Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thực trạng công tác đăng ký hộ tịch tại xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.46 KB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI UBND XÃ
THÁI SƠN, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
_________________

Ngành Luật; Chuyên ngành: Luật kinh tế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Quynh
Mã sinh viên: STT 34
Lớp: Luật kinh tế- K48
Địa điểm thực tập: UBND xã Thái Sơn- Hiệp Hòa
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Đan Phương

Thái Sơn, ngày 15 tháng 12 năm 2018

1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

MỤC LỤC


LỜI NĨI ĐẦU................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG
KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...............................................5
1.1. Khái quát về đăng ký và quản lý hộ tịch..................................................................5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hộ tịch...........................................................................5
1.1.2. Cơ sở pháp lý đối với đăng ký và quản lý hộ tịch.................................................5
1.1.3. Trách nhiệm của nhà nước trong đăng ký và quản lý hộ tịch................................6
1.2. Cơ sở pháp lý về đăng ký hộ tịch ở nước ta hiện nay..............................................6
1.2.1. Nguồn pháp luật đối về đăng ký và quản lý hộ tịch..............................................6
1.2.2. Nội dung pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch................................................7
1.2.2.1. Đăng ký khai sinh..............................................................................................7
1.2.2.2. Đăng ký kết hôn...............................................................................................10
1.2.2.3. Đăng ký giám hộ..............................................................................................11
1.2.2.4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con..............................................................................12
1.2.2.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc..................14
1.2.2.6. Các nội dung khác...........................................................................................16
1.2.2.7. Đăng ký việc nuôi con nuôi.............................................................................16
1.2.1.6. Đăng ký khai tử...............................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI XÃ THÁI
SƠN, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BĂC GIANG.........................................................20
2.1. Khái quát chung về xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang......................20
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển.................................................................................20
2.1.2. Vị trí, chức năng, của UBND xã Thái Sơn..........................................................22
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
...................................................................................................................................... 23

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Thái Sơn huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang..........26
2.2.2. Trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật................................................................29
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của UBND xã Thái Sơn huyện Hiệp Hòa
tỉnh Bắc Giang..............................................................................................................30
2.2.3.1. Đăng ký khai sinh............................................................................................30
2.2.3.2. Đăng ký kết hôn...............................................................................................32
2.2.3.4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con..............................................................................34
2.2.3.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc..................35
2.2.3.6. Đăng ký khai tử...............................................................................................36
2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký hộ tịch tại UBND xã Thái Sơn huyện Hiệp
Hịa, tỉnh Bắc Giang.....................................................................................................38
2.3.1. Quy trình tiếp nhận hồ sơ...................................................................................38
2.3.2. Thành phần tham gia quá trình xử lý hồ sơ.........................................................38
2.3.3. Trình tự thực hiện và đăng ký hộ tịch.................................................................38
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI XÃ THÁI SƠN HUYỆN HIỆP HÒA,
TỈNH BẮC GIANG.....................................................................................................40
3.1. Một số giải pháp....................................................................................................40
3. 2. Một số đánh giá nhận xét......................................................................................41
3.2.1. Những kết quả đạt được......................................................................................41
3.2.2. Những hạn chế, bất cập.......................................................................................42
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................................45
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chế độ pháp lý về đăng ký, quản lý
hộ tịch........................................................................................................................... 45
3.3.2. Một số kiến nghị về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương...........47
KẾT LUẬN..................................................................................................................49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................50

3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

LỜI NÓI ĐẦU
Hộ tịch là tình trạng nhân thân của một người kể từ khi sinh ra và những biến
động trong cả cuộc đời cho đến khi chết đi như: Sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám
hộ, nuôi con nuôi, thay đổi, cải chính họ tên, quốc tịch, xác định dân tộc và các sự kiện
khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch, tình trạng này phải được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi nhận.
Quản lý hộ tịch là một trong những nội dung quản lý xã hội của Nhà nước,
thông qua đăng ký hộ tịch để Nhà nước kiểm soát được thân trạng của mỗi cá nhân
được pháp luật công nhận.từng công dân, đồng thời công dân thực hiện quyền được
đăng ký hộ tịch của mình.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xác nhận các tình
trạng nêu trên và ghi vào sổ hộ tịch, qua việc quản lý và đăng ký hộ tịch, Nhà nước
nắm được sự biến động về dân số, góp phần cho hoạch định chính sách phát triển Kinh
tế, Văn hóa xã hội, Quốc phòng và An ninh.
Hiện nay, với khoảng gần 90 triệu dân, mỗi năm nước ta có hàng trăm nghìn cặp
có nhu cầu đăng ký kết hôn, hàng triệu cháu bé ra đời có nhu cầu đăng ký khai sinh và
hàng chục vạn người chết cần phải được đăng ký khai tử …
Cùng với việc mở cửa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường và sự phát
triển xã hội nói chung, việc kết hơn, ni con ni và ly hơn có yếu tố nước ngồi có
xu hướng gia tăng.

Thực trạng nói trên cho thấy nhu cầu đăng ký và quản lý các việc như ly hôn,
kết hôn, khai sinh, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ
tịch ở Việt Nam rất lớn và có xu hướng tăng lên. Để quản lý và điều chỉnh vấn đề này,
Nhà nước cần phải xây dựng được hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và
hiệu quả.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau và đặc biệt là nguyên nhân pháp lý
việc đăng ký những sự kiện hộ tịch nói trên ở nước ta còn đạt ở mức thấp, điều này đã
dẫn tới những khó khăn lớn trong việc quản lý xã hội và gây ra những hậu quả nghiêm
trọng, trong đời sống của khơng ít cơng dân.

4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Để nghiên cứu pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch em xin lựa chọn Chuyên
đề: “Thực trạng công tác đăng ký hộ tịch tại xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc
giang” để làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của Chuyên đề: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, Chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở pháp lý về công tác quản lý nhà nước về đăng ký và quản
lý hộ tịch ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện chế độ pháp lý về đăng ký và quản lý hộ
tịch tại xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký và
quản lý hộ tịch xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang


5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KÝ VÀ
QUẢN LÝ HỘ TỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái quát về đăng ký và quản lý hộ tịch
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hộ tịch
Theo quan niệm truyền thống: Hộ tịch là những sự kiện quan trọng gắn liền với
con người kể từ khi sinh ra đến khi mất đi và các mối quan hệ phát sinh xung quanh
những sự kiện đó trong đời sống dân sự như: Sinh, tử, kết hơn hay cịn gọi là việc giám
hộ mà Nhà nước cần quản lý. Việc quản lý hộ tịch bao gồm: sinh, tử, giá thú, con nuôi
và một số sự kiện khác như thay đổi, cải chính sự kiện đó.
Theo quan niệm hiện tại: Do sự phát triển của xã hội, các quan hệ về nhân thân
và gia đình giữa con người với con người ngày càng phức tạp, mở rộng nhiều mối quan
hệ, do vậy Nhà nước muốn quản lý xã hội có trật tự, nề nếp cũng cần phải ghi nhận
những sự kiện khác để quản lý như: nhận cha, mẹ, con nuôi; người giám hộ; thay đổi
cải chính các sự kiện hộ tịch; ghi chú các thay đổi về hộ tịch.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/05/2005
của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch: “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác
định tình trạng nhân thân của mỗi người từ khi sinh ra đến khi chết”.
Các sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của mỗi người từ khi sinh ra
đến khi chết đi được thể hiện cụ thể:
- Sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ tên,
chữ đệm, ngày, tháng, năm, sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh; khai tử quá

hạn; đăng ký lại các việc sinh tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi.
- Ly hôn, xác định cha mẹ con; thay đổi quốc tịch, hủy hôn nhận trái pháp luật,
xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc, hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy
định.
1.1.2. Cơ sở pháp lý đối với đăng ký và quản lý hộ tịch
Thứ nhất, Hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người, bởi
vì mỗi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết. Các dấu hiệu về cha đẻ,
mẹ đẻ, dân tộc, giới tính là những dấu hiệu giúp người ta phân biệt từng cá nhân con

6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

người. Do đó, đây là các giá trị nhân thân gắn với một con người cụ thể từ khi sinh ra
đến khi chết.
Thứ hai, Hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc khơng thể chuyển đổi cho
người khác vì nó gắn liền với nhân thân mỗi con người. Cho nên, việc thực hiện các sự
kiện hộ tịch phải do trực tiếp cá nhân người đó thực hiện, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác (như khai sinh có thể do bố, mẹ đi đăng ký khai sinh; khai tử do người
thân của người chết đi đăng ký khai tử).
Thứ ba, Hộ tịch là những giá trị nhân thân không thể định giá thành tiền. Do đó,
hộ tịch khơng phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi.
1.1.3. Trách nhiệm của nhà nước trong đăng ký và quản lý hộ tịch
Điiều 65 Luật hộ tịch đã nêu rõ, Chính phủ thống nhất nhà nước về quản lý hộ
tịch; Giao cho Bộ Tư phấp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà về hộ tịch.
Ban hành hoạc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm

pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quản
lý hộ tịch. Áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch,
xây dựng và quản lý dữ liệu hộ tịch điện tử;
Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; hợp tác Quốc tế về hộ tịch.
1.2. Cơ sở pháp lý về đăng ký hộ tịch ở nước ta hiện nay
1.2.1. Nguồn pháp luật đối về đăng ký và quản lý hộ tịch
Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Thực hiện Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Quốc
hội Nước cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt nam; tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã
thơng qua Luật hộ tịch, đây là cơ sở pháp lý cao nhất của Nhà nước trong công tác
quản lý hộ tịch ở Việt nam hiện nay; với 7 chương 77 điều và được thực hiện từ ngày
10 tháng 01 năm 2016.
Trên cơ sở Luật Hộ tịch năm 2014, ngày 15 tháng 11 năm 2015, Chính Phủ đã
ban hành Nghị định số123/2015/NĐ/CP; Quy định chi tiết một số điều và biện pháp

7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

thi hành Luật Hộ tịch; Nghị định có 4 chương 45 điều, quy định chi tiết các nội dung
trong công tác quản lý và thực hiện Luật hộ tịch ở Nước ta hiện nay.
Có thể thấy rằng Luật Hộ tịch năm 2014 đã là tiền đề, tạo cơ sở hành lang pháp
lý để người dân được công nhận quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân và Nhà
nước bảo hộ các quyền, lượi ích hợp pháp của họ, để có biện pháp quản lý dân cư một
cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế

xã hội, an ninh quốc phòng cho đất nước.
1.2.2. Nội dung pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch
1.2.2.1. Đăng ký khai sinh
Đăng ký khai sinh, là biện pháp đầu tiên của quản lý hành chính Nhà nước trong
lĩnh vực đăng ký quản lý hộ tịch.
Thông qua quản lý hành chính trong lĩnh vực đăng ký khai sinh đã giúp cho Nhà
nước theo dõi được sự biến động tự nhiên của dân số, từ đó, đề ra các chính sách phát
triển Kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương; mặt khác
đăng ký khai sinh một cách đầy đủ, chính xác là bảo vệ quyền của trẻ em được đăng ký
khai sinh ngay từ khi sinh ra theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ
Quốc tế.
* Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã),
nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác
định được nơi cư trú của người mẹ, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người
cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha,
thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng
ký khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời ni dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức
đang tạm thời ni dưỡng trẻ em đó.
* Thời hạn đi khai sinh

8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương


GVHD: Nguyễn Thị Đan

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai
sinh cho con; nếu cha, mẹ khơng thể đi khai sinh, thì ơng, bà hoặc những người thân
thích khác đi khai sinh cho trẻ em.
* Thủ tục đăng ký khai sinh
- Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và
xuất trình Giấy chứng nhận kết hơn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có
đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngồi cơ
sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng,
trong trường hợp khơng có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam
đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha
mẹ trẻ em, thì khơng bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký
khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho
người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo
yêu cầu của người đi khai sinh.
- Trong trường hợp khai sinh cho con ngồi giá thú, nếu khơng xác định được
người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để
trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Uỷ ban nhân dân
cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
* Thẩm quyền, thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn
Những trường hợp sinh chưa được đăng ký trong thời hạn theo đúng quy định
của pháp luật (60 ngày) thì phải đăng ký theo thủ tục quá hạn. Người có trách nhiệm đi
đăng ký khai sinh mà không theo đúng thời hạn đã quy định mà khơng có lý do chính
đáng sẽ bị xử phạt hành chính chính theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn:
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ban đầu thực hiện

việc đăng ký khai sinh quá hạn.

9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký khai sinh quá hạn cho mình, thì
có thể đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh ban
đầu hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.
- Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn:
Người đi đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định
như trường hợp đăng ký khai sinh lần đầu tiên.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai
sinh và bản chính Giấy khai sinh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho
người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai
sinh phải ghi rõ “Đăng ký quá hạn” Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác
minh khơng q 5 ngày.
Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như:
Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, Học bạ, Bằng tốt nghiệp, Lý lịch cán
bộ, Lý lịch Đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên,
chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê qn, thì đăng ký đúng theo
nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch;
quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó khơng thống nhất thì đăng ký
theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì
phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
* Thẩm quyền, thủ tục đăng ký lại khai sinh

- Những trường hợp sinh trước đây đã được đăng ký nhưng sổ hộ tịch và bản
chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng khơng sử dụng được, thì được đăng ký lại
để tạo điều kiện cho đương sự khi có nhu cầu sử dụng Giấy khai sinh và đáp ứng yêu
cầu quản lý của Nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh
trước đây thực hiện việc đăng ký lại.
- Khi đăng ký lại việc sinh nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã
cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ
hộ tịch đó.
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người khơng có bản sao Giấy khai sinh đã
cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

nhân dân, Học bạ, Bằng tốt nghiệp, Lý lịch cán bộ, Lý lịch Đảng viên, mà trong các hồ
sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc;
quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm;
ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên
của người đó khơng thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong
trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về q quán được ghi theo địa danh
hiện tại.
1.2.2.2. Đăng ký kết hôn
Quyền kết hôn là một trong những quyền đầu tiên trong lĩnh vực hơn nhân và
gia đình của mỗi con người. Từ đó, phát sinh những quan hệ pháp lý giữa vợ, chồng,

cha, mẹ, con, giữa ông, bà nội, ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và những người có
quan hệ họ hàng, nghĩa dưỡng…
* Thẩm quyền đăng ký kết hôn
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc
đăng ký kết hôn.
- Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời
hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu
thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hơn được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.
- Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ khơng cịn cha mẹ thì việc đăng ký kết
hơn được thực hiện tại UBND cấp xã nơi đương sự có hộ khẩu thường trú trước khi
xuất cảnh.
* Thủ tục đăng ký kết hôn
- Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: “Khi đăng ký kết hôn, hai bên
nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân
dân”.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký
kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận tình trạng hôn nhân của Uỷ
ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hơn nhân của người đó.

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngồi về
nước đăng ký kết hơn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam

tại nước sở tại về tình trạng hơn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang cơng tác trong lực lượng vũ trang, thì Thủ trưởng
đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hơn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hơn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai
đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân theo quy định tại
Chương V của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Việc xác nhận tình trạng hơn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên
nam, nữ có đủ điều kiện kết hơn theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình, thì Uỷ
ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hơn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải
xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Uỷ ban nhân dân
cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hơn,
thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
- Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ
tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một
bản chính Giấy chứng nhận kết hơn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của
vợ, chồng theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết
hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
* Việc từ chối đăng ký kết hơn
UBND cấp xã có quyền từ chối đăng ký kết hôn nếu việc kết hôn không đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật Hơn nhân và gia đình quy định.
1.2.2.3. Đăng ký giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ
quan, tổ chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.
Thủ tục đăng ký, chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 30 và Điều 31
Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, nội dung cụ
thể như sau:

12



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Người được cử làm giám hộ phải nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của
mình giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận
đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi người giám hộ cư trú đăng ký việc giám hộ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng,
không quá 5 ngày, khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm
giám hộ phải có mặt tại nơi đăng ký, Quyết định công nhận việc giám hộ sẽ được cấp
cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ
phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử
giám hộ và người được cử làm giám hộ, danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một
bản lưu tại UBND cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ,
một bản giao cho người cử giám hộ.
Để chấm dứt việc giám hộ, người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ
khai, Quyết định công nhận việc giám hộ đã được cấp trước đây và xuất trình các giấy
tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ
Luật dân sự. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, nếu yêu cầu
chấm dứt việc giám hộ là phù hợp với quy định của pháp luật và khơng có tranh chấp
thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp cho người yêu cầu chấm dứt giám hộ một bản chính
Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh
mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục
tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.

1.2.2.4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Đăng ký nhận cha, mẹ, con là cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa
cha, mẹ, con, quyền thừa kế. Pháp luật hộ tịch quy định việc đăng ký nhận cha,mẹ,con
trên nguyên tắc nhận cha,mẹ,con là tự nguyện, khơng có tranh chấp.
Đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ được thực hiện trong trường hợp người xin nhận
và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký.
* Thẩm quyền đăng ký

13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Mục 6 Chương II, Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và thủ
tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con như sau:
Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại mục này được thực hiện, nếu bên
nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ,
con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và khơng có tranh chấp.
Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc
đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ
theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là
tự nguyện và không có tranh chấp.
Điều 33 quy định thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc
đăng ký việc cha, mẹ, con.
* Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ con
Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường

hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang
là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ,
con (nếu có).
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận
cha, mẹ, con là đúng sự thật và khơng có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con, trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo
dài thêm không quá 5 ngày.
Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ
trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào
Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định
cơng nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các
bên.

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

1.2.2.5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
Mọi cá nhân đều có quyền thay đổi họ tên, cải chính ngày, tháng, năm sinh, xác
định lại dân tộc theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch.
Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

được xác lập theo họ, tên.
Việc cải chính hộ tịch đặc biệt là cải chính ngày, tháng, năm sinh chỉ tuân theo
nguyên tắc tơn trọng sự thật khách quan mà trước đây vì một lý do nào đăng ký không
đúng; và chỉ được thực hiện trong những trường hợp có đủ cơ sở để xác định rằng khi
đăng ký khai sinh có sự sai xót do ghi chép của cán bộ Tư pháp - hộ tịch hoặc do sự
khai báo nhầm lẫn.
Việc xác định lại dân tộc của mỗi cá nhân, thể hiện sự tôn trọng quyền nhân thân
của mỗi cá nhân đối với thành phần dân tộc, là sự tôn trọng quyền bình đẳng dân tộc,
bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc với tư cách là cộng đồng.
Mục 7 Chương II, Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và thủ
tục thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ
tịch, điều chỉnh hộ tịch như sau:
* Thẩm quyền đăng ký
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải
quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho
mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng
ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho
người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ
tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
* Thủ tục đăng ký
Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy
khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải
chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

15



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế
đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ
sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được
thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân
tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải
chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp - hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp
huyện ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi,
cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản
chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự; Trường hợp cần
phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng khơng q 5 ngày.
Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại
giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của
bản chính Giấy khai sinh.
Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội
dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai
sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ
sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh
phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ
sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp - hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ

sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh
trước đây khơng có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt
sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã
thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.
Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới
tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh
từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.
Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do
việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp
xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của
cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ
đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai
sinh đã chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện việc điều chỉnh.
1.2.2.6. Các nội dung khác
1.2.2.7. Đăng ký việc nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một việc làm nhân đạo mang tính xã hội cao, mục đích của
việc đăng ký nhận nuôi con nuôi là nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, tìm mái ấm gia đình

cho trẻ em khi trẻ em đó khơng nhận được sự chăm sóc, ni dưỡng từ cha mẹ, họ
hàng hay người thân thích. Việc ni con ni nhằm gắn bó tình cảm giữa người nuôi
và con nuôi trong quan hệ cha, mẹ và con cái, bảo đảm quyền được chăm sóc, ni dạy
cho người con nuôi chưa thành niên. Việc nuôi con ni chỉ có giá trị pháp lý khi đã
được đăng ký lại tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mọi hình thức ni con ni
trên thực tế khơng được pháp luật công nhận.
* Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký
việc nuôi con nuôi.
- Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con ni, thì Uỷ ban nhân dân
cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi;
nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở ni dưỡng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có
trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi.

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

* Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
Hồ sơ đăng ký việc ni con ni gồm có:
- Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
- Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.
* Quyền từ chối đăng ký nuôi con nuôi
Trong trường hợp nhận thấy việc đăng ký nuôi con nuôi không đáp ứng đủ các
điều kiện theo quy định của Luật hơn nhân, gia đình thì UBND cấp xã từ chối việc
đăng ký nuôi con nuôi. Việc từ chối phải ghi rõ bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ

chối và gửi cho các đương sự.
* Chấm dứt việc nuôi con nuôi
Trong trường hợp muốn chấm dứt việc ni con ni, thì phải làm thủ tục chấm
dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, không được tự ý chấm dứt việc
nuôi con nuôi hoặc giao con nuôi cho người khác.
Sau khi quyết định chấm dứt việc ni con ni của Tịa án có hiệu lực pháp
luật, thì UBND xã nơi đã đăng ký việc ni con nuôi phải ghi vào số đăng ký việc nuôi
con nuôi.
1.2.1.6. Đăng ký khai tử
Đăng ký khai tử là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước ta về đăng
ký hộ tịch nhằm theo dõi sự biến động tự nhiên dân số. Đăng ký khai tử là việc cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào Sổ đăng ký
khai tử; Trên cơ sở đó, chấm dứt quan hệ của người đó đối với gia đình, xã hội đồng
thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người chết.
Mục đích của việc đăng ký khai tử là nhằm giúp Nhà nước theo dõi sự biến
động tự nhiên về dân số, tạo cơ sở xây dựng, phát triển Kinh tế - văn hố, xã hội, Quốc
phịng, an ninh và các chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình.
* Thẩm quyền đăng ký khai tử
- Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc
đăng ký khai tử.
- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết,
thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
* Thời hạn đi khai tử và trách nhiệm khai tử

18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương


GVHD: Nguyễn Thị Đan

- Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết.
- Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết khơng có
thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi
người đó cư trú hoặc cơng tác trước khi chết đi khai tử.
* Thủ tục đăng ký khai tử
- Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo
quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký
khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi
khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu
của người đi khai tử.
* Thẩm quyền, thủ tục đăng ký khai tử quá hạn
- Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn:
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định của
Nghị định 158/2005/NĐ-CP thực hiện việc đăng ký khai tử quá hạn.
- Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn:
Người đi đăng ký khai tử quá hạn phải nộp các giấy tờ theo quy định, sau khi
nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai tử và bản chính
giấy chứng tử. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một
bản chính Giấy chứng tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ “Đăng
ký quá hạn”, Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 5 ngày.
* Thẩm quyền, thủ tục đăng ký lại việc tử
- Thẩm quyền đăng ký lại việc tử:
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh, tử,
kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây thực hiện việc đăng ký lại.
- Thủ tục đăng ký lại việc tử:
Người có yêu cầu đăng ký lại việc tử phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
Trong trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, không phải nơi đương

sự đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp
xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được
bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.

19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch
ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy
chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo
từng loại việc.
Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được
thu hồi và lưu hồ sơ, Trong cột ghi chú của sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính
giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ “Đăng ký lại”; Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn
nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI XÃ THÁI SƠN,
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BĂC GIANG
2.1. Khái quát chung về xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
Thái Sơn là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Hiệp Hòa, cách trung
tâm Thành Phố Bắc Giang 35 km về phía đơng; Phia đơng giáp xã Đức Thắng, phía
nam giáp xã Hùng Sơn, Phía bắc giáp xã Hồng Vân, phía tây giáp xã Tiên phong
huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 288 chạy qua xã,
với đia hình là một xã trung du, miền núi, là xã có điều kiện phát triển về cây trồng, vật
ni, trong đó chủ yếu là lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm kháng
chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân xã Thái Sơn đã cùng với nhân dân cả nước
chống thực dân Pháp, con em địa phương đã đóng góp, hi sinh sức người, sức của cho
các cuộc kháng chiến. Sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, trước năm 1946 xã Thái Sơn thuộc tổng Quế trạo và sau này
được tách ra và xã Thái Sơn được thành lập. Khi đó nhân dân trong xã đã cùng với
nhân dân cả nước, vừa tích cực tham gia kháng chiến vừa tăng gia sản xuất, đóng góp
sức người sức của để giành lấy hịa bình cho cả nước nói chung và cho nhân dân xã
Thái Sơn nói riêng. Sau năm 1975 Đất nước thống nhất, hòa chung trong niềm vui
thắng lợi đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nhân dân Thái Sơn từng bước khôi
phục lại đời sống. Từng bước đi nên con đường xã hội chủ nghĩa, để hình thành nên
một xã Thái Sơn trù phú như ngày nay.
Hiện nay Thái Sơn được chia làm 05 thôn: thôn Đồng Tân, thôn Thái Thọ, thôn
Giang Tân, thôn Quế Sơn, thôn Trung Sơn, Trụ sở làm việc UBND xã được đặt tại thôn
Quế Sơn, đây được coi như là trung tâm kinh tế, văn hóa của xã. Nhờ sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, đời sống của nhân dân xã Thái Sơn đang ngày một phát triển đi
lên, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
* Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý:
- Phía Đơng giáp xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hịa;

- Phía Nam giáp Đức Thắng, huyện Hiệp Hòap;

21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

- Phía Bắc giáp xã Hồng Vân, huyện Hiệp Hịa;
- Phía Tây giáp xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, và xã Tiên phong huyện Phổ Yên,
Tỉnh Thái Nguyên.
* Thuận lợi:
- Năm 2015 xã Thái Sơn được Chủ tịch nước ký quyết định cơng nhận là xã an
tồn khu hai (ATK 2). Được sự quan tâm hỗ trợ bằng các chủ trương, dự án của Nhà
nước đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã ATK,dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy
Đảng và sự nỗ lực của nhân dân. Nhân dân xã Thái Sơn đã tập trung mọi nguồn lực,
đầu tư cơ sở hạ tầng, như điện, đường, trường trạm, phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, ngành nghề nơng thơn. Từ đó kinh tế trên địa bàn xã đã phát triển
mạnh mẽ, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành đã
phù hợp lòng dân; nhiều chương trình, dự án được quan tâm đầu tư triển khai thực hiện
có hiệu quả trên địa bàn xã. Tình hình chính trị - xã hội trong xã ổn định; sự đoàn kết
trong Đảng, trong nhân dân được phát huy; sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ
đạo, điều hành của chính quyền, sự năng động của các ngành, các đồn thể; Nhân dân
có truyền thống đồn kết, tương thân tương ái nghiêm túc chấp hành chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước; giữ vững ổn định chính trị, chăm lo phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo, văn hóa xã hội từng bước phát triển; Quốc phịng - An
ninh ln được củng cố và giữ vững.

* Khó khăn:
- Tỷ lệ hộ nghèo cịn cao chiếm trên 6,7%, hộ cận nghèo chiếm 9,5%, Dân trí
khơng đồng đều, diện tích canh tác ít, các diện tích canh tác chủ yếu là trồng lúa nước
và nuôi thủy sản, một phần diện tích là các gị đồi cao trồng cây nâu năm.
Ngành nghề phát triển chưa ổn định và bền vững, hàng hóa sản phẩm người dân
làm ra tiêu thụ còn bấp bênh; Hàng năm thời tiết, hạn hán mưa lũ, rét đậm rét hại thất
thường làm ảnh hưởng trực tiếp tới nuôi trồng của người dân và hậu quả chậm được
khắc phục, sửa chữa; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ; Ảnh hưởng của sự suy
giảm kinh tế thế giới; thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi thường xuyên diễn biến phức
tạp; hơn nữa là một xã nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém, kinh tế chậm phát triển, sản xuất của nhân dân chủ yếu là nông

22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

nghiệp, mang nặng tính tự cấp tự túc, điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cịn nhiều
khó khăn; trình độ lãnh đạo, quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn hạn
chế; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; những mặt trái của cơ chế thị trường... đã làm ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của nhân dân trong xã.
Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Huyện uỷ, UBND
huyện Hiệp Hòa, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đồn
thể và nhân dân trong xã, tình hình kinh tế - xã hội của xã vẫn giữ được ổn định và có
bước phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;
Với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội nêu trên, việc phát triển kinh tế – xã
hội ở xã có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp và xây dựng như: hiện tại
trên địa bàn xã đã có 3/3 trường học đạt chuẩn Quốc gia; là xã đạt chuẩn quốc gia về y

tế. Hề thống giao thông nơng thơn của xã đạt 95% bê tơng hóa, xã có 02 mơ hình phát
triển kinh tế dó là mơ hình ni trồng thủy sản và mơ hình lúa nếp cái hoa vàng, là sản
phẩm đặc trưng của xã. Từ những điều kiện và mơ hình phát triển kinh tế trên đã đem
lại đời sống, kinh tế của nhân dân Thái Sơn đang trên đã phát triển.Năm 2016 xã được
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang công nhận là xã về đích nơng thơn mới.
+ Địa hình, đất đai:
- Với địa hình đồng bằng trung du miền núi, địa hình của xã Thái Sơn có các đồi
nhỏ sen lẫn các diện tích đất nơng nghiệp, ngồi ra cịn có một phần nhỏ đất bằng đất
bãi nằm dọc các chân núi đã tạo ra các vùng nước sâu rất thuận lợi cho phát triển mơ
hình thủy sản, hiện tại trên địa bàn xã có 60ha đất ni trồng thủy sản. Ngồi ra trên
địa bàn có thổ nhưỡng khá đa dạng và phong phú, bao gồm có: đất feralit, đất cát pha,
đất mùn…trong đó đất feralit chiếm tỉ trọng cao nhất. Tổng diện tích tự nhiên của tồn
xã là: 418,29 ha.
2.1.2. Vị trí, chức năng, của UBND xã Thái Sơn
Ủy ban nhân dân xã Thái Sơn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Hoạt động của Ủy Ban nhân dân xã theo Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015 và theo Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ,
quyền hạn của mình trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch UBND.

23


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm trước tập thể, trước Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện. Chế độ làm việc tập thể được thể hiện qua các hội nghị của

Ủy ban nhân dân và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND theo Luật
tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.
Giải quyết các công việc và tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật, đúng thẩm
quyền và phạm vi trách nhiệm, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả
theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch cơng tác của
Ủy ban nhân dân xã.
Các cán bộ công chức xã phải lắng nghe các ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý
thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân đân xã
ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền trong sạch vững
mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
Ủy ban nhân dân xã làm việc theo chương trình, kế hoạch hàng tháng, quý, năm.
Chủ tịch, Phó chủ tịch, các thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chỉ đạo các
ngành, đơn vị liên quan, chuẩn bị nội dung để đưa ra hội nghị Ủy ban nhân dân thảo
luận và quyết định nội dung đó phải nhất thiết được Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc thành
viên phụ trách lĩnh vực đó thơng qua trước mới đưa ra Ủy ban nhân dân xã thảo luận.
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang.
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan
hành chính Nhà nước ở địa phương làm công tác quản lý Nhà nước theo Hiến pháp và
Pháp luật. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại
Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và thực hiện các
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Tổ chức thực hiện ngân sách ở địa phương, thực
hiện nhiệm vụ quyền hạn do cơ quan Nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy
ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân
huyện, thực hiện đúng chế độ báo cáo kịp thời toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân
xã đối với Ủy ban nhân dân huyện. Được trực tiếp quản lý trên các lĩnh vực sau:
* Lĩnh vực phát triển kinh tế
Hàng năm Ủy ban nhân dân xã Thái Sơn đều xây dựng kế hoạch về phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm, và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm,


24


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phương

GVHD: Nguyễn Thị Đan

trình các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, để triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đó
đạt kết quả cao.
Hằng năm xây dựng dự toán Ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, dự toán thu,
chi ngân sách địa phương và có phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp xã, dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân
sách địa phương trình Hội đồng nhân dân xã quyết đinh.
Tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách xã, phối hợp với các phịng ban chun
mơn của huyện Hiệp Hịa trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã và
báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Tài chính huyện theo quy định.
UBND xã có trách nhiệm quản lý sử dựng hợp lý có hiệu quả quỹ đất trên địa
bàn như quỹ đất cơng ích, và một phần các diện tích đất nơng nghiệp được đưa vào và
chuyển đổi sang mục đích khác. Tập trung chỉ đạo, quản lý quản lý các cơng trình cơng
cộng như: đường giao thông, trường học, trạm y tế và các cơ sở vật chất khác theo quy
định của pháp luật.
Trong những năm qua dưới sự Lãnh đạo của Đảng ủy xã, UBND xã Thái Sơn đã
chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực trên địa bàn xã một cách tích cực, nền kinh tế địa
phương tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước ổn định, kinh tế - xã hội phát triển
mạnh.
* Lĩnh vực thủy lợi và Tiểu thủ cơng nghiệp
Có kế hoạch xây dựng trình Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các cơng trình
thủy lợi, tu sửa các cơng tình thủy lợi xuống cấp để phục vụ tốt nhất cho nhân dân
trong việc tưới tiêu cho cây trồng đảm bảo năng xuất, phát triển kinh tế.

Có những giải pháp cụ thể nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa
phương, khuyến khích các dịch vụ kinh doanh, thương mại phát triển trên địa bàn xã.
Hiện nay xã Thái Sơn thường xuyên được duy trì, tập trung vào các ngành nghề
truyền thống: sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gia công gò hàn, may mặc, sửa chữa.
Dịch vụ thương mại phát triển nhanh các mặt hàng phong phú đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài xã, giá cả ổn định; dịch vụ vận tải phát triển
mạnh; đến nay trên địa bàn xã có 05 doanh nghiệp đang hoạt động, có trên 30 xe ơ tơ
các loại, đáp ứng nhu cầu vận tải của nhân dân trong và ngồi địa phương.
*Lĩnh vực xây dựng, giao thơng nơng thôn

25


×