Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

“Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.21 KB, 4 trang )

“Không nên xem xét lập công ty mua bán
nợ ngân hàng”
Thứ nhất, trong nền kinh tế Việt Nam, nợ xấu quy mô lớn chỉ là một vấn đề
nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.

Cái khó nhất của nền kinh tế hiện nay là giải quyết tình trạng sức mua giảm.
Sức mua giảm dẫn đến tồn kho cao, đầu ra không giải quyết được lại dẫn
đến tình trạng không có việc làm, không có thu nhập và như vậy không nảy
sinh nhu cầu tiêu dùng. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng lạm phát cao
tăng trưởng thấp.

Như vậy, nợ xấu chỉ là hệ quả của khó khăn kinh tế. Giả định, các doanh
nghiệp vẫn có đầu ra tốt, tồn kho ít, thì nợ xấu không thể cao đến mức như
hiện nay.

Mặt khác, một trong những mục tiêu của việc giải quyết nợ xấu là cải thiện
điều kiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Nhưng bản chất nợ xấu không
phải như vậy mà một phần nguyên nhân là cho vay thiếu kiểm soát. Tôi rất
tán đồng với quan điểm của một chuyên gia nước ngoài: “Nếu xử lý nợ xấu
theo kiểu thành lập công ty mua bán nợ chẳng khác gì trao phần thưởng cho
những kẻ đã làm sai”. Không chỉ vậy, cách làm này thậm chí có thể khuyến
khích cho những kẻ có ý định làm sai vì nghĩ làm xấu vẫn được cứu.

Thứ hai, nợ xấu của Việt Nam khác với các nước khác. Nợ xấu của Việt
Nam gắn với nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước mặc dù đến thời điểm
hiện nay, dư nợ của doanh nghiệp nhà nước trong tổng nợ xấu vẫn chưa
được công bố.

Thêm vào đó, nợ xấu gắn với đầu tư công. Nhiều doanh nghiệp của Việt
Nam nhận dự án có vốn từ ngân sách nhà nước và vay ngân hàng để làm dự
án. Sau đó, ngân sách không có vốn để rót cho dự án dẫn đến tình trạng nợ


nần của doanh nghiệp. Cuối cùng món nợ này thành nợ của doanh nghiệp
với ngân hàng. Ngoài ra, bản chất nợ xấu của Việt Nam không phải tại ngân
hàng, rất nhiều trong các khoản này là cho vay theo chỉ định.

Tóm lại, từ bản chất rất riêng của nợ xấu hiện nay cho thấy không cần thiết
phải thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu. Thay vào đó, việc xử lý
nợ xấu chỉ xem như một phần trong chương trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư
công, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu hệ thống tài chính theo
Nghị quyết 13.



Về hướng xử lý, thay vì ngân sách rót cho ngân hàng để mua lại phần nợ xấu
này, nên dùng cách thanh toán bù trừ. Chẳng hạn, phát hành trái phiếu cho
các khoản nợ, theo dạng viết giấy vay nợ. Với cách này, từ doanh nghiệp nợ
biến thành Nhà nước nợ qua kênh trái phiếu.

Để việc xử lý nợ xấu thực hiện được, cần hình thành thị trường nợ. Để thị

trường vận hành, bản thân người mua và người bán phải có cơ chế làm việc
với nhau. Chẳng hạn, người mua và người bán tự làm việc với nhau hoặc
hình thành các định chế hỗ trợ, đó là các công ty đánh giá tài sản, công ty
định giá nợ.

Để làm được điều này, cần phải hiểu bản chất từng khoản nợ, nhưng đến
nay, đây vẫn là một câu hỏi lớn.

Đến nay, thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển vì chưa
có khuôn khổ pháp lý cho loại thị trường này. Khuôn khổ pháp lý cần quy
định rõ luật chơi cho những người tham gia, cách xử lý tài sản đảm bảo.


Chẳng hạn, các công ty mua bán nợ của ngân hàng, các quỹ, các công ty bảo
hiểm có được tham gia thị trường không?

Như vậy, để vận hành được, trên thị trường tài chính, bên cạnh cổ phiếu, trái
phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cần có một loại tài sản nữa là “nợ
đã biến thành giấy”. Khi thị trường đã phát triển sẽ có các sản phẩm phái
sinh đa dạng hơn và nợ chỉ là một loại hàng hóa.

Đã đến lúc phải hình thành dạng thị trường này. Việc xử lý nợ hiện nay
không như trước đây nhiều năm vì thị trường đã rộng mở, đa dạng đối tượng
và quy mô cũng hoàn toàn khác. Do đó, không thể lặng lẽ làm được. Về thời
gian xử lý, không kỳ vọng có thể xử lý nhanh được mà là cả quá trình gắn
với tái cơ cấu nền kinh tế.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý là nguyên nhân gây ra nợ xấu là sở hữu chéo.
Nếu không xử lý được tình trạng sở hữu chéo này thì không xử lý được vấn
đề nợ xấu hiện nay. Bởi vì, sở hữu chéo khiến khó nhận dạng được con nợ
và chủ nợ thực sự trong hệ thống. Trong thời gian dài việc quản lý sở hữu
quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng, không nhận diện được những chủ sở hữu
thực sự.

Một điểm đáng lưu ý nữa, việc “đẻ” ra công ty mua bán nợ như thế này
chẳng khác gì thêm một doanh nghiệp độc quyền. Trong khi đó, đây lại là
siêu công ty. Trong giai đoạn đang tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc
hình thành thêm một siêu tổng công ty có tính độc quyền như vậy có là cần
thiết?

×