Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hải dương văn 11 nguyễn thanh huyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.94 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI
TỈNH HẢI DƯƠNG
(ĐỀ THI ĐỀ XUẤT)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ
TRUNG DU BẮC BỘ
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN THI: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm)
Trong một bài tùy bút, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết: “Cuộc đời khơng chỉ có
cách mạng mà cịn có lịch sử, cịn có cái âm vang truyền qua các thời đại, những cái bây
giờ tưởng khơng cịn dùng nữa song nếu khơng có thì cuộc đời trở thành trơ trẽn, lạnh
lùng”.
Anh (chị) nghĩ sao về ý kiến trên? Hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình.
Câu 2 (12,0 điểm)
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét: "Thơ khơng cần nhiều từ ngữ. Nó cũng
khơng quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh
hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ"
Bằng trải nghiệm đọc thơ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.


ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của


đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và khơng làm trịn.
B. U CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (8,0 điểm)
a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
- Bài viết trong sáng, mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau
b.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý
1

Nội dung chính cần đạt
Giới thiệu vấn đề: thái độ cần có đối với lịch sử

Điểm
0,5

Yêu cầu: giới thiệu đúng, cuốn hút, thể hiện được nhiệt tình của người viết
với vấn đề
2

Giải thích

1,0

- Cách mạng: cuộc biến đổi xã hội - chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng 0,5
việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới tiến bộ.

- Lịch sử: quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của
một hiện tượng, một sự vật nào đó.
- Âm vang truyền qua các thời đại: tiếng vọng, sức lan tỏa của những giá trị


lịch sử qua mọi khoảng thời gian, mọi thăng trầm của đời sống chính trị - xã
hội.
- Trơ trẽn, lạnh lùng: không biết hổ thẹn, trở nên lố bịch, đáng ghét, đáng
phê phán; khơng cịn tình cảm trong quan hệ giữa người với người.
--- > Cần hướng tới những đổi thay để hồn thiện nhưng khơng thể lãng
qn, vơ tình và bạc bẽo với lịch sử và những giá trị thuộc về, gắn liền với
nó mới là cách ứng xử để cuộc đời này trở nên tốt đẹp, con người trở nên tử
tế, đáng u hơn.
3

Lí giải
a. Vai trị của lịch sử trong đời sống tinh thần của con người:
- CM tạo nên sự đổi thay, đem cái mới (chế độ, tư tưởng, thành tựu khoa
học) thay thế cái cũ. Lịch sử là quá trình phát sinh, phát triển của một dân
tộc, một đất nước, là cái đã qua, đã tồn tại định hình, khơng thể thay đổi,
phủ nhận bằng ý muốn chủ quan của con người.
- Lịch sử gắn với quá khứ song cũng là tiền đề của rất nhiều điều thuộc về
hiện tại. Hiểu lịch sử là hiểu quy luật của cuộc sống để tự tin vào hiện tại và
tương lai; nhớ cội nguồn dân tộc để ý thức về trách nhiệm cống hiến cho đất
nước.
- Lịch sử là nguồn cội. Hiểu lịch sử cịn để hiểu chính mình (gốc gác, nền
tảng của con người mình với tất cả hay dở), để biết mình là ai trong thế giới
này. Hiểu lịch sử còn để hiểu những mối liên hệ vơ hình nhưng bền vững, từ
đó hình thành và hồn thiện bản lĩnh văn hóa, có ý thức gắn bó và vun đắp
những giá trị tinh thần chung.

- Lịch sử gắn với sự hình thành, vận động và hồn thiện của mỗi cá nhân,
dân tộc, nhân loại nên lịch sử lắng kết trong nó những giá trị văn hóa vật
chất cũng như tinh thần. Hiểu lịch sử là để hiểu và biết trân trọng, biết phát
huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
- Lịch sử là người thầy thực tế dạy bằng chính những trải nghiệm. Mọi
thành - bại, dở - hay của tiền nhân được đúc kết trong lịch sử đề đem lại
những kinh nghiệm. Những kinh nghiệm lịch sử dù đau thương hay tự hào
cũng đều có ích cho hiện tại và tương lai của mỗi cá nhân cũng như cả dân
tộc bởi nó giúp những kẻ hậu sinh trở nên khôn ngoan sáng suốt hơn.
- Hiểu lịch sử trong tất cả tính phức tạp, nhiều mặt, nhiều tầng, nhiều phía
của nó sẽ giúp con người tỉnh táo, thanh thoát và hiền minh trong đời sống,
vững vàng hơn trước những thách thức mới của hơm nay và ngày mai.
b. Vì sao khơng trân trọng lịch sử, không nghe được âm vang quá khứ,

0,5

4,5
3,0


cuộc đời sẽ trở nên trơ trẽn, lạnh lùng?

1,5

- Khi không hiểu và trân trọng những giá trị lịch sử, truyền thống, người ta
cũng sẽ không biết trân trọng những gì mình đang có; khơng thấy những giá
trị cha ơng truyền lại cho thế hệ mình, người ta sẽ vơ tâm và hời hợt trong
cách ứng xử với những di sản của cha ông.
- Khi mất đi ý thức về gốc rễ, khi khơng cịn nền tảng văn hóa, lịch sử, con
người trở nên vô cảm, vô trách nhiệm với những giá trị thiêng liêng, truyền

thống, thậm chí trở nên lệch lạc, méo mó trong cả chính cái cách tiếp thu
những ảnh hưởng từ bên ngoài.
4

Bàn luận, mở rộng vấn đề

1,5

- Bài tùy bút này Nguyễn Huy Tưởng viết hồi nước ta có phong trào phá
đình chùa, miếu mạo, hủy hoại di tích lịch sử, văn hóa vì cho rằng đó là tàn
dư của chế độ phong kiến. Trong mối quan hệ với thời điểm lúc bấy giờ, nó
là tiếng nói đau xót, là lời cảnh báo nghiêm khắc để thức tỉnh những mê
lầm, nơng nổi và nóng vội trong cách ứng xử với những giá trị của cha ông
của một trí thức có tầm nhìn và tinh thần trách nhiệm.
- Ở thời điểm hiện nay, khi xã hội đổi thay tới chóng mặt và có quá nhiều
những biểu hiện lệch lạc, kì quặc, lố bịch của người trẻ nói riêng, của con
người hiện đại nói chung trước lịch sử và những di tích lịch sử, ý kiến này
của NHT càng cần nhắc lại để góp phần điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành
vi của mỗi người, để chúng ta có thể hướng tới một sự phát triển bền vững
chứ khơng phải kiểu ăn xổi ở thì đầy “xơi thịt” của những kẻ trọc phú thừa
tiền mà thiếu những giá trị nhân văn trong cách sống.
5

Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

0,5

- Bài học: Hình thành một thái độ đúng, cách nhìn thấu đáo đối với lịch sử
và những giá trị của lịch sử đối với đời sống hiện nay.
Câu 2 (12,0 điểm)

a. Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng
tốt các thao tác lập luận.
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng một cách xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề nghị
luận.
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý

Nội dung chính cần đạt

Điểm

1

Giới thiệu được vấn đề nghị luận: đặc trưng thơ ca - mối quan tâm và 0,5
điều làm nên sự sống của thơ

2

Giải thích ý kiến.

2,0

- "Khơng cần", "không quan tâm": không phải là điều quan trọng, có ý
nghĩa quyết định tới sự sống cịn cũng như ý nghĩa tồn tại của mình.
- "Nhiều từ ngữ": dung lượng lớn của phương tiện, chất liệu biểu đạt.

- "Hình xác của sự sống": hình ảnh cụ thể, xác định, có thể cảm nhận một
cách cảm tính bằng các giác quan thông thường.
- "Linh hồn": sự sống bên trong, sự sống tồn tại theo nghĩa tinh thần.
* Nghĩa cả câu: mối quan tâm của thơ không ở diện mạo, biểu hiện bên
ngoài của sự sống mà ở hồn cốt bên trong của nó - điều khiến nó tồn tại và
có khả năng tác động, ảnh hưởng tới xung quanh bằng chính sự tồn tại ấy.
Sự sống của thơ khơng ở lớp vỏ ngôn từ, sự sống của thơ được tạo nên bởi
sự giao cảm, hòa hợp của hồn người với hồn sự vật, cảnh vật. Chỉ khi nhà
thơ rung động sâu sắc với cảnh, cảm nhận thấm thía hồn cốt bên trong của
nó, chuyển tải được những rung động ấy của hồn mình, khi ấy mới có thơ.
3

Bàn luận về ý kiến
a. Vì sao thơ khơng quan tâm đến hình xác bên ngoài mà chỉ quan tâm đến
linh hồn bên trong?
Thuộc phương thức trữ tình nên đối tượng của thơ là những tâm tư, tình
cảm, ước vọng, những suy tư, trăn trở của con người - điều làm nên sự khác
biệt của thơ với văn xi. Vì thế, cái hình xác bên ngồi khơng quan trọng,
quan trọng là cái nhà thơ cảm thấy, phát hiện ra ở hình xác ấy và cái được
gợi ra trong lòng nhà thơ từ sự cảm nhận, phát hiện kia.
b. Vì sao thơ khơng cần nhiều từ ngữ mà cần cảm nhận và rung động?
Nội dung của thơ là nội dung cảm xúc - đó có thể là rung động trước một
sự vật, sự việc, là suy nghĩ trước một vấn đề nhân sinh hoặc tình cảm với
một đối tượng cụ thể nào đó. Điều quan trọng nhất trong thơ là biểu hiện
được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, ước vọng đó một cách chân thực, mãnh
liệt và đầy ấn tượng. Khi ấy, thơ cần sự tinh tế chứ không cần sự dồi dào,
cần sức mê hoặc và ám ảnh chứ không cần sự rườm rà của chi tiết cũng như
lời lẽ.

3,5



c. Vậy hình xác bên ngồi của sự sống và từ ngữ có vai trị gì trong thơ?
Đó là điểm tựa cho cảm xúc, rung động được bộc lộ để khơi dậy cảm xúc,
rung động trong tâm hồn của con người. Hình xác ấy khơng cần miêu tả cụ
thể, tỉ mỉ như trong văn xi mà có thể chỉ cần một vài nét gợi nhưng qua
đó nhà thơ phải biểu đạt được cái hồn tạo vật và tâm hồn mình.
Từ ngữ là chất liệu, là phương tiện để gợi ra hình xác của sự vật, gợi linh
hồn của sự vật và con người. Ngơn ngữ thơ vì thế phải hàm súc, cơ đọng,
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có nhịp điệu, nhạc điệu và đặc biệt phải có
sức ám ảnh. Đây chính là đặc trưng của phương tiện và phương thức biểu
đạt trong thơ - liên hệ: "Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể, hữu
hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài
liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những cái vơ hình
bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện khơng
gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lịng sứ điệp" - Nguyễn Tuân
4

Chọn một vài tác phẩm và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.

5,0

Yêu cầu thí sinh chọn dẫn chứng phù hợp và phân tích để làm rõ các
phương diện sau đây:
a. Sự hàm súc và độ căng của cảm xúc được biểu đạt qua ngôn từ.
b. Đặc điểm và khả năng biểu hiện của hình tượng trong thơ.
5

Bàn luận, mở rộng


1,0

Từ những hiểu biết trên, cần rút ra điều gì trong đọc và cảm thụ thơ?
Đi qua lớp ngơn từ, hình ảnh để nắm bắt cái hồn của sự vật được miêu tả,
từ đó nhận diện tâm hồn nhà thơ.
Phải huy động cả tưởng tượng cũng như mọi khả năng tri giác nhạy bén để
hình dung thế giới tình cảm trong thơ, nắm bắt và cảm nhận thế giới tinh
thần, tâm hồn mà nhà thơ gửi gắm.
................... Hết ....................
Người ra đề: Nguyễn Thanh Huyền
Trường: THPT chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương
Điện thoại: 0983260475



×