Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ đề XUẤT DH văn 11 CHUYÊN hạ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.65 KB, 5 trang )

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII, NĂM 2022
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 01
trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
Trong cuộc đời chỉ có đơi ba lần là dịp để chúng ta tỏ ra hùng mạnh, nhưng lúc
nào cũng có dịp để chứng tỏ mình khơng hèn nhát.
Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 (12,0 điểm)
"Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đị gió nổi,
một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp
hơn, nhân tính hơn..."
(Lê Đạt - "Đối thoại với đời và thơ", NXB Trẻ, 2008, Tr.115)
Anh/Chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác phẩm
(đoạn trích) trong chương trình Ngữ văn 11?
-------------- HẾT --------------

(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: ...............................
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN


KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIII, NĂM 2022
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp
lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản
của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
1

Nội dung
I. Yêu cầu chung
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có đưa ra quan điểm của bản thân
một cách hợp lí, tích cực.
- Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng
thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu.
II. Yêu cầu cụ thể
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được
những ý cơ bản sau:
1. Giải thích
- Hùng mạnh: chỉ người có sức mạnh, năng lực và phẩm chất ưu tú, người đạt được
những thành tích lớn lao, có tầm ảnh hưởng và được sự ghi nhận của người khác,
của cộng đồng.
- Hèn nhát: Chỉ sự yếu đuối, rụt rè, nhút nhát của của con người trước hồn cảnh.

- "Trong cuộc đời, chỉ có đơi ba lần là dịp để chúng ta tỏ ra hùng mạnh": Một vài
tình huống của cuộc sống giúp chúng ta chứng tỏ sức mạnh và giá trị của bản thân
mình với người khác, có thể giúp đỡ người khác hay tạo nên giá trị lớn lao cho cuộc
đời.
- "...nhưng lúc nào cũng có dịp để chứng tỏ mình khơng hèn nhát": Bất cứ lúc nào,
tình huống nào, con người ta cũng chứng tỏ được mình khơng yếu đuối, hèn nhát.
=> Ý kiến nhấn mạnh ở vế sau, giúp ta hiểu rằng: không nhất thiết lúc nào chúng ta

Điểm

1.5


2

cũng là “kẻ mạnh”, nhưng rất cần thiết thể không là “kẻ hèn nhát”.
2. Bàn luận
- Tại sao "Trong cuộc đời, chỉ có đơi ba lần là dịp để chúng ta tỏ ra hùng mạnh":
Vì mỗi con người có thể có một thế mạnh riêng, năng khiếu, năng lực riêng. Thế
mạnh ấy phải gặp đúng cơ hội mới có thể được thể hiện ra, được sự ghi nhận, tôn
vinh.
- Tại sao chúng ta “lúc nào cũng có dịp để chứng tỏ mình khơng hèn nhát":
+ Trong cuộc sống xảy ra rất nhiều tình huống, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến
phức tạp… đều cần chúng ta có những nhận thức và hành động phù hợp.
+ Việc nhận thức và hành động cho thấy tính cách của mỗi con người. Bản lĩnh hay
hèn nhát là thái độ của con người trước hoàn cảnh.
- Sự “hùng mạnh” của mỗi con người có được là nhờ tài năng, sức mạnh; cịn việc
“khơng hèn nhát” lại được xây dựng trên nền tảng của phẩm chất đạo đức (trung
thực, lương thiện, dũng cảm…), điều này cần thiết trong mọi hoạt động của đời
sống con người.

- Lựa chọn “không hèn nhát”, con người ta sẽ dám đối mặt với mọi tình huống, mọi
thách thức, khó khăn, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Bắt đầu từ thái độ sống “không hèn nhát” trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ
có thể trở thành người “hùng mạnh” nếu gặp cơ hội phù hợp. Lúc ấy, sự “hùng
mạnh” của con người mới thực sự có ý nghĩa và giá trị.
- Phê phán những người hèn nhát, những người vì để chứng tỏ sức mạnh của bản
thân mà sẵn sàng xâm phạm đến người khác.
(Thí sinh triển khai các ý, kết hợp lí lẽ và những dẫn chứng thực tế để chứng
minh, khuyến khích sự sáng tạo và những trải nghiệm của bản thân)
3. Bài học nhận thức và hành động
- Thí sinh đưa ra những bài học và nhận thức và hành động đúng đắn, hợp lí
I. Yêu cầu chung
- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác
lập luận và các phương thức diễn đạt. Thí sinh cần phát huy đồng thời hai năng lực:
nắm bắt một vấn đề lí luận văn học, cụ thể là lí luận về thể loại thơ ca; cảm nhận và
phân tích một số tác phẩm/đoạn trích tiêu biểu để làm sáng tỏ, nổi bật vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Hành văn lưu lốt, trong sáng, có cảm xúc.
II. u cầu cụ thể
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
1. Giải thích
- Câu thơ hay: Những câu thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật, có khả năng khơi
gợi cảm xúc của người đọc, khiến người đọc có những rung động mãnh liệt (cảm
giác đứng trước một bến đị gió nổi), thúc đẩy trong họ những khát khao hành động
(khao khát sang sông, thúc đẩy lên đường), hướng đến những giá trị tốt đẹp, nhân
văn của đời sống (vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn) giúp con người trở thành
Người hơn.
- Với cách nói hình ảnh, Lê Đạt muốn khẳng định giá trị của thơ ca, và cũng là của

6.0


0.5

1.5


văn học nói chung: cái đẹp của văn chương đem đến cho con người những rung
động thẩm mĩ mãnh liệt, từ đó giúp con người tự hồn thiện mình, hướng đến
những giá trị tốt đẹp, chân chính của cuộc đời.
2. Bình luận
- Ý kiến của Lê Đạt có thể từ những trải nghiệm cảm xúc cá nhân, song nó là nhận
định xác đáng về chức năng của văn học nói chung, giá trị của thơ ca nói riêng.
- Thơ ca là tiếng nói của cảm xúc, tác động và làm lây lan cảm xúc cho con người.
Xuất phát từ những rung động mãnh liệt của người cầm bút, bằng sự nhận thức cuộc
sống, bằng khả năng gợi cảm sâu sắc với những liên tưởng tưởng tượng phong phú,
bằng sự tinh tế của ngôn ngữ giàu nhạc điệu, thơ ca tác động đến người đọc, đánh
thức những xúc cảm mạnh mẽ, nhân văn trong tâm hồn độc giả.
- Giá trị của thơ ca cũng làm thành chức năng cao quý của văn học. Mang trong
mình những giá trị thẩm mĩ, văn học giúp con người nhận thức thế giới và tự nhận
thức chính bản thân mình. Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho
tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn, biết gắn bó
cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của con người. Đặc biệt, từ những nhận
thức sâu sắc về cuộc đời và bản thân, văn học lại đánh thức trong mỗi chúng ta
những khát khao hành động để hoàn thiện bản thân, thúc đẩy những "khát khao lên
đường" hướng tới "những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn...", vì cuộc đời tươi đẹp
hơn.
3. Phân tích một số tác phẩm (đoạn trích) để làm sáng tỏ
HS chọn các tác phẩm (đoạn trích) thơ trong chương trình Ngữ văn 11 để chứng
minh. Chấp nhận việc HS chọn cả tác phẩm hoặc chỉ một (vài) câu thơ trong tác
phẩm. Yêu cầu cơ bản như sau:

- Phân tích, cảm thụ tốt vẻ đẹp của câu thơ (đoạn/bài thơ)
- Đánh giá về giá trị nhận thức cũng như giáo dục mà vẻ đẹp của câu thơ đem lại,
giúp người đọc có những rung cảm, những khát khao hành động như thế nào.
- Đánh giá về tài năng, phong cách tác giả và giá trị của văn chương qua tác phẩm
cụ thể mà tác giả mang đến cho người đọc.
3. Mở rộng, nâng cao
- Ý kiến của Lê Đạt giúp người đọc hình dung ra giá trị của tác phẩm văn chương
chân chính tác động đến cảm xúc và nhận thức của người đọc. Những cảm xúc mà
văn chương đem lại cho độc giả luôn là những cảm xúc mãnh liệt, nhân văn. Việc
tiếp nhận cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào những trải nghiệm riêng của người
tiếp nhận. Khi nhà văn - bạn đọc gặp gỡ nhau trong sự tri âm, khi ấy văn chương đã
thực hiện được sứ mệnh diệu kì, giúp kết nối các tâm hồn, khiến cuộc sống phong
phú hơn, tốt đẹp hơn.
- Với người nghệ sĩ, đặc biệt là thi sĩ, sáng tác trước hết là bày tỏ tiếng nói tự nhiên,
chân thành của cảm xúc trước cuộc đời. Những người nghệ sĩ lớn ln là những
người có tấm lịng trước cuộc đời, bằng tài năng của mình họ đã truyền thổi ngọn
lửa của cảm xúc mãnh liệt đến trong lịng độc giả, giúp người đọc có những nhận
thức sâu sắc về cuộc đời.
- Với người tiếp nhận, đọc văn là gặp gỡ một tâm hồn sẵn sàng tri âm, bởi thế, tiếp

4.5

4.5

1.5


nhận văn học cũng là một quá trình, hãy "lấy hồn ta để hiểu hồn người", trân trọng
quá trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ. Từ trang văn, mỗi người đọc hãy
nhận thức về chính mình và về cuộc đời...

------HẾT------



×