Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MOT VAI NET VE NGUOI EDE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.59 KB, 13 trang )

ĐỒNG BÀO Ê – ĐÊ Ở TÂY NGUYÊN
Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng Đế. Ê Đê
hay là là Anak A.Ê - D.I.Ê có nghĩa là những đứa con của Thượng Đế. Như vậy người
Êđê tự gọi mình là con của Thượng Đế . Lại c ó một truyền thuyết cho rằng từ ngữ
Êđê bắt nguồn từ Phạn Ngữ là Đê ga hay là Ana Degar.

Đêga nghĩa là Cao

Nguyên. Anak Đêgar được hiểu là những người sống trên Cao Nguyên.
1.Địa bàn cư trú
Dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người Mã Lai (Malays) thuộc các hải đảo Thái
Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đơng Dương, chuyển cư vào miền trung Việt Nam
hàng ngàn năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ 8 đến
thế kỷ 15., cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của
hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
2.Tiếng Nói
Tiếng nói của người Ê Đê thuộc nhóm ngơn ngữ Mã Lai-Polynesia (ngữ hệ Nam Ðảo).
tiếng Ê Đê còn vay mượn vốn từ vựng có nguồn gốc từ Mơn -Khmer và một số từ
vựng tiếng Pháp
Thông thường họ dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho Nam giới như Dam Sam,
Dam Điêt, Dam Yi… và Hơbia (nghĩa là Nàng) để đệm cho Nữ giới như HơBia Blao,
HơBia Ju, HơBia Jrah Jan.
Người Ê Đê cũng là tộc người duy nhất ở Việt Nam đặt tên theo cấu trúc Tên trước Họ
sau, có thể là kết quả ảnh hưởng của văn hóa Pháp.
Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca
dao, tục ngữ, đặc biệt là các trường ca, sử thi (Khan nổi tiếng với Khan Đam
San, Khan Đam Kteh M'lan),... Người Ê Đê u ca hát, thích tấu nhạc và thường
có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc,
Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và
được nhiều người yêu thích



3.Nhà Cửa
Nhà dài truyền thống của người Ê-đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo,
thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng - tâm linh, một cơng trình
sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng.
Theo quan niệm cổ truyền người Ê-đê, nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo
chế độ mẫu hệ. Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong
đại gia đình xây dựng gia thất. Người con trai lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và khơng có
quyền hành gì.
Thơng thường ngơi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê-đê có từ 7 đếm 9 cặp vợ chồng
chung sống. Trong ngôi nhà dài truyền thống các giá trị điêu khắc, trang trí, tạo hình
đều phỏng theo mơ típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực.
Khơng gian nhà dài bố trí ghế : Kpan dài để ngồi đánh chiêng tiếp khách ,chiếc ghế
K’pan điếc chỉ giành cho phụ nữ, bếp lửa sinh hoạt; bài trí các sản vật trên rừng dưới
nước thể hiện sự giàu có: chiêng, ché, sừng trâu, ba ba, kỳ đà, rau dớn…
Nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê chủ yếu bằng
gỗ, tre, nứa, mái tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có độ bền cao. Nhà được
thưng vách và lót sàn bằng phên nứa, mái lợp cỏ tranh, đỉnh mái cách sàn nhà khoảng
4 - 5m, lòng nhà rộng khoảng 4,5m - 5,5m, ngôi nhà tọa lạc hướng Bắc - Nam.
Bố cục nhà dài chia làm 2 phần: nửa phía trước gọi là “Gah” chứa các vật dụng như:
ghế chủ, ghế khách, bếp chủ, ghế dài Kpan, cồng chiêng và là nơi tiếp khách, sinh hoạt
chung trong gia đình. Nửa phía sau là “Ơk” là chỗ ở của các đôi vợ chồng, đặt bếp nấu
ăn chung.
Mái nhà được lợp bằng cỏ tranh rất dày (nay có thể lợp bằng ngói), vách và sàn nhà
ghép bằng phên thân cây nứa bổ đơi đập giập. Các thanh địn tay của mái nhà hầu hết
được đẽo bằng tay từ những thân gỗ nguyên cây dài cả chục mét. Vì vậy, dựa vào số
lần nối địn tay, người ta có thể biết ngơi nhà đó đã được nối dài bao nhiêu lần. Và
thông thường, mỗi lần người Ê Đê nối dài thêm nhà là khi trong nhà có một thành viên
nữ xây dựng gia thất.
Nhà càng dài chứng tỏ gia đình đó càng đông thế hệ con cháu cùng sinh sống.

Từ xa xưa, chiếc cầu thang là niềm tự hào của gia đình và cộng đồng. Nó là vật có
hình khối cân đối làm bằng gỗ, có các bậc thang được đẽo vát nối tiếp nhau từ dưới đất


lên đến sàn nhà. Mặt phẳng của các bậc thang thường nghiêng về bên trong và số bậc
thang bao giờ cũng mang số lẻ, vì đây là con số lí tưởng theo quan niệm của người Ê
Đê. Đáng chú ý, mỗi ngơi nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang, một dành cho khách
và một dành cho người nhà khi lên xuống.
Trước nguy cơ nhà dài truyền thống của người Êđê ngày bị mai một, Buôn Akô Dhông
nằm ngay trung tâm thành phố Bn Ma Thuột đã có cách bảo tồn các ngôi nhà dài
truyền thống của đồng bào Êđê khá độc đáo. Đó là, già làng Ama H’rin đã phối hợp
với chính quyền địa phương tổ chức họp bn làng, ai có nhu cầu làm nhà ở mới theo
kiểu nhà đồng bào Kinh (không phải nhà sàn dài truyền thống) chỉ được làm sau các
ngôi nhà dài sàn truyền thống. Nếu hộ gia đình nào khơng chấp hành, buôn làng phạt
và buộc phải tháo dỡ.
Nhờ vậy, hiện nay, buôn Akô Dhông vẫn giữ được 53 ngôi nhà sàn dài truyền thống
của đồng đồng Êđê. Hiện nay, buôn Akô Dhông đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của
khách trong và ngồi nước.
 Chiếc ghế K’Pan Trong ngơi nhà của người Ê Đê
Ghế K’pan biểu tượng sung túc
K’pan là một chiếc ghế độc mộc, bằng gỗ nguyên khối dài khoảng 15m, rộng từ 65
đến 85cm, với độ dày 7-8cm kê cao 45-50cm, hơi cong ở hai đầu tạo nên dáng vẻ
vững chắc, mạnh mẽ.
Không phải nhà nào cũng được làm K’pan, thường trong bn chỉ có 1 đến 2 gia đình,
cịn bn nào có nhiều người giàu thì cũng chỉ có thêm 3 đến 4 nhà mà thơi. Gia đình
nào muốn được cộng đồng ủng hộ cho tổ chức lễ hội làm K’pan thì gia đình đó phải có
kinh tế khá giả, có tấm lịng hào hiệp, hay giúp đỡ những người xung quanh.
Bên cạnh đó, gia đình được làm K’pan không chỉ phải lo đủ trâu, lợn, gà, rượu, gạo
phục vụ cho bà con trong những ngày làm K’pan, mà theo tục lệ còn phải tổ chức
được các lễ hiến sinh, cầu sức khỏe, có nhiều cuộc khoản đãi cộng đồng và có nhiều

chiêng ché.
Để làm được một chiếc K’pan cần phải có sự giúp sức của cả bn làng, chứ một gia
đình khó lịng làm nổi, vì thế K’pan cũng có thể xem là biểu tượng thể hiện tinh thần
đồn kết giữa các gia đình trong cộng đồng buôn làng dân tộc Êđê. Thời gian làm
K’pan khoảng một tuần mới có thể hồn thành.


Do đồng bào Êđê theo chế độ mẫu hệ nên việc tìm chặt cây phải được bàn định trước
với gia đình bên vợ và cây rừng để làm K’pan phải được người phụ nữ có tiếng nói
trong gia đình lựa chọn. Đó là một cây gỗ cổ thụ, cao, to, thẳng, đã được thần linh
chứng giám cho phép chặt từ rừng thiêng.
Trước khi muốn chặt cây lớn mang về làm K’pan thì chủ nhà phải lấy một mảnh nhỏ
vỏ cây mang về cúng thần. Để tránh mọi điều xui xẻo và mang lại nhiều may mắn cho
gia chủ K’pan. Khi đi chặt cây gỗ lớn nhà chủ và thầy cúng phải chọn ngày đẹp trời,
trong bn khơng có đám tang. Dẫn đầu đoàn vào rừng chặt gỗ là người lớn tuổi trong
nhà cùng thầy cúng, tiếp đó là 7 người con trai khỏe mạnh mang theo dao, búa, rìu. Đi
cuối là dân làng và người nhà mang lương thực phục vụ.
Đến chỗ cây lớn đã định, thầy cúng và chủ nhà phải chọn chiều cây đổ dọc theo dòng
nước chảy rồi mới cho bổ rìu. Chủ nhà là người bổ nhát rìu đầu tiên rồi sau đó mới đến
mọi người. Gỗ để làm K’pan phải chọn loại cây rừng lâu năm, cao, to, thẳng, gỗ tốt.
Cây ngả xuống, người ta chặt sạch cành lá. Chủ nhà và thầy cúng đi lên thân cây 7 lần
để đuổi tà ma, rồi những người thợ mới được dùng rìu đẽo cây thành chiếc K’pan có
hình chiếc thuyền với những đường nét khỏe khoắn.
Sau khi thầy cúng cầm rìu bổ nhẹ vào K’pan theo tục lệ, mấy chục trai tráng trong
buôn cùng khênh K’pan về bn, cịn những thanh niên nam nữ khác vừa đi theo múa
hát, gõ chiêng. Đến đầu buôn, đám rước đặt K’pan xuống cho thầy cúng phủ vải đỏ lên
rồi mới đưa về, đặt ở vườn sau của chủ nhà.
Các ngày sau đó, những người thợ khéo tay nhất bn sẽ chạm khắc những hoa văn có
tính biểu tượng truyền thống Êđê lên chiếc K’pan và họ được chủ nhà ni cơm rượu.
Khi chiếc K’pan chính thức hồn thành, mọi người trong buôn tập trung đưa ra cửa

trước, đặt một đầu lên sàn nhà. Người chủ ăn mặc đẹp, cầm lấy khiên, kiếm đã được
bày sẵn trên chiếu, đi lại 7 lần trên K’pan để xua đuổi điều xấu và không may mắn rồi
đặt tên cho K’pan như một sự thơng báo chính thức mình là chủ của K’pan. Lúc này,
thầy cúng làm lễ khấn báo thần linh rằng, K’pan đã có chủ và cho khiêng vào gian
khách, đặt dọc vách phía tây nhà và khi ấy lễ cầu Yang mới chính thức diễn ra.
Lễ rước Ghế K’pan
Sau khi hồn thành ghế K’pan thì tiến hành lễ rước về nhà. Tất cả mọi người tham gia
buổi lễ đều mặc trang phục truyền thống của người Êđê. Những Nghệ nhân mang theo
các loại nhạc cụ như đinh năm, đinh tút, tù và. Trước khi vào hành lễ, thầy cúng mặc


khố, áo truyền thống đi trước, theo sau là một tốp nam thanh niên gồm 14 đến 20
người ghé vai cùng khiêng chiếc K’pan.
Tiếp đến là thanh niên nam, nữ đi thành hai hàng dọc, cịn các Nghệ nhân thì vừa đi
vừa diễn tấu, múa các loại nhạc cụ. Khi rước K’pan về đến nhà, trên sàn nhà đã được
trải chiếu và bày sẵn một bát cơm, vòng đồng, áo. Thầy cúng hoặc chủ nhà cầm khiên,
kiếm đạp lên đầu ghế K’pan bảy lần hoặc múa khiên, kiếm đi dọc K’pan để “đuổi thần
xấu” ra khỏi K’pan. Múa xong, thầy cúng báo cho dân làng và những người đến dự
biết tên của K’pan là gì. Ghế K’pan được quay đầu đưa vào nhà và được kê vào đúng
vị trí dọc theo vách phía tây tại gian tiếp khách, sát với hàng cột. Khi được kê xong
xuôi, thầy cúng bắt đầu cúng báo cho tổ tiên biết ghế K’pan đã được đưa vào nhà.
Lễ vật cúng gồm 5 ché rượu, 5 chén cơm, 5 chén rượu, 5 chén đựng thịt (mỗi thứ một
ít), một đầu heo, một miếng lá chuối cắt tròn. Khi lễ vật được bày xong, thầy cúng
ngồi trước lễ vật, chủ nhà ngồi bên cạnh, dàn chiêng đánh bài Tơng Ngă Yang khoảng
5 đến 10 phút thì dừng lại để thầy cúng khấn. Cúng xong, thầy cúng cầm cần uống
rượu trước, sau đó đưa cần cho chủ nhà và những người trong gia đình vừa uống vừa
ăn thịt. Khi những người trong nhà uống xong thì mời mọi người dự lễ cùng ăn uống.
Tiếng chiêng vang dội khắp buôn làng, những điệu múa nhịp nhàng ngân mãi cho đến
khi rượu nhạt thì buổi lễ mới chấm dứt.
Theo quan niệm cổ xưa, gia đình nào làm được K’pan, chủ nhà nghỉ 2 ngày không đi

làm nhưng đến ngày thứ ba mở một ché rượu ngon mời người thân tới uống mừng sự
hoàn thành tốt đẹp của K’pan. Ngày nay, họ không thực hiện nhiều thủ tục kiêng kị
như trước, nhưng những bữa liên hoan chúc mừng vẫn diễn ra suốt đêm...
Lễ rước K’pan là nghi lễ đặc trưng, mang tính sinh hoạt cộng đồng, thể hiện sự đồn
kết của đồng bào Êđê. Vì thế, việc bảo tồn lễ rước K’pan là cơ hội để đồng bào nhớ lại
và gìn giữ những nét đẹp văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc mình, đồng thời
giáo dục con cháu phải ln nhớ đến những thể thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
mang bản sắc dân tộc Ê đê.
4.Trang Phục
 Trang Phục Nam : theo truyền thống, trang phục của người dân Êđê là màu
đen hoặc màu chàm, trên đó có những họa tiết hoa văn sặc sỡ. Phần lớn, đàn bà
đều mặc váy, quấn váy (tiếng địa phương gọi là Ieng), đàn ơng thì đóng khố


(Kpin), mặc áo. Đồng bào dân tộc Êđê còn rất thích dùng các đồ trang sức bằng
bạc, đồng hay hạt cườm, họ cũng mang hoa tai và vòng cổ khi ra khỏi nhà
thường đeo bên mình gùi và ngậm tấu.
Ngày xưa, đàn ơng Êđê thường để tóc dài rồi búi tó sau gáy, nay thì họ đã cắt tóc ngắn,
gọn gàng giống như người Kinh hiện đại. Tuy nhiên, tầng lớp trung niên ở Êđê vẫn
cịn chuộng việc chít khăn vải chàm hay khăn vàng nhạt khi đi ra đường hoặc trong
ngày lễ tết.
Trang phục truyền thống Nam của dân tộc Êđê bao gồm hai yếu tố là áo và khố. Áo
của người Nam có hai loại, áo dài trùm mông và áo dài quá gối. Áo dài trùm mông
được thiết kế tay áo và thân áo dài, có xẻ tả và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của
thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo
được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang
trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp và khỏe. Dọc đường xẻ cổ ngực, có dính thêm
nhiều khuy đồng, là những đoạn sợi chỉ đỏ đan sít vào nhau thành mảng hình thang
cân lộn ngược. Trong khi đó, áo dài q gối có kht cổ, ống tay bình thường khơng
trang trí như loại áo dài trùm mơng. Trên những tấm áo này, những đường chỉ màu

trang trí thường tập trung ở những chi tiết như nách áo, gấu áo, vai, cổ và tay áo.
Người Êđê vẫn thường khen ngợi chiếc áo đẹp nhất là áo kteh hay còn gọi là đếch
kvưh grư, trước ngực áo có mảng hoa văn được gọi là “đại bàng dang cánh”. Gấu áo
phía sau viền đường chỉ màu, gài thêm những hạt cườm trắng và tua chỉ màu dài
tới 12cm. Mảng trang trí trước ngực được mệnh danh là cánh đại bàng. Dọc đường xẻ
cổ ngực, có dính thêm nhiều khuy đồng, là những đoạn sợi chỉ đỏ đan sít vào nhau
thành mảng hình thang cân lộn ngược.
Khố (Kpin) được dệt sẵn trên khung dệt. Chất liệu vải, trang trí hoa văn và độ dài ngắn
có khác nhau. Màu nền của khố là màu chàm sẫm, trang trí hoa văn dọc rìa khố, hai
đầu vạt khố. Loại khố sang và đẹp nhất của đàn ông Ê đê là khố kteh và đrai, dệt bằng
sợi vải đẹp, dài, hai đầu khố có trang trí hoa văn và đính thêm tua khố dài tới 25cm.
Đây là loại khố dùng trong ngày hội của những người có vị trí cao trong bn làng.
Khi mặc, hai đầu khố rủ dài phía trước và sau đùi. Loại khố pirêk trang trí hoa văn trên
hai vạt khố, nhưng khơng có tua màu. Hai loại khố dùng thường ngày tring nhà hay đi


nương là khố bơng và mlang, dùng loại này ngắn, ít hoa văn trang trí, khơng có tua
màu.
Về mùa lạnh, đàn ơng Êđê thường khốc tầm mềm Abăn dệt bằng sợi bơng, nhuộm
chàm, trên đó trang trí những đường hoa văn. Hình ảnh này tạo đã góp phần tạo nên
hình tượng người con trai mạnh mẽ và hùng dũng giữa núi rừng đại ngàn Tây Nguyên.
 Trang Phục Nữ : Phụ nữ Êđê mặc loại áo cánh ngắn, may kiểu chui đầu.
Không giống như áo chui đầu của nam giới, áo chui đầu của phụ nữ khoét cổ
cao hơn, mở rộng cổ để chui đầu ở phía vai, có đơm thêm vài hàng khuy để cài.
Bàn tay khéo léo của phụ nữ Êđê được thể hiện qua những đường may sợi chỉ,
họ đã kết hợp những đường viền và các dải hoa văn nhỏ bằng sợi chỉ màu đỏ,
trắng hoặc vàng. Loại áo sang và đẹp gọi là áo đếch theo tên của dải hoa văn
nơi gấu áo. Trang trí trên áo thường ở đường bờ vai, nách bả vai, cửa tay,
thân áo dài đến mông để khi mặc cho ra ngồi váy, trong khi đó, tay áo thường
ngắn và hẹp, gấu áo chỉ chấm thắt lưng nên khi mặc làm nổi những đường nét

khỏe khoắn của cơ thể phụ nữ.
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Êđê độc đáo và khá lạ so với nhiều vùng
miền khác ở chỗ phong cách trang trí là khơng có đường ở giữa thân áo. Đếch là tên
gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngồi ra phụ nữ cịn có áo lót cộc tay (áo yếm).
Hàng ngày, đồng bào dân tộc Êđê thường mặc loại áo băl. Loại áo này không trang trí
hoa văn. Những người già lão ở đây cịn ưa mặc một loại áo lót trong gọi là ao yên, chỉ
có phần vải che ngực.
Phụ nữ Êđê diện nhiều loại váy khác nhau. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng
đrai, myêng piêck. Loại váy này mặc trong những dịp hội hè long trọng, trong cưới
xin, nhất là của những gia đình khá giả. Váy kdruêch piêck cũng là loại váy sang,
nhưng không đẹp bằng hai loại váy kể trên. Cịn váy bơng thì may bằng vải thơ, khơng
trang trí gì, thường mặc khi đi làm. Những bà già nghèo khó vẫn mặc loại váy này vì
họ khơng có điều kiện mua sắm vải đắt tiền.
Nguyên liệu làm váy chủ yếu bằng vải bông màu chàm hoặc đen, tùy từng loại váy mà
trang trí nhiều hay ít đường nét hoa văn. Ngày nay, váy được may bằng vải công
nghiệp, chất lượng tốt hơn và cũng đẹp hơn, thậm chí trên nền vải cịn trang trí những
đường nét thêu thùa bắt mắt.


Cách mặc váy cũng khá độc đáo, họ đặt mép váy ở sườn bên trái, quấn một vòng
quanh người từ eo bụng trở xuống, dắt mép váy ngồi về phía sườn bên phải. Để cho
chặt có thể dùng thêm thắt lưng bằng vải hay bằng kim loại.
Phụ nữ Êđê còn trang sức bằng những loại vòng tay, vòng chân, nhẫn, dây chuyền
bằng đồng hay bằng hạt cườm. Cách đây chưa lâu phụ nữ cịn đội thứ nón đan, có quai
giữ ở cằm, gọi là dn bai. Thời trước, vịng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng
va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân.
Một loại phụ kiện không thể thiếu của người phụ nữ Êđê là chiếc khăn. Khăn được
nhuộm chàm dùng để quấn tóc trên đầu. Khăn quấn quấn hình chữ “nhân” trước trán
rồi buộc thành mối ra sau gáy và bịt khăn kín cả trán và đầu, mối vịng ra sau gáy phủ
lên độn tóc.

Ngày nay, trang phục phụ nữ Êđê đã bị cách tân khá nhiều do ảnh hưởng quá trình
phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa từ các vùng miền khác, tuy nhiên, người dân Êđê
vẫn luôn tự hào về nghệ thuật trang trí hoa văn trên nền vải với màu sắc, hình khối,
đường nét và bố cục riêng được thế hiện rõ nhất trong quá trình hình thành áo, váy,
khố, túi, địu….
5.Kinh Tế
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu
dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngồi trồng trọt cịn chăn ni, săn bắn, hái
lượm, đánh cá,đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngồi cây chính là lúa cịn
có ngơ, khoai, bầu, thuốc lá,bí, hành, ớt, bông.
Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu
đất đang canh tác cịn có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay
người Êđê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca
cao,...
Nghề trồng trọt ở đây có ni trâu, bị, voi. Người dân ở đây cịn tự làm ra đựơc đồ
đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
6.Hôn Nhân


Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ
mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và
bên nhà vợ khơng cịn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em
gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.Chỉ con
gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và
phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
Lễ cưới của người Ê ĐÊ : Nghi lễ cưới xin của người Ê Đê, còn gọi là Yâo Ung Mỗ,
cho đến nay vẫn ảnh hưởng đậm nét của chế độ mẫu hệ. Đó là tập tục con gái đi hỏi
chồng và hôn nhân cư trú bên nhà vợ. Lễ cưới truyền thống của người Ê Đê thường
được tiến hành tuần tự theo bốn bước. Đó là lễ Hỏi chồng (Nao huh); Lễ thoả thuận
(Knăm); Lễ gọi chồng (Yâo Ung) và lễ lại mặt (Siê Knăm). Trong hơn lễ, trao vịng

cầu hơn là nghi lễ quan trọng, đây là nghi lễ bắt buộc của các cô gái khi làm đám cưới
thể hiện sự cơng nhận của thần linh, gia đình, cộng đồng cho đôi trai gái được tổ chức
đám cưới để nên vợ nên chồng. Lễ hỏi chồng (Nao huh) là bước đầu tiên trong hôn lễ.
Theo phong tục mẫu hệ Ê Đê, khi người con gái tìm được người con trai ưng ý thì bảo
cho bố mẹ biết. Bố mẹ cơ gái nhờ người mối đưa chiếc vòng bằng chất liệu nào là tùy
gia cảnh để mở đầu cho việc giao thiệp với nhà trai. Vài ba lần khi chàng trai đó đồng
ý thì nhà gái sang nhà trai tổ chức lễ trao vịng. Trường hợp chàng trai khơng đồng ý
thì lễ hỏi phải dừng lại, chờ đến khi sợi tơ hồng cuốn chặt.
Trao vịng cầu hơn được thực hiện trong nghi lễ hỏi chồng. Cô gái cùng ông mối và
người anh, em trai của mẹ cơ gái, cịn gọi là Dăm dêi mang theo một lễ hỏi gồm một
ché rượu, một vòng đồng để cúng thần tới nhà trai. Nếu người con trai khơng cùng
trong bn, người con gái cịn phải mang thêm một gói cơm nếp.
Cơ gái và chàng trai cùng chạm tay vào chiếc vịng đồng, ơng cậu cầu cúng giàng. Và
họ coi đó như lời giao ước hơn thú, có sự chứng giám của thần linh, có sự công nhận
của cộng đồng, và sự thống nhất của cặp uyên ương. Từ sau lễ trao vòng, hai gia đình
đã chính thức kết mối thơng gia. Mỗi bên gia đình cử ra một người đỡ đầu của gia đình
mình, cịn gọi là Miết Ava. Từ đây Miết Ava khơng chỉ thay mặt gia đình, giúp đơi trẻ
trong mọi nghi lễ để thành vợ thành chồng mà trong suốt cuộc đời cịn lại sau này, ơng
ln đóng vai trị như cha mẹ, khuyên răn chú rể, cô dâu và dàn hồ mọi bất hồ giữa
hai gia đình.


Nhà trai sau lễ trao vòng, cũng trao cho bên nhà gái chiếc vịng để làm tin cho việc
đính ước. Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời bên nhà gái.
Lễ thoả thuận (Knăm) là bước thứ hai trong hôn lễ của người Ê Đê. Thực chất là nghi
lễ để hai gia đình gặp mặt bàn việc thách cưới do nhà trai đưa ra. Đối với các gia đình
giàu có, đồ thách cưới gồm bị, trâu, chiêng, ché...Những gia đình bình thường, tuỳ
theo gia đình mà đưa ra đồ thách cưới nhiều hay ít, nhưng nhất thiết phải có một ché
rượu và một chiếc vịng đồng.
Thường thì nhà trai thách một trâu, một thanh la, một gà, 10 ghè rượu, 2 kiềng đồng

(hoặc vàng). Có nhiều đám hỏi phải hỗn lại đến vài năm, vì nhà gái q nghèo, khơng
lo đủ đồ thách cưới. Cũng có khi nhà trai thông cảm cho "cưới tạm", nhà gái trả nợ sau
cũng được.
Theo lệ, cô gái sẽ sang ở nhà trai làm dâu một thời gian như để thử thách. Rất có thể
sau đó, chàng trai khước từ hơn thú, nếu như thấy cơ dâu khơng thích hợp với gia đình,
thơng qua "Lễ trả cô gái". Trường hợp như vậy, nhà trai địi phạt một khoản chi phí,
thường là ché rượu và con lợn.
Lễ gọi chồng (Yâo Ung) là bước thứ ba trong hôn lễ của người Ê Đê
Khi đủ đồ thách cưới, nhà gái trao cho bên thông gia và xin cưới, tức làm "Lễ gọi
chồng". Hai Miết Ava gặp nhau bàn về những điều cam kết mới, đề phòng những việc
không lành sẽ xảy ra khi đôi vợ chồng trẻ chung sống với nhau.
Đến hôm cưới, bên nhà gái đưa sang nhà trai đồ sính lễ và các thứ như trâu, bũ, lợn,
gà, rượu, quần áo... theo đúng thoả thuận của hai gia đình, kèm theo khơng thể thiếu
chiếc vịng. Nếu nhà gái nghèo thì chỉ nộp một phần, phần còn lại hai vợ chồng cùng
làm nộp dần sau.
Lễ cưới tổ chức hai ngày liền. Ngày đầu, nhà gái làm thịt bò, lợn thết đãi, rồi làm lễ
"rước rể" về. Nhà trai tiễn con bằng một ché rượu và con lợn. Khi về bên nhà vợ, nếu
có voi, chú rể được cưỡi voi, khơng có phải đi bộ. Trước đây, trong khi rước rể, một
tốp thanh niên tinh nghịch sẽ đón đường đám cưới, té nước vào chú rể, thay lời chúc
phúc đôi bạn trẻ.
Bước vào nhà gái, chàng rể phải rửa chân bằng bát nước lễ. Khi chủ và khách yên vị,
mọi người tiến hành lễ cúng cho mẹ chồng, gồm một ché rượu, một con lợn. Sau đó
mới làm lễ cúng tổ tiên, gồm năm ché rượu và một con lợn. Một ông cậu lấy máu con
vật hiến sinh bôi lên chân đôi vợ chồng mới cưới, chúc cho cô dâu, chú rể mỗi người


hai miếng cơm với ba sừng rượu. Vị trưởng họ nhà gái đại diện hai bên đưa vịng đồng
cho đơi vợ chồng trẻ, cố ý đợi họ chạm tay vào, nhắc nhở lịng thuỷ chung ở mỗi
người.
Sau đó, bên họ nhà gái lấy ba chén rượu và ba chiếc vòng trao cho chú rể, cậu ruột chú

rể và anh ruột chú rể. Nhà trai trao lại ba chén rượu và ba chiếc vịng lần lượt cho cơ
dâu, cậu ruột cơ dâu và anh ruột cô dâu. Việc làm này tượng trưng cho sự chứng kiến
của thánh thần và toàn thể buôn làng.
Ngày thứ hai, khi các lễ đã xong, mọi người tụ hợp vật bò mổ lợn, ăn mừng chú rể cơ
dâu. Trong khi đó, hai ơng cậu đưa rượu cho cô dâu chú rể. Hai vợ chồng trao nhau
chén rượu rồi uống cạn chén rượu hợp cẩn và nghe giáo huấn của cha mẹ cùng hai họ.
Khách dự lần lượt đi qua trước mặt hai vợ chồng chúc tụng và tặng quà.
Lễ lại mặt (Siê Knăm) là bước cuối cùng, kết thúc nghi lễ cưới để đôi vợ chồng trẻ
bước vào cuộc sống vợ chồng.
Sau lễ cưới ba hoặc năm ngày, hai vợ chồng về nhà bố mẹ chồng làm lễ lại mặt (Siê
Knăm). Nhà trai mời rượu và đưa một số đồ gia dụng (nông cụ, đũa bát...) đặt bên ché
rượu để chú rể mang về nhà vợ. Sau lễ lại mặt, hai vợ chồng chính thức chung sống,
đơi vịng đồng - được coi như kỷ vật, như những lời cam kết thủy chung, đồng thời lời
chúc tụng hạnh phúc cho cô dâu chú rể và anh em hai họ. Chúng thường được lưu giữ
suốt đời, khi chết chôn theo hoặc trao lại cho con cháu làm di vật quý.
7.Tôn giáo
Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành thuộc dịng Tin Lành hệ Báp-tít] được các nhà
truyền giáo Na Uy, Phần Lan từ Bắc Âu truyền vào những năm đầu thế kỷ 20. Đắc Lắc
nơi tập trung đơng người Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt
Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông
Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà
thờ Tin lành vẫn chưa nhiều
Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo Tây Ban Nha, sau này
là người Pháp. Những người theo Cơng giáo Rơma thì thường đến các nhà nhờ tại địa
phương vào ngày chủ nhật.


Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đơ thị chủ yếu là người Ê Đê kết hôn với ngươi
Việt, người Hoa.
Số cịn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình.

8.Một số lễ hội
 Lễ cúng thần lúa :
Trước khi tổ chức lễ cúng thần lúa, chủ rẫy phải chuẩn bị các bước như: Phát hoang,
đốt rẫy, dọn đất… Sau khi chuẩn bị các bước trên xong, dân làng chuẩn bị Lễ cúng
thần lúa và các thần khác, như: cúng thần gió, cúng cái cào cỏ, lễ trỉa lúa cho cả buôn,
lễ cầu mưa. Cầu các thần phù hộ cho mưa thuận gió hịa mùa màng được bội thu, kinh
tế phát triển, đời sống ấm no hạnh phúc.Đầu tiên là Lễ trỉa lúa cho cả buôn: Trong lễ
này người ta dựng 2 chòi ở nơi trước đây đã làm lễ cúng thần gió, với ý nguyện:
“Mong mưa phùn đủ nước, mong mưa rào no rẫy”. Lễ vật gồm: 7 ché rượu, 1 con heo,
8 con gà. Cúng ở trong nhà: Một bộ cồng chiêng, đặt đủ 7 ché rượu và các con vật làm
sẵn để dâng cho các thần. Cúng ở ngồi trời, gồm: một chịi có 3 cái bồ lúa đựng đất,
chịi ở cho Thần Lúa, có tượng 2 vợ chồng tượng trưng cho thần canh giữ rẫy, nằm
dưới chòi có 1 tượng thần độc ác bị buộc chặt vào cột nhà ngụ ý để không bị phá
phách. Vật liệu trang bị cúng ở ngồi bn: 1 cây cắm tổ ong, nhiều hình giả con thú,
hạt giống thật (lúa Ngơ, hạt bí bầu… được trộn chung với nhau), cây chọc lỗ, ống lồ ô
đựng hạt để tỉa lúa, các loại bẫy phòng trách thú vật phá hoại… Lễ cúng hạt giống này
để cầu cho hạt lúa lên đều.Người M’nơng cịn tái hiện lại cảnh lao động sản xuất, tạo
mưa cho mùa màng tươi tốt và đặt các loại bẩy để tránh các loại thú đến phá hoại và
xin các thần đừng cho các con thú nhỏ phá hại lúa đang nẫy mầm mau phát triển xanh
tốt.Sau khi cúng xong ngoài trời, họ trở về nhà đánh cồng chiêng mời các thần ăn uống
rồi người dân lần lượt ăn uống. Sau đó, tiếp tục cúng đưa đi và xua đuổi Thần sấm sét
trở về nơi của mình. Khi lúa sắp trổ bông chủ rẫy lại chuẩn bị lễ vật cúng lúa sắp trổ
bông, cầu lúa trổ bông đều dài đầy hạt đạt năng xuất cao. Chuẩn bị cho lễ cúng này,
chủ nhà chọn một mô đất quanh một bụi lúa giữa rẫy, cắm một tre nhỏ, dai giữa nắm
đất, tượng trưng cho thần lúa. Lễ này cúng cho các thần: Thần núi, Thần lúa, người đã
qua đời.Khi lúa đến mùa thu hoạch, chủ rẫy lại chuẩn bị lễ cúng tuốt lúa đầu mùa và
nghi lễ ăn cơm mới, gồm 2 phần: Lễ cúng cơm mới: Lúa bắt đầu chín, người nhà lên


rẫy tuốt một gùi đem về, phơi giả nấu cơm cúng. Họ hàng được báo đều đến thăm gia

chủ.Những ngày này, trên các ngã đường lên rẫy, người ta bầy lễ vật cúng tạ thần mưa.
Cúng tuốt lúa đầu mùa: Cầu lúa đầy bồ, sức khỏe dồi dào ấm no hạnh phúc. Trước khi
tuốt, chủ thăm rẫy, để ý góc lúa tốt nhất, buộc túm 7 ngọn lại úp giỏ đựng lúa lên trên.
Khóm lúa này sẽ dung làm vật phẩm trong lễ đóng kho lúa. Thời gian ăn cơm mới kéo
dài khi tuốt lúa cho đến khi lúa chin hết trên rẫy.Lúa đã thu hoạch về nhà, chủ rẫy lại
tổ chức lễ cúng hồn lúa trữ kho: Cầu mong ăn nhiều, dư nhiều, phần dư bán để sắm tài
sản làm giàu cho gia đình, cầu mong khơng bao giờ thiếu ăn nghèo đói. Đây là nghi lễ
nơng nghiệp phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×