi suất, như khung lãi
suất, lãi suất trần, sàn lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường nhưng
thông qua cơ chế điều chỉnh cung cầu tiền tệ. Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ thu
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
12
hút được nhiều tiền gửi làm tăng nguồn vốn vay. Ngược lại, sẽ làm giảm khả

năng mở rộng kinh doanh tín dụng. Khi muốn tăng khối lượng cho vay,
NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn, khi
cần hạn chế đầu tư, NHTƯ sẽ ấn định mức lãi suất cao.
Tuy nhiên công cụ này làm hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong
kinh doanh của ngân hàng thương mạ
i. Nó sẽ dẫn đến tình trạng ứ động vốn
ở ngân hàng nhưng nền kinh tế lại thiếu vốn đầu tư.
3.2. Công cụ gián tiếp
.
a,Dự trữ bắt buộc:

Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại
NHTƯ, mức tiền gửi này do pháp luật qui định bằng một tỷ lệ nhất định so
với các khoản nợ của ngân hàng.
Dự trữ bắt buộc là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn
khả dụng của ngân hàng: nó có thể điều chỉnh việc tạ
o tiền thông qua hệ
thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại.
Và nó chính là một phương tiện cho NHTƯ sử dụng để kiểm soát khối lượng
tín dụng và làm thay đổi lượng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Những thay
đổi trong dự trữ bắt buộc tác động đến cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi
hệ số mở rộng tiền tệ(m).
Ưu đi
ểm của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền
tệ là có thể tác động dến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng mạnh
mẽ đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên, nhược điểm của dự trữ bắt buộc là thiếu
tính mềm dẻo. Thật vậy sẽ rất vất vả để thực hiện được những thay
đổi nhỏ
trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc. Ngoài ra việc tăng
dự trữ bắt buộc có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của các

Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
13
ngân hàng thương mại, gây ra tình trạng mất ổn định trong thanh toán và
quản lý các ngân hàng.
b,Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn
.
Tái chiết khấu và tái cấp vốn là các phương thức mà NHTƯ cho các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng vay thông qua hình thức chiết
khấu lại giấy tờ có giá.
Với việc ấn định lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn NHTƯ có thể tác
động đến khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại. Và qua đó làm
cho cung cầu về tiền tệ có sự thay đổi. Khi lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vố
n
tăng lên các ngân hàng thương mại sẽ bất lợi nếu vay vốn của Ngân hàng
Trung ương. Trong điều kiện như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ không
có khả năng mở rộng cho vay tín dụng. Ngược lại, khi lãi suất tái chiết khấu,
tái cấp vốn giảm, các ngân hàng thương mại do được lợi trong việc chiết
khấu lại với NHTƯ nên sẽ có điều kiện mở rộng khả
năng cho vay tín dụng.
Công cụ này có ưu điểm là việc vay muợn được thực hiện trên những
giấy tờ có giá nên thời hạn vay muợn tương đối rõ ràng, việc hoàn trả nợ
tương đối chắc chắn, tiền vay vận động phù hợp với sự vận động của qui luật
cung cầu thị trường. Nó cũng giúp NHTƯ thực hiện vai trò người cho vay
cuối cùng nhằm giúp nền kinh tế
tránh khỏi những cuộc sụp đổ tài chính.
Bên cạnh đó, công cụ này cũng còn tồn tại không ít nhược điểm. Thứ nhất:
trong nghiệp vụ này NHTƯ ở vào thế bị động NHTƯ có thể thay đổi lãi suất

tái chiết khấu nhưng không thể bắt các ngân hàng đi vay. Thứ hai: khi
NHTƯ ấn định mức lãi suất tái chiết khấu đặc biệt nào đó sẽ gây ra chênh
lệch lớn giữ
a lãi suất tái chiết chiết khấu và lãi suất thị trường.
c,Nghiệp vụ thị trường mở.

Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
14
Thực chất của loại hoạt động này là việc NHTƯ mua bán các giấy tờ
cho các ngân hàng thương mại với lãi suất hấp dẫn, NHTƯ thu hồi tiền từ
lưu thông làm giảm lượng tiền cung ứng , đồng thời khả năng cho vay của
các ngân hàng thương mại cũng giảm và giá trị tín dụng tăng lên. Ngược lại
bằng việc mua các giấy tờ có gía, NHTƯ cung cấp tiền cho các ngân hàng
thương mạ
i để cho vay, làm gia tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường.
Điều quan trọng ở đây là thời hạn của giấy tờ có giá. Việc mua bán giấy tờ
có giá ngắn hạn chủ yếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất
trên thị trường tiền tệ, trong khi đó mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn có ảnh
hưởng rõ rệt tới khả năng thanh toán củ
a các ngân hàng thương mại.
Đây được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó
có những ưu điểm hơn hẳn so với các công cụ khác vì:
+)Thông qua nghiệp vụ này NHTƯ hoàn toàn kiểm soát được lượng
tiền giao dịch.
+)Đây là công cụ linh hoạt giúp NHTƯ dễ dàng sửa chữa những sai
lầm của mình nếu có sai sót xảy ra.
+)Nghiệp vụ có thể sử dụng được ở bất kì mức

độ nào khi có yêu cầu,
căn cứ vào khối lượng giấy tờ có giá bán ra.
+)Nghiệp vụ thị trường mở có thể tiến hành nhanh chóng, không gây
những chậm trễ về mặt hành chính và ít gây tốn kém về mặt chi phí.
Tuy nhiên khi NHTƯ mua bán chứng khoán trên thị trường thì vẫn
phải phụ thuộc vào người mua và người bán, các ngân hàng thương mại. Và
để sử dụng được nghiệp vụ này thì phải có sự phát triển khá cao của cơ chế
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
15
thanh toán không dùng tiền mặt, tiền trong lưu thông phần lớn nằm trong tài
khoản của các ngân hàng.
II. Lãi suất tín dụng.
Phạm trù quan trọng nhất của ngân hàng là lãi suất. Danh từ lãi suất
chúng ta nói ở đây bao gồm các khoản chi phí của tiền tệ và tài chính trong
nền kinh tế. Chi phí của vốn sẽ quyết định lợi nhuận tạo ra từ nguồn vốn ấy
ở bất kì lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào. Trong lĩnh vực ngân hàng đ
iều
này càng chính xác.
Khi tiền nhiều được cất vào kho hay chôn xuống đất, tiền không tạo ra
được bất kì lợi nhuận, hay giá trị nào vì nó bị cách ly với môi trường mà
trong đó nó có vai trò vô cùng quan trọng. Và trong điều kiện có lạm phát thì
giá trị của nó càng để lâu càng bị giảm. Ngựơc lại khi được vận dụng một
cách có ích tiền sẽ tạo ra giá trị. Đến lượt chính những giá trị do nó tạo ra
xác định chi phí cần phải có để có ti
ền.
Ngưòi ta gọi chi phí này là tiền lãi. Lãi suất tính bằng tỷ lệ phần
trăm(%) và định nghĩa như sau:

1.Định nghĩa lãi suất.

Lãi suất (interest rate) là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi ( hay chi phí phải
trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng khoản tiền
ấy trong một khoảng thời gian đã được thoả thuận trước.
Hay lãi suất chính là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong 1
khoảng thời gian mà người sử dụng trả cho người sở h
ữu nó.
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
16
Hay nó chính là khoản chênh lệch giữa lượng tiền nhận được hôm nay
và lượng tiền tổng cộng phải trả trong tương lai chính là tiền lãi hay chi phí
để có khoản tiền ấy trong một khoảng thời gian. Khi đem tiền lãi ấy tính tỷ lệ
% với tiền nhận được đó chính là lãi suất trong thời gian nói trên.
Hiểu theo cách nào cũng đúng song tại sao phải trả lãi suất?
Bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá trị nhận được vào ngày khi tính
đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng
vốn cho người khác nghĩa là anh ta hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm
nay của mình với hy vọng sẽ có 1 khoản tiền lớn hơn vào ngày hôm sau,
hôm sau nữa. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn
hơn đó hoặc là nó không đủ bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.
2.Phân loại lãi suất
.
Có rất nhiều cách để phân loại lãi suất: căn cứ vào thời hạn tín dụng,
căn cứ vào giá trị thực của lãi suất, vào mức ổn định hay phương pháp tính
lãi suất.
2.1 Căn cứ vào loại hình tín dụng

.
a,Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho
nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Nó được tính như sau:
Lãi suất tín dụng thương mại=100%* [(giá cả hàng hoá bán chịu – giá
cả hàng hoá bán trả tiền ngay)/ giá cả hàng hoá bán chịu]
Loại lãi suất này được tính bao hàm trong tổng giá cả hàng hoá bán
chịu.
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
17
b,Lãi suất tín dụng ngân hàng: áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng
với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong
hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng, trong
quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Việc
phân biệt khái niệm lãi suất trong các quan hệ này là cần thiết để hiểu rõ mối
quan hệ giữa chúng:
Lãi suất tiền gửi: là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi. Nó được áp
dụng để tính tiền lãi phải tr
ả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều
mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, qui mô tiền gửi.
Lãi suất tiền vay: lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc
sử dụng vốn vay của ngân hàng. Nó được áp dụng để tính tiền lãi vay mà
khách hàng phải trả cho ngân hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay
bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệ
t
giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau cũng như mức rủi ro khác nhau.
Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới
hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có gía chưa đến hạn thanh

toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có
gía và được khấu trừ ngay sau khi ngân hàng phát tiền cho khách hàng. Như
vậy nếu xét trong quan hệ giữa ngân hàng với người vay chiết khấ
u, lãi suất
chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không phải trả sau như lãi suất
thông thường.
Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi Ngân hàng Trung ương tái cấp
vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy
tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng. Nó cũng
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
18
được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu
trừ ngay khi Ngân hàng Trung ương cấp tiền cho ngân hàng.
Lãi suất tái chiết khấu do NHTƯ ấn định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu
của chính sách tiền tệ trong từng thời kì và sự biến động của lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng. Vì hành vi tái chiết khấu cung ứng nguồn vốn cho các
ngân hàng nên thông thường lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ h
ơn lãi suất
chiết khấu. Tuy nhiên trong trường hợp cần phải hạn chế khả năng mở rộng
tín dụng của hệ thống ngân hàng nhằm kiềm chế đẩy lùi lạm phát, hoặc phạt
các ngân hàng trong trường hợp vi phạm các yêu cầu về thanh toán, NHTƯ
có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu bằng thậm chí cao hơn lãi suất chiết
khấu của hệ thống ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi su
ất mà các ngân hàng áp dụng khi cho
nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường
được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ

cung cầu tiền trung ương của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối của lãi
suất tái cấp vốn của NHTƯ. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển
của thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTƯ của các tổ
chức tín
dụng.
Lãi suất cơ bản: được các ngân hàng sử dụng để ấn định mức lãi suất
kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tuỳ từng
nước, nó có thể do NHTƯ ấn định, hoặc có thể do bản thân các ngân hàng tự
xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình và đó là
mức lãi suất được áp dụng cho các khách hàng có mức rủi ro thấp nhất, hoặ
c
căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu, của các
ngân hàng khác + hoặc - biên độ giao động theo một tỷ lệ % nhất định để
hình thành lãi suất cơ bản của mình. Một số nước lại sử dụng lãi suất liên
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
19
ngân hàng làm lãi suất cơ bản vì thực chất lãi suất cơ bản của các ngân hàng
rất gần với mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, nếu không như vậy
hoạt động Arbitrage về lãi suất sẽ diễn ra. Mặc dù khác nhau lãi suất cơ bản
của hầu hết các nước đều hình thành trên cơ sở thị trường và đó là mức lãi
suất tối thiểu bù đắp được lãi suất cho vay và có một mức l
ợi nhuận bình
quân cho phép. Khi áp dụng đối với các đối tượng có mức rủi ro khác nhau,
mức lãi suất kinh doanh sẽ khác nhau vì sự biến động của mức bù rủi ro.
Ơ Việt Nam truớc tháng 8 năm 2002, lãi suất cơ bản do Ngân hàng
Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh
doanh. Lãi suất cơ bản được thông báo hàng tháng trên cơ sở tham khảo mức

lãi suất cho vay thương mại tốt nhất c
ủa 15 tổ chức tín dụng với biên độ giao
động qui định là +0,3 % cho các khoản vay ngắn hạn và 0,35% cho các koản
vay dài hạn. Đây thực chất là việc qui định trần lãi suất cho vay. Từ tháng 8
năm 2002 chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận. Lãi suất cơ bản được điều
chỉnh tương đối phù hợp với việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng một
cách thận trọng, vớ
i biên độ khá rộng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng
ấn định lãi suất cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu vốn ở thị trường
thành thị và nông thôn.
b,Lãi suất tín dụng Nhà nước: áp dụng khi Nhà nước đi vay của các
chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái
phiếu. Loại lãi suất này có thể do Nhà nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền
gửi tiế
t kiệm của ngân hàng, vào các yếu tố khác như biến động của lạm
phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của Nhà nước…hoặc được hình thành thông
qua hình thức đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Nhà nước. Ơ Việt Nam hiện nay,
Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ tổ chức đâú thầu tín phiếu Kho
bạc Nhà nước.
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
20
c,Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao
động vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mức lãi suất tín dụng tiêu dùng
thường cao hơn lãi suất tín dụng ngân hàng và lãi suất tín dụng Nhà nước.
2.2 Căn cứ vào loại hình tín dụng
.
Lãi suất chia thành hai loại:

a,Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền
tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi
tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong
các quan hệ tín dụng.
b,Lãi suất thực tế: là loại lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo
những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đ
ã trừ đi tỷ lệ lạm
phát. Lãi suất thực có hai loại:
Lãi suất thực tính trước là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng
theo những thay đổi dự tính về lạm phát.
Lãi suất thực tính sau là lãi suất thực được chỉnh lại cho đúng những
thay đổi trên thực tế về lạm phát.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát đượ
c
Irving Fisher nêu thành phương trình sau:
lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát

2.3.Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất: lãi suất chia thành hai
loại:
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
21
Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời hạn
vay. Nó có ưu điểm: người gửi tiền và người vay tiền biết trước tiền lãi được
trả và phải trả. Bên cạnh đó có nhược điểm: bị ràng buộc bởi một mức lãi
suất nhất định trong một thời gian nào đó các tổ chức cung ứng tín dụng và
người vay tiề
n khó có khả năng phản ứng linh hoạt với những biến động nếu

có của cung và cầu vốn trên thị trường tài chính.
Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với lãi suất thị
trường và có thể báo trước hoặc không báo trưóc. Mặc dù khi áp dụng cơ chế
lãi suất này, cả người đi vay và người cho vay xác định một cách chính xác
mức lãi suất sẽ phải trả nhưng nó thích h
ợp với một môi trường đầu tư không
ổn định và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất là khó dự đoán.
3. Vai trò của lãi suất .

Lãi suất là một biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế và
được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế vĩ mô vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp,
tổng thể nền kinh tế, tác động cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
3.1.Vai trò của lãi suất đối với quyết định của các chủ thể trong nền
kinh tế.
-Đối với cá nhân, hộ gia đình: lãi suất ảnh hưởng nhiều đến quyết định
như chi tiêu hay để dành, mua nhà mua trái phiếu hay gửi vốn vào một tài
khoản tiết kiệm. Đối với cá nhân hay hộ gia đình khi lãi suất của tiền gửi tiết
kiệm tăng họ sẽ lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua các giấy tờ có
giá bởi khi đó giá của chúng sẽ giảm. Ngược lại khi lãi suấ
t giảm họ sẽ đầu
tư váo các khoản mục đầu tư khác và sẽ cân nhắc khả năng gưỉ tiền vào ngân
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
22
hàng vì lãi suất thấp hơn lợi nhuận nhận được từ những hình thức đầu tư
khác.
-Đối với các doanh nghiệp: lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh
nghiệp. Lãi suất có thể coi là chi phí của doanh nghiệp. Khi lãi suất thấp có
nghĩa là chi phí của vốn đầu tư thấp, điề
u đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp
mở rộng đầu tư. Bớt một đồng chi phí là tăng một đồng lợi nhuận vì thế họ
sẽ tìm cách tối đa hoá lợi nhuận trên một đồng chi phí. Có thể nói rằng lãi
suất đóng vai trò là công cụ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn một
cách triệt để, có hiệu quả.
-Đối với Nhà nước: lãi suất không chỉ là mộ
t công cụ nhằm huy động
hay cho vay vốn mà còn là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng nhằm điều tiết
sản xuất kinh doanh theo đúng hướng, xử lý hài hoà giữa tổng cung và tổng
cầu tiền tệ, điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ quốc gia để thực hiện các
mục tiêu của mình: ổn định giá cả đồng nội tệ, tăng trưởng kinh tế ở tốc độ
cao (trên 7%) và công ăn việ
c làm đầy đủ.
3.2.Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường.


-Lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút
mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do
đó nó cũng tuân thủ qui luật cung cầu thị trường. Muốn thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi hỏi
giá c
ả(lãi suất) hợp lý và hấp dẫn. Đối với ngân hàng, lãi suất huy động tiền
gửi cao sẽ kích thích lòng ham muốn lợi nhuận của khách hàng đối với ngân
hàng. Do đó nếu ngân hàng muốn tăng cường huy động vốn có thể bằng
nhiều biện pháp trong đó có công cụ lãi suất.


Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
23
-Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích đầu tư phát triển.
Với lãi suất cho vay hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở
rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu
nhập quốc dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
-Lãi suất tín dụng là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả,thực sự quan tâm đến kết quả sả
n xuất kinh
doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Đối với các ngân hàng,
hoạt động chủ yếu là huy động để cho vay. Do đó ngân hàng phải tìm nhiều
biện pháp thiết thực để thu hút mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong
xã hội, thực hiện các biện pháp cho vay có hiệu quả, sao cho đáp ứng được
các yêu cầu hạch toán kinh tế.
-Lãi suất là một trong những công c
ụ đánh giá “sức khoẻ” của nền
kinh tế.
Căn cứ vào biến động của lãi suất hoặc tình hình lãi suất trong một
thời kì có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế: các cơ hội đầu tư,
tình hình tiền tệ, tình hình kinh tế trong tương lai…Từ đó các ngân hàng
hoặc doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn các phương án kinh
doanh cho phù hợp.
-Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
4.Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ quá độ, trong những giai đoạn
xây dựng những cơ sơ vật chất để đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Chiến lược

nhiệm vụ trong toàn thời kỳ này của đất nước ta là: Công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Vậy để có thẻ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng sản
xuất thì vấn đề không thể thiếu được là v
ốn. Trong đại hội VIII của Đảng đã
đề ra rằng: vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn để tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
24
đạo thực tiễn. Vì vậy cơ chế lãi suất có vai trò quan trọng trong việc huy
động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung các nguồn vốn manh mún,
tản mạn thành các nguồn vốn lớn đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các doanh
nghiệp tạo điều kiện cho việc tái sản xuất, mở rộng sản xuất một cách liên
tục, phát triển kinh tế.
-Lãi suất với quá trình đầu tư.

Quá trình đầu tư của các doanh nghiệp vào tài sản cố định (máy móc,
công trường, nguyên vật liệu) chỉ được thực hiện khi họ dự tính lợi nhuận
thu được từ vốn đầu tư vào các tài sản cố định này lớn hơn số lãi phải trả cho
các khoản đivay để đầu tư. Do đó khi lãi suất thấp các doanh nghiệp có điều
kiện tiến hành vay vốn đầu tư vào các tài sả
n cố định phục vụ sản xuất. Vì
thế chi tiêu đầu tư có kế hoạch sẽ cao hơn và ngược lại.
















lai suat
duong dau tu


I3

I2

I1


dau tu
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường có hiệu
quả

Nhâm Thi Hà- A3 chuyên ngành 7
25






Quan hệ lãi suất và chi tiêu đầu tư có kế hoạch

Sự dốc xuống của đường đầu tư phản ánh tỷ lệ nghịch giữa chi tiêu
đầu tư có kế hoạch với lãi suất .
Đường đầu tư càng thoải thì càng nhạy cảm với lãi suất.
Lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng, làm
tăng tổng cầu dẫn đến sản lượng tăng giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có
xu hướng giảm giá so với ngoại tệ.
Ngược lại lãi suất cao sẽ hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng do đó làm
giảm tổng cầu, khiến sản lượng giảm, giá giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu
hướng tăng gía so với ngoại tệ.
Như vậy lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh
tế. Người ta thấ
y rằng: trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế, lãi
suất có xu hướng phát triển do cung cầu cho vay đều phát triển, trong đó tốc
độ phát triển quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược
lại trong nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá bị ứ đọng và xuống giá, cơ hội đầu
tư kiếm lời giảm xuống, áp lực lạm phát hay thiểu phát, lãi suấ
t sẽ giảm bởi
nguyên tắc cơ bản lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận đầu tư.
-Lãi suất với xuất nhập khẩu: khi lãi suất trong nước thực tế tăng thì
các khoản tiêu dùng bằng đồng nội tệ sẽ trở nên thấp hơn so với các khoản
tiêu dùng bằng quỹ ngoại tệ. Do đó làm cho giá trị đồng nội tệ tăng lên so
với các đồng khác nghĩ
a là tỷ giá hối đoái tăng. Lúc này hàng hoá trong
nước tại nước ngoài đắt hơn, hàng hoá nước ngoài ở trong nước sẽ rẻ hơn
dẫn đến giảm xuất khẩu ròng, khuyến khích nhập khẩu

×