Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngân hàng đổ vốn cho BĐS: Cứu người để cứu mình potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.26 KB, 3 trang )

Ngân hàng đổ vốn cho BĐS: Cứu người để cứu
mình
Theo một chuyên gia trong ngành tài chính - ngân hàng, sở dĩ các nhà băng
trên rộng cửa cho vay khách hàng cá nhân, nhất là đối với lĩnh vực BĐS
(mua, sửa chữa nhà, vay tiêu dùng…) là muốn tự cứu mình trước bối cảnh
thị trường khó khăn tác động đến môi trường kinh doanh của DN và tín dụng
rơi vào tình trạng âm trong thời gian qua. Mặt khác, ngân hàng mạnh tay đẩy
vốn vào thị trường BĐS trong thời gian này là để cơ cấu lại nợ, nhất là với
những nhà băng đã mạnh tay rót vốn vào thị trường nhà đất thời gian trước
đây.
lãi suất cho vay có thể giảm xuống đáy 12%/năm, còn lãi suất huy động kỳ
hạn từ một năm trở xuống có thể vẫn đứng yên ở mức 9%/năm trong thời
gian từ nay đến cuối năm. Cũng theo đánh giá của ông Bình, khả năng thị
trường nhà đất chưa thể sớm hồi phục vì thị trường này chỉ đi lên bền vững
cùng với nền kinh tế vĩ mô. Vì thế, lãi suất cho vay mua nhà đang trong
chiều hướng giảm, nhưng hầu hết khách hàng cá nhân đều có sự xem xét kỹ
và kỳ vọng lãi suất cũng như giá nhà đất giảm thêm mới ra quyết định mua
nhà.
Trước thông tin dư nợ cho vay BĐS của DongA Bank chiếm tỷ lệ khá cao
trong tổng dư nợ của Ngân hàng (theo số liệu thống kê của Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia đưa ra mới đây, tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS của
DongA Bank chiếm 26% trong tổng dư nợ), ông Bình cho biết, dư nợ cho
vay BĐS của Ngân hàng hiện nay vẫn nằm trong phạm vi cho phép. DongA
Bank chỉ cho vay ở lĩnh vực BĐS với tỷ lệ dư nợ dưới mức 16% theo quy
định của NHNN đưa ra.
, thị trường BĐS và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng như tại các nước
đang phát triển thường có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Vì vậy, khi
giải quyết được những bất cập ở thị trường BĐS sẽ tạo được tiền đề để giải
quyết những bất cập của hệ thống ngân hàng. Bởi thực tế hiện nay ở
Việt Nam, hầu hết các hoạt động cho vay của ngân hàng trực tiếp hoặc gián
tiếp đều gắn với BĐS. Cho vay sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu


cũng có những phần tài sản đảm bảo là các BĐS như: quyền sử dụng đất, tài
sản nhà máy, công xưởng trên đất. Còn cho vay tiêu dùng cũng phần lớn liên
quan đến mua, sửa chữa nhà và cho vay trực tiếp tới các DN kinh doanh
trong lĩnh vực BĐS.
Mặt khác, nhu cầu đối với các sản phẩm BĐS trong dân cư luôn rất lớn. Vì
thế, vấn đề quan trọng là phải giải quyết được đồng bộ các yếu tố liên quan
tới đất đai như: thủ tục hành chính, giá cả của BĐS, cơ chế vận hành và hỗ
trợ vốn đối với các đối tượng khác nhau tham gia thị trường này.
Nếu thị trường BĐS hoạt động lành mạnh, ổn định sẽ giải quyết được nhiều
vấn đề của ngân hàng, từ khai thông tín dụng đến xử lý nợ xấu như hiện nay.
số dư nợ cho vay BĐS toàn hệ thống ngân hàng đang chiếm khoảng 30%
tổng số dư nợ, nhưng trong đó có một lượng dư nợ trên thị trường BĐS có
yếu tố đầu cơ nâng giá ảo. Song theo ông Kiêm, con số này rơi trọn vào số
nợ quá hạn và nợ xấu. Vì thế, nếu có hướng phát triển và mở ra những chính
sách mới như NHNN vừa công bố giảm lãi suất và loại trừ tín dụng nhà đất
khỏi lĩnh vực cho vay không khuyến khích thì khả năng giải quyết nợ xấu ở
lĩnh vực này sẽ có kết quả và quyền lợi người dân sẽ được đảm bảo. Bởi đối
với phân khúc khách hàng cá nhân vay vốn mua nhà và căn hộ để ở sẽ phát
triển, đảm bảo sự hồi phục và phát triển thị trường BĐS trong tương lai gần

×