Khổ đầu bài việt bắc
Bài thơ Việt Bắc được coi là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp, nhưng trước hết là
một trong những đỉnh cao của thơ ca Tố Hữu. Nó ẩn chứa phong cách thơ đặc trưng của ông,
đó là chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc. Việt bắc không chỉ kể về cuộc chia ly
giữa người dân miền núi giàu tình cảm với cán bộ Cách mạng mà còn là khúc hùng ca về
cách mạng, về cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến.
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.Các
chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách
mạng đầy hi sinh gian khổ nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời
cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của
chính nhà thơ. Có lẽ do xuất thân là anh bộ đội cụ Hồ nên thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình
chính trị rất sâu sắc, hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn,niềm vui lớn, và
cũng mang đậm tính sử thi luôn đề cập đến những sự kiện lớn của dân tộc. Và bài thở Việt
Bắc cũng không nằm ngoài vấn đề đó. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi,
tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ dời căn cứ từ Việt Bắc - thủ đô kháng
chiến - về Hà Nội- thủ đô trái tim của cả nước. trong cuộc chia tay giữa đồng bào kháng
chiến ở lại và cán bộ về xuôi, Tố Hữu đã viết bài thơ này.
Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
Mở đầu bài thơ tưởng chừng là lời đối thoại giữa người dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến
nhưng thực chất đây là độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình. Tố Hữu tự phân thân, vừa là "ta
" vừa là "mình", vừa là người cán bộ lại vừa là đồng bào kháng chiến để thể hiện hai chiều
nỗi nhớ. Chính những câu thơ này đã thể hiện tình cảm lớn của con người Việt Nam nổi bật
lên là lòng yêu nước thiết tha sâu nặng.Đây là lòng yêu nước gắng liền với lòng yêu cách
mạng, sự gắn bố với mảnh đất cách mạng. Khẳng định truyền thống nhân ái nghĩa tình, thủy
chung son sắt, uống nước nhớ nguồn của người con đất Việt. Người dân Việt Bắc yêu nước
nhớ về cách mạng, cán bộ cách mạng " uống nước nhớ nguồn" luôn nhớ về mảnh đất, con
người Việt Bắc. Bốn câu thơ đầu như lời người ở lại nói với người ra đi "Mình về mình có
nhớ ta". Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ gợi những kỉ niệm thiết tha mặn nồng trong mười
lăm năm
Câu thở gợi sự nhớ thương của những người đã gắn bó trong khoảng thời gian dài. Những kỉ
niệm gắn bó trong suốt quãng thời gian ấy nào có dễ quên. Mườii lăm năm, kể từ những ngày
đầu khới nghĩa Bắc Sơn, đến mùa xuân 1941, khi Bác Hồ trở về Tổ quốc chọn Việt Bắc làm
căn cứ địa, rôií sau này là chín năm cuộc kháng chiến, khoảng thời gian không quá dài nhưng
đủ để người ta luôn nhớ về những tháng năm xưa ấy. Lòng gười Việt Bắc không nguôi nhớ
về miền xuôi cũng như xoáy sâu vào ký ức người xuôi về những kỉ niệm chứa chan tình
nghĩa. Trong tiếng Việt, từ "mình" thường được dùng ở ngôi thứ nhất, chỉ bản thân. Đôi khi
nó cũng được sử dụng ở ngôi thứ hai nhưng đối tượng nói tới la người gắn bó ruột thịt như
người bạn đời. Cặp đại từ "Mình'' , ''ta'' trong bào thơ Việt Bắc lại đươc dùng chủ yếu ở ngôi
thứ hai, cũng có khi cừa chỉ bản thân, vừa chỉ đối tượng. " Mình" và "Ta" tuy hai mà một. Sự
gắn bó giữa cách mạng và nhân dân tuy hai mà một. Từ "nhớ" trong bài thơ được điệp lại hai
lần như nhân đôi nỗi nhớ. Đống bào miền núi nhớ cán bộ về xuôi, cán bộ về xuôi không
nguôi nỗi nhớ về người dân vùng cao ấy, nhớ về tình cảm " thiết tha mặn nồng" mà người dân
nơi đây dành chọn cho cách mạng. Câi hỏi tu từ đầu tiên , người hỏi muốn biết người đi liệu
có nhớ đến khoảng thời gian " mười lăm năm" dòng dã. Rồi hỏi tiếp câu thứ hai xem họ có
nhớ về không gian, một vùng đất cách mạng nơi họ đã từng sinh sống.Nếu chỉ đọc hai câu
Khổ đầu bài việt bắc
thơ đầu thôi, ta sẽ cảm thấy đây là cuộc chia li trong tình yêu đôi lứa, những đọc tiếp hai cấu
thơ sau, tình yêu đôi lưuas đã nhân lên thành tình yêu đất nước, con ngườ, cách mạng.Đây là
cuộc chia tay của nhận dân Việt Bắc với cán bộ cách mạng. Trong buổi tiễn đưa ấy, chứa chan
tình cảm. nỗi nhớ mong giữa những con người đã từng đồng cam cộng khổ.
Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Ẩn chứa trong những câu thơ là từ láy chỉ tâm trạng nhớ nhung :" tha thiết", "bâng khuâng", "
bồn chồn''. Những từ láy này đã góp phần thổi màu sắc cổ điển vào bài thơ. Ta có thể cảm
nhận đây như đang diễn ra cuộc chia ly đẫm nước mắt trong văn học cổ . Các từ láy nhày
cũng như những nốt trầm lắn đọng trong khúc ru êm đềm của bài thơ. Đại từ "ai" phiếm chỉ,
là cách nói tăng thêm tình yêu thương.Cuộc chia ly này không xuất hiện áo bào cao quý,
không có những tấm áo choàng đỏ gắt : ''Áo chàng đỏ tựa ráng pha/Ngựa chàng sắc trắng như
là tuyết in",mà chỉ hiện hữu ở đây một màu chàm mộc mạc. Không chỉ mang hơi hướng văn
học cổ, câu thơ cũng ẩn chứa nét hiện đại riêng biệt. Cuộc chia ly có nhớ thương đấy nhưng
không hề buồn, không đẫm lệ, bởi lẽ, đây là cuộc chia tay của những con người vừa làm nên
chiến thắng. Vẫn còn vẻ vang lắm, hào hùng lắm khí thế sục sôi máu lửa. Bởi lẽ tất cả luôn
tin vào ngày mai gặp lại, sẽ là ngày hôi đoàn viên, ấm no hạnh phúc." Áo chàm đưa buổi
phân li", câu thơ ngắt nhịp 3/3 nói lên phút giây bịn rịn không nói lên lời.Áo chàm chính là
hiện thân của người dân Việt Bắc. Màu chàm được nhuộm từ chính cỏ cây rừng núi Việt Bắc,
giản dị , mộc mạc như chính con người nơi đây. Nhưng cũng thật khó phai, bển bỉ tựa tấm
lòng tủy chung của người dân Việt Bắc.Lời thơ như lắng lại nơi những cái bắt tay, cái bắt tay
thật chặt , níu kéo quá khứ, kỉ niệm đậm đã, nhưng cũng là sự truyền sức mạnh cho nhau,
động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ, tích cực xây dựng đất nước đẹp tươi.
Câu thơ khép lại, nhưng ý thơ còn phảng phất mãi theo vần nhịp của dòng thơ lục bát.
Nỗi nhớ thương vẫn còn đấy, nhưng kỉ niệm năm xưa vẫn còn đây, trong tim của nguơif dân
Việt Bắc, của người cán bộ cách mạng, và trong chính trái tim của tác giả
Đánh giá cuộc chia tay tràn đầy sự bâng khuâng lưu luyến , mang tính chất thời đại vì la cuộc chia tay của
những con người làm lên lịch sử niềm tin tưởng lạc quan về tương lai của cm